Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Bāhitika Sutta

88

.

Kinh Bāhitika

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).

Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Ði khất thực ở Savatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tôn giả đi đến lâu đài Pubbarama Migaramatu (Ðông Viên Lộc Mẫu giảng đường) để nghỉ trưa.

Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala cưỡi trên con voi Ekapundarika và đi ra khỏi thành Savatthi trong buổi sáng sớm. Vua Pasenadi nước Kosala thấy Tôn giả Ananda từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với vị đại thần Sirivaddha:

— Vị Tôn giả ấy, này Sirivaddha, có phải là Ananda không?

— Thưa phải, tâu Ðại vương, Tôn giả ấy là Ananda.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với một người khác:

— Này Người kia, hãy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, rồi thưa như sau: “Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda không có công việc gì phải làm gấp, thưa Tôn giả, mong Tôn giả hãy vì lòng từ chờ đợi một lát”.

— Thưa vâng, tâu Ðại vương.

Người ấy vâng đáp vua Pasenadi xứ Kosala, đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi đứng một bên. Ðứng một bên, người ấy thưa với Tôn giả Ananda:

— Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và thưa như sau: “Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda không có công việc gì phải làm gấp, thưa Tôn giả, mong Tôn giả hãy vì lòng từ chờ đợi một lát”.

Tôn giả Ananda im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Ananda đi đến bờ sông Aciravati, sau khi đến, liền ngồi xuống trên chỗ đã đoạn sẵn, dưới một gốc cây. Rồi vua Pasenadi nước Kosala, cưỡi voi cho đến chỗ nào có thể đi voi được, rồi xuống voi đi bộ đến chỗ Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vua Pasenadi nước Kosala thưa với Tôn giả Ananda:

— Thưa Tôn giả, ở đây, mong Tôn giả Ananda ngồi trên thảm ngựa.

— Thôi vừa rồi, Ðại vương, Ðại vương hãy ngồi. Tôi đã ngồi trên chỗ ngồi của tôi.

Vua Pasenadi nước Kosala ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, vua Pasenadi nước Kosala thưa với Tôn giả Ananda:

— Thưa Tôn giả Ananda, có phải Thế Tôn không làm các thân hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?

— Thưa Ðại vương, Thế Tôn không làm các thân hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

— Thưa Tôn giả Ananda, có phải Thế Tôn không làm các khẩu hành… không làm các ý hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?

— Thưa Ðại vương, Thế Tôn không làm các khẩu hành, ý hành mà các bậc Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

— Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, điều mà tôi không thể nói lên một cách đầy đủ trong một câu hỏi, đã được Tôn giả Ananda nói lên một cách đầy đủ trong câu trả lời câu hỏi. Thưa Tôn giả, khi người ngu si, thiếu kinh nghiệm tán thán hay hủy báng những người khác, mà không chứng nghiệm và suy xét, thì chúng tôi không y cứ vào đấy và xem như là lõi cây. Nhưng thưa Tôn giả, khi người có trí, có kinh nghiệm tán thán hay hủy báng những người khác, có chứng nghiệm và suy xét, thì chúng tôi y cứ vào đấy và xem như là lõi cây.

Nhưng thưa Tôn giả Ananda, thế nào là thân hành mà các vị Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?

— Thưa Ðại vương, bất cứ thân hành gì bất thiện.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thân hành bất thiện?

— Thưa Ðại vương, bất cứ thân hành gì có tội.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thân hành có tội?

— Thưa Ðại vương, bất cứ thân hành gì có hại.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thân hành có hại?

— Thưa Ðại vương, bất cứ thân hành nào có khổ báo.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thân hành có khổ báo?

— Thưa Ðại vương, phàm thân hành gì đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, từ nơi thân hành ấy, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm. Thưa Ðại vương, thân hành như vậy bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

— Thưa Tôn giả, thế nào là khẩu hành… thế nào là ý hành bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?

— Thưa Ðại vương, bất cứ ý hành gì bất thiện.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành bất thiện?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành gì có tội.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành có tội?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành gì có hại.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành có hại?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành nào có khổ báo.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành có khổ báo?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành gì đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, từ nơi ý hành ấy các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm. Thưa Ðại vương, ý hành như vậy bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

— Thưa Tôn giả Ananda, có phải Thế Tôn tán thán sự đoạn trừ tất cả bất thiện pháp?

— Thưa Ðại vương, Như Lai đã đoạn trừ tất cả bất thiện pháp và thành tựu các thiện pháp.

— Nhưng thưa Tôn giả Ananda, thế nào là thân hành không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?

— Thưa Ðại vương, bất cứ thiện thân hành nào.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thiện thân hành?

— Thưa Ðại vương, phàm thân hành nào không có tội.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thân hành không có tội?

— Thưa Ðại vương, phàm thân hành nào không có hại.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thân hành không có hại?

— Thưa Ðại vương, phàm thân hành nào có lạc báo.

— Thưa tôn giả, thế nào là thân hành có lạc báo?

— Thưa Ðại vương, phàm thân hành nào không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, từ nơi thân hành ấy, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng. Thưa Ðại vương, thân hành như vậy không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

— Thưa Tôn giả Ananda, thế nào là khẩu hành… thế nào là ý hành không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách?

— Thưa Ðại vương, bất cứ thiện ý hành nào.

— Thưa Tôn giả, thế nào là thiện ý hành?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành nào không có tội.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành không có tội?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành nào không có hại.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành không có hại?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành nào có lạc báo.

— Thưa Tôn giả, thế nào là ý hành có lạc báo?

— Thưa Ðại vương, phàm ý hành nào không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, từ nơi ý hành ấy, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng. Thưa Ðại vương, ý hành như vậy không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

— Thưa Tôn giả Ananda, có phải Thế Tôn tán thán sự thành tựu tất cả thiện pháp?

— Thưa Ðại vương, Như Lai đã đoạn trừ tất cả bất thiện pháp, và thành tựu các thiện pháp.

— Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Thật khéo nói thay việc này, thưa Tôn giả. Do Tôn giả Ananda mà chúng tôi, thưa Tôn giả, được hoan hỷ và thỏa mãn với những lời khéo nói của Tôn giả Ananda. Ðược hoan hỷ và thỏa mãn, thưa Tôn giả, với những lời khéo nói của Tôn giả Ananda, chúng tôi vui lòng tặng một con voi báu cho Tôn giả Ananda, nếu Tôn giả Ananda được phép nhận con voi báu. Chúng tôi vui lòng tặng con ngựa báu cho Tôn giả Ananda, nếu Tôn giả Ananda được phép nhận con ngựa báu. Chúng tôi vui lòng tặng một làng ân tứ cho Tôn giả Ananda, nếu Tôn giả Ananda được phép nhận một làng ân tứ. Nhưng thưa Tôn giả, chúng tôi được biết như sau: “Việc này Tôn giả Ananda không được phép”. Thưa Tôn giả, có cuộn vải ngoại hóa này, được gắn vào trong một cán dù, do vua Ajatasattu, con bà Videhi nước Magadha gởi cho tôi, dài mười sáu khuỷu tay, rộng tám khuỷu tay. Thưa Toân giả, mong Tôn giả Ananda vì lòng từ bi nạp thọ cho.

— Thôi vừa rồi, Ðại vương! Tôi đã đủ ba y.

— Thưa Tôn giả, sau cơn mưa lớn trên sườn núi, cả Tôn giả và tôi đã thấy lúc ấy sông Aciravati chảy mạnh, tràn qua hai bên bờ như thế nào. Cũng vậy, thưa Tôn giả, Tôn giả Ananda có thể làm cho mình ba y, từ nơi tấm vải ngoại hóa này. Còn ba y cũ, Tôn giả Ananda có thể đem phân phát cho các đồng Phạm hạnh. Như vậy sự bố thí này của chúng tôi được trôi chảy, như nước lan tràn qua bờ. Thưa Tôn giả, mong Tôn giả nhận cho tấm vải ngoại hóa này.

Rồi Tôn giả Ananda nhận lấy tấm vải ngoại hóa. Rồi vua Pasenadi nước Kosala thưa với Tôn giả Ananda:

— Thưa Tôn giả Ananda, nay chúng tôi phải đi. Chúng tôi có nhiều công vụ, có nhiều trách nhiệm phải làm.

— Thưa Ðại vương, nay Ðại vương hãy làm gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Ananda dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, thân bên hữu hướng về ngài, rồi ra đi.

Tôn giả Ananda, sau khi vua Pasenadi nước Kosala ra đi không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda tường thuật lên Thế Tôn tất cả cuộc đàm thoại với vua Pasenadi nước Kosala rồi dâng tấm vải ngoại hóa lên Thế Tôn.

Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

— Thật hạnh phúc thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Thật tốt đẹp thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Vua đã được yết kiến Tôn giả Ananda và được cúng dường.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Bāhitika Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Atha kho āyasmā ānando pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiyaṁ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena pubbārāmo migāramātupāsādo tenupasaṅkami divāvihārāya.

Tena kho pana samayena rājā pasenadi kosalo ekapuṇḍarīkaṁ nāgaṁ abhiruhitvā sāvatthiyā niyyāti divā divassa. Addasā kho rājā pasenadi kosalo āyasmantaṁ ānandaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna sirivaḍḍhaṁ mahāmattaṁ āmantesi: “āyasmā no eso, samma sirivaḍḍha, ānando”ti.

“Evaṁ, mahārāja, āyasmā eso ānando”ti.

Atha kho rājā pasenadi kosalo aññataraṁ purisaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, ambho purisa, yenāyasmā ānando tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena āyasmato ānandassa pāde sirasā vandāhi: ‘rājā, bhante, pasenadi kosalo āyasmato ānandassa pāde sirasā vandatī’ti; evañca vadehi: ‘sace kira, bhante, āyasmato ānandassa na kiñci accāyikaṁ karaṇīyaṁ, āgametu kira, bhante, āyasmā ānando muhuttaṁ anukampaṁ upādāyā’”ti.

“Evaṁ, devā”ti kho so puriso rañño pasenadissa kosalassa paṭissutvā yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ ānandaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho so puriso āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “rājā, bhante, pasenadi kosalo āyasmato ānandassa pāde sirasā vandati; evañca vadeti: ‘sace kira, bhante, āyasmato ānandassa na kiñci accāyikaṁ karaṇīyaṁ, āgametu kira, bhante, āyasmā ānando muhuttaṁ anukampaṁ upādāyā’”ti.

Adhivāsesi kho āyasmā ānando tuṇhībhāvena.

Atha kho rājā pasenadi kosalo yāvatikā nāgassa bhūmi nāgena gantvā nāgā paccorohitvā pattikova yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ ānandaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho rājā pasenadi kosalo āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “sace, bhante, āyasmato ānandassa na kiñci accāyikaṁ karaṇīyaṁ, sādhu, bhante, āyasmā ānando yena aciravatiyā nadiyā tīraṁ tenupasaṅkamatu anukampaṁ upādāyā”ti.

Adhivāsesi kho āyasmā ānando tuṇhībhāvena.

Atha kho āyasmā ānando yena aciravatiyā nadiyā tīraṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā aññatarasmiṁ rukkhamūle paññatte āsane nisīdi. Atha kho rājā pasenadi kosalo yāvatikā nāgassa bhūmi nāgena gantvā nāgā paccorohitvā pattikova yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ ānandaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho rājā pasenadi kosalo āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “idha, bhante, āyasmā ānando hatthatthare nisīdatū”ti.

“Alaṁ, mahārāja. Nisīda tvaṁ; nisinno ahaṁ sake āsane”ti.

Nisīdi kho rājā pasenadi kosalo paññatte āsane. Nisajja kho rājā pasenadi kosalo āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “kiṁ nu kho, bhante ānanda, so bhagavā tathārūpaṁ kāyasamācāraṁ samācareyya, yvāssa kāyasamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehī”ti? Variant: brāhmaṇehī”ti → brāhmaṇehi viññūhīti (si, sya-all, pts1ed)

“Na kho, mahārāja, so bhagavā tathārūpaṁ kāyasamācāraṁ samācareyya, yvāssa kāyasamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti. “Kiṁ pana, bhante ānanda, so bhagavā tathārūpaṁ vacīsamācāraṁ …pe… manosamācāraṁ samācareyya, yvāssa manosamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehī”ti? Variant: brāhmaṇehī”ti → brāhmaṇehi viññūhīti (si, sya-all, pts1ed) “Na kho, mahārāja, so bhagavā tathārūpaṁ manosamācāraṁ samācareyya, yvāssa manosamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti.

“Acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Yañhi mayaṁ, bhante, nāsakkhimhā pañhena paripūretuṁ taṁ, bhante, āyasmatā ānandena pañhassa veyyākaraṇena paripūritaṁ. Ye te, bhante, bālā abyattā ananuvicca apariyogāhetvā paresaṁ vaṇṇaṁ vā avaṇṇaṁ vā bhāsanti, na mayaṁ taṁ sārato paccāgacchāma; ye pana te, bhante, paṇḍitā viyattā medhāvino anuvicca pariyogāhetvā paresaṁ vaṇṇaṁ vā avaṇṇaṁ vā bhāsanti, mayaṁ taṁ sārato paccāgacchāma. Variant: viyattā → byattā (bj); byattā viyattā (sya-all); vyattā (pts1ed) | pana → ye ca kho (bj, sya-all, km, pts1ed)

Katamo pana, bhante ānanda, kāyasamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro akusalo”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro akusalo”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro sāvajjo”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro sāvajjo”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro sabyābajjho”. Variant: sabyābajjho → sabyāpajjho (bj, sya-all, km); savyāpajjho (pts1ed); sabyāpajjo (mr)

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro sabyābajjho”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro dukkhavipāko”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro dukkhavipāko”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati. Tassa akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti; evarūpo kho, mahārāja, kāyasamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti.

“Katamo pana, bhante ānanda, vacīsamācāro …pe… manosamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti?

“Yo kho, mahārāja, manosamācāro akusalo”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro akusalo”? “Yo kho, mahārāja, manosamācāro sāvajjo”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro sāvajjo”? “Yo kho, mahārāja, manosamācāro sabyābajjho”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro sabyābajjho”? “Yo kho, mahārāja, manosamācāro dukkhavipāko”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro dukkhavipāko”?

“Yo kho, mahārāja, manosamācāro attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati. Tassa akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti; evarūpo kho, mahārāja, manosamācāro opārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti.

“Kiṁ nu kho, bhante ānanda, so bhagavā sabbesaṁyeva akusalānaṁ dhammānaṁ pahānaṁ vaṇṇetī”ti?

“Sabbākusaladhammapahīno kho, mahārāja, tathāgato kusaladhammasamannāgato”ti.

“Katamo pana, bhante ānanda, kāyasamācāro anopārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro kusalo”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro kusalo”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro anavajjo”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro anavajjo”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro abyābajjho”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro abyābajjho”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro sukhavipāko”.

“Katamo pana, bhante, kāyasamācāro sukhavipāko”?

“Yo kho, mahārāja, kāyasamācāro nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati. Tassa akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. Evarūpo kho, mahārāja, kāyasamācāro anopārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti.

“Katamo pana, bhante ānanda, vacīsamācāro …pe… manosamācāro anopārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti?

“Yo kho, mahārāja, manosamācāro kusalo”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro kusalo”? “Yo kho, mahārāja, manosamācāro anavajjo”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro anavajjo”? “Yo kho, mahārāja, manosamācāro abyābajjho”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro abyābajjho”? “Yo kho, mahārāja, manosamācāro sukhavipāko”.

“Katamo pana, bhante, manosamācāro sukhavipāko”?

“Yo kho, mahārāja, manosamācāro nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati. Tassa akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. Evarūpo kho, mahārāja, manosamācāro anopārambho samaṇehi brāhmaṇehi viññūhī”ti.

“Kiṁ pana, bhante ānanda, so bhagavā sabbesaṁyeva kusalānaṁ dhammānaṁ upasampadaṁ vaṇṇetī”ti?

“Sabbākusaladhammapahīno kho, mahārāja, tathāgato kusaladhammasamannāgato”ti.

“Acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Yāva subhāsitañcidaṁ, bhante, āyasmatā ānandena. Iminā ca mayaṁ, bhante, āyasmato ānandassa subhāsitena attamanābhiraddhā. Evaṁ attamanābhiraddhā ca mayaṁ, bhante, āyasmato ānandassa subhāsitena. Sace, bhante, āyasmato ānandassa hatthiratanaṁ kappeyya, hatthiratanampi mayaṁ āyasmato ānandassa dadeyyāma. Sace, bhante, āyasmato ānandassa assaratanaṁ kappeyya, assaratanampi mayaṁ āyasmato ānandassa dadeyyāma. Sace, bhante, āyasmato ānandassa gāmavaraṁ kappeyya, gāmavarampi mayaṁ āyasmato ānandassa dadeyyāma. Api ca, bhante, mayampetaṁ jānāma: Variant: mayampetaṁ → mayampetaṁ taṁ (si); mayampanetaṁ (sya-all, km) ‘netaṁ āyasmato ānandassa kappatī’ti. Ayaṁ me, bhante, bāhitikā raññā māgadhena ajātasattunā vedehiputtena vatthanāḷiyā pakkhipitvā pahitā soḷasasamā āyāmena, aṭṭhasamā vitthārena. Variant: vatthanāḷiyā → chattanāḷiyā (sya-all, km, pts1ed) Taṁ, bhante, āyasmā ānando paṭiggaṇhātu anukampaṁ upādāyā”ti.

“Alaṁ, mahārāja, paripuṇṇaṁ me ticīvaran”ti.

“Ayaṁ, bhante, aciravatī nadī diṭṭhā āyasmatā ceva ānandena amhehi ca. Yadā uparipabbate mahāmegho abhippavuṭṭho hoti, athāyaṁ aciravatī nadī ubhato kūlāni saṁvissandantī gacchati; evameva kho, bhante, āyasmā ānando imāya bāhitikāya attano ticīvaraṁ karissati. Yaṁ panāyasmato ānandassa purāṇaṁ ticīvaraṁ taṁ sabrahmacārīhi saṁvibhajissati. Evāyaṁ amhākaṁ dakkhiṇā saṁvissandantī maññe gamissati. Paṭiggaṇhātu, bhante, āyasmā ānando bāhitikan”ti.

Paṭiggahesi kho āyasmā ānando bāhitikaṁ.

Atha kho rājā pasenadi kosalo āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “handa ca dāni mayaṁ, bhante ānanda, gacchāma; bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.

“Yassadāni tvaṁ, mahārāja, kālaṁ maññasī”ti. Atha kho rājā pasenadi kosalo āyasmato ānandassa bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā āyasmantaṁ ānandaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi.

Atha kho āyasmā ānando acirapakkantassa rañño pasenadissa kosalassa yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā ānando yāvatako ahosi raññā pasenadinā kosalena saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ bhagavato ārocesi. Tañca bāhitikaṁ bhagavato pādāsi.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi:

“lābhā, bhikkhave, rañño pasenadissa kosalassa, suladdhalābhā, bhikkhave, rañño pasenadissa kosalassa; yaṁ rājā pasenadi kosalo labhati ānandaṁ dassanāya, labhati payirupāsanāyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Bāhitikasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Bāhitika Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC