Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūḷadhammasamādāna Sutta

45

.

Tiểu kinh Pháp hành

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo!

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

— Này các Tỷ-kheo, có bốn loại pháp hành này. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, và tương lai quả báo cũng lạc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: “Không có lỗi trong các dục”. Những vị này đắm mình trong các dục, hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: “Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn kia thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của các cô gái lang thang trẻ trung này!” Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, các vị ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: “Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, do các dục này làm nhân, do các dục này làm duyên, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”.

Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ hột giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới gốc một cây sala. Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sala ấy lo sợ, run sợ, và hoảng sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần trên cây sala ấy, thần vườn, thần rừng, thần cây, thần các dược thảo, cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau: “Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”. Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt, con nai không ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các loài mối không ăn, và hạt giống có thể nẩy mầm. Ðược mưa lớn nhờ các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy được lớn lên, và một dây leo trẻ, mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám dính cây sala ấy. Này các Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sala ấy suy nghĩ như sau: “Không hiểu vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng, thấy sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau: “Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Vì hột giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”. Khoái lạc thay sự xúc chạm của cây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám vào!” Cây leo ấy có thể bao trùm cây sala ấy, sau khi bao trùm, liền làm thành một tàn che trên cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn của cây sala ấy có thể bị bóp nghẹt. Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sa la ấy suy như sau: “Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống cây leo ấy mà những Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần ở trên các dược thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như sau: “Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”. Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo, cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: “Không có lỗi trong các dục”. Những vị này đắm mình trong các dục, họ hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: “Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của cô gái lang thang trẻ trung này!” Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: “Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, vì nhân các dục này, vì duyên các dục này, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn đặt tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo cám. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn cám, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tikitaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dấu thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy, vị ấy sống theo hạnh hành hạ xác thân dưới nhiều hình thức như vậy. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra quá nặng về tham ái, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về sân hận, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về si mê, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Với khổ và với ưu, với mặt đầy nước mắt và khóc than, vị ấy sống theo phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra không quá nặng về tham ái, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về sân hận, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về si mê, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Vị ấy ly dục, ly các pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ; diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba; xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn loại pháp hành.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Cūḷadhammasamādāna Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“cattārimāni, bhikkhave, dhammasamādānāni. Katamāni cattāri? Atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ; atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ; atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ; atthi, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ? Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘natthi kāmesu doso’ti. Te kāmesu pātabyataṁ āpajjanti. Te kho moḷibaddhāhi paribbājikāhi paricārenti. Variant: moḷibaddhāhi → molibandhāhi (sya-all); moḷibandhāhi (km, mr); molibaddhāhi (pts1ed) Te evamāhaṁsu: ‘kiṁsu nāma te bhonto samaṇabrāhmaṇā kāmesu anāgatabhayaṁ sampassamānā kāmānaṁ pahānamāhaṁsu, kāmānaṁ pariññaṁ paññapenti? Sukho imissā paribbājikāya taruṇāya mudukāya lomasāya bāhāya samphasso’ti te kāmesu pātabyataṁ āpajjanti. Te kāmesu pātabyataṁ āpajjitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti. Te tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayanti. Te evamāhaṁsu: ‘idaṁ kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā kāmesu anāgatabhayaṁ sampassamānā kāmānaṁ pahānamāhaṁsu, kāmānaṁ pariññaṁ paññapenti, ime hi mayaṁ kāmahetu kāmanidānaṁ dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayāmā’ti.

Seyyathāpi, bhikkhave, gimhānaṁ pacchime māse māluvāsipāṭikā phaleyya. Atha kho taṁ, bhikkhave, māluvābījaṁ aññatarasmiṁ sālamūle nipateyya. Atha kho, bhikkhave, yā tasmiṁ sāle adhivatthā devatā sā bhītā saṁviggā santāsaṁ āpajjeyya. Atha kho, bhikkhave, tasmiṁ sāle adhivatthāya devatāya mittāmaccā ñātisālohitā ārāmadevatā vanadevatā rukkhadevatā osadhitiṇavanappatīsu adhivatthā devatā saṅgamma samāgamma evaṁ samassāseyyuṁ: ‘mā bhavaṁ bhāyi, mā bhavaṁ bhāyi; appeva nāmetaṁ māluvābījaṁ moro vā gileyya, mago vā khādeyya, davaḍāho vā ḍaheyya, vanakammikā vā uddhareyyuṁ, upacikā vā uṭṭhaheyyuṁ, abījaṁ vā panassā’ti. Variant: uṭṭhaheyyuṁ → udrabheyyuṁ (bj, pts1ed, mr); udraheyyuṁ (si) | davaḍāho → vanadāho (mr) | mago → migo (sya-all); godhā (mr) Atha kho taṁ, bhikkhave, māluvābījaṁ neva moro gileyya, na mago khādeyya, na davaḍāho ḍaheyya, na vanakammikā uddhareyyuṁ, na upacikā uṭṭhaheyyuṁ, bījañca panassa taṁ pāvussakena meghena abhippavuṭṭhaṁ sammadeva viruheyya. Sāssa māluvālatā taruṇā mudukā lomasā vilambinī, sā taṁ sālaṁ upaniseveyya. Atha kho, bhikkhave, tasmiṁ sāle adhivatthāya devatāya evamassa: ‘kiṁsu nāma te bhonto mittāmaccā ñātisālohitā ārāmadevatā vanadevatā rukkhadevatā osadhitiṇavanappatīsu adhivatthā devatā māluvābīje anāgatabhayaṁ sampassamānā saṅgamma samāgamma evaṁ samassāsesuṁ: Variant: samassāsesuṁ → samassāseyyuṁ (mr) “mā bhavaṁ bhāyi mā bhavaṁ bhāyi, appeva nāmetaṁ māluvābījaṁ moro vā gileyya, mago vā khādeyya, davaḍāho vā ḍaheyya, vanakammikā vā uddhareyyuṁ, upacikā vā uṭṭhaheyyuṁ, abījaṁ vā panassā”ti; sukho imissā māluvālatāya taruṇāya mudukāya lomasāya vilambiniyā samphasso’ti. Sā taṁ sālaṁ anuparihareyya. Sā taṁ sālaṁ anupariharitvā upari viṭabhiṁ kareyya. Variant: viṭabhiṁ → viṭapaṁ (aṭṭha.) Upari viṭabhiṁ karitvā oghanaṁ janeyya. Oghanaṁ janetvā ye tassa sālassa mahantā mahantā khandhā te padāleyya. Atha kho, bhikkhave, tasmiṁ sāle adhivatthāya devatāya evamassa: ‘idaṁ kho te bhonto mittāmaccā ñātisālohitā ārāmadevatā vanadevatā rukkhadevatā osadhitiṇavanappatīsu adhivatthā devatā māluvābīje anāgatabhayaṁ sampassamānā saṅgamma samāgamma evaṁ samassāsesuṁ: “mā bhavaṁ bhāyi mā bhavaṁ bhāyi, appeva nāmetaṁ māluvābījaṁ moro vā gileyya, mago vā khādeyya, davaḍāho vā ḍaheyya, vanakammikā vā uddhareyyuṁ, upacikā vā uṭṭhaheyyuṁ abījaṁ vā panassā”ti. Yañcāhaṁ māluvābījahetu dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayāmī’ti. Variant: Yañcāhaṁ → svāhaṁ (sya-all, km); yaṁ vāhaṁ (mr)

Evameva kho, bhikkhave, santi eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino ‘natthi kāmesu doso’ti. Te kāmesu pātabyataṁ āpajjanti. Te moḷibaddhāhi paribbājikāhi paricārenti. Te evamāhaṁsu: ‘kiṁsu nāma te bhonto samaṇabrāhmaṇā kāmesu anāgatabhayaṁ sampassamānā kāmānaṁ pahānamāhaṁsu, kāmānaṁ pariññaṁ paññapenti? Sukho imissā paribbājikāya taruṇāya mudukāya lomasāya bāhāya samphasso’ti. Te kāmesu pātabyataṁ āpajjanti. Te kāmesu pātabyataṁ āpajjitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti. Te tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayanti. Te evamāhaṁsu: ‘idaṁ kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā kāmesu anāgatabhayaṁ sampassamānā kāmānaṁ pahānamāhaṁsu, kāmānaṁ pariññaṁ paññapenti. Ime hi mayaṁ kāmahetu kāmanidānaṁ dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayāmā’ti. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhaṁ āyatiṁ dukkhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco acelako hoti muttācāro hatthāpalekhano, naehibhaddantiko, natiṭṭhabhaddantiko, nābhihaṭaṁ, na uddissakataṁ, na nimantanaṁ sādiyati, so na kumbhimukhā paṭiggaṇhāti, na kaḷopimukhā paṭiggaṇhāti, na eḷakamantaraṁ, na daṇḍamantaraṁ, na musalamantaraṁ, na dvinnaṁ bhuñjamānānaṁ, na gabbhiniyā, na pāyamānāya, na purisantaragatāya, na saṅkittīsu, na yattha sā upaṭṭhito hoti, na yattha makkhikā saṇḍasaṇḍacārinī, na macchaṁ, na maṁsaṁ, na suraṁ, na merayaṁ, na thusodakaṁ pivati. So ekāgāriko vā hoti ekālopiko, dvāgāriko vā hoti dvālopiko …pe… sattāgāriko vā hoti sattālopiko. Ekissāpi dattiyā yāpeti, dvīhipi dattīhi yāpeti … sattahipi dattīhi yāpeti. Ekāhikampi āhāraṁ āhāreti, dvīhikampi āhāraṁ āhāreti … sattāhikampi āhāraṁ āhāreti. Iti evarūpaṁ addhamāsikampi pariyāyabhattabhojanānuyogamanuyutto viharati.

So sākabhakkho vā hoti, sāmākabhakkho vā hoti, nīvārabhakkho vā hoti, daddulabhakkho vā hoti, haṭabhakkho vā hoti, kaṇabhakkho vā hoti, ācāmabhakkho vā hoti, piññākabhakkho vā hoti, tiṇabhakkho vā hoti, gomayabhakkho vā hoti, vanamūlaphalāhāro yāpeti pavattaphalabhojī.

So sāṇānipi dhāreti, masāṇānipi dhāreti, chavadussānipi dhāreti, paṁsukūlānipi dhāreti, tirīṭānipi dhāreti, ajinampi dhāreti, ajinakkhipampi dhāreti, kusacīrampi dhāreti, vākacīrampi dhāreti, phalakacīrampi dhāreti, kesakambalampi dhāreti, vāḷakambalampi dhāreti, ulūkapakkhampi dhāreti, kesamassulocakopi hoti, kesamassulocanānuyogamanuyutto, ubbhaṭṭhakopi hoti, āsanapaṭikkhitto, ukkuṭikopi hoti ukkuṭikappadhānamanuyutto, kaṇṭakāpassayikopi hoti, kaṇṭakāpassaye seyyaṁ kappeti, sāyatatiyakampi udakorohanānuyogamanuyutto viharati. Iti evarūpaṁ anekavihitaṁ kāyassa ātāpanaparitāpanānuyogamanuyutto viharati. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco pakatiyā tibbarāgajātiko hoti, so abhikkhaṇaṁ rāgajaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; pakatiyā tibbadosajātiko hoti, so abhikkhaṇaṁ dosajaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; pakatiyā tibbamohajātiko hoti, so abhikkhaṇaṁ mohajaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti. So sahāpi dukkhena, sahāpi domanassena, assumukhopi rudamāno paripuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ carati. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannadukkhaṁ āyatiṁ sukhavipākaṁ.

Katamañca, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco pakatiyā na tibbarāgajātiko hoti, so na abhikkhaṇaṁ rāgajaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; pakatiyā na tibbadosajātiko hoti, so na abhikkhaṇaṁ dosajaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti; pakatiyā na tibbamohajātiko hoti, so na abhikkhaṇaṁ mohajaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti. So vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ …pe… tatiyaṁ jhānaṁ … catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dhammasamādānaṁ paccuppannasukhañceva āyatiñca sukhavipākaṁ. Imāni kho, bhikkhave, cattāri dhammasamādānānī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Cūḷadhammasamādānasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Cūḷadhammasamādāna Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC