Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Brahmāyu Sutta

91

.

Kinh Brahmāyu

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Brahmayu trú tại Mithila (Di-tát-la) già yếu, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã gần mãn cuộc đời, tuổi đã đến một trăm hai mươi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng.

Bà-la-môn Brahmayu có nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị”. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!”.

Lúc bấy giờ đệ tử của Bà-la-môn Brahmayu là thanh niên Uttara, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Rồi Bà-la-môn Brahmayu bảo thanh niên Uttara:

— Này Uttara thân mến, Sa-môn Gotama này là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị”… Tốt đẹp thay được yết kiến một vị A-la-hán như vậy. Uttara thân mến, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy tìm hiểu Sa-môn Gotama, có phải là Tôn giả Gotama như tiếng đã đồn, hay là không phải, hay là Tôn giả Gotama như thế này, hay là không phải như thế này. Chính nhờ Ông mà chúng ta sẽ biết về Tôn giả Gotama.

— Thưa Tôn giả, làm sao tôi biết Tôn giả Gotama có phải là Tôn giả Gotama như tiếng đã đồn, hay là không phải, hay là Tôn giả Gotama như thế này, hay là không phải như thế này?

— Này Uttara thân mến, theo Thánh điển của chúng ta được truyền lại về ba mươi hai Ðại nhân tướng, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn một trong hai con đường, không có con đường nào khác: nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Và vị này có hơn một ngàn con trai, là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với Chánh pháp, không dùng gậy, không dùng đao. Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác quét sạch mê lầm ở đời. Này Uttara thân mến, ta đã cho con chú thuật, con đã nhận những chú thuật ấy.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Thanh niên Uttara vâng đáp Bà-la-môn Brahmayu, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Bà-la-môn Brahmayu, giữ thân hướng về phía hữu, rồi ra đi du hành đến Thế Tôn ở Videha, tuần tự du hành đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Uttara tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn. Thanh niên Uttara thấy trên thân Thế Tôn phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng. Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

Rồi Thế Tôn nghĩ rằng: “Thanh niên Uttara này thấy ở nơi Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng. Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài”.

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến thanh niên Uttara thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn. Và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vùng trán.

Rồi thanh niên Uttara suy nghĩ: “Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai Ðại nhân tướng. Vậy ta hãy theo sát Sa-môn Gotama để dò xem các uy nghi (của Ngài)”. Rồi thanh niên Uttara trong bảy tháng theo sát Thế Tôn như bóng không bao giờ rời hình.

Rồi thanh niên Uttara, sau bảy tháng, khởi hành đi đến Mithila ở Videha, tuần tự du hành đi đến Mithila, rồi đi đến Bà-la-môn Brahmayu, sau khi đến, đảnh lễ Bà-la-môn Brahmayu rồi ngồi xuống một bên. Bà-la-môn Brahmayu nói với thanh niên Uttara đang ngồi một bên:

— Này Uttara thân mến, có phải tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng như vậy, không phải khác, có phải Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác ?

— Tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng như vậy, không phải khác, Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác. Và Tôn giả Gotama ấy có đầy đủ ba mươi hai Ðại nhân tướng. Tôn giả Gotama có lòng bàn chân bằng phẳng. Ðây là Ðại nhân tướng của Ðại nhân Tôn giả Gotama. Dưới hai bàn chân Tôn giả Gotama, có hiện ra hình bánh xe, với ngàn tăm xe, với trục xe vành xe, với các bộ phận hoàn toàn đầy đủ. Tôn giả Gotama có gót chân thon dài. Tôn giả Gotama có ngón tay, ngón chân dài. Tôn giả Gotama có tay chân mềm mại. Tôn giả Gotama tay chân có màn da lưới. Tôn giả Gotama có mắt cá tròn như con sò. Tôn giả Gotama có ống chân to như con dê rừng. Tôn giả Gotama đứng thẳng, không cong lưng xuống có thể rờ đầu gối với hai bàn tay. Tôn giả Gotama có tướng mã âm tàng. Tôn giả Gotama có màu da như đồng, màu sắc như vàng. Tôn giả Gotama có da trơn mướt khiến bụi không có thể bám dính vào. Tôn giả Gotama có lông da mọc từng lỗ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông. Tôn giả Gotama có lông mọc xoáy tròn thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt. Tôn giả Gotama có thân hình cao thẳng. Tôn giả Gotama có bảy chỗ tròn đầy. Tôn giả Gotama có nửa thân trước như thân con sư tử. Tôn giả Gotama không có lõm khuyết xuống giữa hai vai. Tôn giả Gotama có thân thể cân đối như cây bàng. Bề cao thân ngang bằng bề dài hai tay sải rộng, bề dài hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân. Tôn giả Gotama có bán thân trên vuông tròn. Tôn giả Gotama có vị giác hết sức sắc bén. Tôn giả Gotama có quai hàm như con sư tử. Tôn giả Gotama có bốn mươi răng. Tôn giả Gotama có răng đều đặn. Tôn giả Gotama có răng không khuyết hở. Tôn giả Gotama có răng cửa trơn láng. Tôn giả Gotama có tướng lưỡi rộng dài. Tôn giả Gotama có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim ca-lăng- tần-già (karavika). Tôn giả Gotama có hai mắt màu xanh đậm. Tôn giả Gotama có lông mi con bò cái. Tôn giả Gotama, giữa hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên mịn màng như bông nhẹ. Tôn giả Gotama có nhục kế trên đầu. Ðây là Ðại nhân tướng của Ðại nhân Tôn giả Gotama.

Khi Tôn giả Gotama đi, Ngài bước chân mặt trước, không đặt chân xuống quá xa, không rút chân lên quá gần, không bước quá mau, không bước quá chậm, khi đi đầu gối không va chạm đầu gối, khi đi mắt cá không va chạm mắt cá; Ngài đi không co bắp vế lên, không duỗi bắp vế xuống, không đưa bắp vế vào trong, không đưa bắp vế ra ngoài. Khi đi Tôn giả Gotama chỉ di động phần thân ở dưới, và không dùng toàn thân lực. Khi ngó quanh, Tôn giả Gotama ngó quanh với toàn thân. Khi đi không có ngưỡng mặt lên, không cúi mặt xuống, không có ngó quanh, và chỉ ngó xuống khoảng một tầm (yugamattam, bề dài một cái cày). Xa hơn, tri kiến được mở rộng (anavatam: không bị che đậy).

Khi đi vào nhà, (Tôn giả Gotama) không ngửa thân về phía sau, không cúi thân về phía trước, không đưa thân về phía trong, không đưa thân về phía ngoài; vị ấy quay lưng không quá xa ghế ngồi, không quá gần ghế ngồi; ngồi trên ghế, không nắm chặt thành ghế, không gieo thân ngồi xuống ghế.

Khi ngồi trong nhà. Ngài không rung tay, không rung chân, không ngồi tréo đầu gối với nhau, tréo mắt cá với nhau, không ngồi tay chống cằm. Khi ngồi trong nhà, không có sợ hãi, không có run rẩy, không có dao động, không có hoảng hốt. Như vậy Tôn giả Gotama ngồi, không sợ hãi, không run sợ, không dao động, không hoảng hốt, lông tóc không dựng ngược, Thiền tịnh độc cư.

Khi nhận nước để rửa bát, không chúc bình bát lên, không chúc bình bát xuống, không xoay bình bát vào phía trong, không xoay bình bát ra phía ngoài, nhận nước không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát, không sanh tiếng động, rửa bát không xoay tròn bình bát, không đặt bình bát xuống đất rồi rửa tay, khi hai tay rửa xong, bát cũng rửa xong, khi bát rửa xong, tay cũng rửa xong. Ngài đổ nước bình bát không quá xa, không quá gần, và không vẩy nước cùng khắp.

Khi Ngài nhận cơm, không chúc bình bát lên, không chúc bình bát xuống, không xoay bình bát vào phía trong, không xoay bình bát ra phía ngoài, nhận cơm không quá ít, không quá nhiều. Ngài ăn đồ ăn vừa phải (với cơm), không có bỏ miếng cơm, chỉ lựa miếng thức ăn. Tôn giả Gotama đưa miếng cơm quanh miệng hai ba lần rồi mới nuốt, không hột cơm nào được vào trong thân không bị nghiến nát, và không một hột cơm nào còn lại trong miệng trước khi ăn miếng cơm khác. Tôn giả Gotama không thưởng thức vị ăn khi ăn đồ ăn, không thưởng thức lòng tham vị. Tôn giả Gotama ăn đồ ăn có đầy đủ tám đức tánh, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, Ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và Ta sẽ không lỗi lầm, sống được an ổn”.

Ngài ăn xong lấy nước rửa bát, không chúc bình bát lên, không chúc bình bát xuống, không xoay bình bát vào phía trong, không xoay bình bát ra phía ngoài, nhận nước không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát không sanh tiếng động, rửa bát không xoay tròn bình bát, không có đặt bình bát xuống đất rồi rửa tay, khi hai tay rửa xong, bình bát cũng rửa xong, khi bình bát rửa xong, hai tay cũng rửa xong. Ngài đổ nước bình bát, không quá xa, không quá gần, không vẩy nước cùng khắp.

Khi ăn xong, Ngài đặt bình bát xuống đất, không quá xa, không quá gần, không phải không nghĩ đến bình bát, cũng không quá lo cho bình bát.

Khi ăn xong, Ngài ngồi im lặng một lát nhưng không để quá thì giờ nói lời tùy hỷ (công đức). Ngài nói lời tùy hỷ (công đức), không chỉ trích bữa ăn ấy, không mong bữa ăn khác; trái lại, Ngài với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Ngài sau khi với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Ngài đi không quá mau, không quá chậm. Ngài đi không phải (như muốn) lánh xa hội chúng ấy.

Tôn giả Gotama đắp y không kéo lên quá cao trên thân, không kéo xuống quá thấp, không dính sát vào thân, không có lơi ra khỏi thân, gió thổi không thoát y khỏi thân Tôn giả Gotama; bụi nhớp không dính trên thân Tôn giả Gotama.

Ði đến tu viện, Ngài ngồi trên ghế đã soạn sẵn, sau khi ngồi liền rửa chân, và Tôn giả Gotama không sống chú tâm vào công việc làm đẹp hai chân. Ngài ngồi kiết già, lưng thẳng, và đặt niệm trước mặt. Ngài không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai. Tôn giả Gotama ngồi, tâm hướng đến lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới.

Ði đến tu viện, Ngài thuyết pháp cho hội chúng, không tán dương hội chúng ấy, không chỉ trích hội chúng ấy, trái lại với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tiếng nói thoát ra từ miệng Tôn giả Gotama có tám đức tánh; lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Khi Tôn giả Gotama giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi hội chúng. Hội chúng sau khi được Tôn giả Gotama khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi vẫn quay nhìn lại, không muốn rời bỏ.

Chúng con thấy Tôn giả Gotama đi. Chúng con thấy (Tôn giả) đứng. Chúng con thấy (Tôn giả) ngồi im lặng trong nhà. Chúng con thấy (Tôn giả) ăn trong nhà. Chúng con thấy (Tôn giả) sau khi ăn xong, ngồi im lặng. Chúng con thấy (Tôn giả) sau khi ăn xong, nói lời tùy hỷ (công đức). Chúng con thấy (Tôn giả) đi trở về tu viện. Chúng con thấy (Tôn giả) đi đến tu viện ngồi im lặng. Chúng con thấy (Tôn giả) đi đến tu viện thuyết pháp cho hội chúng. Như vậy, và như vậy là Tôn giả Gotama ấy và lại còn nhiều hơn như vậy nữa.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Brahmayu từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn, và ba lần nói lời cảm hứng sau đây:

— Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác! Có thể tại một chỗ nào, thời gian nào, chúng tôi sẽ đi đến gặp Tôn giả Gotama ấy. Có lẽ sẽ có một cuộc nói chuyện.

Rồi Thế Tôn, tuần tự du hành ở Videha và đi đến Mithila. Ở đấy, Thế Tôn trú tại rừng xoài Makhadeva ở Mithila. Các Bà-la-môn, Gia chủ ở Mithila nghe nói: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị đã đến Mithila và hiện trú ở rừng xoài Makhadeva, tại Mithila. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị”. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, Ngài tuyên dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!”.

Rồi các Bà-la-môn, Gia chủ ở Mithila đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên; một số chắp tay hướng vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số xưng danh họ rồi ngồi xuống một bên; một số im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Bà-la-môn Brahmayu nghe như sau: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, đã đến Mithila và trú ở Mithila tại rừng xoài Makhadeva”. Rồi Bà-la-môn Brahmayu đi đến rừng xoài Makhadeva cùng với một số đông thanh niên Bà-la-môn. Khi đến không xa rừng xoài bao nhiêu, Bà-la-môn Brahmayu khởi lên ý nghĩ: “Thật không thích đáng cho ta đến yết kiến Sa-môn Gotama mà không báo trước”. Rồi Bà-la-môn Brahmayu bảo một người thanh niên:

— Này Thanh niên, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nhân danh ta hỏi thăm Sa-môn Gotama có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú: “Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmayu hỏi thăm Tôn giả Gotama có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú và thưa như sau: “Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmayu già yếu, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã gần mãn cuộc đời, tuổi đã đến một trăm hai mươi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Thưa Tôn giả, đối với các Bà-la-môn, Gia chủ sống tại Mithila, Bà-la-môn Brahmayu được xem là tối thượng về phương diện tài sản, Bà-la-môn Brahmayu được xem là tối thượng về phương diện chú thuật (manta), Bà-la-môn Brahmayu được xem là tối thượng về phương diện tuổi tác và danh vọng. Vị ấy muốn yết kiến Tôn giả Gotama”.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Thanh niên ấy vâng đáp Bà-la-môn Brahmayu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, thanh niên ấy bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmayu hỏi thăm Tôn giả Gotama có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú: “Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmayu già yếu… và Ðại nhân tướng. Thưa Tôn giả, đối với các Bà-la-môn, Gia chủ sống ở Mithila, Bà-la-môn Brahmayu được xem là tối thượng về phương diện tài sản, Bà-la-môn Brahmayu được xem là tối thượng về phương diện chú thuật (manta), Bà-la-môn Brahmayu được xem là tối thượng về phương diện tuổi tác và danh vọng. Vị ấy muốn yết kiến Tôn giả Gotama”.

— Này Thanh niên, nay Bà-la-môn Brahmayu hãy làm những gì vị ấy nghĩ là hợp thời.

Rồi vị thanh niên ấy đi đến Bà-la-môn Brahmayu, sau khi đến, liền thưa với Bà-la-môn Brahmayu:

— Tôn giả đã được Sa-môn Gotama chấp nhận. Nay Tôn giả hãy làm những gì Tôn giả nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Brahmayu đi đến Thế Tôn. Hội chúng ấy thấy Bà-la-môn Brahmayu từ xa đi đến, sau khi thấy liền tránh chỗ hai bên vì vị này được nhiều người biết đến và có danh vọng. Bà-la-môn Brahmayu nói với hội chúng ấy:

— Thôi vừa rồi, các Tôn giả, hãy ngồi trên chỗ ngồi của mình. Ở đây, tôi sẽ ngồi gần Sa-môn Gotama.

Rồi Bà-la-môn Brahmayu đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Brahmayu tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn. Bà-la-môn Brahmayu thấy phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Rồi Bà-la-môn Brahmayu nói với Thế Tôn những bài kệ sau đây:

Tôn giả Gotama!
Ba hai Ðại nhân tướng,
Con được nghe nói đến,
Hai tướng con không thấy
Trên thân của Tôn giả,
Tôn giả, mã âm tàng,
Bậc tối thượng loài Người,
Ngài có hay không có?
Hay là tướng nữ nhân?
Hay lưỡi Ngài quá ngắn?
Hay lưỡi Ngài rộng dài?
Ðể con như thật biết.
Hãy đưa lưỡi Ngài ra,
Mong bậc Ðại Tiên Nhân,
Trừ nghi cho chúng con,
Vì an lạc hiện tại,
Vì hạnh phúc tương lai,
Chúng con xin được phép,
Hỏi điều muốn được biết.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: “Bà-la-môn Brahmayu này thấy trên thân Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là mã tướng âm tàng và tướng lưỡi rộng dài”. Thế Tôn liền dùng thần thông khiến Bà-la-môn Brahmayu thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn, và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vùng trán.

Rồi Thế Tôn trả lời Bà-la-môn Brahmayu với bài kệ:

Ba hai Ðại nhân tướng,
Ông đã được nghe đến,
Ðều có trên thân Ta,
Hiền giả, chớ có nghi !

Ðiều cần biết, đã biết,
Ðiều cần tu, đã tu,
Ðiều cần trừ, đã trừ,
Do vậy, Ta là Phật.
(Này Bà-la-môn ! )

Vì an lạc hiện tại,
Vì hạnh phúc tương lai,
Ông được phép vấn hỏi,
Những điều Ông muốn biết.

Rồi Bà-la-môn Brahmayu suy nghĩ như sau: “Nay Sa-môn Gotama đã cho phép ta. Vậy ta nên hỏi Sa-môn Gotama về mục đích hiện tại hay tương lai”. Rồi Bà-la-môn Brahmayu suy nghĩ: “Ta đã thiện xảo về mục đích hiện tại và các người khác hỏi ta về mục đích hiện tại. Vậy ta hãy hỏi Sa-môn Gotama về mục đích tương lai”. Rồi Bà-la-môn Brahmayu dùng bài kệ thưa Thế Tôn:

Thế nào (là) Bà-la-môn?
Thế nào thông Vệ-đà?
Thế nào là ba minh?
Thế nào gọi cát tường?
Thế nào là ứng cúng?
Thế nào bậc Viên mãn?
Thế nào bậc Mâu-ni?
Thế nào gọi Phật-đà?

Rồi Thế Tôn dùng bài kệ trả lời Bà-la-môn Brahmayu:

Ai biết được đời trước,
Thấy thiện thú, ác thú,
Ðoạn tận được tái sanh,
Thắng trí được viên thành,
Vị ấy gọi Mâu-ni.

Ai biết tâm thanh tịnh,
Giải thoát gọi tham dục,
Sanh tử đều đoạn tận,
Phạm hạnh được viên thành,
Thông đạt nhứt thiết pháp,
Vị ấy xưng Phật-đà.

Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Brahmayu từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cúi đầu xuống dưới chân Thế Tôn, dùng miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, lấy tay rờ xung quanh và tự xưng danh:

— Thưa Tôn giả Gotama, con là Bà-la-môn Brahmayu.

Và hội chúng ấy tâm tư trở thành kinh dị, vi diệu: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay, đại uy lực, đại thần lực của vị Sa-môn đã khiến cho Bà-la-môn Brahmayu này, với danh tiếng, danh vọng như vậy, lại hạ mình tối đa như vậy”. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Brahmayu:

— Thôi vừa rồi, Bà-la-môn, hãy đứng dậy. Ông hãy ngồi trên ghế của Ông vì tâm của Ông đã hoan hỷ đối với Ta.

Rồi Bà-la-môn Brahmayu, sau khi đứng dậy, liền ngồi trên ghế của mình. Rồi Thế Tôn thứ lớp thuyết pháp cho Bà-la-môn Brahmayu, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi Trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Brahmayu đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã đề cao, tức là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Cũng như tấm vải thuần bạch, được gột rửa các vết đen, sẽ rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, chính tại chỗ ngồi này, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên trong tâm Bà-la-môn Brahmayu: “Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt”. Bà-la-môn Brahmayu thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tin, không y cứ nơi người khác đối với đạo pháp của đức Bổn sư. Bà-la-môn Brahmayu liền bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng! Mong Tôn giả Gotama ngày mai nhận lời mời của con đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Bà-la-môn Brahmayu khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Bà-la-môn Brahmayu sau khi đêm ấy đã mãn, sau khi đã sửa soạn tại trú xá của mình các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, liền báo thì giờ cho Thế Tôn: “Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ, cơm đã sẵn sàng”. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, lấy y bát, đi đến trú xá của Bà-la-môn Brahmayu, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn với chúng Tỷ-kheo. Bà-la-môn Brahmayu tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn bằng những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.

Rồi Thế Tôn sau bảy ngày liền khởi sự du hành ở Videha. Sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, Bà-la-môn Brahmayu mệnh chung. Một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bà-la-môn Brahmayu đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là gì, tương lai tái sanh thế nào?

— Này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Brahmayu là bậc hiền triết. Vị ấy theo Pháp đúng với Chánh pháp, không có phiền nhiễu Ta với những kiện cáo về Chánh pháp (Dhammadhikaranam). Này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Brahmayu sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không có trở lui đời này nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Brahmāyu Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā videhesu cārikaṁ carati mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ pañcamattehi bhikkhusatehi.

Tena kho pana samayena brahmāyu brāhmaṇo mithilāyaṁ paṭivasati jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto, vīsavassasatiko jātiyā, tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū sanighaṇḍukeṭubhānaṁ sākkharappabhedānaṁ itihāsapañcamānaṁ, padako, veyyākaraṇo, lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo. Variant: vedānaṁ → bedānaṁ (mr)

Assosi kho brahmāyu brāhmaṇo: “samaṇo khalu bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito videhesu cārikaṁ carati mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ pañcamattehi bhikkhusatehi. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.

Tena kho pana samayena brahmāyussa brāhmaṇassa uttaro nāma māṇavo antevāsī hoti tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū sanighaṇḍukeṭubhānaṁ sākkharappabhedānaṁ itihāsapañcamānaṁ, padako, veyyākaraṇo, lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo uttaraṁ māṇavaṁ āmantesi: “ayaṁ, tāta uttara, samaṇo gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito videhesu cārikaṁ carati mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ pañcamattehi bhikkhusatehi. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho …pe… sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī’ti. Ehi tvaṁ, tāta uttara, yena samaṇo gotamo tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā samaṇaṁ gotamaṁ jānāhi, yadi vā taṁ bhavantaṁ gotamaṁ tathā santaṁyeva saddo abbhuggato, yadi vā no tathā; yadi vā so bhavaṁ gotamo tādiso, yadi vā na tādiso. Tathā mayaṁ taṁ bhavantaṁ gotamaṁ vedissāmā”ti.

“Yathā kathaṁ panāhaṁ, bho, taṁ bhavantaṁ gotamaṁ jānissāmi yadi vā taṁ bhavantaṁ gotamaṁ tathā santaṁyeva saddo abbhuggato, yadi vā no tathā; yadi vā so bhavaṁ gotamo tādiso, yadi vā na tādiso”ti.

“Āgatāni kho, tāta uttara, amhākaṁ mantesu dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yehi samannāgatassa mahāpurisassa dveyeva gatiyo bhavanti anaññā. Sace agāraṁ ajjhāvasati, rājā hoti cakkavattī dhammiko dhammarājā cāturanto vijitāvī janapadatthāvariyappatto sattaratanasamannāgato. Tassimāni satta ratanāni bhavanti, seyyathidaṁ—cakkaratanaṁ, hatthiratanaṁ, assaratanaṁ, maṇiratanaṁ, itthiratanaṁ, gahapatiratanaṁ, pariṇāyakaratanameva sattamaṁ. Parosahassaṁ kho panassa puttā bhavanti sūrā vīraṅgarūpā parasenappamaddanā. So imaṁ pathaviṁ sāgarapariyantaṁ adaṇḍena asatthena dhammena abhivijiya ajjhāvasati. Variant: asatthena dhammena → dhammena samena (mr) Sace kho pana agārasmā anagāriyaṁ pabbajati, arahaṁ hoti sammāsambuddho loke vivaṭṭacchado. Ahaṁ kho pana, tāta uttara, mantānaṁ dātā; tvaṁ mantānaṁ paṭiggahetā”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho uttaro māṇavo brahmāyussa brāhmaṇassa paṭissutvā uṭṭhāyāsanā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā videhesu yena bhagavā tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho uttaro māṇavo bhagavato kāye dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni samannesi. Addasā kho uttaro māṇavo bhagavato kāye dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yebhuyyena thapetvā dve. Dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati—kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya ca.

Atha kho bhagavato etadahosi: “passati kho me ayaṁ uttaro māṇavo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yebhuyyena thapetvā dve. Dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati—kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya cā”ti.

Atha kho bhagavā tathārūpaṁ iddhābhisaṅkhāraṁ abhisaṅkhāsi yathā addasa uttaro māṇavo bhagavato kosohitaṁ vatthaguyhaṁ. Atha kho bhagavā jivhaṁ ninnāmetvā ubhopi kaṇṇasotāni anumasi paṭimasi; ubhopi nāsikasotāni anumasi paṭimasi; kevalampi nalāṭamaṇḍalaṁ jivhāya chādesi. Variant: paṭimasi → parimasi (bj, mr) | nāsikasotāni → nāsikāsotāni (bj)

Atha kho uttarassa māṇavassa etadahosi: “samannāgato kho samaṇo gotamo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇehi. Yannūnāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ anubandheyyaṁ, iriyāpathamassa passeyyan”ti. Atha kho uttaro māṇavo sattamāsāni bhagavantaṁ anubandhi chāyāva anapāyinī. Variant: anapāyinī → anupāyinī (sya-all, km, mr)

Atha kho uttaro māṇavo sattannaṁ māsānaṁ accayena videhesu yena mithilā tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena mithilā yena brahmāyu brāhmaṇo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho uttaraṁ māṇavaṁ brahmāyu brāhmaṇo etadavoca: “kacci, tāta uttara, taṁ bhavantaṁ gotamaṁ tathā santaṁyeva saddo abbhuggato, no aññathā? Kacci pana so bhavaṁ gotamo tādiso, no aññādiso”ti?

“Tathā santaṁyeva, bho, taṁ bhavantaṁ gotamaṁ saddo abbhuggato, no aññathā; tādisova so bhavaṁ gotamo, no aññādiso. Variant: tādisova → tādisova bho (bj); tādiso ca kho (sya-all, km, mr); tādiso ca bho (pts1ed) Samannāgato ca so bhavaṁ gotamo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇehi. Variant: Samannāgato ca so → samannāgato ca so bho (bj); samannāgato ca bho so (sya-all, pts1ed)

Suppatiṭṭhitapādo kho pana bho bhavaṁ gotamo; idampi tassa bhoto gotamassa mahāpurisassa mahāpurisalakkhaṇaṁ bhavati.

Heṭṭhā kho pana tassa bhoto gotamassa pādatalesu cakkāni jātāni sahassārāni sanemikāni sanābhikāni sabbākāraparipūrāni …

Āyatapaṇhi kho pana so bhavaṁ gotamo …

Dīghaṅguli kho pana so bhavaṁ gotamo …

Mudutalunahatthapādo kho pana so bhavaṁ gotamo …

Jālahatthapādo kho pana so bhavaṁ gotamo …

Ussaṅkhapādo kho pana so bhavaṁ gotamo …

Eṇijaṅgho kho pana so bhavaṁ gotamo …

Ṭhitako kho pana so bhavaṁ gotamo anonamanto ubhohi pāṇitalehi jaṇṇukāni parimasati parimajjati …

Kosohitavatthaguyho kho pana so bhavaṁ gotamo …

Suvaṇṇavaṇṇo kho pana so bhavaṁ gotamo kañcanasannibhattaco …

Sukhumacchavi kho pana so bhavaṁ gotamo. Sukhumattā chaviyā rajojallaṁ kāye na upalimpati …

Ekekalomo kho pana so bhavaṁ gotamo; ekekāni lomāni lomakūpesu jātāni …

Uddhaggalomo kho pana so bhavaṁ gotamo; uddhaggāni lomāni jātāni nīlāni añjanavaṇṇāni kuṇḍalāvaṭṭāni dakkhiṇāvaṭṭakajātāni …

Brahmujugatto kho pana so bhavaṁ gotamo …

Sattussado kho pana so bhavaṁ gotamo …

Sīhapubbaddhakāyo kho pana so bhavaṁ gotamo …

Citantaraṁso kho pana so bhavaṁ gotamo …

Nigrodhaparimaṇḍalo kho pana so bhavaṁ gotamo; yāvatakvassa kāyo tāvatakvassa byāmo, yāvatakvassa byāmo tāvatakvassa kāyo …

Samavaṭṭakkhandho kho pana so bhavaṁ gotamo …

Rasaggasaggī kho pana so bhavaṁ gotamo …

Sīhahanu kho pana so bhavaṁ gotamo …

Cattālīsadanto kho pana so bhavaṁ gotamo …

Samadanto kho pana so bhavaṁ gotamo …

Aviraḷadanto kho pana so bhavaṁ gotamo …

Susukkadāṭho kho pana so bhavaṁ gotamo …

Pahūtajivho kho pana so bhavaṁ gotamo …

Brahmassaro kho pana so bhavaṁ gotamo karavikabhāṇī …

Abhinīlanetto kho pana so bhavaṁ gotamo …

Gopakhumo kho pana so bhavaṁ gotamo …

Uṇṇā kho panassa bhoto gotamassa bhamukantare jātā odātā mudutūlasannibhā …

Uṇhīsasīso kho pana so bhavaṁ gotamo; idampi tassa bhoto gotamassa mahāpurisassa mahāpurisalakkhaṇaṁ bhavati.

Imehi kho, bho, so bhavaṁ gotamo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇehi samannāgato.

Gacchanto kho pana so bhavaṁ gotamo dakkhiṇeneva pādena paṭhamaṁ pakkamati. So nātidūre pādaṁ uddharati, nāccāsanne pādaṁ nikkhipati; so nātisīghaṁ gacchati, nātisaṇikaṁ gacchati; na ca adduvena adduvaṁ saṅghaṭṭento gacchati, na ca gopphakena gopphakaṁ saṅghaṭṭento gacchati. So gacchanto na satthiṁ unnāmeti, na satthiṁ onāmeti; na satthiṁ sannāmeti, na satthiṁ vināmeti. Gacchato kho pana tassa bhoto gotamassa adharakāyova iñjati, na ca kāyabalena gacchati. Variant: adharakāyova → āraddhakāyova (sya-all, km); aḍḍhakāyova (mr) Apalokento kho pana so bhavaṁ gotamo sabbakāyeneva apaloketi; so na uddhaṁ ulloketi, na adho oloketi; na ca vipekkhamāno gacchati, yugamattañca pekkhati; tato cassa uttari anāvaṭaṁ ñāṇadassanaṁ bhavati.

So antaragharaṁ pavisanto na kāyaṁ unnāmeti, na kāyaṁ onāmeti; na kāyaṁ sannāmeti, na kāyaṁ vināmeti.

So nātidūre nāccāsanne āsanassa parivattati, na ca pāṇinā ālambitvā āsane nisīdati, na ca āsanasmiṁ kāyaṁ pakkhipati. So antaraghare nisinno samāno na hatthakukkuccaṁ āpajjati, na pādakukkuccaṁ āpajjati; na adduvena adduvaṁ āropetvā nisīdati; na ca gopphakena gopphakaṁ āropetvā nisīdati; na ca pāṇinā hanukaṁ upadahitvā nisīdati. Variant: upadahitvā → upādiyitvā (bj, pts1ed); upadahetvā (sya-all) So antaraghare nisinno samāno na chambhati na kampati na vedhati na paritassati. So achambhī akampī avedhī aparitassī vigatalomahaṁso. Vivekavatto ca so bhavaṁ gotamo antaraghare nisinno hoti.

So pattodakaṁ paṭiggaṇhanto na pattaṁ unnāmeti, na pattaṁ onāmeti; na pattaṁ sannāmeti, na pattaṁ vināmeti.

So pattodakaṁ paṭiggaṇhāti nātithokaṁ nātibahuṁ. So na khulukhulukārakaṁ pattaṁ dhovati, na samparivattakaṁ pattaṁ dhovati, na pattaṁ bhūmiyaṁ nikkhipitvā hatthe dhovati; hatthesu dhotesu patto dhoto hoti, patte dhote hatthā dhotā honti. So pattodakaṁ chaḍḍeti nātidūre nāccāsanne, na ca vicchaḍḍayamāno. So odanaṁ paṭiggaṇhanto na pattaṁ unnāmeti, na pattaṁ onāmeti; na pattaṁ sannāmeti, na pattaṁ vināmeti. So odanaṁ paṭiggaṇhāti nātithokaṁ nātibahuṁ. Byañjanaṁ kho pana bhavaṁ gotamo byañjanamattāya āhāreti, na ca byañjanena ālopaṁ atināmeti. Dvattikkhattuṁ kho bhavaṁ gotamo mukhe ālopaṁ samparivattetvā ajjhoharati; na cassa kāci odanamiñjā asambhinnā kāyaṁ pavisati, na cassa kāci odanamiñjā mukhe avasiṭṭhā hoti; athāparaṁ ālopaṁ upanāmeti. Rasapaṭisaṁvedī kho pana so bhavaṁ gotamo āhāraṁ āhāreti, no ca rasarāgapaṭisaṁvedī.

Aṭṭhaṅgasamannāgataṁ kho pana so bhavaṁ gotamo āhāraṁ āhāreti—neva davāya, na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya, vihiṁsūparatiyā brahmacariyānuggahāya: ‘iti purāṇañca vedanaṁ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṁ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cā’ti.

So bhuttāvī pattodakaṁ paṭiggaṇhanto na pattaṁ unnāmeti, na pattaṁ onāmeti; na pattaṁ sannāmeti, na pattaṁ vināmeti. So pattodakaṁ paṭiggaṇhāti nātithokaṁ nātibahuṁ. So na khulukhulukārakaṁ pattaṁ dhovati, na samparivattakaṁ pattaṁ dhovati, na pattaṁ bhūmiyaṁ nikkhipitvā hatthe dhovati; hatthesu dhotesu patto dhoto hoti, patte dhote hatthā dhotā honti. So pattodakaṁ chaḍḍeti nātidūre nāccāsanne, na ca vicchaḍḍayamāno.

So bhuttāvī na pattaṁ bhūmiyaṁ nikkhipati nātidūre nāccāsanne, na ca anatthiko pattena hoti, na ca ativelānurakkhī pattasmiṁ.

So bhuttāvī muhuttaṁ tuṇhī nisīdati, na ca anumodanassa kālamatināmeti. So bhuttāvī anumodati, na taṁ bhattaṁ garahati, na aññaṁ bhattaṁ paṭikaṅkhati; aññadatthu dhammiyā kathāya taṁ parisaṁ sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṁseti. So taṁ parisaṁ dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṁsetvā uṭṭhāyāsanā pakkamati.

So nātisīghaṁ gacchati, nātisaṇikaṁ gacchati, na ca muccitukāmo gacchati;

na ca tassa bhoto gotamassa kāye cīvaraṁ accukkaṭṭhaṁ hoti na ca accokkaṭṭhaṁ, na ca kāyasmiṁ allīnaṁ na ca kāyasmā apakaṭṭhaṁ; na ca tassa bhoto gotamassa kāyamhā vāto cīvaraṁ apavahati; na ca tassa bhoto gotamassa kāye rajojallaṁ upalimpati.

So ārāmagato nisīdati paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhāleti; na ca so bhavaṁ gotamo pādamaṇḍanānuyogamanuyutto viharati. So pāde pakkhāletvā nisīdati pallaṅkaṁ ābhujitvā ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā. So neva attabyābādhāya ceteti, na parabyābādhāya ceteti, na ubhayabyābādhāya ceteti; attahitaparahitaubhayahitasabbalokahitameva so bhavaṁ gotamo cintento nisinno hoti. So ārāmagato parisati dhammaṁ deseti, na taṁ parisaṁ ussādeti, na taṁ parisaṁ apasādeti; aññadatthu dhammiyā kathāya taṁ parisaṁ sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṁseti.

Aṭṭhaṅgasamannāgato kho panassa bhoto gotamassa mukhato ghoso niccharati—vissaṭṭho ca, viññeyyo ca, mañju ca, savanīyo ca, bindu ca, avisārī ca, gambhīro ca, ninnādī ca. Yathāparisaṁ kho pana so bhavaṁ gotamo sarena viññāpeti, na cassa bahiddhā parisāya ghoso niccharati. Te tena bhotā gotamena dhammiyā kathāya sandassitā samādapitā samuttejitā sampahaṁsitā uṭṭhāyāsanā pakkamanti avalokayamānāyeva avijahitattā. Variant: avijahitattā → avijahantā bhāvena (bj, sya-all, km); avijahattābhāvena (pts1ed)

Addasāma kho mayaṁ, bho, taṁ bhavantaṁ gotamaṁ gacchantaṁ, addasāma ṭhitaṁ, addasāma antaragharaṁ pavisantaṁ, addasāma antaraghare nisinnaṁ tuṇhībhūtaṁ, addasāma antaraghare bhuñjantaṁ, addasāma bhuttāviṁ nisinnaṁ tuṇhībhūtaṁ, addasāma bhuttāviṁ anumodantaṁ, addasāma ārāmaṁ gacchantaṁ, addasāma ārāmagataṁ nisinnaṁ tuṇhībhūtaṁ, addasāma ārāmagataṁ parisati dhammaṁ desentaṁ. Ediso ca ediso ca so bhavaṁ gotamo, tato ca bhiyyo”ti.

Evaṁ vutte, brahmāyu brāhmaṇo uṭṭhāyāsanā ekaṁsaṁ uttarāsaṅgaṁ karitvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā tikkhattuṁ udānaṁ udāneti:

“Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassāti.

Appeva nāma mayaṁ kadāci karahaci tena bhotā gotamena samāgaccheyyāma? Appeva nāma siyā kocideva kathāsallāpo”ti.

Atha kho bhagavā videhesu anupubbena cārikaṁ caramāno yena mithilā tadavasari. Tatra sudaṁ bhagavā mithilāyaṁ viharati maghadevaambavane.

Assosuṁ kho mithileyyakā brāhmaṇagahapatikā: Variant: mithileyyakā → methileyyakā (bj, pts1ed) “samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito videhesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ pañcamattehi bhikkhusatehi mithilaṁ anuppatto, mithilāyaṁ viharati maghadevaambavane. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.

Atha kho mithileyyakā brāhmaṇagahapatikā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā appekacce bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce bhagavatā saddhiṁ sammodiṁsu, sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce bhagavato santike nāmagottaṁ sāvetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṁ nisīdiṁsu.

Assosi kho brahmāyu brāhmaṇo: “samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito mithilaṁ anuppatto, mithilāyaṁ viharati maghadevaambavane”ti. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo sambahulehi sāvakehi saddhiṁ yena maghadevaambavanaṁ tenupasaṅkami.

Atha kho brahmāyuno brāhmaṇassa avidūre ambavanassa etadahosi: “na kho metaṁ patirūpaṁ yohaṁ pubbe appaṭisaṁvidito samaṇaṁ gotamaṁ dassanāya upasaṅkameyyan”ti.

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo aññataraṁ māṇavakaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, māṇavaka, yena samaṇo gotamo tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena samaṇaṁ gotamaṁ appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ puccha: ‘brahmāyu, bho gotama, brāhmaṇo bhavantaṁ gotamaṁ appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchatī’ti. Evañca vadehi: ‘brahmāyu, bho gotama, brāhmaṇo jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto, vīsavassasatiko jātiyā, tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū sanighaṇḍukeṭubhānaṁ sākkharappabhedānaṁ itihāsapañcamānaṁ, padako, veyyākaraṇo, lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo. Yāvatā, bho, brāhmaṇagahapatikā mithilāyaṁ paṭivasanti, brahmāyu tesaṁ brāhmaṇo aggamakkhāyati—yadidaṁ bhogehi; brahmāyu tesaṁ brāhmaṇo aggamakkhāyati—yadidaṁ mantehi; brahmāyu tesaṁ brāhmaṇo aggamakkhāyati—yadidaṁ āyunā ceva yasasā ca. So bhoto gotamassa dassanakāmo’”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho so māṇavako brahmāyussa brāhmaṇassa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho so māṇavako bhagavantaṁ etadavoca: “brahmāyu, bho gotama, brāhmaṇo bhavantaṁ gotamaṁ appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchati; evañca vadeti: ‘brahmāyu, bho gotama, brāhmaṇo jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto, vīsavassasatiko jātiyā, tiṇṇaṁ vedānaṁ pāragū sanighaṇḍukeṭubhānaṁ sākkharappabhedānaṁ itihāsapañcamānaṁ, padako, veyyākaraṇo, lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo. Yāvatā, bho, brāhmaṇagahapatikā mithilāyaṁ paṭivasanti, brahmāyu tesaṁ brāhmaṇo aggamakkhāyati—yadidaṁ bhogehi; brahmāyu tesaṁ brāhmaṇo aggamakkhāyati—yadidaṁ mantehi; brahmāyu tesaṁ brāhmaṇo aggamakkhāyati—yadidaṁ āyunā ceva yasasā ca. So bhoto gotamassa dassanakāmo’”ti. “Yassadāni, māṇava, brahmāyu brāhmaṇo kālaṁ maññatī”ti.

Atha kho so māṇavako yena brahmāyu brāhmaṇo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: “katāvakāso khomhi bhavatā samaṇena gotamena. Yassadāni bhavaṁ kālaṁ maññatī”ti.

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami. Addasā kho sā parisā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna oramiya okāsamakāsi yathā taṁ ñātassa yasassino. Variant: oramiya → atha naṁ (bj); oramattha (sya-all, km, pts1ed); oramati (mr)

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo taṁ parisaṁ etadavoca: “alaṁ, bho. Nisīdatha tumhe sake āsane. Idhāhaṁ samaṇassa gotamassa santike nisīdissāmī”ti.

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho brahmāyu brāhmaṇo bhagavato kāye dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni samannesi. Addasā kho brahmāyu brāhmaṇo bhagavato kāye dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yebhuyyena ṭhapetvā dve. Dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati—kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya ca. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo bhagavantaṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

“Ye me dvattiṁsāti sutā, mahāpurisalakkhaṇā; Duve tesaṁ na passāmi, bhoto kāyasmiṁ gotama.

Kacci kosohitaṁ bhoto, vatthaguyhaṁ naruttama; Nārīsamānasavhayā, kacci jivhā na dassakā. Variant: kacci jivhā na dassakā → kacci jivhā na rassikā. (bj, sya-all, km, pts1ed)

Kacci pahūtajivhosi, yathā taṁ jāniyāmase; Ninnāmayetaṁ pahūtaṁ, kaṅkhaṁ vinaya no ise.

Diṭṭhadhammahitatthāya, samparāyasukhāya ca; Katāvakāsā pucchāma, yaṁ kiñci abhipatthitan”ti.

Atha kho bhagavato etadahosi: “passati kho me ayaṁ brahmāyu brāhmaṇo dvattiṁsamahāpurisalakkhaṇāni, yebhuyyena ṭhapetvā dve. Dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati—kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya cā”ti.

Atha kho bhagavā tathārūpaṁ iddhābhisaṅkhāraṁ abhisaṅkhāsi yathā addasa brahmāyu brāhmaṇo bhagavato kosohitaṁ vatthaguyhaṁ. Atha kho bhagavā jivhaṁ ninnāmetvā ubhopi kaṇṇasotāni anumasi paṭimasi; ubhopi nāsikasotāni anumasi paṭimasi; kevalampi nalāṭamaṇḍalaṁ jivhāya chādesi.

Atha kho bhagavā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ gāthāhi paccabhāsi:

“Ye te dvattiṁsāti sutā, Variant: te → mā vo (mr) mahāpurisalakkhaṇā; Sabbe te mama kāyasmiṁ, mā te kaṅkhāhu brāhmaṇa.

Abhiññeyyaṁ abhiññātaṁ, bhāvetabbañca bhāvitaṁ; Pahātabbaṁ pahīnaṁ me, tasmā buddhosmi brāhmaṇa.

Diṭṭhadhammahitatthāya, samparāyasukhāya ca; Katāvakāso pucchassu, yaṁ kiñci abhipatthitan”ti.

Atha kho brahmāyussa brāhmaṇassa etadahosi:

“katāvakāso khomhi samaṇena gotamena. Kiṁ nu kho ahaṁ samaṇaṁ gotamaṁ puccheyyaṁ: ‘diṭṭhadhammikaṁ vā atthaṁ samparāyikaṁ vā’”ti. Atha kho brahmāyussa brāhmaṇassa etadahosi: “kusalo kho ahaṁ diṭṭhadhammikānaṁ atthānaṁ. Aññepi maṁ diṭṭhadhammikaṁ atthaṁ pucchanti. Yannūnāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ samparāyikaṁyeva atthaṁ puccheyyan”ti.

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo bhagavantaṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

“Kathaṁ kho brāhmaṇo hoti, kathaṁ bhavati vedagū; Tevijjo bho kathaṁ hoti, sotthiyo kinti vuccati.

Arahaṁ bho kathaṁ hoti, kathaṁ bhavati kevalī; Muni ca bho kathaṁ hoti, buddho kinti pavuccatī”ti.

Atha kho bhagavā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ gāthāhi paccabhāsi:

“Pubbenivāsaṁ yo vedi, saggāpāyañca passati; Atho jātikkhayaṁ patto, abhiññā vosito muni.

Cittaṁ visuddhaṁ jānāti, muttaṁ rāgehi sabbaso; Pahīnajātimaraṇo, brahmacariyassa kevalī; Pāragū sabbadhammānaṁ, buddho tādī pavuccatī”ti.

Evaṁ vutte, brahmāyu brāhmaṇo uṭṭhāyāsanā ekaṁsaṁ uttarāsaṅgaṁ karitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavato pādāni mukhena ca paricumbati, pāṇīhi ca parisambāhati, nāmañca sāveti: “brahmāyu ahaṁ, bho gotama, brāhmaṇo; brahmāyu ahaṁ, bho gotama, brāhmaṇo”ti.

Atha kho sā parisā acchariyabbhutacittajātā ahosi: “acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Yatra hi nāmāyaṁ brahmāyu brāhmaṇo ñāto yasassī evarūpaṁ paramanipaccakāraṁ karissatī”ti. Atha kho bhagavā brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: “alaṁ, brāhmaṇa, uṭṭhaha nisīda tvaṁ sake āsane yato te mayi cittaṁ pasannan”ti. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo uṭṭhahitvā sake āsane nisīdi.

Atha kho bhagavā brahmāyussa brāhmaṇassa anupubbiṁ kathaṁ kathesi, seyyathidaṁ—dānakathaṁ, sīlakathaṁ, saggakathaṁ; kāmānaṁ ādīnavaṁ okāraṁ saṅkilesaṁ nekkhamme ānisaṁsaṁ pakāsesi. Yadā bhagavā aññāsi brahmāyuṁ brāhmaṇaṁ kallacittaṁ muducittaṁ vinīvaraṇacittaṁ udaggacittaṁ pasannacittaṁ, atha yā buddhānaṁ sāmukkaṁsikā dhammadesanā taṁ pakāsesi—dukkhaṁ, samudayaṁ, nirodhaṁ, maggaṁ. Seyyathāpi nāma suddhaṁ vatthaṁ apagatakāḷakaṁ sammadeva rajanaṁ paṭiggaṇheyya; evameva brahmāyussa brāhmaṇassa tasmiṁyeva āsane virajaṁ vītamalaṁ dhammacakkhuṁ udapādi: “yaṁ kiñci samudayadhammaṁ sabbaṁ taṁ nirodhadhamman”ti.

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo diṭṭhadhammo pattadhammo viditadhammo pariyogāḷhadhammo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṅkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane bhagavantaṁ etadavoca:

“abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gataṁ. Adhivāsetu ca me bhavaṁ gotamo svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā”ti. Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo bhagavato adhivāsanaṁ viditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi.

Atha kho brahmāyu brāhmaṇo tassā rattiyā accayena sake nivesane paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ paṭiyādāpetvā bhagavato kālaṁ ārocāpesi: “kālo, bho gotama, niṭṭhitaṁ bhattan”ti.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena brahmāyussa brāhmaṇassa nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi saddhiṁ bhikkhusaṅghena. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo sattāhaṁ buddhappamukhaṁ bhikkhusaṅghaṁ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi.

Atha kho bhagavā tassa sattāhassa accayena videhesu cārikaṁ pakkāmi. Atha kho brahmāyu brāhmaṇo acirapakkantassa bhagavato kālamakāsi.

Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “brahmāyu, bhante, brāhmaṇo kālaṅkato. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?

“Paṇḍito, bhikkhave, brahmāyu brāhmaṇo paccapādi dhammassānudhammaṁ, na ca maṁ dhammādhikaraṇaṁ vihesesi. Brahmāyu, bhikkhave, brāhmaṇo pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātiko hoti, tattha parinibbāyī, anāvattidhammo tasmā lokā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Brahmāyusuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Brahmāyu Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC