Assalāyana Sutta
.
Kinh Assalāyana
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều quốc độ khác nhau trú tại Savatthi vì một vài công việc. Những vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: “Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể cùng với Sa-môn Gotama thảo luận vấn đề này?”
Lúc bấy giờ thanh niên Assalayana trú ở Savatthi, trẻ tuổi, đầu cạo trọc, chỉ có mười sáu tuổi, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Rồi các Bà-la-môn ấy suy nghĩ: “Thanh niên Assalayana này trú ở Savatthi, trẻ tuổi, đầu cạo trọc, chỉ có mười sáu tuổi, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị ấy có thể thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này”. Rồi những Bà-la-môn ấy đi đến thanh niên Assalayana, sau khi đến nói với thanh niên Assalayana:
— Tôn giả Assalayana, Sa-môn Gotama chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Tôn giả Assalayana hãy đến thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Assalayana nói với các Bà-la-môn ấy:
— Sa-môn Gotama là vị nói đúng pháp. Và những ai nói đúng pháp thật rất khó thảo luận. Tôi không có thể thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này.
Lần thứ hai các Bà-la-môn nói với thanh niên Assalayana:
— Tôn giả Assalayana, Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Tôn giả Assalayana hãy đến thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này. Tôn giả Assalayana đã sống đời sống của vị du hành khất sĩ.
Lần thứ hai, thanh niên Assalayana nói với các vị Bà-la-môn ấy:
— Sa-môn Gotama là bậc nói đúng pháp. Và những người nói đúng pháp thật rất khó thảo luận. Tôi không có thể thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này.
Lần thứ ba, những vị Bà-la-môn ấy nói với thanh niên Assalayana:
— Tôn giả Assalayana, Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Tôn giả Assalayana, hãy đến thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này. Tôn giả Assalayana đã sống đời sống của vị du hành khất sĩ. Tôn giả Assalayana chớ có bị chiến bại trong một cuộc chiến bại không có binh khí chống cự.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Assalayana nói với các vị Bà-la-môn ấy:
— Thật sự tôi không chấp nhận được (lời yêu cầu) chư Tôn giả. Tôn giả Gotama là bậc nói đúng pháp. Và những ai nói đúng pháp thật rất khó thảo luận. Tôi không có thể thảo luận với Sa-môn Gotama về vấn đề này. Tuy vậy tôi cũng sẽ đi, như lời chư Tôn giả yêu cầu.
Rồi thanh niên Assalayana cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Assalayana bạch Thế Tôn:
— Thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn nói như sau: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là màu da trắng, giai cấp khác là màu da đen; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp phi Bà-la-môn không được như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính thống Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự Phạm thiên”. Ở đây, Tôn giả Gotama nói thế nào?
— Nhưng này Assalayana, các nữ Bà-la-môn, vợ các Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con, có cho con bú. Dầu vậy, các vị Bà-la-môn ấy sanh ra từ nữ căn lại nói: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có Bà-la-môn là màu da trắng, giai cấp khác là màu da đen; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp phi Bà-la-môn không được như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính thống Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Dầu Tôn giả Gotama có nói như vậy, nhưng các vị Bà-la-môn vẫn tự nghĩ rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ông có nghe chăng? Tại các biên địa quốc độ khác như Yona và Kamboja, chỉ có hai giai cấp: chủ nhân và đầy tớ. Sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ; sau khi làm đầy tớ, lại trở thành chủ nhân?
— Thưa vâng, con có nghe. Trong các quốc độ biên địa như Yona, Kamboja, chỉ có hai giai cấp: chủ nhân và đầy tớ. Sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ, sau khi làm đầy tớ, lại trở thành chủ nhân.
— Ở đây, này Assalayana, do sức mạnh gì, do xác tín gì của các Bà-la-môn, mà ở đây các vị Bà-la-môn lại nói: “Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”?
— Dầu Tôn giả Gotama có nói như vậy, nhưng ở đây vị Bà-la-môn vẫn nghĩ như sau: “Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Chỉ có người Khattiya (Sát-đế-lỵ) sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến: sau khi thân hoại mạng chung mới bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Bà-la-môn không phải như vậy? Và chỉ có người Vessa và người Sudda sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham tâm, có sân tâm, có tà kiến, sau khi thân hoại mang chung, mới bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các Bà-la-môn không phải như vậy?
— Không phải như vậy, Tôn giả Gotama. Người Khattiya cũng vậy, Tôn giả Gotama, nếu sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham tâm, có sân tâm, có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, cũng bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Bà-la-môn cũng vậy, Tôn giả Gotama, Vessa cũng vậy, Tôn giả Gotama, Sudda cũng vậy, Tôn giả Gotama. Tất cả bốn giai cấp, Tôn giả Gotama, nếu sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham tâm, có sân tâm, có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
— Ở đây, này Assalayana, do sức mạnh gì, do xác tín gì của Bà-la-môn, mà các Bà-la-môn lại nói: “Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”?
— Dầu Tôn giả Sa-môn có nói như vậy, nhưng ở đây, các Bà-la-môn vẫn nghĩ như sau: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Chỉ có Bà-la-môn từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Khattiya không được vậy, Vessa không được vậy, Sudda không được vậy?
— Không phải vậy, Tôn giả Gotama. Khattiya cũng vậy, Tôn giả Gotama, nếu từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến, thì sau khi thân hoại mạng chung cũng được sanh vào thiện thú, Thiên giới; cõi đời này. Bà-la-môn cũng vậy, Tôn giả Gotama; Vessa cũng vậy, Tôn giả Gotama; Sudda cũng vậy, Tôn giả Gotama. Tất cả bốn giai cấp, Tôn giả Gotama, nếu từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến, thì sau khi thân hoại mạng chung, đều được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
— Ở đây, này Assalayana, do sức mạnh gì, do xác tín gì của Bà-la-môn, mà các Bà-la-môn lại nói: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”?
— Dầu Tôn giả Gotama có nói như vậy, nhưng ở đây, các Bà-la-môn vẫn nghĩ rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Chỉ có Bà-la-môn mới có thể trong quốc độ này tu tập từ tâm, không hận, không sân, Khattiya không thể được, Vessa không thể được, Sudda không thể được?
— Không phải vậy, Tôn giả Gotama. Khattiya, Tôn giả Gotama, cũng có thể trong quốc độ này tu tập từ tâm, không hận, không sân. Bà-la-môn cũng vậy, Tôn giả Gotama; Vessa cũng vậy, Tôn giả Gotama; Sudda cũng vậy, Tôn giả Gotama. Tất cả bốn giai cấp, Tôn giả Gotama, đều có thể trong quốc độ này tu tập từ tâm, không hận, không sân.
— Ở đây, này Assalayana, do sức mạnh gì, do xác tín gì của Bà-la-môn, mà ở đây các Bà-la-môn lại nói như sau: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”?
— Dầu Tôn giả Gotama có nói như vậy, nhưng ở đây các Bà-la-môn vẫn nghĩ rằng: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Chỉ có Bà-la-môn mới có thể, sau khi cầm cào lưng và bột tắm đi đến sông tắm sạch bụi bặm, Khattiya không thể được, Vessa không thể được, Sudda không thể được?
— Không phải vậy, thưa Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama, Khattiya cũng có thể, sau khi cầm cào lưng và bột tắm, đi đến sông tắm sạch bụi bặm. Bà-la-môn cũng vậy, Tôn giả Gotama; Vessa cũng vậy, Tôn giả Gotama; Sudda cũng vậy, Tôn giả Gotama. Tất cả bốn giai cấp, Tôn giả Gotama, đều có thể, sau khi cầm cào lưng và bột tắm, đi đến sông tắm sạch bụi bặm.
— Ở đây, này Assalayana, do sức mạnh gì, xác tín gì của các Bà-la-môn, mà ở đây các Bà-la-môn lại nói như sau: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”?
— Dầu Tôn giả Gotama có nói như vậy, nhưng ở đây các Bà-la-môn vẫn nghĩ như sau: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, nếu có vua Khattiya đã làm lễ quán đảnh, cho hội họp một trăm người thuộc nhiều chủng tánh khác nhau và nói: “Quý vị hãy đến đây, quý vị nào thuộc gia đình Khattiya, thuộc gia đình Bà-la-môn, sanh ra từ hoàng tộc, hãy đem đến phần trên của đồ quay lửa, bằng cây sala, hay cây salala, hay cây chiên-đàn, hay cây sen, quay cho lửa và sức nóng hiện ra. Còn những người thuộc gia đình Chiên-đà-la (hạ tiện), thuộc gia đình săn bắn, thuộc gia đình làm đồ tre, thuộc gia đình làm xe cộ, thuộc gia đình đổ phân, hãy đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa làm bằng gỗ máng chó ăn, hay máng heo ăn, hay máng giặt đồ, hay củi khô từ cây y lan (elanda: cây thu đủ thầu dầu), và quay cho bậc lửa và sức nóng hiện ra”.
Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Có phải chỉ có ngọn lửa được nhen lên và sức nóng được tạo ra từ người thuộc gia đình Khattiya, thuộc gia đình Bà-la-môn sanh từ hoàng tộc, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa, làm bằng cây sala, hay cây salala, hay cây chiên-đàn, hay cây sen, chỉ có lửa ấy mới có ngọn, mới có màu sắc, mới có ánh sáng, và chỉ có ngọn lửa ấy mới dùng được vào các công việc do lửa đem lại. Còn ngọn lửa được nhen lên và sức nóng được tạo ra từ người thuộc gia đình hạ tiện, thuộc gia đình săn bắn, thuộc gia đình làm đồ tre, thuộc gia đình làm xe cộ, thuộc gia đình làm đổ phân, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa làm bằng gỗ máng chó ăn, hay máng heo ăn, hay máng giặt đồ, hay củi khô từ cây y-lan, lửa ấy không có ngọn, không có màu sắc, không có ánh sáng, và ngọn lửa ấy không có thể dùng được vào các công việc do lửa đem lại?
— Không phải vậy, thưa Tôn giả Gotama. Ngọn lửa được nhen lên, sức nóng được tạo ra, Tôn giả Gotama, từ người thuộc gia đình Khattiya, thuộc gia đình Bà-la-môn sanh từ hoàng tộc, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa, làm bằng cây sala, hay cây salala, hay cây chiên-đàn, hay cây sen, lửa ấy có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, ngọn lửa ấy dùng được vào các công việc do lửa đem lại. Và ngọn lửa được nhen lên, và sức nóng được tạo ra từ người thuộc gia đình hạ tiện, thuộc gia đình săn bắn, thuộc gia đình làm đồ tre, thuộc gia đình làm xe cộ, thuộc gia đình đổ phân, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa, làm bằng gỗ máng chó ăn, hay máng heo ăn, hay máng giặt đồ, hay củi khô từ cây y-lan, lửa ấy cũng có ngọn, cũng có màu sắc, cũng có ánh sáng, và ngọn lửa ấy có thể dùng được vào công việc do lửa đem lại. Thưa Tôn giả Gotama, tất cả loại lửa đều có ngọn, đều có màu sắc, đều có ánh sáng; tất cả loại lửa đều có thể được dùng vào các công việc do lửa đem lại.
— Ở đây, này Assalayana, do sức mạnh gì, do xác tín gì của các Bà-la-môn mà các Bà-la-môn ở đây lại nói: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính thống Phạm thiên, sanh ra từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự Phạm thiên”?
— Dầu Tôn giả Gotama có nói như vậy, nhưng ở đây các Bà-la-môn vẫn nghĩ như sau: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ở đây một nam tử Khattiya cưới một nữ nhân Bà-la-môn làm vợ. Do hôn phối này, họ sanh được đứa con trai. Ðứa con trai ấy sanh ra từ nam tử Khattiya và nữ nhân Bà-la-môn. Nó giống mẹ nó hay giống cha nó; nó được gọi là Khattiya hay được gọi là Ba La Môn?
— Thưa Tôn giả Gotama, đứa con trai ấy sanh ra từ nam tử Khattiya và nữ nhân Bà-la-môn; nó giống mẹ nó và cũng giống cha nó, và được gọi là Khattiya và cũng được gọi là Bà-la-môn.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một nam tử Bà-la-môn cưới một nữ nhân Khattiya và do hôn phối này, họ sanh được đứa con trai. Người con trai ấy được sanh từ nam tử Bà-la-môn và nữ nhân Khattiya; nó giống mẹ nó, hay giống cha nó; nó được gọi là Khattiya, (hay) cũng được gọi là Bà-la-môn?
— Thưa Tôn giả Gotama, người con trai sanh ra từ nam tử Bà-la-môn và nữ nhân Khattiya; nó giống mẹ nó; và giống cha nó, và nó được gọi là Khattiya, và cũng được gọi là Bà-la-môn.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có con ngựa cái giao phối với con lừa. Do sự giao phối này, chúng sanh được con la. Con la ấy sanh ra từ con ngựa cái và con lừa; nó giống mẹ nó, hay giống cha nó; nó được gọi là ngựa, hay nó được gọi là lừa?
— Tôn giả Gotama, do sự giao phối khác giống như vậy, nó là con la. Ðó là sự sai khác, thưa Tôn giả Gotama, mà tôi thấy ở đây. Nhưng ở chỗ khác, đối với sự vật khác, tôi không thấy sai biệt gì.
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có hai anh em thanh niên, đồng mẹ khác cha; một người đọc tụng, thông hiểu Thánh điển; một người không đọc tụng, không hiểu Thánh điển. Ở đây, giữa hai vị này, các Bà-la-môn sẽ cúng dường ai trước các vật cúng cho người chết, các thực vật tế đàn, các món ăn trong các lễ hy sinh, các đồ ăn đãi khách?
— Thưa Tôn giả Gotama, vị thanh niên nào đọc tụng, thông hiểu Thánh điển, các Bà-la-môn sẽ cúng dường người ấy trước, các vật cúng cho người chết, các thực vật tế đàn, các món ăn trong các lễ hy sinh, các đồ ăn đãi khách. Bởi vì, thưa Tôn giả Gotama, cúng dường cho người không đọc tụng, không thông hiểu Thánh điển làm sao có quả lớn được!
— Này Assalayana, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ở đây, có hai anh em thanh niên (Bà-la-môn) đồng mẹ khác cha; một người đọc tụng thông hiểu Thánh điển, theo ác giới, hành ác pháp; một người không đọc tụng, không thông hiểu Thánh điển, trì giới, hành thiện pháp. Ở đây, các người Bà-la-môn cúng dường cho ai trước các vật cúng cho người chết, các thực vật tế đàn, các món ăn trong các lễ hy sinh, hay các đồ ăn đãi khách?
— Thưa Tôn giả Gotama, vị thanh niên nào không đọc tụng, không thông hiểu Thánh điển, nhưng trì giới, hành thiện pháp; ở đây, các Bà-la-môn cúng dường cho người ấy trước, các vật cúng cho người chết, các thực vật tế đàn, các món ăn trong các lễ hy sinh, hay các đồ ăn đãi khách. Bởi vì, thưa Tôn giả Gotama, cúng dường cho người theo ác giới, hành ác pháp làm sao có quả lớn được!
— Này Assalayana, trước hết Ông đi về sanh chủng. Bỏ sanh chủng, Ông đi về Thánh điển. Bỏ Thánh điển, Ông đi về sự thanh tịnh của bốn giai cấp mà Ta đã chủ trương.
Nghe nói vậy, thanh niên Assalayana ngồi im lặng, ủ rũ, co vai, cúi đầu, sửng sờ, mở miệng không ra lời.
Rồi Thế Tôn sau khi biết được thanh niên Assalayana im lặng ủ rũ, co vai, cúi đầu, sửng sờ, mở miệng không ra lời, liền nói với thanh niên Assalayana:
— Thuở xưa, này Assalayana, trong khi bảy ẩn sĩ Bà-la-môn thảo luận trong những am thất bằng lá tại một khu rừng, ác kiến sau đây được khởi lên: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… là con cháu thừa tự Phạm thiên”. Này Assalayana, ẩn sĩ Asita Devala được nghe: “Trong khi bảy ẩn sĩ Bà-la-môn thảo luận trong những am thất bằng lá, tại một khu rừng, ác kiến sau đây được khởi lên: “Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt… con cháu thừa tự Phạm thiên”? Ẩn sĩ Asita Devala, sau khi sửa soạn râu tóc, đắp y vải màu đỏ tía, đi dép với nhiều lớp (đường viền) kiên cố, cầm một cây gậy bằng vàng, liền hiện ra trong hành lang am thất của bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn. Rồi này Assalayana, ẩn sĩ Asita Devala đi qua, đi lại trong hành lang am thất của bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn và nói:
— “Nay những Tôn giả ẩn sĩ Bà-la-môn này đi đâu? Nay những Tôn giả ẩn sĩ Bà-la-môn này đi đâu?”
Rồi này Assalayana, bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn suy nghĩ như sau: “Kẻ kia là ai đang đi qua lại trong hành lang am thất bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn như một con bò đi vòng tròn, lại nói như sau: “Nay những vị ẩn sĩ Bà-la-môn này đi đâu? Nay những vị ẩn sĩ Bà-la-môn này đi đâu?” Chúng ta hãy dùng chú thuật trù yếm Ông ta”. Rồi này Assalayana, bảy ẩn sĩ Bà-la-môn dùng chú thuật trù yếm ẩn sĩ Asita Devala: “Hãy trở thành tro tàn hạ liệt”. Nhưng này Assalayana, bảy ẩn sĩ càng dùng chú thuật trù yếm, ẩn sĩ Asita Devala càng trở thành đẹp đẽ, trở thành dễ nhìn, trở thành khả ái. Rồi này Assalayana, bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn suy nghĩ như sau: “Thật trống rỗng thay, khổ hạnh của chúng ta! Phạm hạnh của chúng ta không có hiệu quả. Trước kia, khi chúng ta dùng chú thuật trù yếm người nào: “Hãy trở thành tro tàn hạ liệt” Người ấy trở thành tro tàn ngay. Nhưng nay chúng ta càng dùng chú thuật trù yếm người này, người này lại càng trở nên đẹp đẽ, trở thành dễ nhìn, trở thành khả ái”.
“– Khổ hạnh, chư Tôn giả, không phải trống rỗng, Phạm hạnh (quý vị) không phải không hiệu quả. Chư Tôn giả, hãy từ bỏ tâm oán hận đối với ta”.
“– Có tâm oán hận nào đối với Tôn giả, chúng tôi sẽ bỏ. Tôn giả là ai?”
“– Chư Tôn giả có nghe nói đến ẩn sĩ Asita Devala không?”
“_ Thưa có nghe, Tôn giả”.
“– Chư Tôn giả, vị ấy là ta”.
Rồi này Assalayana, bảy ẩn sĩ Bà-la-môn đến đảnh lễ ẩn sĩ Asita Devala. Rồi ẩn sĩ Asita Devala nói với bảy ẩn sĩ Bà-la-môn:
“– Chư Tôn giả, tôi có nghe như sau: “Trong khi bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn thảo luận tại am thất bằng lá trong khu rừng, ác tà kiến như sau khởi lên: Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có Bà-la-môn màu da trắng, giai cấp khác màu da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp phi Bà-la-môn không được như vậy. Chỉ có Bà-la-môn là con chính thống Phạm thiên, sanh ra từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự Phạm thiên”.
“– Thưa vâng, Tôn giả”.
“– Nhưng chư Tôn giả, chư tôn giả có biết mẹ sanh của họ chỉ giao hợp với các Bà-la-môn, không với phi Bà-la-môn?”
“– Thưa không vậy, Tôn giả”.
“– Nhưng chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết mẹ sanh của họ, cho đến bảy đời tổ mẫu của họ chỉ giao hợp với các Bà-la-môn, không với phi Bà-la-môn?”
“– Thưa không vậy, Tôn giả”.
“– Nhưng chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết cha sanh của họ chỉ giao hợp với các nữ Bà-la-môn, không với phi nữ Bà-la-môn?”
“– Thưa không vậy, Tôn giả”.
“– Nhưng chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết cha sanh của họ, cho đến bảy đời tổ phụ của họ chỉ giao hợp với các nữ Bà-la-môn, không với phi Bà-la-môn?”
“– Không phải vậy, Tôn giả”.
“– Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết nhập thai là như thế nào?”
“– Thưa Tôn giả, chúng con biết nhập thai như thế này. Ở đây, mẹ cha phải giao hợp, người mẹ phải trong thời (có thể thọ sanh), hương ấm (gandhabha) phải hiện hữu, ba sự như vậy có hòa hợp, nhập thai mới thành tựu”.
“– Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay Sudda?”
“– Thưa Tôn giả, chúng tôi không biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay Sudda”.
“– Chư Tôn giả, sự tình là như vậy, chư Tôn giả có biết chư Tôn giả là ai không?”
“– Thưa Tôn giả, sự tình là như vậy, chúng tôi không có biết chúng tôi là ai”.
Này Assalayana, bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn ấy bị ẩn sĩ Asita Devala, chất vấn, cật vấn, nạn vấn về vấn đề sanh chủng (jativada) của họ, không có thể ứng đáp được. Làm sao nay Ông bị ta chất vấn, cật vấn, nạn vấn về vấn đề sanh chủng của Ông lại có thể ứng đáp được, khi Ông cùng một Ðạo sư với họ và không có Punna, người biết sử dụng thìa đổ sữa (làm lễ tế tự).
Khi được nói vậy, thanh niên Assalayana bạch Thế Tôn:
— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
Assalāyana Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Tena kho pana samayena nānāverajjakānaṁ brāhmaṇānaṁ pañcamattāni brāhmaṇasatāni sāvatthiyaṁ paṭivasanti kenacideva karaṇīyena. Atha kho tesaṁ brāhmaṇānaṁ etadahosi: “ayaṁ kho samaṇo gotamo cātuvaṇṇiṁ suddhiṁ paññapeti. Ko nu kho pahoti samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetun”ti?
Tena kho pana samayena assalāyano nāma māṇavo sāvatthiyaṁ paṭivasati daharo, vuttasiro, soḷasavassuddesiko jātiyā, tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū sanighaṇḍukeṭubhānaṁ sākkharappabhedānaṁ itihāsapañcamānaṁ, padako, veyyākaraṇo, lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo.
Atha kho tesaṁ brāhmaṇānaṁ etadahosi: “ayaṁ kho assalāyano māṇavo sāvatthiyaṁ paṭivasati daharo, vuttasiro, soḷasavassuddesiko jātiyā, tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū …pe… anavayo. So kho pahoti samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetun”ti.
Atha kho te brāhmaṇā yena assalāyano māṇavo tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā assalāyanaṁ māṇavaṁ etadavocuṁ: “ayaṁ, bho assalāyana, samaṇo gotamo cātuvaṇṇiṁ suddhiṁ paññapeti. Etu bhavaṁ assalāyano samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetū”ti. Variant: paṭimantetū”ti → patimantetunti (bj, pts1ed); paṭimantetunti (mr)
Evaṁ vutte, assalāyano māṇavo te brāhmaṇe etadavoca: “samaṇo khalu, bho, gotamo dhammavādī; dhammavādino ca pana duppaṭimantiyā bhavanti. Nāhaṁ sakkomi samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetun”ti.
Dutiyampi kho te brāhmaṇā assalāyanaṁ māṇavaṁ etadavocuṁ: “ayaṁ, bho assalāyana, samaṇo gotamo cātuvaṇṇiṁ suddhiṁ paññapeti. Etu bhavaṁ assalāyano samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetu. Variant: paṭimantetu → patimantetuṁ (bj, pts1ed); paṭimantetuṁ (mr) Caritaṁ kho pana bhotā assalāyanena paribbājakan”ti. Dutiyampi kho assalāyano māṇavo te brāhmaṇe etadavoca: “samaṇo khalu, bho, gotamo dhammavādī; dhammavādino ca pana duppaṭimantiyā bhavanti. Nāhaṁ sakkomi samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetun”ti.
Tatiyampi kho te brāhmaṇā assalāyanaṁ māṇavaṁ etadavocuṁ: “ayaṁ, bho assalāyana, samaṇo gotamo cātuvaṇṇiṁ suddhiṁ paññapeti. Etu bhavaṁ assalāyano samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetu. Variant: paṭimantetu → patimantetuṁ (bj, pts1ed); paṭimantetuṁ (mr) Caritaṁ kho pana bhotā assalāyanena paribbājakaṁ. Mā bhavaṁ assalāyano ayuddhaparājitaṁ parājayī”ti.
Evaṁ vutte, assalāyano māṇavo te brāhmaṇe etadavoca: “addhā kho ahaṁ bhavanto na labhāmi. Samaṇo khalu, bho, gotamo dhammavādī; dhammavādino ca pana duppaṭimantiyā bhavanti. Nāhaṁ sakkomi samaṇena gotamena saddhiṁ asmiṁ vacane paṭimantetunti. Api cāhaṁ bhavantānaṁ vacanena gamissāmī”ti.
Atha kho assalāyano māṇavo mahatā brāhmaṇagaṇena saddhiṁ yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho assalāyano māṇavo bhagavantaṁ etadavoca:
“brāhmaṇā, bho gotama, evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇova sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’ti. Idha bhavaṁ gotamo kimāhā”ti?
“Dissanti kho pana, assalāyana, brāhmaṇānaṁ brāhmaṇiyo utuniyopi gabbhiniyopi vijāyamānāpi pāyamānāpi. Variant: Dissanti → dissante (bj, sya-all, km, pts1ed) Te ca brāhmaṇiyonijāva samānā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’”ti.
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, sutaṁ te: ‘yonakambojesu aññesu ca paccantimesu janapadesu dveva vaṇṇā—ayyo ceva dāso ca; ayyo hutvā dāso hoti, dāso hutvā ayyo hotī’”ti?
“Evaṁ, bho, sutaṁ taṁ me: ‘yonakambojesu aññesu ca paccantimesu janapadesu dveva vaṇṇā—ayyo ceva dāso ca; ayyo hutvā dāso hoti, dāso hutvā ayyo hotī’”ti.
“Ettha, assalāyana, brāhmaṇānaṁ kiṁ balaṁ, ko assāso yadettha brāhmaṇā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti?
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, khattiyova nu kho pāṇātipātī adinnādāyī kāmesumicchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhālu byāpannacitto micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, no brāhmaṇo? Vessova nu kho …pe… suddova nu kho pāṇātipātī adinnādāyī kāmesumicchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhālu byāpannacitto micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, no brāhmaṇo”ti?
“No hidaṁ, bho gotama. Khattiyopi hi, bho gotama, pāṇātipātī adinnādāyī kāmesumicchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhālu byāpannacitto micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya. Brāhmaṇopi hi, bho gotama …pe… vessopi hi, bho gotama …pe… suddopi hi, bho gotama …pe… sabbepi hi, bho gotama, cattāro vaṇṇā pāṇātipātino adinnādāyino kāmesumicchācārino musāvādino pisuṇavācā pharusavācā samphappalāpino abhijjhālū byāpannacittā micchādiṭṭhī kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyyun”ti.
“Ettha, assalāyana, brāhmaṇānaṁ kiṁ balaṁ, ko assāso yadettha brāhmaṇā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti?
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, brāhmaṇova nu kho pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato kāmesumicchācārā paṭivirato musāvādā paṭivirato pisuṇāya vācāya paṭivirato pharusāya vācāya paṭivirato samphappalāpā paṭivirato anabhijjhālu abyāpannacitto sammādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya, no khattiyo, no vesso, no suddo”ti? Variant: no → no ca (mr)
“No hidaṁ, bho gotama. Khattiyopi hi, bho gotama, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato kāmesumicchācārā paṭivirato musāvādā paṭivirato pisuṇāya vācāya paṭivirato pharusāya vācāya paṭivirato samphappalāpā paṭivirato anabhijjhālu abyāpannacitto sammādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya. Brāhmaṇopi hi, bho gotama …pe… vessopi hi, bho gotama …pe… suddopi hi, bho gotama …pe… sabbepi hi, bho gotama, cattāro vaṇṇā pāṇātipātā paṭiviratā adinnādānā paṭiviratā kāmesumicchācārā paṭiviratā musāvādā paṭiviratā pisuṇāya vācāya paṭiviratā pharusāya vācāya paṭiviratā samphappalāpā paṭiviratā anabhijjhālū abyāpannacittā sammādiṭṭhī kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyyun”ti.
“Ettha, assalāyana, brāhmaṇānaṁ kiṁ balaṁ, ko assāso yadettha brāhmaṇā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti?
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, brāhmaṇova nu kho pahoti asmiṁ padese averaṁ abyābajjhaṁ mettacittaṁ bhāvetuṁ, no khattiyo, no vesso, no suddo”ti?
“No hidaṁ, bho gotama. Khattiyopi hi, bho gotama, pahoti asmiṁ padese averaṁ abyābajjhaṁ mettacittaṁ bhāvetuṁ; brāhmaṇopi hi, bho gotama … vessopi hi, bho gotama … suddopi hi, bho gotama … sabbepi hi, bho gotama, cattāro vaṇṇā pahonti asmiṁ padese averaṁ abyābajjhaṁ mettacittaṁ bhāvetun”ti.
“Ettha, assalāyana, brāhmaṇānaṁ kiṁ balaṁ, ko assāso yadettha brāhmaṇā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti?
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, brāhmaṇova nu kho pahoti sottisināniṁ ādāya nadiṁ gantvā rajojallaṁ pavāhetuṁ, no khattiyo, no vesso, no suddo”ti?
“No hidaṁ, bho gotama. Khattiyopi hi, bho gotama, pahoti sottisināniṁ ādāya nadiṁ gantvā rajojallaṁ pavāhetuṁ, brāhmaṇopi hi, bho gotama … vessopi hi, bho gotama … suddopi hi, bho gotama … sabbepi hi, bho gotama, cattāro vaṇṇā pahonti sottisināniṁ ādāya nadiṁ gantvā rajojallaṁ pavāhetun”ti.
“Ettha, assalāyana, brāhmaṇānaṁ kiṁ balaṁ, ko assāso yadettha brāhmaṇā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti?
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, idha rājā khattiyo muddhāvasitto nānājaccānaṁ purisānaṁ purisasataṁ sannipāteyya: ‘āyantu bhonto ye tattha khattiyakulā brāhmaṇakulā rājaññakulā uppannā, sākassa vā sālassa vā salaḷassa vā candanassa vā padumakassa vā uttarāraṇiṁ ādāya, aggiṁ abhinibbattentu, tejo pātukarontu. Variant: sākassa vā sālassa vā → uppannā sālassa vā (bj, pts1ed) Āyantu pana bhonto ye tattha caṇḍālakulā nesādakulā venakulā rathakārakulā pukkusakulā uppannā, sāpānadoṇiyā vā sūkaradoṇiyā vā rajakadoṇiyā vā eraṇḍakaṭṭhassa vā uttarāraṇiṁ ādāya, aggiṁ abhinibbattentu, tejo pātukarontū’ti. Variant: venakulā → veṇakulā (bj, pts1ed); veṇukulā (sya-all, km)
Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, yo evaṁ nu kho so khattiyakulā brāhmaṇakulā rājaññakulā uppannehi sākassa vā sālassa vā salaḷassa vā candanassa vā padumakassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto, tejo pātukato, so eva nu khvāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca, tena ca sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātuṁ; Variant: vaṇṇavā → vaṇṇimā (sya-all, km, pts1ed, mr) | ceva → ca (bj, pts1ed) | evaṁ nu kho so → yo ca nu kho (sya-all, km, pts1ed, mr) yo pana so caṇḍālakulā nesādakulā venakulā rathakārakulā pukkusakulā uppannehi sāpānadoṇiyā vā sūkaradoṇiyā vā rajakadoṇiyā vā eraṇḍakaṭṭhassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto, tejo pātukato svāssa aggi na ceva accimā na ca vaṇṇavā na ca pabhassaro, na ca tena sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātun”ti? Variant: svāssa → so cassa (bj, pts1ed); sopassa (sya-all)
“No hidaṁ, bho gotama. Yopi hi so, bho gotama, khattiyakulā brāhmaṇakulā rājaññakulā uppannehi sākassa vā sālassa vā salaḷassa vā candanassa vā padumakassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto, tejo pātukato svāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca, tena ca sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātuṁ; Variant: Yopi hi so → yo so (bj, pts1ed); yopi so (sya-all) yopi so caṇḍālakulā nesādakulā venakulā rathakārakulā pukkusakulā uppannehi sāpānadoṇiyā vā sūkaradoṇiyā vā rajakadoṇiyā vā eraṇḍakaṭṭhassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto, tejo pātukato, svāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca, tena ca sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātuṁ. Sabbopi hi, bho gotama, aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca, sabbenapi sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātun”ti.
“Ettha, assalāyana, brāhmaṇānaṁ kiṁ balaṁ, ko assāso yadettha brāhmaṇā evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’”ti?
“Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evamāha, atha khvettha brāhmaṇā evametaṁ maññanti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, idha khattiyakumāro brāhmaṇakaññāya saddhiṁ saṁvāsaṁ kappeyya, tesaṁ saṁvāsamanvāya putto jāyetha; yo so khattiyakumārena brāhmaṇakaññāya putto uppanno, siyā so mātupi sadiso pitupi sadiso, ‘khattiyo’tipi vattabbo ‘brāhmaṇo’tipi vattabbo”ti?
“Yo so, bho gotama, khattiyakumārena brāhmaṇakaññāya putto uppanno, siyā so mātupi sadiso pitupi sadiso, ‘khattiyo’tipi vattabbo ‘brāhmaṇo’tipi vattabbo”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, idha brāhmaṇakumāro khattiyakaññāya saddhiṁ saṁvāsaṁ kappeyya, tesaṁ saṁvāsamanvāya putto jāyetha; yo so brāhmaṇakumārena khattiyakaññāya putto uppanno, siyā so mātupi sadiso pitupi sadiso, ‘khattiyo’tipi vattabbo ‘brāhmaṇo’tipi vattabbo”ti?
“Yo so, bho gotama, brāhmaṇakumārena khattiyakaññāya putto uppanno, siyā so mātupi sadiso pitupi sadiso, ‘khattiyo’tipi vattabbo ‘brāhmaṇo’tipi vattabbo”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, idha vaḷavaṁ gadrabhena sampayojeyyuṁ, tesaṁ sampayogamanvāya kisoro jāyetha; Variant: sampayojeyyuṁ → saṁyojeyya (mr) yo so vaḷavāya gadrabhena kisoro uppanno, siyā so mātupi sadiso pitupi sadiso, ‘asso’tipi vattabbo ‘gadrabho’tipi vattabbo”ti?
“Kuṇḍañhi so, bho gotama, assataro hoti. Variant: Kuṇḍañhi so → vekurañjāya hi so (bj, pts1ed); so kumāraṇḍupi so (sya-all, km); vekulajo hi so (?) Idaṁ hissa, bho gotama, nānākaraṇaṁ passāmi; amutra ca panesānaṁ na kiñci nānākaraṇaṁ passāmī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, idhāssu dve māṇavakā bhātaro sodariyā, eko ajjhāyako upanīto eko anajjhāyako anupanīto. Kamettha brāhmaṇā paṭhamaṁ bhojeyyuṁ saddhe vā thālipāke vā yaññe vā pāhune vā”ti?
“Yo so, bho gotama, māṇavako ajjhāyako upanīto tamettha brāhmaṇā paṭhamaṁ bhojeyyuṁ saddhe vā thālipāke vā yaññe vā pāhune vā. Kiñhi, bho gotama, anajjhāyake anupanīte dinnaṁ mahapphalaṁ bhavissatī”ti?
“Taṁ kiṁ maññasi, assalāyana, idhāssu dve māṇavakā bhātaro sodariyā, eko ajjhāyako upanīto dussīlo pāpadhammo, eko anajjhāyako anupanīto sīlavā kalyāṇadhammo. Kamettha brāhmaṇā paṭhamaṁ bhojeyyuṁ saddhe vā thālipāke vā yaññe vā pāhune vā”ti?
“Yo so, bho gotama, māṇavako anajjhāyako anupanīto sīlavā kalyāṇadhammo tamettha brāhmaṇā paṭhamaṁ bhojeyyuṁ saddhe vā thālipāke vā yaññe vā pāhune vā. Kiñhi, bho gotama, dussīle pāpadhamme dinnaṁ mahapphalaṁ bhavissatī”ti?
“Pubbe kho tvaṁ, assalāyana, jātiṁ agamāsi; jātiṁ gantvā mante agamāsi; mante gantvā tape agamāsi; tape gantvā cātuvaṇṇiṁ suddhiṁ paccāgato, yamahaṁ paññapemī”ti. Evaṁ vutte, assalāyano māṇavo tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno nisīdi.
Atha kho bhagavā assalāyanaṁ māṇavaṁ tuṇhībhūtaṁ maṅkubhūtaṁ pattakkhandhaṁ adhomukhaṁ pajjhāyantaṁ appaṭibhānaṁ viditvā assalāyanaṁ māṇavaṁ etadavoca:
“bhūtapubbaṁ, assalāyana, sattannaṁ brāhmaṇisīnaṁ araññāyatane paṇṇakuṭīsu sammantānaṁ evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ hoti: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo … pe… brahmadāyādā’ti.
Assosi kho, assalāyana, asito devalo isi: ‘sattannaṁ kira brāhmaṇisīnaṁ araññāyatane paṇṇakuṭīsu sammantānaṁ evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ—brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’ti. Atha kho, assalāyana, asito devalo isi kesamassuṁ kappetvā mañjiṭṭhavaṇṇāni dussāni nivāsetvā paṭaliyo upāhanā āruhitvā jātarūpamayaṁ daṇḍaṁ gahetvā sattannaṁ brāhmaṇisīnaṁ patthaṇḍile pāturahosi. Variant: paṭaliyo → aṭaliyo (bj, pts1ed); agaliyo (sya-all, km) Atha kho, assalāyana, asito devalo isi sattannaṁ brāhmaṇisīnaṁ patthaṇḍile caṅkamamāno evamāha: ‘handa ko nu kho ime bhavanto brāhmaṇisayo gatā; Variant: gatā → gantā (sya-all, km, mr) handa ko nu kho ime bhavanto brāhmaṇisayo gatā’ti?
Atha kho, assalāyana, sattannaṁ brāhmaṇisīnaṁ etadahosi: ‘ko nāyaṁ gāmaṇḍalarūpo viya sattannaṁ brāhmaṇisīnaṁ patthaṇḍile caṅkamamāno evamāha: “handa ko nu kho ime bhavanto brāhmaṇisayo gatā; handa ko nu kho ime bhavanto brāhmaṇisayo gatāti? Handa naṁ abhisapāmā”’ti.
Atha kho, assalāyana, satta brāhmaṇisayo asitaṁ devalaṁ isiṁ abhisapiṁsu: ‘bhasmā, vasala, hohi; Variant: vasala → capalī (sya-all, km); vasalī (pts1ed); vasali (mr) bhasmā, vasala, hohī’ti. Yathā yathā kho, assalāyana, satta brāhmaṇisayo asitaṁ devalaṁ isiṁ abhisapiṁsu tathā tathā asito devalo isi abhirūpataro ceva hoti dassanīyataro ca pāsādikataro ca.
Atha kho, assalāyana, sattannaṁ brāhmaṇisīnaṁ etadahosi: ‘moghaṁ vata no tapo, aphalaṁ brahmacariyaṁ. Mayañhi pubbe yaṁ abhisapāma—bhasmā, vasala, hohi; bhasmā, vasala, hohīti bhasmāva bhavati ekacco. Imaṁ pana mayaṁ yathā yathā abhisapāma tathā tathā abhirūpataro ceva hoti dassanīyataro ca pāsādikataro cā’ti.
‘Na bhavantānaṁ moghaṁ tapo, nāphalaṁ brahmacariyaṁ. Iṅgha bhavanto, yo mayi manopadoso taṁ pajahathā’ti.
‘Yo bhavati manopadoso taṁ pajahāma. Ko nu bhavaṁ hotī’ti?
‘Suto nu bhavataṁ—asito devalo isī’ti?
‘Evaṁ, bho’.
‘So khvāhaṁ, bho, homī’ti. Atha kho, assalāyana, satta brāhmaṇisayo asitaṁ devalaṁ isiṁ abhivādetuṁ upakkamiṁsu.
Atha kho, assalāyana, asito devalo isi satta brāhmaṇisayo etadavoca: ‘sutaṁ metaṁ, bho, sattannaṁ kira brāhmaṇisīnaṁ araññāyatane paṇṇakuṭīsu sammantānaṁ evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ—brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’ti.
‘Evaṁ, bho’.
‘Jānanti pana bhonto—yā janikā mātā brāhmaṇaṁyeva agamāsi, no abrāhmaṇan’ti? Variant: janikā mātā → janimātā (sya-all, km); janīmātā (pts1ed)
‘No hidaṁ, bho’.
‘Jānanti pana bhonto—yā janikāmātu mātā yāva sattamā mātumātāmahayugā brāhmaṇaṁyeva agamāsi, no abrāhmaṇan’ti? Variant: janikāmātu → janimātu (sya-all, km); janīmātu (pts1ed)
‘No hidaṁ, bho’.
‘Jānanti pana bhonto—yo janako pitā brāhmaṇiṁyeva agamāsi, no abrāhmaṇin’ti? Variant: janako pitā → janipitā (sya-all, km); janīpitā (pts1ed)
‘No hidaṁ, bho’.
‘Jānanti pana bhonto—yo janakapitu pitā yāva sattamā pitupitāmahayugā brāhmaṇiṁyeva agamāsi, no abrāhmaṇin’ti? Variant: janakapitu → janipitu (sya-all, km); janīpitu (pts1ed)
‘No hidaṁ, bho’.
‘Jānanti pana bhonto—yathā gabbhassa avakkanti hotī’ti?
‘Jānāma mayaṁ, bho—yathā gabbhassa avakkanti hoti. Idha mātāpitaro ca sannipatitā honti, mātā ca utunī hoti, gandhabbo ca paccupaṭṭhito hoti; evaṁ tiṇṇaṁ sannipātā gabbhassa avakkanti hotī’ti.
‘Jānanti pana bhonto—taggha, so gandhabbo khattiyo vā brāhmaṇo vā vesso vā suddo vā’ti? Variant: taggha → yagghe (bj, sya-all, km, pts1ed)
‘Na mayaṁ, bho, jānāma—taggha so gandhabbo khattiyo vā brāhmaṇo vā vesso vā suddo vā’ti.
‘Evaṁ sante, bho, jānātha—ke tumhe hothā’ti?
‘Evaṁ sante, bho, na mayaṁ jānāma—ke mayaṁ homā’ti.
Te hi nāma, assalāyana, satta brāhmaṇisayo asitena devalena isinā sake jātivāde samanuyuñjīyamānā samanuggāhīyamānā samanubhāsīyamānā na sampāyissanti; kiṁ pana tvaṁ etarahi mayā sakasmiṁ jātivāde samanuyuñjīyamāno samanuggāhīyamāno samanubhāsīyamāno sampāyissasi, yesaṁ tvaṁ sācariyako na puṇṇo dabbigāho”ti.
Evaṁ vutte, assalāyano māṇavo bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho gotama …pe… upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.
Assalāyanasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Assalāyana Sutta
Dịch giả