Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Sela Sutta

92

.

Kinh Sela

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đi đến một thị trấn của Anguttarapa tên là Apana.

Bện tóc Keniya được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Apana. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện văn nghĩa đầy đủ. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!”.

Rồi bện tóc Keniya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn với pháp thoại khai thị cho bện tóc Keniya đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Bện tóc Keniya sau khi được Thế Tôn với pháp thoại khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn:

— Mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với bện tóc Keniya:

— Này Keniya, chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và Ông có lòng tín thành với các Bà-la-môn.

Lần thứ hai, bện tóc Keniya bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, dầu chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và dầu con có lòng tín thành với các Bà-la-môn, mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con, ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với bện tóc Keniya:

— Này Keniya, chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và Ông có lòng tín thành với các Bà-la-môn.

Lần thứ ba, bện tóc Keniya bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, dầu chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và dầu con có lòng tín thành với các vị Bà-la-môn, mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con, ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời. Bện tóc Keniya, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến tịnh xá của mình, sau khi đến liền bảo các thân hữu, bà con huyết thống:

— Quý vị Thân hữu, bà con huyết thống hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama đã được tôi mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo. Vậy Quý vị hãy tự thân giúp việc cho tôi.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Các thân hữu, bà con huyết thống của bện tóc Keniya vâng đáp bện tóc Keniya. Có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn (Mandalamala).

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sela trú tại Apana, vị này tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này dạy chú thuật (manta) cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.

Lúc bấy giờ bện tóc Keniya có lòng tín thành với Bà-la-môn Sela. Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên Bà-la-môn vây quanh, tản bộ du hành đi đến tinh xá của bện tóc Keniya. Bà-la-môn Sela thấy tại tinh xá của bện tóc Keniya, có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn. Thấy vậy, Bà-la-môn Sela bèn nói với bện tóc Keniya:

— Có phải bện tóc Keniya sẽ rước dâu hay sẽ đưa dâu, hay một đại tế đàn được chuẩn bị, hay vua Seniya Bimbisara nước Magadha được mời ngày mai với cả binh lực?

— Thưa Tôn giả Sela, tôi không có rước dâu, cũng không đưa dâu, vua Seniya Bimbisara nước Magadha không có được mời ngày mai với cả binh lực, nhưng tôi chuẩn bị một đại tế đàn. Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Apana. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Vị ấy được con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

— Tôn giả Keniya, có phải Ông nói đức Phật?

— Tôn giả Sela, vâng, tôi nói đức Phật.

— Tôn giả Keniya, có phải Ông nói đức Phật?

— Tôn giả Sela, vâng, tôi nói đức Phật.

Rồi Tôn giả Bà-la-môn Sela suy nghĩ: “Chỉ một âm thanh đức Phật này cũng khó tìm được trong đời. Theo Thánh điển của chúng ta được truyền lại về ba mươi hai Ðại nhân tướng, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn một trong hai con đường, không có con đường nào khác: nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Và vị này có hơn một ngàn con trai là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với Chánh pháp, không dùng gậy, không dùng đao. Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, quét sạch mê lầm ở đời.” và ông ta nói:

— Này Tôn giả Keniya, nay Tôn giả Gotama ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy trú ở đâu?

Khi nghe nói vậy, bện tóc Keniya, duỗi cánh tay mặt, nói với Bà-la-môn Sela:

— Tôn giả Sela, tại ngôi rừng xanh kia.

Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên đi đến Thế Tôn. Bà-la-môn bảo những thanh niên ấy:

— Quý vị hãy đến một cách im lặng, đặt chân xuống từng bước một, các bậc Thế Tôn ấy như con sư tử sống một mình, rất khó đến gần (hay ưa thích an tịnh — Durasada). Nếu ta có thảo luận với Sa-môn Gotama, chư Tôn giả chớ ngắt lời ta. Chư Tôn giả hãy chờ ta nói xong.

Rồi Bà-la-môn Sela đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sela tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, Bà-la-môn Sela thấy phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, trừ hai tướng. Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: “Bà-la-môn Sela này thấy trên thân Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài”.

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến Bà-la-môn Sela thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn, và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi le khắp cả vùng trán.

Rồi Bà-la-môn Sela suy nghĩ: “Sa-môn Gotama thành tựu ba mươi hai Ðại nhân tướng một cách đầy đủ, không phải không đầy đủ, nhưng ta chưa biết vị ấy là Phật hay không phải Phật. Tuy vậy, ta có nghe các vị Bà-la-môn niên cao, lạp lớn, các bậc Tôn sư, Ðại Tôn sư, nói như sau: “Các Thế Tôn ấy, những bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi những lời tán thán của những bậc ấy được nói đến, các bậc ấy tự hiện hình ra”. Vậy ta hãy trước mặt Thế Tôn tán thán những bài kệ xứng đáng”. Rồi Bà-la-môn Sela, tán thán trước mặt Sa-môn Gotama những bài kệ xứng đáng như sau:

Thân trọn đủ chói sáng,
Khéo sanh và đẹp đẽ,
Thế Tôn sắc vàng chói,
Răng trơn, láng, tinh cần.
Ðối với người khéo sanh,
Những tướng tốt trang trọng,
Ðều có trên thân Ngài,
Tất cả Ðại nhân tướng.
Mắt sáng, mặt tròn đầy,
Cân đối, thẳng, hoàn mỹ,
Giữa chúng Sa-môn Tăng,
Ngài chói như mặt trời.
Ðẹp mắt vị Tỷ-kheo,
Da sáng như vàng chói,
Với hạnh Sa-môn, Ngài
Cần gì sắc tối thượng.
Ngài xứng bậc Ðại vương,
Chuyển Luân, bậc Ðiều Ngự,
Chiến thắng khắp thiên hạ,
Bậc tối thượng Diêm-phù.
Vương tộc, hào phú vương,
Là chư hầu của Ngài,
Là vua giữa các vua,
Là Giáo chủ loài Người.
Hãy trị vì quốc độ,
Tôn giả Gotama!

Thế Tôn liền trả lời:

Sela, Ta là vua,
Bậc Pháp vương vô thượng,
Ta chuyển bánh xe pháp,
Bánh xe chưa từng chuyển.

(Sela):

Ngài tự nhận Giác giả
Sela lại hỏi thêm,
“Bậc Pháp vương vô thượng,
Ta chuyển bánh xe Pháp”,
Ngài trả lời như vậy.

Tôn giả Gotama,
Ai sẽ là tướng quân ?
Là Tôn giả đệ tử ?
Vị đệ tử tín thành ?
Xứng đáng bậc Ðạo sư ?
Sau Ngài, ai sẽ chuyển,
Pháp luân Ngài đã chuyển ?

(Thế Tôn):

Này Sela,
Ta chuyển bánh xe Pháp,
Bánh xe Pháp vô thượng.
Chính Sariputta,
Chuyển bánh xe Chánh Pháp,
Thừa tự Như Lai vị.

Cần biết, Ta đã biết,
Cần tu, Ta đã tu,
Cần bỏ, Ta đã bỏ.
Do vậy Ta là Phật,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

Còn gì nghi ở Ta,
Hãy gác bỏ một bên,
Hãy giải thoát khỏi chúng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

Thấy được bậc Chánh Giác,
Thật thiên nan vạn nan,
Bậc Chánh Giác ra đời,
Thật thiên nan vạn nan!

Ta là bậc Chánh Giác,
Bậc Y vương vô thượng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

Là Phạm thiên khó sánh,
Nhiếp phục các ma quân.
Hàng phục mọi đối nghịch,
Ta sống tâm hoan hỷ,
Không sợ hãi một ai,
Không từ đâu run sợ.

(Sela):

Chư Tôn giả, hãy nghe!
Như bậc có mắt giảng,
Bậc Y vương, Anh hùng,
Sư tử rống rừng sâu.

Thấy Phạm thiên vô tỷ,
Nhiếp phục các ma quân,
Ai lại không tín thành,
Cho đến kẻ hạ tiện.

Ai muốn, hãy theo Ta,
Không muốn, hãy ra đi,
Ở đây, Ta xuất gia,
Bậc Trí Tuệ tối thượng!

(Các Bà-la-môn):

Nếu Tôn giả tín thành,
Giáo pháp bậc Chánh Giác,
Chúng con cũng xuất gia,
Bậc Trí Tuệ tối thượng!

(Sela):

Ba trăm Phạm chí ấy,
Chắp tay xin được phép:
Chúng con sống Phạm hạnh,
Do Thế Tôn lãnh đạo!

Thế Tôn đáp:

Nầy Sela,
Phạm hạnh được khéo giảng,
Thiết thực ngay hiện tại,
Vượt khỏi thời gian tính.
Ở đây sự xuất gia,
Không uổng công hoang phí,
Với ai không phóng dật,
Tinh tấn chuyên tu học.

Bà-la-môn Sela cùng với hội chúng được xuất gia dưới sự lãnh đạo Thế Tôn, được thọ đại giới.

Rồi Bà-la-môn Keniya, sau đêm ấy, tại tinh xá của mình, sau khi cho sửa soạn các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm xong, liền báo thời giờ lên Thế Tôn: “Tôn giả Gotama, đã đến giờ! Cơm đã sửa soạn xong”. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến tinh xá của bện tóc Keniya, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi bện tóc Keniya sau khi tự tay mời chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Rồi bện tóc Keniya, sau khi Thế Tôn ăn xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với bện tóc Keniya lời tùy hỷ công đức với những bài kệ sau đây:

Tế đàn là tối thượng,
Trong các lễ tế lửa,
Savitti là tối thượng,
Giữa bài thơ Veda.

Vua là bậc tối thượng,
Giữa thế giới loài Người,
Ðại dương là tối thượng,
Giữa các loại sông ngòi.

Mặt trăng là tối thượng,
Giữa các vì sao sáng,
Chúng Tăng thật tối thượng,
Với những ai bố thí,
Tâm mong ước nguyện cầu,
Gặt hái nhiều công đức.

Thế Tôn sau khi dùng bài kệ này nói những lời tùy hỷ công đức với bện tóc Keniya, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn giả Sela với hội chúng sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, Tôn giả chứng được mục đích tối cao mà các Thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự chứng đạt và an trú. Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Vị này biết như vậy và Tôn giả Sela với hội chúng trở thành các vị A-la-hán.

Rồi Tôn giả Sela với hội chúng đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đắp y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và đọc lên Thế Tôn bài kệ sau đây:

Kính bạch bậc Pháp Nhãn,
Cách đây trước tám ngày,
Chúng con đã đến Ngài,
Xin phát nguyện quy y.

Thế Tôn trong bảy đêm,
Ðã nhiếp phục chúng con,
Ðã chế ngự chúng con,
Trong giáo lý của Ngài.

Ngài là bậc Giác Giả,
Ngài là bậc Ðạo Sư,
Ngài là bậc Mâu-ni,
Ðã chiến thắng quần ma.

Sau khi Ngài đoạn trừ,
Vượt qua biển sanh tử,
Ngài giúp quần sanh này,
Cùng vượt qua bể khổ.

Sanh y Ngài vượt qua,
Lậu hoặc Ngài nghiền nát,
Ngài là Sư tử chúa,
Không chấp, không sợ hãi.

Ba trăm Tỷ-kheo này,
Ðồng chắp tay đứng thẳng,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Hãy duỗi chân bước tới.
Hãy để các Ðại nhân
Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư.

Sela Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā aṅguttarāpesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ aḍḍhateḷasehi bhikkhusatehi yena āpaṇaṁ nāma aṅguttarāpānaṁ nigamo tadavasari.

Assosi kho keṇiyo jaṭilo: “samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito aṅguttarāpesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ aḍḍhateḷasehi bhikkhusatehi āpaṇaṁ anuppatto. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.

Atha kho keṇiyo jaṭilo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho keṇiyaṁ jaṭilaṁ bhagavā dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṁsesi.

Atha kho keṇiyo jaṭilo bhagavatā dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṁsito bhagavantaṁ etadavoca: “adhivāsetu me bhavaṁ gotamo svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā”ti.

Evaṁ vutte, bhagavā keṇiyaṁ jaṭilaṁ etadavoca: “mahā kho, keṇiya, bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, tvañca brāhmaṇesu abhippasanno”ti.

Dutiyampi kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṁ etadavoca: “kiñcāpi kho, bho gotama, mahā bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, ahañca brāhmaṇesu abhippasanno; adhivāsetu me bhavaṁ gotamo svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā”ti. Dutiyampi kho bhagavā keṇiyaṁ jaṭilaṁ etadavoca: “mahā kho, keṇiya, bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, tvañca brāhmaṇesu abhippasanno”ti. Tatiyampi kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṁ etadavoca: “kiñcāpi kho, bho gotama, mahā bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, ahañca brāhmaṇesu abhippasanno; adhivāsetu me bhavaṁ gotamo svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā”ti. Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena.

Atha kho keṇiyo jaṭilo bhagavato adhivāsanaṁ viditvā uṭṭhāyāsanā yena sako assamo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mittāmacce ñātisālohite āmantesi: “suṇantu me bhonto, mittāmaccā ñātisālohitā; samaṇo me gotamo nimantito svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghena. Yena me kāyaveyyāvaṭikaṁ kareyyāthā”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho keṇiyassa jaṭilassa mittāmaccā ñātisālohitā keṇiyassa jaṭilassa paṭissutvā appekacce uddhanāni khaṇanti, appekacce kaṭṭhāni phālenti, appekacce bhājanāni dhovanti, appekacce udakamaṇikaṁ patiṭṭhāpenti, appekacce āsanāni paññapenti. Keṇiyo pana jaṭilo sāmaṁyeva maṇḍalamālaṁ paṭiyādeti.

Tena kho pana samayena selo brāhmaṇo āpaṇe paṭivasati tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū sanighaṇḍukeṭubhānaṁ sākkharappabhedānaṁ itihāsapañcamānaṁ, padako, veyyākaraṇo, lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo, tīṇi ca māṇavakasatāni mante vāceti.

Tena kho pana samayena keṇiyo jaṭilo sele brāhmaṇe abhippasanno hoti. Atha kho selo brāhmaṇo tīhi māṇavakasatehi parivuto jaṅghāvihāraṁ anucaṅkamamāno anuvicaramāno yena keṇiyassa jaṭilassa assamo tenupasaṅkami. Addasā kho selo brāhmaṇo keṇiyassa jaṭilassa assame appekacce uddhanāni khaṇante, appekacce kaṭṭhāni phālente, appekacce bhājanāni dhovante, appekacce udakamaṇikaṁ patiṭṭhāpente, appekacce āsanāni paññapente, keṇiyaṁ pana jaṭilaṁ sāmaṁyeva maṇḍalamālaṁ paṭiyādentaṁ. Disvāna keṇiyaṁ jaṭilaṁ etadavoca: “kiṁ nu bhoto keṇiyassa āvāho vā bhavissati vivāho vā bhavissati mahāyañño vā paccupaṭṭhito, rājā vā māgadho seniyo bimbisāro nimantito svātanāya saddhiṁ balakāyenā”ti?

“Na me, bho sela, āvāho bhavissati napi vivāho bhavissati napi rājā māgadho seniyo bimbisāro nimantito svātanāya saddhiṁ balakāyena; api ca kho me mahāyañño paccupaṭṭhito. Atthi, bho, samaṇo gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito aṅguttarāpesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ aḍḍhateḷasehi bhikkhusatehi āpaṇaṁ anuppatto. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. So me nimantito svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā”ti.

“Buddhoti—bho keṇiya, vadesi”?

“Buddhoti—bho sela, vadāmi”.

“Buddhoti—bho keṇiya, vadesi”?

“Buddhoti—bho sela, vadāmī”ti.

Atha kho selassa brāhmaṇassa etadahosi: “ghosopi kho eso dullabho lokasmiṁ—yadidaṁ ‘buddho’ti. Variant: yadidaṁ ‘buddho’ti → yadidaṁ buddho buddhoti (mr) Āgatāni kho panamhākaṁ mantesu dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yehi samannāgatassa mahāpurisassa dveyeva gatiyo bhavanti anaññā. Sace agāraṁ ajjhāvasati, rājā hoti cakkavattī dhammiko dhammarājā cāturanto vijitāvī janapadatthāvariyappatto sattaratanasamannāgato. Tassimāni satta ratanāni bhavanti, seyyathidaṁ—cakkaratanaṁ, hatthiratanaṁ, assaratanaṁ, maṇiratanaṁ, itthiratanaṁ, gahapatiratanaṁ, pariṇāyakaratanameva sattamaṁ. Parosahassaṁ kho panassa puttā bhavanti sūrā vīraṅgarūpā parasenappamaddanā. So imaṁ pathaviṁ sāgarapariyantaṁ adaṇḍena asatthena dhammena abhivijiya ajjhāvasati. Sace pana agārasmā anagāriyaṁ pabbajati, arahaṁ hoti sammāsambuddho loke vivaṭṭacchado”.

“Kahaṁ pana, bho keṇiya, etarahi so bhavaṁ gotamo viharati arahaṁ sammāsambuddho”ti?

Evaṁ vutte, keṇiyo jaṭilo dakkhiṇaṁ bāhuṁ paggahetvā selaṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: “yenesā, bho sela, nīlavanarājī”ti.

Atha kho selo brāhmaṇo tīhi māṇavakasatehi saddhiṁ yena bhagavā tenupasaṅkami. Atha kho selo brāhmaṇo te māṇavake āmantesi: “appasaddā bhonto āgacchantu pade padaṁ nikkhipantā; Variant: pade padaṁ → pāde pādaṁ (bj) durāsadā hi te bhagavanto sīhāva ekacarā. Variant: durāsadā → dūrasaddā (mr) Yadā cāhaṁ, bho, samaṇena gotamena saddhiṁ manteyyaṁ, mā me bhonto antarantarā kathaṁ opātetha. Kathāpariyosānaṁ me bhavanto āgamentū”ti.

Atha kho selo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho selo brāhmaṇo bhagavato kāye dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni samannesi.

Addasā kho selo brāhmaṇo bhagavato kāye dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yebhuyyena ṭhapetvā dve. Dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati—kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya ca.

Atha kho bhagavato etadahosi: “passati kho me ayaṁ selo brāhmaṇo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yebhuyyena ṭhapetvā dve. Dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati—kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya cā”ti.

Atha kho bhagavā tathārūpaṁ iddhābhisaṅkhāraṁ abhisaṅkhāsi, yathā addasa selo brāhmaṇo bhagavato kosohitaṁ vatthaguyhaṁ. Atha kho bhagavā jivhaṁ ninnāmetvā ubhopi kaṇṇasotāni anumasi paṭimasi; ubhopi nāsikasotāni anumasi paṭimasi; kevalampi nalāṭamaṇḍalaṁ jivhāya chādesi.

Atha kho selassa brāhmaṇassa etadahosi: “samannāgato kho samaṇo gotamo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇehi paripuṇṇehi, no aparipuṇṇehi; no ca kho naṁ jānāmi buddho vā no vā. Sutaṁ kho pana metaṁ brāhmaṇānaṁ vuddhānaṁ mahallakānaṁ ācariyapācariyānaṁ bhāsamānānaṁ: ‘ye te bhavanti arahanto sammāsambuddhā te sake vaṇṇe bhaññamāne attānaṁ pātukarontī’ti. Yannūnāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthaveyyan”ti.

Atha kho selo brāhmaṇo bhagavantaṁ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi:

“Paripuṇṇakāyo suruci, Sujāto cārudassano; Suvaṇṇavaṇṇosi bhagavā, Susukkadāṭhosi vīriyavā. Variant: vīriyavā → viriyavā (bj, pts1ed); savirīyavā (cck); saviriyavā (sya1ed, sya2ed, km)

Narassa hi sujātassa, ye bhavanti viyañjanā; Sabbe te tava kāyasmiṁ, mahāpurisalakkhaṇā.

Pasannanetto sumukho, brahā uju patāpavā; Variant: brahā → brahmā (sya-all, km, mr) Majjhe samaṇasaṅghassa, ādiccova virocasi.

Kalyāṇadassano bhikkhu, kañcanasannibhattaco; Kiṁ te samaṇabhāvena, evaṁ uttamavaṇṇino.

Rājā arahasi bhavituṁ, cakkavattī rathesabho; Cāturanto vijitāvī, jambusaṇḍassa issaro. Variant: jambusaṇḍassa → jambumaṇḍassa (si, mr)

Khattiyā bhogirājāno, anuyantā bhavantu te; Variant: anuyantā → anuyuttā (bj, sya-all, km, pts1ed) Rājābhirājā manujindo, rajjaṁ kārehi gotama”.

“Rājāhamasmi selāti, dhammarājā anuttaro; Dhammena cakkaṁ vattemi, cakkaṁ appaṭivattiyaṁ”.

“Sambuddho paṭijānāsi, dhammarājā anuttaro; ‘Dhammena cakkaṁ vattemi’, iti bhāsasi gotama.

Ko nu senāpati bhoto, sāvako satthuranvayo; Ko tetamanuvatteti, dhammacakkaṁ pavattitaṁ”.

“Mayā pavattitaṁ cakkaṁ, (selāti bhagavā) Dhammacakkaṁ anuttaraṁ; Sāriputto anuvatteti, Anujāto tathāgataṁ.

Abhiññeyyaṁ abhiññātaṁ, bhāvetabbañca bhāvitaṁ; Pahātabbaṁ pahīnaṁ me, tasmā buddhosmi brāhmaṇa.

Vinayassu mayi kaṅkhaṁ, adhimuccassu brāhmaṇa; Dullabhaṁ dassanaṁ hoti, sambuddhānaṁ abhiṇhaso.

Yesaṁ ve dullabho loke, pātubhāvo abhiṇhaso; Sohaṁ brāhmaṇa sambuddho, sallakatto anuttaro.

Brahmabhūto atitulo, mārasenappamaddano; Sabbāmitte vasī katvā, modāmi akutobhayo”.

“Imaṁ bhonto nisāmetha, yathā bhāsati cakkhumā; Sallakatto mahāvīro, sīhova nadatī vane.

Brahmabhūtaṁ atitulaṁ, mārasenappamaddanaṁ; Ko disvā nappasīdeyya, api kaṇhābhijātiko.

Yo maṁ icchati anvetu, yo vā nicchati gacchatu; Idhāhaṁ pabbajissāmi, varapaññassa santike”.

“Etañce ruccati bhoto, Variant: Etañce → evañce (sya-all, km) sammāsambuddhasāsanaṁ; Mayampi pabbajissāma, varapaññassa santike”.

Brāhmaṇā tisatā ime, yācanti pañjalīkatā; “Brahmacariyaṁ carissāma, bhagavā tava santike”.

“Svākkhātaṁ brahmacariyaṁ, (selāti bhagavā) Sandiṭṭhikamakālikaṁ; Yattha amoghā pabbajjā, Appamattassa sikkhato”ti.

Alattha kho selo brāhmaṇo sapariso bhagavato santike pabbajjaṁ, alattha upasampadaṁ.

Atha kho keṇiyo jaṭilo tassā rattiyā accayena sake assame paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ paṭiyādāpetvā bhagavato kālaṁ ārocāpesi: “kālo, bho gotama, niṭṭhitaṁ bhattan”ti.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena keṇiyassa jaṭilassa assamo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi saddhiṁ bhikkhusaṅghena. Atha kho keṇiyo jaṭilo buddhappamukhaṁ bhikkhusaṅghaṁ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi, sampavāresi. Atha kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṁ bhuttāviṁ onītapattapāṇiṁ aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho keṇiyaṁ jaṭilaṁ bhagavā imāhi gāthāhi anumodi:

“Aggihuttamukhā yaññā, sāvittī chandaso mukhaṁ; Rājā mukhaṁ manussānaṁ, nadīnaṁ sāgaro mukhaṁ.

Nakkhattānaṁ mukhaṁ cando, ādicco tapataṁ mukhaṁ; Puññaṁ ākaṅkhamānānaṁ, saṅgho ve yajataṁ mukhan”ti.

Atha kho bhagavā keṇiyaṁ jaṭilaṁ imāhi gāthāhi anumoditvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

Atha kho āyasmā selo sapariso eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā selo sapariso arahataṁ ahosi.

Atha kho āyasmā selo sapariso yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekaṁsaṁ cīvaraṁ katvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā bhagavantaṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

“Yaṁ taṁ saraṇamāgamma, ito aṭṭhami cakkhumā; Sattarattena bhagavā, Variant: Sattarattena → anuttarena (mr) dantamha tava sāsane.

Tuvaṁ buddho tuvaṁ satthā, tuvaṁ mārābhibhū muni; Tuvaṁ anusaye chetvā, tiṇṇo tāresimaṁ pajaṁ.

Upadhī te samatikkantā, āsavā te padālitā; Sīhova anupādāno, pahīnabhayabheravo.

Bhikkhavo tisatā ime, tiṭṭhanti pañjalīkatā; Pāde vīra pasārehi, nāgā vandantu satthuno”ti.

Selasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.

Sela Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC