Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Dhammacetiya Sutta

89

.

Kinh Pháp trang nghiêm

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka (Thích-ca). Medalumpa là một thị trấn của dân chúng Sakka.

Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến Nangaraka vì có một vài công việc. Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Digha Karayana:

— Này Karayana, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, ta muốn đi đến các thượng uyển để ngắm phong cảnh.

— Thưa vâng, Ðại vương.

Digha Karayana vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, cho sửa soạn các cỗ xe thù thắng, rồi thưa với vua Pasenadi nước Kosala:

— Tâu Ðại vương, các cỗ xe thù thắng của Ðại vương đã sửa soạn xong, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, đi ra khỏi Nangaraka cùng nhiều cỗ xe thù thắng khác, với tất cả uy vệ của vua chúa, và đi đến vườn thượng uyển, đi xe cho đến chỗ còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ, vào vườn thượng uyển, trong khi đi qua đi lại trong vườn thượng uyển, trong khi tản bộ thưởng ngoạn, vua Pasenadi nước Kosala thấy những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng. Thấy vậy, vua liền nghĩ đến Thế Tôn: “Những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng này, chính tại đây, chúng ta đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác”. Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Digha Karayana:

— Này Karayana, những gốc cây khả ái… Chánh Ðẳng Giác. Này Karayana, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú tại chỗ nào?

— Tâu Ðại vương, có một thị trấn của dân chúng Sakka tên là Medalumpa. Tại đấy, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đang trú.

— Này Karayana, Medalumpa, thị trấn của dân chúng Sakka, cách xa Nangaraka bao nhiêu?

— Tâu Ðại vương, cách không xa, có ba yojana (do tuần). Có thể đi đến chỗ ấy trong ngày.

— Vậy này Karayana, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, chúng ta sẽ đi yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

— Thưa vâng, tâu Ðại vương.

Digha Karayana vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, cho sửa soạn các cỗ xe thù thắng, sau khi sửa soạn xong các cỗ xe thù thắng, liền tâu với vua Pasenadi nước Kosala:

— Tâu Ðại vương các cỗ xe thù thắng đã sửa soạn xong, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, từ Nangaraka đi đến Medulampa, thị trấn của dân chúng Sakka, đến nơi đó nội trong ngày, rồi đi đến tịnh xá. Vua đi xe cho đến chỗ nào có thể đi xe được, rồi xuống xe đi bộ vào tịnh xá. Lúc bấy giờ một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Vua Pasenadi nước Kosala đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo ấy:

— Chư Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

— Thưa Ðại vương, Thế Tôn ở trong ngôi nhà này với các cửa khép kín. Hãy im lặng đến gần, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, sau khi đằng hắng, hãy gõ vào khóa cửa. Thế Tôn sẽ mở cửa cho Ðại vương.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, ngay tại chỗ ấy, trao kiếm và vành khăn cho Digha Karayana. Rồi Digha Karayana tự nghĩ: “Nay vua muốn đi một mình. Ở đây, ta phải dừng lại”. Rồi vua Pasenadi nước Kosala im lặng đi đến căn nhà đóng cửa, sau khi đến, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, đằng hắng và gõ vào khóa cửa. Thế Tôn mở cửa.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bước vào căn nhà, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, tay xoa rờ xung quanh chân và tự xưng tên:

— Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala. Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.

— Thưa Ðại vương, do thấy nguyên nhân gì, Ðại vương lại hạ mình tột bực như vậy đối với thân này và biểu lộ tình thân ái như vậy?

— Bạch Thế Tôn, con có pháp truyền thống (Dhammanvaya) này đối với Thế Tôn. “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”. Ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn hành trì Phạm hạnh có giới hạn trong mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm. Những vị này, sau một thời gian, khéo tắm, khéo phấn sáp, với râu tóc khéo chải chuốt, sống thụ hưởng một cách sung mãn, đầy đủ năm dục trưởng dưỡng. Ở đây, Bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống hành trì Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh cho đến trọn đời, cho đến hơi thở cuối cùng. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn. “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác. Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì”.

Lại nữa bạch Thế Tôn, vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lị cãi lộn với Sát-đế-lị, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, anh em cãi lộn với chị em, chị em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống với nhau thuận hòa, thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra, có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì”.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con đi du hành tản bộ từ công viên này đến công viên khác, từ cung uyển này đến cung uyển khác. Ở đấy, con thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Thật sự các bậc Tôn giả này sống Phạm hạnh không được hoan hỷ hay có những ác nghiệp được giấu kín. Do vậy, các vị Tôn giả này mới gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Con đi đến các vị ấy và nói:

“– Vì sao chư Tôn giả lại gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn?”.

Các vị ấy trả lời như sau:

“– Tâu Ðại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền”.

Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Thật sự các bậc Tôn giả này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự nên các bậc Tôn giả này hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con là một vị vua Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, có thể hành quyết những ai đáng bị hành quyết, gia phạt những ai đáng bị gia phạt, trục xuất những ai đáng bị trục xuất. Nhưng bạch Thế Tôn, khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi nói ngắt lời của con. Và con không có dịp để nói: “Này Quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong”. Bạch Thế Tôn, thế mà có người vẫn ngắt lời nói của con. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng nhảy mũi hay tiếng ho khởi lên. Bạch Thế Tôn, thuở xưa, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, có người đệ tử Thế Tôn ho lên. Một đồng Phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối và nói: “Tôn giả hãy im lặng, Tôn giả chớ có làm ồn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng ta đang thuyết pháp”. Bạch Thế Tôn, con khởi lên ý nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Thính chúng này thật khéo được huấn luyện, không gậy, không kiếm. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đồ chúng này có một đồ chúng nào khác được khéo huấn luyện như đồ chúng này. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy ở đây một số Sát-đế-lị bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này, chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe: “Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này”. Họ sắp đặt câu hỏi: “Chúng ta sau khi đến sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này. Khi bị ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia”. Những vị này nghe: “Sa-môn Gotama đã đến thăm ngôi làng hay thị trấn này”. Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với pháp thoại khai thị cho các vị này, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Ðược Sa-môn Gotama, với pháp thoại khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn! Trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Bạch Thế Tôn, như vậy là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy ở đây một số Bà-la-môn bác học… Gia chủ bác học, Sa-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc, những vị này đi chỗ này chỗ kia như muốn đả phá các tà kiến… họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn. Trái lại, họ xin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế Tôn cho họ được xuất gia. Ðược xuất gia như vậy, một số các vị ấy sống một mình, không phóng dật, nỗ lực, tinh cần và không bao lâu sau, tự chứng với thắng trí, chứng ngộ chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích tối thượng của Phạm hạnh mà những Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Họ nói như sau: “Thật sự chúng ta gần hoại vong! Thật sự chúng ta gần hoại diệt! Xưa kia chúng ta không phải Sa-môn lại tự xem là Sa-môn, không phải Bà-la-môn lại tự xem là Bà-la-môn, không phải bậc A-la-hán lại tự xem là bậc A-la-hán. Nay chúng ta mới thật là Sa-môn. Nay chúng ta mới thật là Bà-la-môn. Nay chúng ta mới thật là A-la-hán”. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Isidatta và Purana là hai quan giữ ngựa, ăn cơm của con, đi xe của con, sinh sống do con cho, và chính con đem danh vọng lại cho họ. Nhưng họ không hạ mình đối với con như họ hạ mình đối với Thế Tôn. Thuở xưa, bạch Thế Tôn, trong khi hành quân chống với đội quân đối nghịch, và muốn thử thách Isidatta và Purana, hai quan giữ ngựa, con đến ở tại một căn nhà chật hẹp. Rồi bạch Thế Tôn, hai quan giữ ngựa, Isidatta và Purana, sau khi cùng nhau đàm luận về chánh pháp hơn nửa đêm, rồi nằm xuống ngủ, với đầu của họ hướng về phía mà họ được nghe là chỗ Thế Tôn ở và với chân hướng về chỗ con. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Hai quan giữ ngựa Isidatta và Purana này ăn cơm của ta, đi xe của ta, sinh sống do ta cho, và chính ta đem danh vọng lại cho họ. Nhưng họ không hạ mình đối với ta như họ hạ mình đối với Thế Tôn. Thật sự những vị này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự”. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì”.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lị, con cũng thuộc dòng Sát-đế-lị. Thế Tôn là người nước Kosala, con cũng thuộc người nước Kosala. Thế Tôn được tám mươi tuổi, con cũng được tám mươi tuổi. Vì Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lị và con cũng thuộc dòng Sát-đế-lị; vì Thế Tôn là người nước Kosala, con cũng thuộc người Kosala; vì Thế Tôn được tám mươi tuổi, con cũng được tám mươi tuổi; nên con sẵn sàng hạ mình tột bực đối với Thế Tôn, và biểu lộ tình thân ái. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm.

— Thưa Ðại vương, Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Khi vua Pasenadi nước Kosala ra đi không bao lâu, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, đấy là vua Pasenadi nước Kosala. Sau khi nói lên những pháp trang nghiêm, vua đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Này các Tỷ-kheo, hãy học các pháp trang nghiêm. Hãy thấu triệt các pháp trang nghiêm. Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì các pháp trang nghiêm. Này các Tỷ-kheo, các pháp trang nghiêm này liên hệ đến mục tiêu, là căn bản của Phạm hạnh.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dhammacetiya Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sakkesu viharati medāḷupaṁ nāma sakyānaṁ nigamo. Variant: medāḷupaṁ → medataḷumpaṁ (bj); metalūpaṁ (si); medaḷupaṁ (sya-all); medaḷumpaṁ (pts1ed)

Tena kho pana samayena rājā pasenadi kosalo nagarakaṁ anuppatto hoti kenacideva karaṇīyena.

Atha kho rājā pasenadi kosalo dīghaṁ kārāyanaṁ āmantesi: “yojehi, samma kārāyana, bhadrāni bhadrāni yānāni, uyyānabhūmiṁ gacchāma subhūmiṁ dassanāyā”ti.

“Evaṁ, devā”ti kho dīgho kārāyano rañño pasenadissa kosalassa paṭissutvā bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā rañño pasenadissa kosalassa paṭivedesi: “yuttāni kho te, deva, bhadrāni bhadrāni yānāni. Yassadāni kālaṁ maññasī”ti.

Atha kho rājā pasenadi kosalo bhadraṁ yānaṁ abhiruhitvā bhadrehi bhadrehi yānehi nagarakamhā niyyāsi mahaccā rājānubhāvena. Yena ārāmo tena pāyāsi. Yāvatikā yānassa bhūmi, yānena gantvā yānā paccorohitvā pattikova ārāmaṁ pāvisi.

Addasā kho rājā pasenadi kosalo ārāme jaṅghāvihāraṁ anucaṅkamamāno anuvicaramāno rukkhamūlāni pāsādikāni pasādanīyāni appasaddāni appanigghosāni vijanavātāni manussarāhasseyyakāni paṭisallānasāruppāni. Disvāna bhagavantaṁyeva ārabbha sati udapādi: “imāni kho tāni rukkhamūlāni pāsādikāni pasādanīyāni appasaddāni appanigghosāni vijanavātāni manussarāhasseyyakāni paṭisallānasāruppāni, yattha sudaṁ mayaṁ taṁ bhagavantaṁ payirupāsāma arahantaṁ sammāsambuddhan”ti.

Atha kho rājā pasenadi kosalo dīghaṁ kārāyanaṁ āmantesi: “imāni kho, samma kārāyana, tāni rukkhamūlāni pāsādikāni pasādanīyāni appasaddāni appanigghosāni vijanavātāni manussarāhasseyyakāni paṭisallānasāruppāni, yattha sudaṁ mayaṁ taṁ bhagavantaṁ payirupāsāma arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Kahaṁ nu kho, samma kārāyana, etarahi so bhagavā viharati arahaṁ sammāsambuddho”ti?

“Atthi, mahārāja, medāḷupaṁ nāma sakyānaṁ nigamo. Tattha so bhagavā etarahi viharati arahaṁ sammāsambuddho”ti.

“Kīvadūre pana, samma kārāyana, nagarakamhā medāḷupaṁ nāma sakyānaṁ nigamo hotī”ti? Variant: Kīvadūre → kīvadūro (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Na dūre, mahārāja; tīṇi yojanāni; sakkā divasāvasesena gantun”ti.

“Tena hi, samma kārāyana, yojehi bhadrāni bhadrāni yānāni, gamissāma mayaṁ taṁ bhagavantaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhan”ti.

“Evaṁ, devā”ti kho dīgho kārāyano rañño pasenadissa kosalassa paṭissutvā bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā rañño pasenadissa kosalassa paṭivedesi: “yuttāni kho te, deva, bhadrāni bhadrāni yānāni. Yassadāni kālaṁ maññasī”ti.

Atha kho rājā pasenadi kosalo bhadraṁ yānaṁ abhiruhitvā bhadrehi bhadrehi yānehi nagarakamhā yena medāḷupaṁ nāma sakyānaṁ nigamo tena pāyāsi. Teneva divasāvasesena medāḷupaṁ nāma sakyānaṁ nigamaṁ sampāpuṇi. Yena ārāmo tena pāyāsi. Yāvatikā yānassa bhūmi, yānena gantvā yānā paccorohitvā pattikova ārāmaṁ pāvisi.

Tena kho pana samayena sambahulā bhikkhū abbhokāse caṅkamanti. Atha kho rājā pasenadi kosalo yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavoca: “kahaṁ nu kho, bhante, etarahi so bhagavā viharati arahaṁ sammāsambuddho? Dassanakāmā hi mayaṁ taṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhan”ti.

“Eso, mahārāja, vihāro saṁvutadvāro. Tena appasaddo upasaṅkamitvā ataramāno āḷindaṁ pavisitvā ukkāsitvā aggaḷaṁ ākoṭehi. Vivarissati bhagavā te dvāran”ti. Atha kho rājā pasenadi kosalo tattheva khaggañca uṇhīsañca dīghassa kārāyanassa pādāsi. Atha kho dīghassa kārāyanassa etadahosi: “rahāyati kho dāni rājā, idheva dāni mayā ṭhātabban”ti. Variant: idheva → tenidheva (bj) | kho dāni rājā → mahārājā (bj, sya-all, km, pts1ed)

Atha kho rājā pasenadi kosalo yena so vihāro saṁvutadvāro tena appasaddo upasaṅkamitvā ataramāno āḷindaṁ pavisitvā ukkāsitvā aggaḷaṁ ākoṭesi. Vivari bhagavā dvāraṁ.

Atha kho rājā pasenadi kosalo vihāraṁ pavisitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavato pādāni mukhena ca paricumbati, pāṇīhi ca parisambāhati, nāmañca sāveti: “rājāhaṁ, bhante, pasenadi kosalo; rājāhaṁ, bhante, pasenadi kosalo”ti.

“Kiṁ pana tvaṁ, mahārāja, atthavasaṁ sampassamāno imasmiṁ sarīre evarūpaṁ paramanipaccakāraṁ karosi, mittūpahāraṁ upadaṁsesī”ti? Variant: mittūpahāraṁ → cittūpahāraṁ (bj)

“Atthi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti. Idhāhaṁ, bhante, passāmi eke samaṇabrāhmaṇe pariyantakataṁ brahmacariyaṁ carante dasapi vassāni, vīsampi vassāni, tiṁsampi vassāni, cattārīsampi vassāni. Te aparena samayena sunhātā suvilittā kappitakesamassū pañcahi kāmaguṇehi samappitā samaṅgībhūtā paricārenti. Idha panāhaṁ, bhante, bhikkhū passāmi yāvajīvaṁ āpāṇakoṭikaṁ paripuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ carante. Na kho panāhaṁ, bhante, ito bahiddhā aññaṁ evaṁ paripuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ samanupassāmi. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparaṁ, bhante, rājānopi rājūhi vivadanti, khattiyāpi khattiyehi vivadanti, brāhmaṇāpi brāhmaṇehi vivadanti, gahapatayopi gahapatīhi vivadanti, mātāpi puttena vivadati, puttopi mātarā vivadati, pitāpi puttena vivadati, puttopi pitarā vivadati, bhātāpi bhaginiyā vivadati, bhaginīpi bhātarā vivadati, sahāyopi sahāyena vivadati. Idha panāhaṁ, bhante, bhikkhū passāmi samagge sammodamāne avivadamāne khīrodakībhūte aññamaññaṁ piyacakkhūhi sampassante viharante. Na kho panāhaṁ, bhante, ito bahiddhā aññaṁ evaṁ samaggaṁ parisaṁ samanupassāmi. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparāhaṁ, bhante, ārāmena ārāmaṁ, uyyānena uyyānaṁ anucaṅkamāmi anuvicarāmi. Sohaṁ tattha passāmi eke samaṇabrāhmaṇe kise lūkhe dubbaṇṇe uppaṇḍuppaṇḍukajāte dhamanisanthatagatte, na viya maññe cakkhuṁ bandhante janassa dassanāya. Tassa mayhaṁ, bhante, etadahosi: ‘addhā ime āyasmanto anabhiratā vā brahmacariyaṁ caranti, atthi vā tesaṁ kiñci pāpaṁ kammaṁ kataṁ paṭicchannaṁ; tathā hi ime āyasmanto kisā lūkhā dubbaṇṇā uppaṇḍuppaṇḍukajātā dhamanisanthatagattā, na viya maññe cakkhuṁ bandhanti janassa dassanāyā’ti. Tyāhaṁ upasaṅkamitvā evaṁ vadāmi: ‘kiṁ nu kho tumhe āyasmanto kisā lūkhā dubbaṇṇā uppaṇḍuppaṇḍukajātā dhamanisanthatagattā, na viya maññe cakkhuṁ bandhatha janassa dassanāyā’ti? Te evamāhaṁsu: ‘bandhukarogo no, mahārājā’ti. Variant: bandhukarogo no → paṇḍukarogino (mr) Idha panāhaṁ, bhante, bhikkhū passāmi haṭṭhapahaṭṭhe udaggudagge abhiratarūpe pīṇindriye appossukke pannalome paradattavutte migabhūtena cetasā viharante. Variant: pīṇindriye → pīṇitindriyā (bj); pīṇitindriye (pts1ed) Tassa mayhaṁ, bhante, etadahosi: ‘addhā ime āyasmanto tassa bhagavato sāsane uḷāraṁ pubbenāparaṁ visesaṁ jānanti; tathā hi ime āyasmanto haṭṭhapahaṭṭhā udaggudaggā abhiratarūpā pīṇindriyā appossukkā pannalomā paradattavuttā migabhūtena cetasā viharantī’ti. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparāhaṁ, bhante, rājā khattiyo muddhāvasitto; pahomi ghātetāyaṁ vā ghātetuṁ, jāpetāyaṁ vā jāpetuṁ, pabbājetāyaṁ vā pabbājetuṁ. Tassa mayhaṁ, bhante, aḍḍakaraṇe nisinnassa antarantarā kathaṁ opātenti. Sohaṁ na labhāmi: ‘mā me bhonto aḍḍakaraṇe nisinnassa antarantarā kathaṁ opātetha, kathāpariyosānaṁ me bhonto āgamentū’ti. Variant: opātetha → opātentu (si) Tassa mayhaṁ, bhante, antarantarā kathaṁ opātenti. Idha panāhaṁ, bhante, bhikkhū passāmi; yasmiṁ samaye bhagavā anekasatāya parisāya dhammaṁ deseti, neva tasmiṁ samaye bhagavato sāvakānaṁ khipitasaddo vā hoti ukkāsitasaddo vā. Bhūtapubbaṁ, bhante, bhagavā anekasatāya parisāya dhammaṁ deseti. Tatraññataro bhagavato sāvako ukkāsi. Tamenaṁ aññataro sabrahmacārī jaṇṇukena ghaṭṭesi: ‘appasaddo āyasmā hotu, māyasmā saddamakāsi; satthā no bhagavā dhammaṁ desetī’ti. Tassa mayhaṁ, bhante, etadahosi: ‘acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Adaṇḍena vata kira, bho, asatthena evaṁ suvinītā parisā bhavissatī’ti. Na kho panāhaṁ, bhante, ito bahiddhā aññaṁ evaṁ suvinītaṁ parisaṁ samanupassāmi. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparāhaṁ, bhante, passāmi idhekacce khattiyapaṇḍite nipuṇe kataparappavāde vālavedhirūpe. Te bhindantā maññe caranti paññāgatena diṭṭhigatāni. Variant: bhindantā → vobhindantā (bj) Te suṇanti: ‘samaṇo khalu, bho, gotamo amukaṁ nāma gāmaṁ vā nigamaṁ vā osarissatī’ti. Te pañhaṁ abhisaṅkharonti: ‘imaṁ mayaṁ pañhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ upasaṅkamitvā pucchissāma. Evañce no puṭṭho evaṁ byākarissati, evamassa mayaṁ vādaṁ āropessāma; evañcepi no puṭṭho evaṁ byākarissati, evampissa mayaṁ vādaṁ āropessāmā’ti. Te suṇanti: ‘samaṇo khalu, bho, gotamo amukaṁ nāma gāmaṁ vā nigamaṁ vā osaṭo’ti. Te yena bhagavā tenupasaṅkamanti. Te bhagavā dhammiyā kathāya sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṁseti. Te bhagavatā dhammiyā kathāya sandassitā samādapitā samuttejitā sampahaṁsitā na ceva bhagavantaṁ pañhaṁ pucchanti, kuto vādaṁ āropessanti? Aññadatthu bhagavato sāvakā sampajjanti. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparāhaṁ, bhante, passāmi idhekacce brāhmaṇapaṇḍite …pe… gahapatipaṇḍite …pe… samaṇapaṇḍite nipuṇe kataparappavāde vālavedhirūpe. Te bhindantā maññe caranti paññāgatena diṭṭhigatāni. Te suṇanti: ‘samaṇo khalu, bho, gotamo amukaṁ nāma gāmaṁ vā nigamaṁ vā osarissatī’ti. Te pañhaṁ abhisaṅkharonti: ‘imaṁ mayaṁ pañhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ upasaṅkamitvā pucchissāma. Evañce no puṭṭho evaṁ byākarissati, evamassa mayaṁ vādaṁ āropessāma; evañcepi no puṭṭho evaṁ byākarissati, evampissa mayaṁ vādaṁ āropessāmā’ti. Te suṇanti: ‘samaṇo khalu, bho, gotamo amukaṁ nāma gāmaṁ vā nigamaṁ vā osaṭo’ti. Te yena bhagavā tenupasaṅkamanti. Te bhagavā dhammiyā kathāya sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṁseti. Te bhagavatā dhammiyā kathāya sandassitā samādapitā samuttejitā sampahaṁsitā na ceva bhagavantaṁ pañhaṁ pucchanti, kuto vādaṁ āropessanti? Aññadatthu bhagavantaṁyeva okāsaṁ yācanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Te bhagavā pabbājeti. Te tathāpabbajitā samānā ekā vūpakaṭṭhā appamattā ātāpino pahitattā viharantā nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti. Te evamāhaṁsu: ‘manaṁ vata, bho, anassāma; manaṁ vata, bho, panassāma’. Mayañhi pubbe assamaṇāva samānā samaṇāmhāti paṭijānimhā, abrāhmaṇāva samānā brāhmaṇāmhāti paṭijānimhā, anarahantova samānā arahantāmhāti paṭijānimhā. ‘Idāni khomha samaṇā, idāni khomha brāhmaṇā, idāni khomha arahanto’ti. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparāhaṁ, bhante, ime isidattapurāṇā thapatayo mamabhattā mamayānā, ahaṁ nesaṁ jīvikāya dātā, yasassa āhattā; Variant: jīvikāya → jīvitassa (bj); jīvikaṁ (bj-a); jīvitaṁ (sya-all, km, pts1ed, mr) atha ca pana no tathā mayi nipaccakāraṁ karonti yathā bhagavati. Bhūtapubbāhaṁ, bhante, senaṁ abbhuyyāto samāno ime ca isidattapurāṇā thapatayo vīmaṁsamāno aññatarasmiṁ sambādhe āvasathe vāsaṁ upagacchiṁ. Atha kho, bhante, ime isidattapurāṇā thapatayo bahudeva rattiṁ dhammiyā kathāya vītināmetvā, yato ahosi bhagavā tato sīsaṁ katvā maṁ pādato karitvā nipajjiṁsu. Variant: kathāya vītināmetvā, yato ahosi bhagavā → assosuṁ kho bhagavantaṁ (sya-all, km, pts1ed) Tassa mayhaṁ, bhante, etadahosi: ‘acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Ime isidattapurāṇā thapatayo mamabhattā mamayānā, ahaṁ nesaṁ jīvikāya dātā, yasassa āhattā; atha ca pana no tathā mayi nipaccakāraṁ karonti yathā bhagavati. Addhā ime āyasmanto tassa bhagavato sāsane uḷāraṁ pubbenāparaṁ visesaṁ jānantī’ti. Ayampi kho me, bhante, bhagavati dhammanvayo hoti: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho’ti.

Puna caparaṁ, bhante, bhagavāpi khattiyo, ahampi khattiyo; bhagavāpi kosalo, ahampi kosalo; bhagavāpi āsītiko, ahampi āsītiko. Yampi, bhante, bhagavāpi khattiyo ahampi khattiyo, bhagavāpi kosalo ahampi kosalo, bhagavāpi āsītiko ahampi āsītiko; imināvārahāmevāhaṁ, bhante, bhagavati paramanipaccakāraṁ kātuṁ, mittūpahāraṁ upadaṁsetuṁ.

Handa ca dāni mayaṁ, bhante, gacchāma; bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.

“Yassadāni tvaṁ, mahārāja, kālaṁ maññasī”ti. Atha kho rājā pasenadi kosalo uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi.

Atha kho bhagavā acirapakkantassa rañño pasenadissa kosalassa bhikkhū āmantesi: “eso, bhikkhave, rājā pasenadi kosalo dhammacetiyāni bhāsitvā uṭṭhāyāsanā pakkanto. Uggaṇhatha, bhikkhave, dhammacetiyāni; pariyāpuṇātha, bhikkhave, dhammacetiyāni; dhāretha, bhikkhave, dhammacetiyāni. Atthasaṁhitāni, bhikkhave, dhammacetiyāni ādibrahmacariyakānī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Dhammacetiyasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.

Dhammacetiya Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC