Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahāvacchagotta Sutta

73

.

Đại kinh Vaccaghotta

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), Veluvàna (Trúc Lâm), nơi Kalandakanivape (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

— Ðã lâu rồi tôi mới được hầu chuyện với Tôn giả Gotama. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi một cách vắn tắt các thiện và bất thiện pháp.

— Này Vaccha, Ta có thể giảng cho Ông một cách vắn tắt các thiện và bất thiện pháp. Này Vaccha, Ta có thể giảng cho Ông, một cách rộng rãi các thiện và bất thiện pháp. Nhưng này Vaccha, Ta sẽ giảng cho Ông một cách vắn tắt, các thiện và bất thiện pháp. Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

— Tham, này Vaccha, là bất thiện, vô tham là thiện. Sân, này Vaccha, là bất thiện, vô sân là thiện. Si, này Vaccha, là bất thiện, vô si là thiện. Như vậy, này Vaccha, ba pháp là bất thiện, ba pháp là thiện. Sát sanh, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ sát sanh là thiện. Lấy của không cho, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện. Tà hạnh trong các dục, này Vaccha là bất thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện. Vọng ngữ, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ vọng ngữ là thiện. Nói hai lưỡi, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện. Nói ác khẩu, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện. Nói lời phù phiếm, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ nói lời phù phiếm là thiện. Xan tham, này Vaccha, là bất thiện, không xan tham là thiện. Sân, này Vaccha, là bất thiện, không sân là thiện. Tà kiến, này Vaccha, là bất thiện, chánh kiến là thiện. Như vậy, này Vaccha, mười pháp là bất thiện, mười pháp là thiện.

Này Vaccha, khi ái được một Tỷ-kheo đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai, Tỷ-kheo ấy là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát.

— Mong sự việc là vậy về Tôn giả Gotama. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Tỷ-kheo là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo đệ tử của Ta đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Tỷ-kheo-ni là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo-ni, đệ tử của Ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

— Mong sự việc là như vậy đối với tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam cư sĩ là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phân kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng (tuy), hưởng thụ vật dục nhưng xây dựng Thánh giáo (Sasanakaro), chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nữ cư sĩ, là bậc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy đối với các Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các dục lạc. Mong sự việc là như vậy đối với các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có Nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm mà nhiều hơn thế nữa là những Nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư.

— Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, nhưng các Tỷ-kheo không được thành mãn, như vậy Phạm hạnh này đã không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các Tỷ-kheo cũng được thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni không thành mãn; như vậy Phạm hành này không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh không thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, các Tỷ-kheo cũng đã thành mãn, các Tỷ-kheo-ni cũng đã thành mãn, các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh cũng đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo ni đã thành mãn, các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm hạnh đã thành mãn nhưng các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục không thành mãn; như vậy phạm hạnh này không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn; nhưng các Nữ cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, sống theo Phạm hạnh không thành mãn; như vậy Phạm hạnh này không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các vật dục đã thành mãn, và các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ về phương diện này. Này Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Ty kheo ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn, và các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn; nhưng các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục không thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã không đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn, và các nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các vật dục đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ về phương diện này.

Thưa Tôn giả Gotama, ví như con sông Hằng (Ganga) hướng về biển cả, chảy về biển cả, xuôi dòng về biển cả, liền đứng lại khi xúc chạm với biển cả; cũng vậy hội chúng này của Tôn giả Gotama, gồm có cư sĩ và xuất gia, hướng về Niết-bàn, chảy về Niết-bàn, xuôi dòng về Niết-bàn, đứng lại khi xúc chạm với Niết-bàn.

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.

— Này Vaccha, ai trước kia thuộc ngoại đạo muốn xuất gia trong Pháp và Luật này, muốn thọ đại giới, người ấy phải sống bốn tháng biệt trú. Sau bốn tháng, (nếu) các Tỷ-kheo hoan hỷ, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để trở thành Tỷ-kheo. Nhưng ở đây, Ta biết sự sai biệt về tâm tánh chúng sanh.

— Bạch Thế Tôn, nếu những ai trước kia thuộc ngoại đạo, muốn xuất gia trong Pháp và Luật này, muốn thọ đại giới phải sống bốn tháng biệt trú. Sau bốn tháng, (nếu) các Tỷ-kheo hoan hỷ, có thể cho (những vị ấy) xuất gia, cho thọ đại giới để trở thành Tỷ-kheo, con sẽ sống biệt trú bốn năm. Sau bốn năm, nếu các Tỷ-kheo hoan hỷ, hãy cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành Tỷ-kheo.

Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới, không lâu sau khi thọ đại giới, nửa tháng sau khi thọ đại giới, Tôn giả Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, cho đến mức độ trí hữu học, minh hữu học có thể chứng đạt, con đã chứng đạt. Mong Thế Tôn dạy cho con pháp (khác) cao hơn.

— Vậy này Vaccha, hãy tu tập hai pháp cao hơn này, chỉ và quán. Này Vaccha, hai pháp này được tu tập cao hơn, chỉ và quán, sẽ đưa đến sự thể nhập vào một số giới sai biệt.

Này Vaccha, nếu Ông muốn như sau: “Ta muốn chứng được các loại thần thông: ta có thể một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; ta có thể hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; Ta có thể độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta có thể đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ta có thể ngồi kiết già đi trên hư không như con chim, với bàn tay ta có thể chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, oai thần như vậy; ta có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên” thì Ông sẽ đạt được cái gì có thể chứng ngộ ở tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.

Này Vaccha, nếu Ông muốn như sau: “Với thiên nhĩ thuần tịnh siêu nhân, ta có thể nghe được hai loại tiếng, loài Trời và loài Người, xa hay gần”, thì Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ ở tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.

Này Vaccha, nếu Ông Muốn như sau: “Mong rằng ta có thể biết được tâm của các chúng sanh khác, của các người khác với tâm của ta; tâm có tham, ta có thể biết được là tâm có tham, hay tâm vô tham, ta có thể biết được là tâm vô tham; hay tâm có sân, ta có thể biết được là tâm có sân; hay tâm vô sân, ta có thể biết được là tâm vô sân; hay tâm có si, ta có thể biết được là tâm có si; hay tâm vô si, ta có thể biết được là tâm vô si; hay tâm chuyên chú, ta có thể biết được là tâm chuyên chú; hay tâm tán loạn, ta có thể biết được là tâm tán loạn; hay tâm đại hành, ta có thể biết được là tâm đại hành; hay tâm không phải đại hành; ta có thể biết được là tâm không phải đại hành; hay tâm chưa vô thượng, ta có thể biết là tâm chưa vô thượng; hay tâm vô thượng, ta có thể biết là tâm vô thượng; hay định tâm, ta có thể biết là định tâm; hay không phải định tâm, ta có thể biết là không phải định tâm; hay giải thoát tâm, ta có thể biết là giải thoát tâm; hay không phải giải thoát tâm, ta có thể biết là không phải giải thoát tâm”, thì Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.

Này Vaccha, Ông có thể muốn như sau: “Ta có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, trăm đời, hai trăm đời, ngàn đời, trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây. Như vậy, ta có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết”, Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.

Này Vaccha, Ông có thể muốn như sau: “Với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, ta có thể thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta có thể biết rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm các thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, ta có thể thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta có thể biết chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ”, Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.

Này Vaccha, Ông có thể muốn như sau: “Với sự đoạn trừ các lậu hoặc, mong rằng ta có thể với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”, Ông sẽ chứng đạt những gì có thể chứng ngộ tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.

Rồi Tôn giả Vaccha hoan hỷ, tùy hỷ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi từ biệt.

Rồi Tôn giả Vacchagotta độc trú viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, vì mục đích này Thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, hướng đến Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời khác nữa; Tôn giả Vacchagotta đã trở thành một vị A-la-hán khác nữa.

Sau một thời gian, một số đông Tỷ-kheo đi đến yết kiến Thế Tôn. Tôn giả Vacchagotta thấy các Tỷ-kheo từ đàng xa đi đến, sau khi thấy liền đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói với các Tỷ-kheo ấy như sau:

— Chư Tôn giả đang đi đâu?

— Thưa Hiền giả, chúng tôi đi đến yết kiến Thế Tôn.

— Vậy chư Tôn giả hãy nhân danh tôi, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Vacchagotta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và nói như sau: “Thế Tôn đã được con hầu hạ, Thiện Thệ đã được con hầu hạ”.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Vacchagotta. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Tôn giả Vacchagotta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau: “Thế Tôn đã được con hầu hạ, Thiện Thệ đã được con hầu hạ”.

— Này các Tỷ-kheo, Ta đã được biết tâm của Tỷ-kheo Vacchagotta với tâm của Ta như sau: “Tỷ-kheo Vacchagotta là bậc tam minh, có đại thần lực, có đại uy lực”. Các chư Thiên cũng báo với Ta ý nghĩa ấy: “Tỷ-kheo Vacchagotta là bậc tam minh, có đại thần lực, có đại uy lực”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Mahāvacchagotta Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Atha kho vacchagotto paribbājako yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho vacchagotto paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “dīgharattāhaṁ bhotā gotamena sahakathī. Sādhu me bhavaṁ gotamo saṅkhittena kusalākusalaṁ desetū”ti.

“Saṅkhittenapi kho te ahaṁ, vaccha, kusalākusalaṁ deseyyaṁ, vitthārenapi kho te ahaṁ, vaccha, kusalākusalaṁ deseyyaṁ; api ca te ahaṁ, vaccha, saṅkhittena kusalākusalaṁ desessāmi. Taṁ suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho vacchagotto paribbājako bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:

“Lobho kho, vaccha, akusalaṁ, alobho kusalaṁ; doso kho, vaccha, akusalaṁ, adoso kusalaṁ; moho kho, vaccha, akusalaṁ, amoho kusalaṁ. Iti kho, vaccha, ime tayo dhammā akusalā, tayo dhammā kusalā.

Pāṇātipāto kho, vaccha, akusalaṁ, pāṇātipātā veramaṇī kusalaṁ; adinnādānaṁ kho, vaccha, akusalaṁ, adinnādānā veramaṇī kusalaṁ; kāmesumicchācāro kho, vaccha, akusalaṁ, kāmesumicchācārā veramaṇī kusalaṁ; musāvādo kho, vaccha, akusalaṁ, musāvādā veramaṇī kusalaṁ; pisuṇā vācā kho, vaccha, akusalaṁ, pisuṇāya vācāya veramaṇī kusalaṁ; pharusā vācā kho, vaccha, akusalaṁ, pharusāya vācāya veramaṇī kusalaṁ; samphappalāpo kho, vaccha, akusalaṁ, samphappalāpā veramaṇī kusalaṁ; abhijjhā kho, vaccha, akusalaṁ, anabhijjhā kusalaṁ; byāpādo kho, vaccha, akusalaṁ, abyāpādo kusalaṁ; micchādiṭṭhi kho, vaccha, akusalaṁ sammādiṭṭhi kusalaṁ. Iti kho, vaccha, ime dasa dhammā akusalā, dasa dhammā kusalā.

Yato kho, vaccha, bhikkhuno taṇhā pahīnā hoti ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā, so hoti bhikkhu arahaṁ khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṁyojano sammadaññāvimutto”ti.

“Tiṭṭhatu bhavaṁ gotamo. Atthi pana te bhoto gotamassa ekabhikkhupi sāvako yo āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatī”ti? Variant: sāvako yo āsavānaṁ khayā → sāvako āsavānaṁ khayā (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova ye bhikkhū mama sāvakā āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti.

“Tiṭṭhatu bhavaṁ gotamo, tiṭṭhantu bhikkhū. Atthi pana bhoto gotamassa ekā bhikkhunīpi sāvikā yā āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatī”ti?

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova yā bhikkhuniyo mama sāvikā āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti.

“Tiṭṭhatu bhavaṁ gotamo, tiṭṭhantu bhikkhū, tiṭṭhantu bhikkhuniyo. Atthi pana bhoto gotamassa ekupāsakopi sāvako gihī odātavasano brahmacārī yo pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātiko tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā”ti?

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova ye upāsakā mama sāvakā gihī odātavasanā brahmacārino pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyino anāvattidhammā tasmā lokā”ti.

“Tiṭṭhatu bhavaṁ gotamo, tiṭṭhantu bhikkhū, tiṭṭhantu bhikkhuniyo, tiṭṭhantu upāsakā gihī odātavasanā brahmacārino. Atthi pana bhoto gotamassa ekupāsakopi sāvako gihī odātavasano kāmabhogī sāsanakaro ovādappaṭikaro yo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṅkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane viharatī”ti?

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova ye upāsakā mama sāvakā gihī odātavasanā kāmabhogino sāsanakarā ovādappaṭikarā tiṇṇavicikicchā vigatakathaṅkathā vesārajjappattā aparappaccayā satthusāsane viharantī”ti.

“Tiṭṭhatu bhavaṁ gotamo, tiṭṭhantu bhikkhū, tiṭṭhantu bhikkhuniyo, tiṭṭhantu upāsakā gihī odātavasanā brahmacārino, tiṭṭhantu upāsakā gihī odātavasanā kāmabhogino. Atthi pana bhoto gotamassa ekupāsikāpi sāvikā gihinī odātavasanā brahmacārinī yā pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyinī anāvattidhammā tasmā lokā”ti?

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova yā upāsikā mama sāvikā gihiniyo odātavasanā brahmacāriniyo pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyiniyo anāvattidhammā tasmā lokā”ti.

“Tiṭṭhatu bhavaṁ gotamo, tiṭṭhantu bhikkhū, tiṭṭhantu bhikkhuniyo, tiṭṭhantu upāsakā gihī odātavasanā brahmacārino, tiṭṭhantu upāsakā gihī odātavasanā kāmabhogino, tiṭṭhantu upāsikā gihiniyo odātavasanā brahmacāriniyo. Atthi pana bhoto gotamassa ekupāsikāpi sāvikā gihinī odātavasanā kāmabhoginī sāsanakarā ovādappaṭikarā yā tiṇṇavicikicchā vigatakathaṅkathā vesārajjappattā aparappaccayā satthusāsane viharatī”ti?

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova yā upāsikā mama sāvikā gihiniyo odātavasanā kāmabhoginiyo sāsanakarā ovādappaṭikarā tiṇṇavicikicchā vigatakathaṅkathā vesārajjappattā aparappaccayā satthusāsane viharantī”ti.

“Sace hi, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavaṁyeva gotamo ārādhako abhavissa, no ca kho bhikkhū ārādhakā abhavissaṁsu; evamidaṁ brahmacariyaṁ aparipūraṁ abhavissa tenaṅgena. Yasmā ca kho, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako bhikkhū ca ārādhakā; evamidaṁ brahmacariyaṁ paripūraṁ tenaṅgena.

Sace hi, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako abhavissa, bhikkhū ca ārādhakā abhavissaṁsu, no ca kho bhikkhuniyo ārādhikā abhavissaṁsu; evamidaṁ brahmacariyaṁ aparipūraṁ abhavissa tenaṅgena. Yasmā ca kho, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako, bhikkhū ca ārādhakā, bhikkhuniyo ca ārādhikā; evamidaṁ brahmacariyaṁ paripūraṁ tenaṅgena. Sace hi, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako abhavissa, bhikkhū ca ārādhakā abhavissaṁsu, bhikkhuniyo ca ārādhikā abhavissaṁsu, no ca kho upāsakā gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā abhavissaṁsu; evamidaṁ brahmacariyaṁ aparipūraṁ abhavissa tenaṅgena. Yasmā ca kho, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako, bhikkhū ca ārādhakā, bhikkhuniyo ca ārādhikā, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā; evamidaṁ brahmacariyaṁ paripūraṁ tenaṅgena. Sace hi, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako abhavissa, bhikkhū ca ārādhakā abhavissaṁsu, bhikkhuniyo ca ārādhikā abhavissaṁsu, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā abhavissaṁsu, no ca kho upāsakā gihī odātavasanā kāmabhogino ārādhakā abhavissaṁsu; evamidaṁ brahmacariyaṁ aparipūraṁ abhavissa tenaṅgena. Yasmā ca kho, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako, bhikkhū ca ārādhakā, bhikkhuniyo ca ārādhikā, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā, upāsakā ca gihī odātavasanā kāmabhogino ārādhakā; evamidaṁ brahmacariyaṁ paripūraṁ tenaṅgena. Sace hi, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako abhavissa, bhikkhū ca ārādhakā abhavissaṁsu, bhikkhuniyo ca ārādhikā abhavissaṁsu, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā abhavissaṁsu, upāsakā ca gihī odātavasanā kāmabhogino ārādhakā abhavissaṁsu, no ca kho upāsikā gihiniyo odātavasanā brahmacāriniyo ārādhikā abhavissaṁsu; evamidaṁ brahmacariyaṁ aparipūraṁ abhavissa tenaṅgena. Yasmā ca kho, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako, bhikkhū ca ārādhakā, bhikkhuniyo ca ārādhikā, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā, upāsakā ca gihī odātavasanā kāmabhogino ārādhakā, upāsikā ca gihiniyo odātavasanā brahmacāriniyo ārādhikā; evamidaṁ brahmacariyaṁ paripūraṁ tenaṅgena.

Sace hi, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako abhavissa, bhikkhū ca ārādhakā abhavissaṁsu, bhikkhuniyo ca ārādhikā abhavissaṁsu, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā abhavissaṁsu, upāsakā ca gihī odātavasanā kāmabhogino ārādhakā abhavissaṁsu, upāsikā ca gihiniyo odātavasanā brahmacāriniyo ārādhikā abhavissaṁsu, no ca kho upāsikā gihiniyo odātavasanā kāmabhoginiyo ārādhikā abhavissaṁsu; evamidaṁ brahmacariyaṁ aparipūraṁ abhavissa tenaṅgena. Yasmā ca kho, bho gotama, imaṁ dhammaṁ bhavañceva gotamo ārādhako, bhikkhū ca ārādhakā, bhikkhuniyo ca ārādhikā, upāsakā ca gihī odātavasanā brahmacārino ārādhakā, upāsakā ca gihī odātavasanā kāmabhogino ārādhakā, upāsikā ca gihiniyo odātavasanā brahmacāriniyo ārādhikā, upāsikā ca gihiniyo odātavasanā kāmabhoginiyo ārādhikā; evamidaṁ brahmacariyaṁ paripūraṁ tenaṅgena.

Seyyathāpi, bho gotama, gaṅgā nadī samuddaninnā samuddapoṇā samuddapabbhārā samuddaṁ āhacca tiṭṭhati, evamevāyaṁ bhoto gotamassa parisā sagahaṭṭhapabbajitā nibbānaninnā nibbānapoṇā nibbānapabbhārā nibbānaṁ āhacca tiṭṭhati.

Abhikkantaṁ, bho gotama …pe… esāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṁ bhoto gotamassa santike pabbajjaṁ, labheyyaṁ upasampadan”ti.

“Yo kho, vaccha, aññatitthiyapubbo imasmiṁ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajjaṁ, ākaṅkhati upasampadaṁ, so cattāro māse parivasati. Catunnaṁ māsānaṁ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya; api ca mettha puggalavemattatā viditā”ti.

“Sace, bhante, aññatitthiyapubbā imasmiṁ dhammavinaye ākaṅkhantā pabbajjaṁ, ākaṅkhantā upasampadaṁ cattāro māse parivasanti, catunnaṁ māsānaṁ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya; ahaṁ cattāri vassāni parivasissāmi. Catunnaṁ vassānaṁ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājentu upasampādentu bhikkhubhāvāyā”ti. Alattha kho vacchagotto paribbājako bhagavato santike pabbajjaṁ alattha upasampadaṁ.

Acirūpasampanno kho panāyasmā vacchagotto addhamāsūpasampanno yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā vacchagotto bhagavantaṁ etadavoca: “yāvatakaṁ, bhante, sekhena ñāṇena sekhāya vijjāya pattabbaṁ, anuppattaṁ taṁ mayā; uttari ca me bhagavā dhammaṁ desetū”ti. Variant: uttari ca me → uttariṁ me (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Tena hi tvaṁ, vaccha, dve dhamme uttari bhāvehi—samathañca vipassanañca. Ime kho te, vaccha, dve dhammā uttari bhāvitā—samatho ca vipassanā ca—anekadhātupaṭivedhāya saṁvattissanti.

So tvaṁ, vaccha, yāvadeva ākaṅkhissasi: Variant: yāvadeva → yāvade (pts1ed) ‘anekavihitaṁ iddhividhaṁ paccanubhaveyyaṁ—ekopi hutvā bahudhā assaṁ, bahudhāpi hutvā eko assaṁ; āvibhāvaṁ, tirobhāvaṁ; tirokuṭṭaṁ tiropākāraṁ tiropabbataṁ asajjamāno gaccheyyaṁ, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṁ kareyyaṁ, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāne gaccheyyaṁ, seyyathāpi pathaviyaṁ; ākāsepi pallaṅkena kameyyaṁ, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṁmahiddhike evaṁmahānubhāve pāṇinā parimaseyyaṁ, parimajjeyyaṁ; yāva brahmalokāpi kāyena vasaṁ vatteyyan’ti, tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇissasi, sati satiāyatane.

So tvaṁ, vaccha, yāvadeva ākaṅkhissasi: ‘dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇeyyaṁ—dibbe ca mānuse ca, ye dūre santike cā’ti, tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇissasi, sati satiāyatane.

So tvaṁ, vaccha, yāvadeva ākaṅkhissasi: ‘parasattānaṁ parapuggalānaṁ cetasā ceto paricca pajāneyyaṁ—sarāgaṁ vā cittaṁ sarāgaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vītarāgaṁ vā cittaṁ vītarāgaṁ cittanti pajāneyyaṁ; sadosaṁ vā cittaṁ sadosaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vītadosaṁ vā cittaṁ vītadosaṁ cittanti pajāneyyaṁ; samohaṁ vā cittaṁ samohaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vītamohaṁ vā cittaṁ vītamohaṁ cittanti pajāneyyaṁ; saṅkhittaṁ vā cittaṁ saṅkhittaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vikkhittaṁ vā cittaṁ vikkhittaṁ cittanti pajāneyyaṁ; mahaggataṁ vā cittaṁ mahaggataṁ cittanti pajāneyyaṁ, amahaggataṁ vā cittaṁ amahaggataṁ cittanti pajāneyyaṁ; sauttaraṁ vā cittaṁ sauttaraṁ cittanti pajāneyyaṁ, anuttaraṁ vā cittaṁ anuttaraṁ cittanti pajāneyyaṁ; samāhitaṁ vā cittaṁ samāhitaṁ cittanti pajāneyyaṁ, asamāhitaṁ vā cittaṁ asamāhitaṁ cittanti pajāneyyaṁ; vimuttaṁ vā cittaṁ vimuttaṁ cittanti pajāneyyaṁ, avimuttaṁ vā cittaṁ avimuttaṁ cittanti pajāneyyan’ti, tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇissasi, sati satiāyatane.

So tvaṁ, vaccha, yāvadeva ākaṅkhissasi: ‘anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussareyyaṁ, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṁsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi; anekepi saṁvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṁvaṭṭavivaṭṭakappe—amutrāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṁ; tatrāpāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti; iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussareyyan’ti, tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇissasi, sati satiāyatane.

So tvaṁ, vaccha, yāvadeva ākaṅkhissasi: ‘dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṁ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyaṁ—ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā; ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannāti; iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṁ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyan’ti, tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇissasi, sati satiāyatane.

So tvaṁ, vaccha, yāvadeva ākaṅkhissasi: ‘āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyan’ti, tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇissasi, sati satiāyatane”ti.

Atha kho āyasmā vacchagotto bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi.

Atha kho āyasmā vacchagotto eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā vacchagotto arahataṁ ahosi.

Tena kho pana samayena sambahulā bhikkhū bhagavantaṁ dassanāya gacchanti. Addasā kho āyasmā vacchagotto te bhikkhū dūratova āgacchante. Disvāna yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavoca: “handa kahaṁ pana tumhe āyasmanto gacchathā”ti?

“Bhagavantaṁ kho mayaṁ, āvuso, dassanāya gacchāmā”ti.

“Tenahāyasmanto mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandatha, evañca vadetha: ‘vacchagotto, bhante, bhikkhu bhagavato pāde sirasā vandati, evañca vadeti—pariciṇṇo me bhagavā, pariciṇṇo me sugato’”ti.

“Evamāvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato vacchagottassa paccassosuṁ. Atha kho te bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “āyasmā, bhante, vacchagotto bhagavato pāde sirasā vandati, evañca vadeti: ‘pariciṇṇo me bhagavā, pariciṇṇo me sugato’”ti.

“Pubbeva me, bhikkhave, vacchagotto bhikkhu cetasā ceto paricca vidito: ‘tevijjo vacchagotto bhikkhu mahiddhiko mahānubhāvo’ti. Devatāpi me etamatthaṁ ārocesuṁ: ‘tevijjo, bhante, vacchagotto bhikkhu mahiddhiko mahānubhāvo’”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Mahāvacchasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.

Mahāvacchagotta Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC