Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahādhammasamādāna Sutta

46

.

Đại kinh Pháp hành

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo.

— Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

— Này các Tỷ-kheo, phần lớn các loài hữu tình có dục như thế này, có ước vọng như thế này, có nguyện vọng như thế này: “Ôi, mong rằng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tiêu diệt! Mong rằng các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng!” Này các Tỷ-kheo, dầu cho các loài hữu tình ấy có dục như vậy, có ước vọng như vậy, có nguyện vọng như vậy, nhưng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Người có biết vì nguyên nhân gì không?

— Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

— Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, không biết rõ các pháp nên phục vụ, không biết rõ các pháp không nên phục vụ, không biết rõ các pháp nên thân cận, không biết rõ các pháp không nên thân cận. Vì không biết rõ các pháp nên phục vụ, không biết rõ các pháp không nên phục vụ, không biết rõ các pháp nên thân cận, không biết rõ các pháp không nên thân cận, vị này phục vụ các pháp không nên phục vụ, không phục vụ các pháp nên phục vụ, thân cận các pháp không nên thân cận, không thân cận các pháp nên thân cận. Vị này vì phục vụ các pháp không nên phục vụ, không phục vụ các pháp nên phục vụ, vì thân cận các pháp không nên thân cận, không thân cận các pháp nên thân cận, cho nên các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì người ấy không có trí đối với pháp này.

Và này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, biết rõ các pháp nên phục vụ, biết rõ các pháp không nên phục vụ, biết rõ các pháp nên thân cận, biết rõ các pháp không nên thân cận. Vì biết rõ các pháp nên phục vụ, biết rõ các pháp không nên phục vụ, biết rõ các pháp nên thân cận, biết rõ các pháp không nên thân cận, vị này phục vụ các pháp nên phục vụ, không phục vụ các pháp không nên phục vụ, thân cận các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận. Vị này vì phục vụ các pháp nên phục vụ, không phục vụ các pháp không nên phục vụ, thân cận các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận, cho nên các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp hành. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, các pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc.

(Kẻ vô trí)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do vô trí với pháp này, do si mê, nên không tuệ tri như chân: “Ðây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Vì phục vụ pháp này, vì không tránh né pháp nầy, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Do vô trí với pháp này, do si mê nên không biết như chân: “Ðây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Vì phục vụ pháp này, vì không tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Do vô trí với pháp này, do si mê nên không tuệ tri như chân: “Ðây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Vì không phục vụ pháp này, tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đấy là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc. Do vô trí với pháp này, do si mê, nên không tuệ tri như chân: “Ðây là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc”. Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Vì không phục vụ pháp này, vì tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này.

(Người trí)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: “Pháp hành này hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ”. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chơn, vị này không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: “Pháp hành này hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ”. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Do có trí đối với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: “Pháp này hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc”. Do có trí đối với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, không tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: “Pháp hành này hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc”. Do có trí với pháp này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, do không tránh né pháp này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.

(Bốn pháp)

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với khổ, với ưu, sát sanh, và do duyên sát sanh, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu lấy của không cho, và do duyên lấy của không cho, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu sống theo tà hạnh trong các dục, và do duyên sống theo tà hạnh trong các dục, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu nói lời vọng ngữ, và do duyên nói lời vọng ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu nói lời hai lưỡi, và do duyên nói lời hai lưỡi, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, nói lời ác ngữ, và do duyên nói lời ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, nói lời phù phiếm và do duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, có tâm tham ái, và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu có tâm sân hận, và do duyên có tâm sân hận cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu có tà kiến, và do duyên tà kiến cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lạc, với hỷ, sát sanh và do duyên sát sanh, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, lấy của không cho và do duyên lấy của không cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, sống theo tà hạnh trong các dục, và do duyên sống theo tà hạnh trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời vọng ngữ, và do duyên nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời hai lưỡi, và do duyên nói lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời ác ngữ và do duyên nói lời ác ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời phù phiếm, và do duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có tâm tham ái và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ lạc và hỷ, với lạc, với hỷ, có tâm sân hận, và do duyên có tâm sân hận, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có tà kiến, và do duyên có tà kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị này sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với khổ với ưu, từ bỏ sát sanh, và do duyên từ bỏ sát sanh cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ lấy của không cho, và do duyên từ bỏ lấy của không cho cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ tà hạnh trong các dục, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu từ bỏ nói lời vọng ngữ và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời hai lưỡi, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời ác ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời phù phiếm, và do duyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tâm tham ái, và do duyên từ bỏ tâm tham ái, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tâm sân hận, và do duyên từ bỏ tâm sân hận, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tà kiến, và do duyên từ bỏ tà kiến, cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lạc, với hỷ, từ bỏ sát sanh và do duyên từ bỏ sát sanh, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ lấy của không cho, và do duyên từ bỏ lấy của không cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ các tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ các tà hạnh trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời vọng ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ ác ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời phù phiếm, và do duyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có tham ái, và do duyên không có tham ái, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có sân tâm và do duyên không có sân tâm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có chánh kiến và do duyên chánh kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc.

(Ví dụ)

Này các Tỷ-kheo, ví như trái bí đắng có tẩm thuốc độc. Rồi một người đến muốn sống, muốn không chết, ưa lạc, hiềm ghét khổ, và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, trái bí đắng này có tẩm thuốc độc, nếu bạn muốn, hãy ăn. Trong khi ăn, bạn không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi ăn, bạn có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết”. Người ấy có thể ăn không có suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi ăn, người ấy không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi ăn, người ấy bị chết, hay bị đau khổ gần như chết. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ.

Này các Tỷ-kheo, ví như một bình đồng đựng nước uống, có sắc, có hương, có vị, và nước uống ấy có tẩm thuốc độc. Rồi một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn ưa lạc, hiềm ghét khổ. Và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, bình đồng đựng nước uống này, có sắc, có hương, có vị, và nước uống ấy có tẩm thuốc độc. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, bạn có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết”. Người kia có thể uống, không suy nghĩ, không từ bỏ. Trong khi uống, người ấy được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người ấy có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Này các Tỷ-kheo, ví như nước đái quỷ được trộn nhiều loại thuốc. Rồi có người đi đến, bị bệnh hoàng đản, và có người nói với người đó như sau: “Này bạn, nước đái quỷ này được trộn với nhiều loại thuốc. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Nhưng sau khi uống, bạn sẽ được an lạc”. Người ấy có thể uống, sau khi suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người ấy không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Nhưng sau khi uống, người ấy được an lạc. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.

Này các Tỷ-kheo, ví như lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Rồi có người đi đến bị bệnh kiết lỵ. Và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, đây là lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, bạn sẽ được an lạc”. Người kia có thể uống, sau khi suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người kia được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người kia được an lạc. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, ví như trong tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, mùa gặt hái, khí bầu trời quang đãng, không có mây, và mặt trời mọc lên giữa bầu trời, phá sạch hắc ám khắp cả hư không, và chói sáng, hực sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc này, sau khi phá sạch các dị thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường, chói sáng, hực sáng và rực sáng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Mahādhammasamādāna Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“yebhuyyena, bhikkhave, sattā evaṅkāmā evaṁchandā evaṁadhippāyā: ‘aho vata aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā parihāyeyyuṁ, iṭṭhā kantā manāpā dhammā abhivaḍḍheyyun’ti. Tesaṁ, bhikkhave, sattānaṁ evaṅkāmānaṁ evaṁchandānaṁ evaṁadhippāyānaṁ aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā abhivaḍḍhanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā parihāyanti. Tatra tumhe, bhikkhave, kaṁ hetuṁ paccethā”ti?

“Bhagavaṁmūlakā no, bhante, dhammā, bhagavaṁnettikā, bhagavaṁpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaññeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho; bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

“Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano, ariyānaṁ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṁ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto, sevitabbe dhamme na jānāti asevitabbe dhamme na jānāti, bhajitabbe dhamme na jānāti abhajitabbe dhamme na jānāti. So sevitabbe dhamme ajānanto asevitabbe dhamme ajānanto, bhajitabbe dhamme ajānanto abhajitabbe dhamme ajānanto, asevitabbe dhamme sevati sevitabbe dhamme na sevati, abhajitabbe dhamme bhajati bhajitabbe dhamme na bhajati. Tassa asevitabbe dhamme sevato sevitabbe dhamme asevato, abhajitabbe dhamme bhajato bhajitabbe dhamme abhajato aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā abhivaḍḍhanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā parihāyanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ aviddasuno.

Sutavā ca kho, bhikkhave, ariyasāvako, ariyānaṁ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto, sappurisānaṁ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto, sevitabbe dhamme jānāti asevitabbe dhamme jānāti, bhajitabbe dhamme jānāti abhajitabbe dhamme jānāti. So sevitabbe dhamme jānanto asevitabbe dhamme jānanto, bhajitabbe dhamme jānanto abhajitabbe dhamme jānanto, asevitabbe dhamme na sevati sevitabbe dhamme sevati, abhajitabbe dhamme na bhajati bhajitabbe dhamme bhajati. Tassa asevitabbe dhamme asevato sevitabbe dhamme sevato, abhajitabbe dhamme abhajato bhajitabbe dhamme bhajato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā parihāyanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā abhivaḍḍhanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ viddasuno.

Cattārimāni, bhikkhave, dhammasamādānāni. Katamāni cattāri? Atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ; atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ; atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ; atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ, taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ nappajānāti: Variant: yamidaṁ → yadidaṁ (bj) ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākan’ti. Taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ appajānanto taṁ sevati, taṁ na parivajjeti. Tassa taṁ sevato, taṁ aparivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā abhivaḍḍhanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā parihāyanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ aviddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ nappajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākan’ti. Taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ appajānanto taṁ sevati, taṁ na parivajjeti. Tassa taṁ sevato, taṁ aparivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā abhivaḍḍhanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā parihāyanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ aviddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ, taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ nappajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākan’ti. Taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ appajānanto taṁ na sevati, taṁ parivajjeti. Tassa taṁ asevato, taṁ parivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā abhivaḍḍhanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā parihāyanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ aviddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ, taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ nappajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākan’ti. Taṁ avidvā avijjāgato yathābhūtaṁ appajānanto taṁ na sevati, taṁ parivajjeti. Tassa taṁ asevato, taṁ parivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā abhivaḍḍhanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā parihāyanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ aviddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākan’ti. Taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānanto taṁ na sevati, taṁ parivajjeti. Tassa taṁ asevato, taṁ parivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā parihāyanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā abhivaḍḍhanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ viddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākan’ti. Taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānanto taṁ na sevati, taṁ parivajjeti. Tassa taṁ asevato, taṁ parivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā parihāyanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā abhivaḍḍhanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ viddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākan’ti. Taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānanto taṁ sevati, taṁ na parivajjeti. Tassa taṁ sevato, taṁ aparivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā parihāyanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā abhivaḍḍhanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ viddasuno.

Tatra, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānāti: ‘idaṁ kho dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākan’ti. Taṁ vidvā vijjāgato yathābhūtaṁ pajānanto taṁ sevati, taṁ na parivajjeti. Tassa taṁ sevato, taṁ aparivajjayato, aniṭṭhā akantā amanāpā dhammā parihāyanti, iṭṭhā kantā manāpā dhammā abhivaḍḍhanti. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ viddasuno.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco sahāpi dukkhena sahāpi domanassena pāṇātipātī hoti, pāṇātipātapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena adinnādāyī hoti, adinnādānapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena kāmesu micchācārī hoti, kāmesu micchācārapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena musāvādī hoti, musāvādapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena pisuṇavāco hoti, pisuṇavācāpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena pharusavāco hoti, pharusavācāpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena samphappalāpī hoti, samphappalāpapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena abhijjhālu hoti, abhijjhāpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena byāpannacitto hoti, byāpādapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena micchādiṭṭhi hoti, micchādiṭṭhipaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco sahāpi sukhena sahāpi somanassena pāṇātipātī hoti, pāṇātipātapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena adinnādāyī hoti, adinnādānapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena kāmesumicchācārī hoti, kāmesumicchācārapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena musāvādī hoti, musāvādapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena pisuṇavāco hoti, pisuṇavācāpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena pharusavāco hoti, pharusavācāpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena samphappalāpī hoti, samphappalāpapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena abhijjhālu hoti, abhijjhāpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena byāpannacitto hoti, byāpādapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena micchādiṭṭhi hoti, micchādiṭṭhipaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco sahāpi dukkhena sahāpi domanassena pāṇātipātā paṭivirato hoti, pāṇātipātā veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena adinnādānā paṭivirato hoti, adinnādānā veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena musāvādā paṭivirato hoti, musāvādā veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena pharusāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena samphappalāpā paṭivirato hoti, samphappalāpā veramaṇīpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena anabhijjhālu hoti, anabhijjhāpaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena abyāpannacitto hoti, abyāpādapaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi dukkhena sahāpi domanassena sammādiṭṭhi hoti, sammādiṭṭhipaccayā ca dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco sahāpi sukhena sahāpi somanassena pāṇātipātā paṭivirato hoti, pāṇātipātā veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena adinnādānā paṭivirato hoti, adinnādānā veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena musāvādā paṭivirato hoti, musāvādā veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena pharusāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena samphappalāpā paṭivirato hoti, samphappalāpā veramaṇīpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena anabhijjhālu hoti, anabhijjhāpaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena abyāpannacitto hoti, abyāpādapaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti; sahāpi sukhena sahāpi somanassena sammādiṭṭhi hoti, sammādiṭṭhipaccayā ca sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Idaṁ, vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ. Imāni kho, bhikkhave, cattāri dhammasamādānāni.

Seyyathāpi, bhikkhave, tittakālābu visena saṁsaṭṭho. Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhappaṭikūlo. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, ayaṁ tittakālābu visena saṁsaṭṭho, sace ākaṅkhasi piva. Variant: piva → pipa (si, pts1ed) Tassa te pivato ceva nacchādessati vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana maraṇaṁ vā nigacchasi maraṇamattaṁ vā dukkhan’ti. Variant: pivitvā → pītvā (bj, pts1ed) | pivato → pipato (si, pts1ed) So taṁ appaṭisaṅkhāya piveyya, nappaṭinissajjeyya. Tassa taṁ pivato ceva nacchādeyya vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ. Tathūpamāhaṁ, bhikkhave, imaṁ dhammasamādānaṁ vadāmi, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, āpānīyakaṁso vaṇṇasampanno gandhasampanno rasasampanno. So ca kho visena saṁsaṭṭho. Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhappaṭikūlo. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, ayaṁ āpānīyakaṁso vaṇṇasampanno gandhasampanno rasasampanno. So ca kho visena saṁsaṭṭho, sace ākaṅkhasi piva. Tassa te pivatohi kho chādessati vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana maraṇaṁ vā nigacchasi maraṇamattaṁ vā dukkhan’ti. Variant: pivatohi → pipatohi (pts1ed); pivatopi (mr) So taṁ appaṭisaṅkhāya piveyya, nappaṭinissajjeyya. Tassa taṁ pivatohi kho chādeyya vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ. Tathūpamāhaṁ, bhikkhave, imaṁ dhammasamādānaṁ vadāmi, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, pūtimuttaṁ nānābhesajjehi saṁsaṭṭhaṁ. Atha puriso āgaccheyya paṇḍukarogī. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, idaṁ pūtimuttaṁ nānābhesajjehi saṁsaṭṭhaṁ, sace ākaṅkhasi piva. Tassa te pivatohi kho nacchādessati vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana sukhī bhavissasī’ti. So taṁ paṭisaṅkhāya piveyya, nappaṭinissajjeyya. Tassa taṁ pivatohi kho nacchādeyya vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana sukhī assa. Tathūpamāhaṁ, bhikkhave, imaṁ dhammasamādānaṁ vadāmi, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, dadhi ca madhu ca sappi ca phāṇitañca ekajjhaṁ saṁsaṭṭhaṁ. Atha puriso āgaccheyya lohitapakkhandiko. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, idaṁ dadhi ca madhu ca sappi ca phāṇitañca ekajjhaṁ saṁsaṭṭhaṁ, sace ākaṅkhasi piva. Tassa te pivato ceva chādessati vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana sukhī bhavissasī’ti. So taṁ paṭisaṅkhāya piveyya, nappaṭinissajjeyya. Tassa taṁ pivato ceva chādeyya vaṇṇenapi gandhenapi rasenapi, pivitvā ca pana sukhī assa. Tathūpamāhaṁ, bhikkhave, imaṁ dhammasamādānaṁ vadāmi, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye viddhe vigatavalāhake deve ādicco nabhaṁ abbhussakkamāno sabbaṁ ākāsagataṁ tamagataṁ abhivihacca bhāsate ca tapate ca virocate ca; evameva kho, bhikkhave, yamidaṁ dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ tadaññe puthusamaṇabrāhmaṇaparappavāde abhivihacca bhāsate ca tapate ca virocate cā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Mahādhammasamādānasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Mahādhammasamādāna Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC