Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahādukkhakkhanda Sutta

13

.

Đại kinh khổ uẩn

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). 

Lúc ấy nhiều Tỷ-kheo buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào thành Savatthi khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Savatthi. Chúng ta hãy đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo”. Các Tỷ-kheo ấy đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Các Du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi xuống một bên. 

— Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền, ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giáo huấn?

Các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ cũng không chỉ trích những lời nói của các Du sĩ ngoại đạo, không hoan hỷ, không chỉ trích, các Tỷ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”.

Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi khất thực ở Savatthi, khi ăn xong và đi khất thực trở về, liền đến chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Savatthi khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Savatthi. Chúng ta hãy nghĩ đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến ngôi vườn các Du sĩ ngoại đạo, sau khi đến xong, nói lên những lời chúc tụng hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên, Bạch Thế Tôn, các Du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên: “Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các dục. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các sắc pháp. Chư Hiền, Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư Hiền ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giảng huấn?” Bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ, không chỉ trích những lời nói của các Du sĩ ngoại đạo. Không hoan hỷ, không chỉ trích, chúng con từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”.

— Này các Tỷ-kheo, các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy cần được trả lời như sau: “Chư Hiền, thế nào là vị ngọt các dục? Thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các sắc pháp, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các cảm thọ, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?” Này các Tỷ-kheo, khi được hỏi vậy, các Du sĩ ngoại đạo không thể trả lời được và sẽ bị mắc vào các khó khăn khác. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này không thuộc khả năng hiểu biết của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới này với chư Thiên, Mara, Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, mà câu trả lời các câu hỏi được chấp nhận, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai và những ai được nghe hai vị này. 

(Vị ngọt các dục)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các dục? Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục này: Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do nhĩ căn nhận thức… các hương do tỷ căn nhận thức… các vị do thiệt căn nhận thức… các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục như vậy. Này các Tỷ-kheo, y cứ vào năm pháp tăng trưởng dục này, có lạc hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục. 

Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả”. Này các Tỷ-kheo, như vậy, là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục. 

Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: “Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?” Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình… Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)… chúc thủ hình (đốt tay)… khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)… bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)… linh dương hình (hình phạt con dê núi)… câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)… tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)… khối trấp hình… chuyển hình… cao đạp đài… họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm của dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các dục? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các dục, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các dục. 

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy không thể xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra. 

(Vị ngọt các sắc pháp)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, như các thiếu nữ Sát-đế-lị, thiếu nữ Bà-la-môn hay thiếu nữ Gia chủ, tuổi khoảng độ mười lăm hay mười sáu tuổi, không quá lớn, không quá thấp, không quá ốm, không quá mập, không quá đen, không quá trắng, này các Tỷ-kheo, có phải trong thời ấy, họ đạt đến mỹ diệu tối thượng, sắc đẹp tối thượng?

— Bạch Thế Tôn, phải.

— Này các Tỷ-kheo, y cứ sắc đẹp mỹ diệu ấy khởi lên lạc thọ và hỷ thọ, như vậy là vị ngọt các sắc pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây người ta có thể thấy bà chị ấy trong một thời khác, khoảng tám mươi tuổi, chín mươi tuổi hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, phải dựa gậy để chống đỡ, vừa đi vừa run rẩy, đau ốm, tuổi trẻ đã tận, râu rụng, tóc bạc, hư rụng, sói đầu, da nhăn, tay chân bị khô đét tái xám. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

— Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy. 

— Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa này các Tỷ-kheo, người ta có thể thấy bà chị ấy bị bệnh hoạn đau khổ, trầm bệnh, nằm đắm mình trong phân tiểu của mình, phải có người nâng dậy, phải có người đỡ nằm. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

— Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

— Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, một ngày hay hai ngày hay ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu sắc đẹp xưa kia của cô gái đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

— Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy. 

— Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?

— Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

— Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại… với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột bộ xương, không còn thịt, không có máu, còn được gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia, ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất, và sự nguy hiểm đã hiện ra? 

— Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy. 

— Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ta thấy cô gái ấy, thi thể bị quăng vào nghĩa địa, chỉ có toàn xương trắng màu vỏ ốc… chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm… chỉ còn các xương thối trở thành bột. Này các Tỷ-kheo, các Người nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của cô gái nay đã biến mất, và sự nguy hiểm hiện ra?

— Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.

— Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các sắc pháp.

Này các Tỷ-kheo và thế nào là sự xuất ly các sắc pháp? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các sắc pháp, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các sắc pháp.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp, sự kiện như vậy có xảy ra. 

(Vị ngọt các cảm thọ)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các cảm thọ? Ở đây các Tỷ-kheo ly các dục, ly các bất thiện pháp, tự chứng và an trú vào Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Trong khi ấy, nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm… Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba… Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Trong khi ấy nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, các cảm thọ là vô thường, khổ, biến hoại, như vậy là sự nguy hiểm các cảm thọ. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, sự điều phục dục tham đối với các cảm thọ, sự đoạn trừ dục tham, như vậy gọi là sự xuất ly các cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ có thể đặt các người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy có xảy ra. 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn. 

Mahādukkhakkhanda Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Atha kho sambahulā bhikkhū pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṁ piṇḍāya pāvisiṁsu. Atha kho tesaṁ bhikkhūnaṁ etadahosi: “atippago kho tāva sāvatthiyaṁ piṇḍāya carituṁ, yaṁ nūna mayaṁ yena aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ ārāmo tenupasaṅkameyyāmā”ti. Atha kho te bhikkhū yena aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ ārāmo tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā tehi aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṁ sammodiṁsu; sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinne kho te bhikkhū te aññatitthiyā paribbājakā etadavocuṁ:

“samaṇo, āvuso, gotamo kāmānaṁ pariññaṁ paññapeti, mayampi kāmānaṁ pariññaṁ paññapema; samaṇo, āvuso, gotamo rūpānaṁ pariññaṁ paññapeti, mayampi rūpānaṁ pariññaṁ paññapema; samaṇo, āvuso, gotamo vedanānaṁ pariññaṁ paññapeti, mayampi vedanānaṁ pariññaṁ paññapema; idha no, āvuso, ko viseso, ko adhippayāso, kiṁ nānākaraṇaṁ samaṇassa vā gotamassa amhākaṁ vā—yadidaṁ dhammadesanāya vā dhammadesanaṁ, anusāsaniyā vā anusāsanin”ti?

Atha kho te bhikkhū tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ bhāsitaṁ neva abhinandiṁsu, nappaṭikkosiṁsu; anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṁsu: “bhagavato santike etassa bhāsitassa atthaṁ ājānissāmā”ti.

Atha kho te bhikkhū sāvatthiyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkantā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “idha mayaṁ, bhante, pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṁ piṇḍāya pāvisimha. Tesaṁ no, bhante, amhākaṁ etadahosi: ‘atippago kho tāva sāvatthiyaṁ piṇḍāya carituṁ, yaṁ nūna mayaṁ yena aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ ārāmo tenupasaṅkameyyāmā’ti. Atha kho mayaṁ, bhante, yena aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ ārāmo tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā tehi aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṁ sammodimha; sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdimha. Ekamantaṁ nisinne kho amhe, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā etadavocuṁ: ‘samaṇo, āvuso, gotamo kāmānaṁ pariññaṁ paññapeti, mayampi kāmānaṁ pariññaṁ paññapema. Samaṇo, āvuso, gotamo rūpānaṁ pariññaṁ paññapeti, mayampi rūpānaṁ pariññaṁ paññapema. Samaṇo, āvuso, gotamo vedanānaṁ pariññaṁ paññapeti, mayampi vedanānaṁ pariññaṁ paññapema. Idha no, āvuso, ko viseso, ko adhippayāso, kiṁ nānākaraṇaṁ samaṇassa vā gotamassa amhākaṁ vā, yadidaṁ dhammadesanāya vā dhammadesanaṁ anusāsaniyā vā anusāsanin’ti. Atha kho mayaṁ, bhante, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ bhāsitaṁ neva abhinandimha, nappaṭikkosimha; anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkamimha: ‘bhagavato santike etassa bhāsitassa atthaṁ ājānissāmā’”ti.

“Evaṁvādino, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evamassu vacanīyā: ‘ko panāvuso, kāmānaṁ assādo, ko ādīnavo, kiṁ nissaraṇaṁ? Ko rūpānaṁ assādo, ko ādīnavo, kiṁ nissaraṇaṁ? Ko vedanānaṁ assādo, ko ādīnavo, kiṁ nissaraṇan’ti? Evaṁ puṭṭhā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā na ceva sampāyissanti, uttariñca vighātaṁ āpajjissanti. Taṁ kissa hetu? Yathā taṁ, bhikkhave, avisayasmiṁ. Nāhaṁ taṁ, bhikkhave, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya yo imesaṁ pañhānaṁ veyyākaraṇena cittaṁ ārādheyya, aññatra tathāgatena vā tathāgatasāvakena vā, ito vā pana sutvā.

Ko ca, bhikkhave, kāmānaṁ assādo? Pañcime, bhikkhave, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, bhikkhave, pañca kāmaguṇā. Yaṁ kho, bhikkhave, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ—ayaṁ kāmānaṁ assādo.

Ko ca, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo? Idha, bhikkhave, kulaputto yena sippaṭṭhānena jīvikaṁ kappeti—yadi muddāya yadi gaṇanāya yadi saṅkhānena yadi kasiyā yadi vaṇijjāya yadi gorakkhena yadi issatthena yadi rājaporisena yadi sippaññatarena—Variant: saṅkhānena → saṅkhāya (mr) sītassa purakkhato uṇhassa purakkhato ḍaṁsamakasavātātapasarīsapasamphassehi rissamāno khuppipāsāya mīyamāno; Variant: rissamāno → īrayamāno (mr); samphassamāno (…) ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Tassa ce, bhikkhave, kulaputtassa evaṁ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā nābhinipphajjanti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati, sammohaṁ āpajjati: ‘moghaṁ vata me uṭṭhānaṁ, aphalo vata me vāyāmo’ti. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Tassa ce, bhikkhave, kulaputtassa evaṁ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā abhinipphajjanti. So tesaṁ bhogānaṁ ārakkhādhikaraṇaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti: ‘kinti me bhoge neva rājāno hareyyuṁ, na corā hareyyuṁ, na aggi daheyya, na udakaṁ vaheyya, na appiyā dāyādā hareyyun’ti. Variant: vaheyya → vāheyya (mr) Tassa evaṁ ārakkhato gopayato te bhoge rājāno vā haranti, corā vā haranti, aggi vā dahati, udakaṁ vā vahati, appiyā vā dāyādā haranti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati, sammohaṁ āpajjati: ‘yampi me ahosi tampi no natthī’ti. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Puna caparaṁ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu rājānopi rājūhi vivadanti, khattiyāpi khattiyehi vivadanti, brāhmaṇāpi brāhmaṇehi vivadanti, gahapatīpi gahapatīhi vivadanti, mātāpi puttena vivadati, puttopi mātarā vivadati, pitāpi puttena vivadati, puttopi pitarā vivadati, bhātāpi bhātarā vivadati, bhātāpi bhaginiyā vivadati, bhaginīpi bhātarā vivadati, sahāyopi sahāyena vivadati. Te tattha kalahaviggahavivādāpannā aññamaññaṁ pāṇīhipi upakkamanti, leḍḍūhipi upakkamanti, daṇḍehipi upakkamanti, satthehipi upakkamanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Puna caparaṁ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu asicammaṁ gahetvā, dhanukalāpaṁ sannayhitvā, ubhatobyūḷhaṁ saṅgāmaṁ pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi khippamānāsu, asīsupi vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, asināpi sīsaṁ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Puna caparaṁ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu asicammaṁ gahetvā, dhanukalāpaṁ sannayhitvā, addāvalepanā upakāriyo pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi khippamānāsu, asīsupi vijjotalantesu. Variant: addāvalepanā → aṭṭāvalepanā (sya-all, mr) Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, chakaṇakāyapi osiñcanti, abhivaggenapi omaddanti, asināpi sīsaṁ chindanti. Variant: chakaṇakāyapi → pakaṭṭhiyāpi (bj, pts1ed); chakaṇaṭiyāpi (sya-all) Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Puna caparaṁ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu sandhimpi chindanti, nillopampi haranti, ekāgārikampi karonti, paripanthepi tiṭṭhanti, paradārampi gacchanti. Tamenaṁ rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti—kasāhipi tāḷenti, vettehipi tāḷenti, aḍḍhadaṇḍakehipi tāḷenti; hatthampi chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi chindanti, nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti; bilaṅgathālikampi karonti, saṅkhamuṇḍikampi karonti, rāhumukhampi karonti, jotimālikampi karonti, hatthapajjotikampi karonti, erakavattikampi karonti, cīrakavāsikampi karonti, eṇeyyakampi karonti, baḷisamaṁsikampi karonti, kahāpaṇikampi karonti, khārāpatacchikampi karonti, palighaparivattikampi karonti, palālapīṭhakampi karonti, tattenapi telena osiñcanti, sunakhehipi khādāpenti, jīvantampi sūle uttāsenti, asināpi sīsaṁ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Puna caparaṁ, bhikkhave, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu kāyena duccaritaṁ caranti, vācāya duccaritaṁ caranti, manasā duccaritaṁ caranti. Te kāyena duccaritaṁ caritvā, vācāya duccaritaṁ caritvā, manasā duccaritaṁ caritvā, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti. Ayampi, bhikkhave, kāmānaṁ ādīnavo samparāyiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.

Kiñca, bhikkhave, kāmānaṁ nissaraṇaṁ? Yo kho, bhikkhave, kāmesu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṁ—idaṁ kāmānaṁ nissaraṇaṁ.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṁ kāmānaṁ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṁ nappajānanti te vata sāmaṁ vā kāme parijānissanti, paraṁ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno kāme parijānissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṁ kāmānaṁ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṁ pajānanti, te vata sāmaṁ vā kāme parijānissanti paraṁ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno kāme parijānissatīti—ṭhānametaṁ vijjati.

Ko ca, bhikkhave, rūpānaṁ assādo? Seyyathāpi, bhikkhave, khattiyakaññā vā brāhmaṇakaññā vā gahapatikaññā vā pannarasavassuddesikā vā soḷasavassuddesikā vā, nātidīghā nātirassā nātikisā nātithūlā nātikāḷī nāccodātā paramā sā, bhikkhave, tasmiṁ samaye subhā vaṇṇanibhāti?

‘Evaṁ, bhante’.

Yaṁ kho, bhikkhave, subhaṁ vaṇṇanibhaṁ paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ—ayaṁ rūpānaṁ assādo.

Ko ca, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo? Idha, bhikkhave, tameva bhaginiṁ passeyya aparena samayena āsītikaṁ vā nāvutikaṁ vā vassasatikaṁ vā jātiyā, jiṇṇaṁ gopānasivaṅkaṁ bhoggaṁ daṇḍaparāyanaṁ pavedhamānaṁ gacchantiṁ āturaṁ gatayobbanaṁ khaṇḍadantaṁ palitakesaṁ, vilūnaṁ khalitasiraṁ valinaṁ tilakāhatagattaṁ. Variant: palitakesaṁ → palitakesiṁ (si, sya-all, pts1ed) | khaṇḍadantaṁ → khaṇḍadantiṁ (si, sya-all, pts1ed)

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti?

‘Evaṁ, bhante’.

Ayampi, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo.

Puna caparaṁ, bhikkhave, tameva bhaginiṁ passeyya ābādhikaṁ dukkhitaṁ bāḷhagilānaṁ, sake muttakarīse palipannaṁ semānaṁ, aññehi vuṭṭhāpiyamānaṁ, aññehi saṁvesiyamānaṁ. Variant: semānaṁ → seyyamānaṁ (mr)

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti?

‘Evaṁ, bhante’.

Ayampi, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo.

Puna caparaṁ, bhikkhave, tameva bhaginiṁ passeyya sarīraṁ sivathikāya chaḍḍitaṁ—ekāhamataṁ vā dvīhamataṁ vā tīhamataṁ vā, uddhumātakaṁ vinīlakaṁ vipubbakajātaṁ.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti?

‘Evaṁ, bhante’.

Ayampi, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo.

Puna caparaṁ, bhikkhave, tameva bhaginiṁ passeyya sarīraṁ sivathikāya chaḍḍitaṁ—kākehi vā khajjamānaṁ, kulalehi vā khajjamānaṁ, gijjhehi vā khajjamānaṁ, kaṅkehi vā khajjamānaṁ, sunakhehi vā khajjamānaṁ, byagghehi vā khajjamānaṁ, dīpīhi vā khajjamānaṁ, siṅgālehi vā khajjamānaṁ, vividhehi vā pāṇakajātehi khajjamānaṁ.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? ‘Evaṁ, bhante’. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo.

Puna caparaṁ, bhikkhave, tameva bhaginiṁ passeyya sarīraṁ sivathikāya chaḍḍitaṁ—aṭṭhikasaṅkhalikaṁ samaṁsalohitaṁ nhārusambandhaṁ, aṭṭhikasaṅkhalikaṁ nimaṁsalohitamakkhitaṁ nhārusambandhaṁ, aṭṭhikasaṅkhalikaṁ apagatamaṁsalohitaṁ nhārusambandhaṁ, aṭṭhikāni apagatasambandhāni disāvidisāvikkhittāni—aññena hatthaṭṭhikaṁ, aññena pādaṭṭhikaṁ, aññena gopphakaṭṭhikaṁ, aññena jaṅghaṭṭhikaṁ, aññena ūruṭṭhikaṁ, aññena kaṭiṭṭhikaṁ, aññena phāsukaṭṭhikaṁ, aññena piṭṭhiṭṭhikaṁ, aññena khandhaṭṭhikaṁ, aññena gīvaṭṭhikaṁ, aññena hanukaṭṭhikaṁ, aññena dantaṭṭhikaṁ, aññena sīsakaṭāhaṁ.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti? ‘Evaṁ, bhante’. Ayampi, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo.

Puna caparaṁ, bhikkhave, tameva bhaginiṁ passeyya sarīraṁ sivathikāya chaḍḍitaṁ—aṭṭhikāni setāni saṅkhavaṇṇapaṭibhāgāni, aṭṭhikāni puñjakitāni terovassikāni, aṭṭhikāni pūtīni cuṇṇakajātāni.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yā purimā subhā vaṇṇanibhā sā antarahitā, ādīnavo pātubhūtoti?

‘Evaṁ, bhante’.

Ayampi, bhikkhave, rūpānaṁ ādīnavo.

Kiñca, bhikkhave, rūpānaṁ nissaraṇaṁ? Yo, bhikkhave, rūpesu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṁ—idaṁ rūpānaṁ nissaraṇaṁ.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṁ rūpānaṁ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṁ nappajānanti te vata sāmaṁ vā rūpe parijānissanti, paraṁ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno rūpe parijānissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṁ rūpānaṁ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṁ pajānanti te vata sāmaṁ vā rūpe parijānissanti paraṁ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno rūpe parijānissatīti—ṭhānametaṁ vijjati.

Ko ca, bhikkhave, vedanānaṁ assādo? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Yasmiṁ samaye, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, neva tasmiṁ samaye attabyābādhāyapi ceteti, na parabyābādhāyapi ceteti, na ubhayabyābādhāyapi ceteti; abyābajjhaṁyeva tasmiṁ samaye vedanaṁ vedeti. Abyābajjhaparamāhaṁ, bhikkhave, vedanānaṁ assādaṁ vadāmi.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati …pe… yasmiṁ samaye, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā, upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati …pe… yasmiṁ samaye, bhikkhave, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, neva tasmiṁ samaye attabyābādhāyapi ceteti, na parabyābādhāyapi ceteti, na ubhayabyābādhāyapi ceteti; abyābajjhaṁyeva tasmiṁ samaye vedanaṁ vedeti. Abyābajjhaparamāhaṁ, bhikkhave, vedanānaṁ assādaṁ vadāmi.

Ko ca, bhikkhave, vedanānaṁ ādīnavo? Yaṁ, bhikkhave, vedanā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā—ayaṁ vedanānaṁ ādīnavo.

Kiñca, bhikkhave, vedanānaṁ nissaraṇaṁ? Yo, bhikkhave, vedanāsu chandarāgavinayo, chandarāgappahānaṁ—idaṁ vedanānaṁ nissaraṇaṁ.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṁ vedanānaṁ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṁ nappajānanti, te vata sāmaṁ vā vedanaṁ parijānissanti, paraṁ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno vedanaṁ parijānissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṁ vedanānaṁ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṁ pajānanti te vata sāmaṁ vā vedanaṁ parijānissanti, paraṁ vā tathattāya samādapessanti yathā paṭipanno vedanaṁ parijānissatīti—ṭhānametaṁ vijjatī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Mahādukkhakkhandhasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.

Mahādukkhakkhanda Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC