Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Aggivacchagotta sutta

72

.

Kinh Dạy Vacchagotta về lửa

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là một, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là một, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là khác, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là khác, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?, Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”. Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”? Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”. Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”? Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”. Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?, Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”… Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?, Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng” Tôn giả Gotama thấy có sự nguy hại gì mà Ngài không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến này như vậy?

— Này Vaccha, nghĩ rằng: “Thế giới là thường trú”, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Này Vaccha, nghĩ rằng: “Thế giới là thường trú”… “Thế giới là vô thường”… “Thế giới là hữu biên”… “Thế giới là vô biên”… “Sinh mạng và thân thể là một”… “Sinh mạng và thân thể là khác”… “Như Lai có tồn tại sau khi chết”… “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”… “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết”… Này Vaccha, nghĩ rằng: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà Ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy.

— Nhưng Tôn giả Gotama có tà kiến nào không?

— Này Vaccha, tà kiến đã được Như Lai đoạn trừ. Nhưng này Vaccha, đây là điều Như Lai đã thấy: “Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt; đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt; đây là tưởng, đây là tưởng tập, đây là tưởng diệt; đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt; đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt”. Do vậy, ta nói rằng, với sự đoạn trừ, ly tham, đoạn diệt, xả bỏ, vứt bỏ tất cả ảo tưởng của tất cả hôn mê, của tất cả ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên, mà Như Lai được giải thoát, không còn chấp thủ.

— Thưa Tôn giả Gotama, một Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi chỗ nào?

— Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?

— Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?

— Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi?

— Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Khi được hỏi: “Tôn giả Gotama, vị Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi tại chỗ nào?”, Tôn giả đáp: “Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Khi được hỏi: “Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?” Tôn giả đáp: “Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Khi được hỏi: “Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?”, Tôn giả đáp: “Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Khi được hỏi: “Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi?”, Tôn giả đáp: “Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Thưa Tôn giả Gotama, tôi trở thành vô tri về điểm này, tôi trở thành mê mờ về điểm này, và một số tin tưởng tôi đã có đối với Tôn giả Gotama do các cuộc đàm thoại lúc trước đem lại, nay đã biến mất nơi tôi.

— Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông)! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Thật rất khó cho Ông có thể hiểu được, khi Ông thuộc tri kiến khác, kham nhẫn khác, lý tưởng khác, hành trì khác, đạo sư khác. Và này Vaccha, nay Ta trở lại hỏi Ông. Hãy trả lời nếu Ông kham nhẫn. Này Vaccha, Ông nghĩ thế nào? Nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt Ông, Ông có biết: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi?”

— Tôn giả Gotama, nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, tôi có biết: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi”?

— Nhưng nếu, này Vaccha, có người hỏi Ông như sau: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?”, nếu được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời như thế nào?

— Thưa Tôn giả Gotama, nếu có người hỏi tôi như sau: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?”, nếu được hỏi vậy, thưa Tôn giả Gotama, tôi sẽ trả lời như sau: “Ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, ngọn lửa này cháy đỏ do duyên nhiên liệu cỏ và củi”.

— Này Vaccha, nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt Ông, Ông có biết: “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi?”

— Tôn giả Gotama, nếu ngọn lửa ấy được tắt trước mặt tôi, tôi sẽ biết: “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi”.

— Này Vaccha, nếu có người hỏi Ông như sau: “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt Ông, ngọn lửa ấy từ đây đã đi về phương hướng nào, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc, hay phương Nam?”, được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời thế nào?

— Không có thể áp dụng ở đây, Tôn giả Gotama. Vì rằng, này Tôn giả Gotama, ngọn lửa ấy đã cháy vì duyên nhiên liệu cỏ và củi. Khi cỏ và củi ấy hết và vì không có nhiên liệu khác, nên được xem là không có nhiên liệu, đã bị tắt.

— Cũng vậy, này Vaccha, do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do thọ này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, thọ ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thọ, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do tưởng này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, tưởng ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là tưởng, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do những hành này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, các hành ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát những cái gọi là hành, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên, không có áp dụng.

Do thức này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, cái thức ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt được tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thức, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, như một cây tala lớn, không xa làng hay thị trấn, vì vô thường nên cành lá rơi rụng, vỏ và đọt non rơi rụng, giác cây rơi rụng và sau một thời gian, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rơi rụng, với giác cây rơi rụng, cây ấy thuần tịnh chỉ còn lại lõi cây. Cũng vậy, lời nói này của Tôn giả Gotama, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rụng, với giác cây rơi rụng, lời nói ấy thuần tịnh, chỉ còn lại lõi cây.

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

Aggivacchagotta sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Atha kho vacchagotto paribbājako yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho vacchagotto paribbājako bhagavantaṁ etadavoca:

“Kiṁ nu kho, bho gotama, ‘sassato loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti? Variant: evaṁdiṭṭhi → evaṁdiṭṭhī (bj, sya1ed, sya2ed, km, mr)

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘sassato loko, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ pana, bho gotama, ‘asassato loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘asassato loko, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ nu kho, bho gotama, ‘antavā loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘antavā loko, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ pana, bho gotama, ‘anantavā loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘anantavā loko, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ nu kho, bho gotama, ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ pana, bho gotama, ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ nu kho, bho gotama, ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ pana, bho gotama, ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ nu kho, bho gotama, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“Kiṁ pana, bho gotama, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo”ti?

“Na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi: ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’”ti.

“‘Kiṁ nu kho, bho gotama, sassato loko, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—sassato loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. Variant: moghamaññan’ti vadesi → moghamaññantīti vadesi (bj); moghamaññanti iti vadesi (?) ‘Kiṁ pana, bho gotama, asassato loko, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—asassato loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ nu kho, bho gotama, antavā loko, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—antavā loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ pana, bho gotama, anantavā loko, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—anantavā loko, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ nu kho, bho gotama, taṁ jīvaṁ taṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—taṁ jīvaṁ taṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ pana, bho gotama, aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīraṁ, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ nu kho, bho gotama, hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ pana, bho gotama, na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ nu kho, bho gotama, hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. ‘Kiṁ pana, bho gotama, neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññanti—evaṁdiṭṭhi bhavaṁ gotamo’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho ahaṁ, vaccha, evaṁdiṭṭhi—neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā, idameva saccaṁ moghamaññan’ti vadesi. Kiṁ pana bho gotamo ādīnavaṁ sampassamāno evaṁ imāni sabbaso diṭṭhigatāni anupagato”ti?

“‘Sassato loko’ti kho, vaccha, diṭṭhigatametaṁ diṭṭhigahanaṁ diṭṭhikantāro diṭṭhivisūkaṁ diṭṭhivipphanditaṁ diṭṭhisaṁyojanaṁ sadukkhaṁ savighātaṁ saupāyāsaṁ sapariḷāhaṁ, na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṁvattati. Variant: diṭṭhikantāro → diṭṭhikantāraṁ (bj, pts1ed) ‘Asassato loko’ti kho, vaccha …pe… ‘antavā loko’ti kho, vaccha …pe… ‘anantavā loko’ti kho, vaccha …pe… ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti kho, vaccha …pe… ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti kho, vaccha …pe… ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti kho, vaccha …pe… ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti kho, vaccha …pe… ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti kho, vaccha …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti kho, vaccha, diṭṭhigatametaṁ diṭṭhigahanaṁ diṭṭhikantāro diṭṭhivisūkaṁ diṭṭhivipphanditaṁ diṭṭhisaṁyojanaṁ sadukkhaṁ savighātaṁ saupāyāsaṁ sapariḷāhaṁ, na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṁvattati. Imaṁ kho ahaṁ, vaccha, ādīnavaṁ sampassamāno evaṁ imāni sabbaso diṭṭhigatāni anupagato”ti.

“Atthi pana bhoto gotamassa kiñci diṭṭhigatan”ti?

“Diṭṭhigatanti kho, vaccha, apanītametaṁ tathāgatassa. Diṭṭhañhetaṁ, vaccha, tathāgatena: ‘iti rūpaṁ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṁ samudayo, iti saṅkhārānaṁ atthaṅgamo; iti viññāṇaṁ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti. Tasmā tathāgato sabbamaññitānaṁ sabbamathitānaṁ sabbaahaṅkāramamaṅkāramānānusayānaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā anupādā vimuttoti vadāmī”ti.

“Evaṁ vimuttacitto pana, bho gotama, bhikkhu kuhiṁ upapajjatī”ti?

“Upapajjatīti kho, vaccha, na upeti”.

“Tena hi, bho gotama, na upapajjatī”ti?

“Na upapajjatīti kho, vaccha, na upeti”.

“Tena hi, bho gotama, upapajjati ca na ca upapajjatī”ti?

“Upapajjati ca na ca upapajjatīti kho, vaccha, na upeti”.

“Tena hi, bho gotama, neva upapajjati na na upapajjatī”ti?

“Neva upapajjati na na upapajjatīti kho, vaccha, na upeti”.

“‘Evaṁ vimuttacitto pana, bho gotama, bhikkhu kuhiṁ upapajjatī’ti iti puṭṭho samāno ‘upapajjatīti kho, vaccha, na upetī’ti vadesi. ‘Tena hi, bho gotama, na upapajjatī’ti iti puṭṭho samāno ‘na upapajjatīti kho, vaccha, na upetī’ti vadesi. ‘Tena hi, bho gotama, upapajjati ca na ca upapajjatī’ti iti puṭṭho samāno ‘upapajjati ca na ca upapajjatīti kho, vaccha, na upetī’ti vadesi. ‘Tena hi, bho gotama, neva upapajjati na na upapajjatī’ti iti puṭṭho samāno ‘neva upapajjati na na upapajjatīti kho, vaccha, na upetī’ti vadesi. Etthāhaṁ, bho gotama, aññāṇamāpādiṁ, ettha sammohamāpādiṁ. Yāpi me esā bhoto gotamassa purimena kathāsallāpena ahu pasādamattā sāpi me etarahi antarahitā”ti.

“Alañhi te, vaccha, aññāṇāya, alaṁ sammohāya. Gambhīro hāyaṁ, vaccha, dhammo duddaso duranubodho santo paṇīto atakkāvacaro nipuṇo paṇḍitavedanīyo. So tayā dujjāno aññadiṭṭhikena aññakhantikena aññarucikena aññatrayogena aññatrācariyakena.

Tena hi, vaccha, taññevettha paṭipucchissāmi; yathā te khameyya tathā naṁ byākareyyāsi.

Taṁ kiṁ maññasi, vaccha, sace te purato aggi jaleyya, jāneyyāsi tvaṁ: ‘ayaṁ me purato aggi jalatī’”ti?

“Sace me, bho gotama, purato aggi jaleyya, jāneyyāhaṁ: ‘ayaṁ me purato aggi jalatī’”ti.

“Sace pana taṁ, vaccha, evaṁ puccheyya: ‘yo te ayaṁ purato aggi jalati ayaṁ aggi kiṁ paṭicca jalatī’ti, evaṁ puṭṭho tvaṁ, vaccha, kinti byākareyyāsī”ti?

“Sace maṁ, bho gotama, evaṁ puccheyya:

‘yo te ayaṁ purato aggi jalati ayaṁ aggi kiṁ paṭicca jalatī’ti, evaṁ puṭṭho ahaṁ, bho gotama, evaṁ byākareyyaṁ: ‘yo me ayaṁ purato aggi jalati ayaṁ aggi tiṇakaṭṭhupādānaṁ paṭicca jalatī’”ti.

“Sace te, vaccha, purato so aggi nibbāyeyya, jāneyyāsi tvaṁ: ‘ayaṁ me purato aggi nibbuto’”ti?

“Sace me, bho gotama, purato so aggi nibbāyeyya, jāneyyāhaṁ: ‘ayaṁ me purato aggi nibbuto’”ti.

“Sace pana taṁ, vaccha, evaṁ puccheyya: ‘yo te ayaṁ purato aggi nibbuto so aggi ito katamaṁ disaṁ gato—puratthimaṁ vā dakkhiṇaṁ vā pacchimaṁ vā uttaraṁ vā’ti, evaṁ puṭṭho tvaṁ, vaccha, kinti byākareyyāsī”ti?

“Na upeti, bho gotama, yañhi so, bho gotama, aggi tiṇakaṭṭhupādānaṁ paṭicca ajali tassa ca pariyādānā aññassa ca anupahārā anāhāro nibbutotveva saṅkhyaṁ gacchatī”ti. Variant: ajali → jalati (sya-all, km, mr)

“Evameva kho, vaccha, yena rūpena tathāgataṁ paññāpayamāno paññāpeyya taṁ rūpaṁ tathāgatassa pahīnaṁ ucchinnamūlaṁ tālāvatthukataṁ anabhāvaṅkataṁ āyatiṁ anuppādadhammaṁ. Rūpasaṅkhayavimutto kho, vaccha, tathāgato gambhīro appameyyo duppariyogāḷho—seyyathāpi mahāsamuddo. Upapajjatīti na upeti, na upapajjatīti na upeti, upapajjati ca na ca upapajjatīti na upeti, neva upapajjati na na upapajjatīti na upeti.

Yāya vedanāya tathāgataṁ paññāpayamāno paññāpeyya sā vedanā tathāgatassa pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā. Vedanāsaṅkhayavimutto kho, vaccha, tathāgato gambhīro appameyyo duppariyogāḷho—seyyathāpi mahāsamuddo. Upapajjatīti na upeti, na upapajjatīti na upeti, upapajjati ca na ca upapajjatīti na upeti, neva upapajjati na na upapajjatīti na upeti. Yāya saññāya tathāgataṁ paññāpayamāno paññāpeyya sā saññā tathāgatassa pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā. Saññāsaṅkhayavimutto kho, vaccha, tathāgato gambhīro appameyyo duppariyogāḷho—seyyathāpi mahāsamuddo. Upapajjatīti na upeti, na upapajjatīti na upeti, upapajjati ca na ca upapajjatīti na upeti, neva upapajjati na na upapajjatīti na upeti. Yehi saṅkhārehi tathāgataṁ paññāpayamāno paññāpeyya te saṅkhārā tathāgatassa pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā. Saṅkhārasaṅkhayavimutto kho, vaccha, tathāgato gambhīro appameyyo duppariyogāḷho—seyyathāpi mahāsamuddo. Upapajjatīti na upeti, na upapajjatīti na upeti, upapajjati ca na ca upapajjatīti na upeti, neva upapajjati na na upapajjatīti na upeti. Yena viññāṇena tathāgataṁ paññāpayamāno paññāpeyya taṁ viññāṇaṁ tathāgatassa pahīnaṁ ucchinnamūlaṁ tālāvatthukataṁ anabhāvaṅkataṁ āyatiṁ anuppādadhammaṁ. Viññāṇasaṅkhayavimutto kho, vaccha, tathāgato gambhīro appameyyo duppariyogāḷho—seyyathāpi mahāsamuddo. Upapajjatīti na upeti, na upapajjatīti na upeti, upapajjati ca na ca upapajjatīti na upeti, neva upapajjati na na upapajjatīti na upetī”ti.

Evaṁ vutte, vacchagotto paribbājako bhagavantaṁ etadavoca:

“seyyathāpi, bho gotama, gāmassa vā nigamassa vā avidūre mahāsālarukkho. Tassa aniccatā sākhāpalāsā palujjeyyuṁ, tacapapaṭikā palujjeyyuṁ, pheggū palujjeyyuṁ; Variant: pheggū palujjeyyuṁ → pheggu palujjeyya (bj, sya-all, km, pts1ed) | sākhāpalāsā palujjeyyuṁ → sākhāpalāsaṁ palujjeyya (bj, sya1ed, sya2ed, km, pts1ed) so aparena samayena apagatasākhāpalāso apagatatacapapaṭiko apagataphegguko suddho assa, sāre patiṭṭhito; evameva bhoto gotamassa pāvacanaṁ apagatasākhāpalāsaṁ apagatatacapapaṭikaṁ apagatapheggukaṁ suddhaṁ, sāre patiṭṭhitaṁ.

Abhikkantaṁ, bho gotama …pe… upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

Aggivacchasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.

Aggivacchagotta sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC