Bakkula Sutta
.
Kinh Bạc-câu-la
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Bakkula trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các loài sóc (kalandakanivapa).
Rồi lõa thể Kassapa, một người bạn trước kia của Tôn giả Bakkula khi còn là cư sĩ, đi đến Tôn giả Bakkula, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Bakkula những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, lõa thể Kassapa nói với Tôn giả Bakkula:
— Này Hiền giả Bakkula, Bạn xuất gia đã bao lâu?
— Ðã được tám mươi năm, này Hiền giả, từ khi tôi xuất gia.
— Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả hành dâm dục?
— Hiền giả Kassapa, chớ có hỏi tôi như vậy: “Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiều lần Hiền giả hành dâm dục?” Hiền giả Kassapa, hãy hỏi tôi như sau: “Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần Hiền giả khởi lên dục tưởng?”
— Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả khởi lên dục tưởng?
— Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có dục tưởng khởi lên.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có dục tưởng khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có sân tưởng, hại tưởng khởi lên.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có sân tưởng, hại tưởng khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy dục tầm nào khởi lên.
— Vì rằng Tôn giả… một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy sân tầm, hại tầm, nào khởi lên.
— Vì rằng Tôn giả… một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có thâu nhận y của cư sĩ.
— Vì rằng Tôn giả.. một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có cắt y với con dao.
— Vì rằng Tôn giả… một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y với cây kim.
— Vì rằng Tôn giả.. một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm trừ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có nhuộm y với thuốc nhuộm
— Vì rằng Tôn giả… một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y kathina.
— Vì rằng Tôn giả… một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y cho các vị đồng Phạm hạnh… có nhận lời mời ăn… có khởi lên tâm như sau: “Mong rằng có người mời tôi ăn”.
— Vì rằng Tôn giả… một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có ngồi trong nhà.. có ngồi ăn trong nhà… có ghi nhận chi tiết các tướng đặc biệt của nữ nhân… có thuyết pháp cho nữ nhân cho đến câu kệ bốn câu… có đi đến trú phòng Tỷ-kheo-ni… có thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni…. Tôi không nhận thấy có thuyết pháp cho học pháp nữ… Tôi không nhận thấy có thuyết pháp cho Sa-di-ni.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có thuyết pháp cho Sa-di-ni, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có xuất gia (cho ai).. có thọ đại giới (cho ai).. có nhận làm y chỉ (cho ai)… tôi không bao giờ nhận thấy có Sa-di hầu hạ… có tắm trong nhà tắm… có tắm thoa bột Cunna.. có nhờ đồng Phạm hạnh xoa bóp chân tay.. tôi không bao giờ nhận thấy có bệnh khởi lên, dầu cho một chốc lát.. có mang theo y dược cho đến một miếng nhỏ từ cây a-li-lặc vàng (haritakikhanda)… nằm dựa vào tấm gỗ dựa… nằm dài xuống ngủ… đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula, trong tám mươi năm không nhận thấy có đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
— Vừa đúng trong bảy ngày, này Hiền giả, còn uế nhiễm, tôi đã ăn đồ ăn của nội địa, rồi đến ngày thứ tám, chánh trí khởi lên.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula vừa đúng trong bảy ngày, còn uế nhiễm, đã ăn đồ ăn của nội địa, rồi đến ngày thứ tám chánh trí khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula. Thưa Hiền giả Bakkula, hãy cho tôi xuất gia trong Pháp và Luật này, hãy cho tôi thọ đại giới.
Rồi lõa thể Kassapa được xuất gia trong Pháp và Luật này, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa, an trú độc cư, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích ấy các Thiện nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Vị ấy biết “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”. Và Tôn giả Kassapa trở thành một A-la-hán nữa.
Rồi Tôn giả Bakkula, sau một thời gian, cầm chìa khóa, đi từ trú xứ này đến trú xứ khác và nói như sau:
— Chư Tôn giả hãy đi ra! Chư Tôn giả hãy đi ra! Hôm nay tôi sẽ nhập Niết-bàn.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula cầm chìa khóa, đi từ trú xứ này đến trú xứ khác và nói như sau: “Chư Tôn giả hãy đi ra! Chư Tôn giả hãy đi ra! Hôm nay tôi sẽ nhập Niết-bàn”; chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
Rồi Tôn giả Bakkula ngồi giữa chúng Tỷ-kheo nhập Niết-bàn.
— Vì rằng Tôn giả Bakkula ngồi giữa chúng Tỷ-kheo nhập Niết-bàn, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
Bakkula Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ āyasmā bākulo rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Variant: bākulo → bakkulo (bj, sya-all, km, pts1ed)
Atha kho acelakassapo āyasmato bākulassa purāṇagihisahāyo yenāyasmā bākulo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā bākulena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho acelakassapo āyasmantaṁ bākulaṁ etadavoca: “Kīvaciraṁ pabbajitosi, āvuso bākulā”ti?
“Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassā”ti.
“Imehi pana te, āvuso bākula, asītiyā vassehi katikkhattuṁ methuno dhammo paṭisevito”ti?
“Na kho maṁ, āvuso kassapa, evaṁ pucchitabbaṁ: ‘imehi pana te, āvuso bākula, asītiyā vassehi katikkhattuṁ methuno dhammo paṭisevito’ti. Evañca kho maṁ, āvuso kassapa, pucchitabbaṁ: ‘imehi pana te, āvuso bākula, asītiyā vassehi katikkhattuṁ kāmasaññā uppannapubbā’”ti?
(…) Variant: (…) → (imehi pana te āvuso bakkula asītiyā vassehi katikkhattuṁ kāmasaññā uppannapubbāti.) (bj, pts1ed)
“Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi kāmasaññaṁ uppannapubbaṁ”.
“Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti kāmasaññaṁ uppannapubbaṁ idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”.
“Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi byāpādasaññaṁ …pe… vihiṁsāsaññaṁ uppannapubbaṁ”.
“Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti vihiṁsāsaññaṁ uppannapubbaṁ, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”.
“Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi kāmavitakkaṁ uppannapubbaṁ”. “Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti kāmavitakkaṁ uppannapubbaṁ, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”. “Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi byāpādavitakkaṁ …pe… vihiṁsāvitakkaṁ uppannapubbaṁ”.
“Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti vihiṁsāvitakkaṁ uppannapubbaṁ, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”.
“Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi gahapaticīvaraṁ sāditā”. “Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti gahapaticīvaraṁ sāditā, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”. “Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi satthena cīvaraṁ chinditā”. “Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti satthena cīvaraṁ chinditā …pe… dhārema”. “Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi sūciyā cīvaraṁ sibbitā …pe… nābhijānāmi rajanena cīvaraṁ rajitā … nābhijānāmi kathine cīvaraṁ sibbitā … Variant: kathine → kaṭhine (bj, sya-all, km, pts1ed) nābhijānāmi sabrahmacārīnaṁ cīvarakamme vicāritā … Variant: vicāritā → byāpāritā (bj, pts1ed); sāditā (sya-all) nābhijānāmi nimantanaṁ sāditā … nābhijānāmi evarūpaṁ cittaṁ uppannapubbaṁ: ‘aho vata maṁ koci nimanteyyā’ti … nābhijānāmi antaraghare nisīditā … nābhijānāmi antaraghare bhuñjitā … nābhijānāmi mātugāmassa anubyañjanaso nimittaṁ gahetā … nābhijānāmi mātugāmassa dhammaṁ desitā antamaso catuppadampi gāthaṁ … nābhijānāmi bhikkhunupassayaṁ upasaṅkamitā … nābhijānāmi bhikkhuniyā dhammaṁ desitā … nābhijānāmi sikkhamānāya dhammaṁ desitā … nābhijānāmi sāmaṇeriyā dhammaṁ desitā … nābhijānāmi pabbājetā … nābhijānāmi upasampādetā … nābhijānāmi nissayaṁ dātā … nābhijānāmi sāmaṇeraṁ upaṭṭhāpetā … nābhijānāmi jantāghare nhāyitā … nābhijānāmi cuṇṇena nhāyitā … nābhijānāmi sabrahmacārīgattaparikamme vicāritā … nābhijānāmi ābādhaṁ uppannapubbaṁ, antamaso gaddūhanamattampi … nābhijānāmi bhesajjaṁ upaharitā, antamaso haritakikhaṇḍampi … nābhijānāmi apassenakaṁ apassayitā … nābhijānāmi seyyaṁ kappetā”.
“Yampāyasmā …pe… dhārema”.
“Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi gāmantasenāsane vassaṁ upagantā”.
“Yampāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti gāmantasenāsane vassaṁ upagantā, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”.
“Sattāhameva kho ahaṁ, āvuso, saraṇo raṭṭhapiṇḍaṁ bhuñjiṁ; atha aṭṭhamiyaṁ aññā udapādi.
Yampāyasmā bākulo sattāhameva saraṇo raṭṭhapiṇḍaṁ bhuñji; atha aṭṭhamiyaṁ aññā udapādi idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema.
Labheyyāhaṁ, āvuso bākula, imasmiṁ dhammavinaye pabbajjaṁ, labheyyaṁ upasampadan”ti. Alattha kho acelakassapo imasmiṁ dhammavinaye pabbajjaṁ, alattha upasampadaṁ.
Acirūpasampanno panāyasmā kassapo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.
“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā kassapo arahataṁ ahosi.
Atha kho āyasmā bākulo aparena samayena avāpuraṇaṁ ādāya vihārena vihāraṁ upasaṅkamitvā evamāha: Variant: avāpuraṇaṁ → apāpuraṇaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) “abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto. Ajja me parinibbānaṁ bhavissatī”ti.
“Yampāyasmā bākulo avāpuraṇaṁ ādāya vihārena vihāraṁ upasaṅkamitvā evamāha: ‘abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto; ajja me parinibbānaṁ bhavissatī’ti, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārema”.
Āyasmā bākulo majjhe bhikkhusaṅghassa nisinnakova parinibbāyi.
“Yampāyasmā bākulo majjhe bhikkhusaṅghassa nisinnakova parinibbāyi, idampi mayaṁ āyasmato bākulassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremā”ti.
Bākulasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.
Bakkula Sutta
Dịch giả