Kaṇṇakatthala Sutta
.
Kinh Kaṇṇakatthala
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Ujunna, gần vườn Lộc Uyển ở Kannakatthala.
Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala đi đến Ujunna có công việc. Rồi vua Pasenadi nước Kosala bảo một người:
— Ðến đây, này Người kia. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, hôm nay vua Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn”.
— Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, hôm nay vua Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn”.
Hai chị em Soma và Sakula được nghe: “Hôm nay vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn”. Rồi hai chị em Soma và Sakula đi đến vua Pasenadi nước Kosala tại phòng ăn, và thưa như sau:
— Tâu Ðại vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa giúp: “Bạch Thế Tôn, chị em Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không”.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi, ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, hai chị em Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không.
— Thưa Ðại vương, vì sao hai chị em Soma và Sakula lại không có thể nhờ một vị đưa tin khác?
— Bạch Thế Tôn, hai chị em Soma và Sakula có nghe: “Hôm nay vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ yết kiến Thế Tôn”. Rồi hai chị em Soma và Sakula đi đến con tại phòng ăn và thưa như sau: “Tâu Ðại vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa: “Bạch Thế Tôn, hai chị Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không”.
— Thưa Ðại vương, mong rằng hai chị em Soma và Sakula được hạnh phúc!
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, con có nghe như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể tự cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, bạch Thế Tôn, có phải những vị ấy nói lời Thế Tôn nói, họ không xuyên tạc Thế Tôn, không đúng như thật; họ giải thích pháp đúng pháp và những ai nói hợp pháp, đúng pháp sẽ không có cơ hội để chỉ trích hay không?
— Thưa Ðại vương, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama có nói: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra”, những vị nói như vậy không nói đúng lời Ta nói, và họ xuyên tạc Ta một cách hư ngụy, không đúng sự thật.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với tướng quân Vidudabha:
— Này Tướng quân, ai đã đem vấn đề này vào trong nội cung?
— Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala cho gọi một người:
— Ðến đây, này Người kia, hãy nhân danh ta, bảo với Bà-la-môn Sanjaya thuộc dòng họ Akasa: “Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cho gọi Tôn giả”.
— Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến Bà-la-môn Sanjaya thuộc dòng họ Akasa, sau khi đến, liền thưa với Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa: “Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cho gọi Tôn giả”.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, rất có thể những điều Thế Tôn nói về một vấn đề khác, được người ta gán vào một vấn đề khác. Bạch Thế Tôn, liên hệ vấn đề gì Thế Tôn tự xem là nói những lời nói ấy?
— Thưa Ðại vương, Ta tự xem là đã nói những lời như sau: “Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy”.
— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên (heturupam). Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên (saheturupam) và nói như sau: “Không có một Sa-môn nào hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy”. Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà. Bạch Thế Tôn, giữa bốn giai cấp này có những khác biệt nào, sai biệt nào?
— Thưa Ðại vương, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà. Thưa Ðại vương, giữa bốn giai cấp này, hai giai cấp Sát-đế-lị và Bà-la-môn được xem là tối thượng về xưng hô; hai giai cấp kia từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay và giúp đỡ họ các công việc.
— Bạch Thế Tôn, con không hỏi về hiện tại. Bạch Thế Tôn, con hỏi về tương lai. Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà. Bạch Thế Tôn, trong bốn giai cấp này, có những khác biệt nào, sai biệt nào?
— Thưa Ðại vương, có năm tinh cần chi này. Thế nào là năm? Ở đây, thưa Ðại vương, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không gian trá, không xảo trá, nêu rõ tự mình như chơn đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, kiên cố, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, với sự thể nhập của các bậc Thánh, đưa đến chơn chánh đoạn diệt các khổ đau”.
Thưa Ðại vương có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Và nếu các giai cấp này thành tựu năm tinh cần chi này, như vậy sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ.
— Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Nếu những vị này thành tựu năm tinh cần chi này, bạch Thế Tôn, ở đây có sự khác biệt gì, có sự sai biệt gì?
— Thưa Ðại vương, ở đây, Ta nói đến sự sai biệt trong tinh cần. Ví như, thưa Ðại vương, giữa những con voi đáng được điều phục, hay những con ngựa đáng được điều phục, hay những con bò đáng được điều phục, có hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, và có hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò không được khéo điều phục, không được khéo huấn luyện. Thưa Ðại Vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, có phải chúng được điều phục, đạt được khả năng điều phục (dantakaranam), chúng được điều phục, đạt được vị trí điều phục (dantabhumi)?
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
— Còn hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò không được khéo điều phục kia, không được khéo huấn luyện kia, không được điều phục mà chúng đạt được khả năng điều phục, không được điều phục mà chúng đạt được vị trí điều phục như hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục kia, được khéo huấn luyện kia?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Cũng vậy, thưa Ðại vương, những gì đạt được do lòng tin, do ít bệnh tật, do không gian trá, không dối trá, do tinh cần tinh tấn, do trí tuệ, cũng sẽ do bất tín, do nhiều bệnh tật, do xảo trá, do dối trá đạt được, sự tình như vậy không thể xảy ra.
— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên (heturupam), Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Và nếu các vị này thành tựu năm tinh cần chi này, nếu họ chân chánh tinh cần, thì bạch Thế Tôn, có thể có sự khác biệt nào, có thể có sự sai biệt nào giữa các vị này không?
— Thưa Ðại vương, ta nói không có sự khác biệt gì về phương diện giải thoát đối với giải thoát. Ví như, thưa Ðại vương, một người đem củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Và một người khác đem củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem củi khô từ cây xoài lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem củi khô từ cây udumbara lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Vì rằng các loại củi dùng để nhen lửa sai khác, vậy có những sai khác gì, giữa ngọn lửa với ngọn lửa, giữa màu sắc với màu sắc, giữa ánh sáng với ánh sáng?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Cũng vậy, thưa Ðại vương, với sức nóng do tinh tấn tạo nên, do tinh cần nhen nhúm lên, ở đây, Ta nói không có một sự sai biệt gì về giải thoát đối với giải thoát.
— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên, Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, nhưng có chư Thiên không?
— Thưa Ðại vương, sao Ðại vương có thể nói: “Bạch Thế Tôn, nhưng có chư Thiên không?”
— Bạch Thế Tôn, không biết chư Thiên ấy có sanh lại tại đây không hay không sanh lại tại đây?
— Thưa Ðại vương, chư Thiên nào có não hại tâm, sanh lại tại đây; chư Thiên nào không có não hại tâm, không sanh lại tại đây.
Khi được nghe nói vậy, tướng quân Vidudabha bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, chư Thiên có não hại tâm, sanh lại tại đây có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây không?
Tôn giả Ananda khởi lên ý nghĩ như sau: “Tướng quân Vidudabha này là con vua Pasenadi nước Kosala, ta là con Thế Tôn. Nay đã đến thời người con nói chuyện với người con”. Rồi Tôn giả Ananda nói với tướng quân Vidudabha:
— Này Tướng quân, nay ở đây, tôi sẽ hỏi lại Tướng quân vấn đề này. Nếu có thể được, Tướng quân hãy trả lời. Này Tướng quân, Tướng quân nghĩ thế nào? Xa rộng cho đến lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala ngự trị, trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy không?
— Thưa Tôn giả, xa rộng cho đến lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala và chỗ nào vua Pasenadi nước Kosala ngự trị, trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành, hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy.
— Thưa Tướng quân, Tướng quân nghĩ thế nào? Xa rộng ra ngoài lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala không ngự trị, không trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy không?
— Thưa Tôn giả, xa rộng ra ngoài lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala không ngự trị, không trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala không có thể đánh đuổi… ra khỏi chỗ ấy.
— Thưa Tướng quân, Tướng quân có nghe nói đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba không?
— Thưa vâng, Tôn giả. Chúng tôi có nghe nói đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Và ở đây, vua Pasenadi nước Kosala cũng nghe có nói đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.
— Này Tướng quân, Ông nghĩ thế nào? Vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ra khỏi chỗ ấy được không?
— Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala không thể thấy chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba, làm sao vua lại có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ra khỏi chỗ ấy?
— Cũng vậy, này Tướng quân, chư Thiên có não hại tâm, sanh lại tại đây, không có thể thấy được chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây, làm sao lại có thể đánh đuổi hay tẩn xuất chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây ra khỏi chỗ ấy được?
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy tên gọi là gì?
— Thưa Ðại vương, tên là Ananda!
— Thật hân hoan thay! Thật hoan hỷ thay! Tôn giả Ananda thuyết có nhân duyên, Ananda thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, có Phạm thiên không?
— Thưa Ðại vương, sao Ðại vương có thể nói như vậy: “Bạch Thế Tôn, có Phạm thiên không?”.
— Bạch Thế Tôn, Phạm thiên có sanh lại tại đây hay không sanh lại tại đây?
— Thưa Ðại vương, nếu Phạm thiên có não hại tâm thì Phạm thiên ấy có sanh lại tại đây. Nếu không có não hại tâm, thời Phạm thiên ấy không sanh lại tại đây.
Rồi một người khác tâu với vua Pasenadi nước Kosala:
— Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa đã đến.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa:
— Này Bà-la-môn, ai phổ biến câu chuyện này trong nội cung?
— Tâu Ðại vương, tướng quân Vidudabha.
Tướng quân Vidudabha lại nói:
— Tâu Ðại vương, chính Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa.
Rồi có một người tâu với vua Pasenadi nước Kosala:
— Tâu Ðại vương, nay đã đến thời dùng xe.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Thế Tôn về nhất thiết trí. Thế Tôn đã trả lời về nhất thiết trí. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận, nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Thế Tôn về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Thế Tôn đã trả lời cho chúng con về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận, nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con hỏi Thế Tôn về chư Thiên (Adhideve) và Thế Tôn đã trả lời về chư Thiên. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con hỏi Thế Tôn về Phạm thiên và Thế Tôn đã trả lời về Phạm thiên. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên làm chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, và những điều gì chúng con hỏi Thế Tôn, vấn đề ấy Thế Tôn đã trả lời, và câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.
— Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Kaṇṇakatthala Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā uruññāyaṁ viharati kaṇṇakatthale migadāye. Variant: uruññāyaṁ → ujukāyaṁ (bj); udaññāyaṁ (sya-all, km); ujuññāyaṁ (pts1ed)
Tena kho pana samayena rājā pasenadi kosalo uruññaṁ anuppatto hoti kenacideva karaṇīyena. Atha kho rājā pasenadi kosalo aññataraṁ purisaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, ambho purisa, yena bhagavā tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ puccha: ‘rājā, bhante, pasenadi kosalo bhagavato pāde sirasā vandati, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchatī’ti; evañca vadehi: ‘ajja kira, bhante, rājā pasenadi kosalo pacchābhattaṁ bhuttapātarāso bhagavantaṁ dassanāya upasaṅkamissatī’”ti.
“Evaṁ, devā”ti kho so puriso rañño pasenadissa kosalassa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho so puriso bhagavantaṁ etadavoca: “rājā, bhante, pasenadi kosalo bhagavato pāde sirasā vandati, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchati; evañca vadeti: ‘ajja kira, bhante, rājā pasenadi kosalo pacchābhattaṁ bhuttapātarāso bhagavantaṁ dassanāya upasaṅkamissatī’”ti.
Assosuṁ kho somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī: “ajja kira rājā pasenadi kosalo pacchābhattaṁ bhuttapātarāso bhagavantaṁ dassanāya upasaṅkamissatī”ti. Atha kho somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ bhattābhihāre upasaṅkamitvā etadavocuṁ: “tena hi, mahārāja, amhākampi vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ puccha: ‘somā ca, bhante, bhaginī sakulā ca bhaginī bhagavato pāde sirasā vandati, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchatī’”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo pacchābhattaṁ bhuttapātarāso yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca: “somā ca, bhante, bhaginī sakulā ca bhaginī bhagavato pāde sirasā vandati, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchatī”ti. Variant: pucchatī”ti → pucchantīti (bj, sya-all, km, pts1ed) | vandati → vandanti (bj, sya-all, km, pts1ed)
“Kiṁ pana, mahārāja, somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī aññaṁ dūtaṁ nālatthun”ti?
“Assosuṁ kho, bhante, somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī: ‘ajja kira rājā pasenadi kosalo pacchābhattaṁ bhuttapātarāso bhagavantaṁ dassanāya upasaṅkamissatī’ti. Atha kho, bhante, somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī maṁ bhattābhihāre upasaṅkamitvā etadavocuṁ: ‘tena hi, mahārāja, amhākampi vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ puccha—somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī bhagavato pāde sirasā vandati, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchatī’”ti. “Sukhiniyo hontu tā, mahārāja, somā ca bhaginī sakulā ca bhaginī”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca: “sutaṁ metaṁ, bhante, samaṇo gotamo evamāha: ‘natthi so samaṇo vā brāhmaṇo vā yo sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānissati, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti. Ye te, bhante, evamāhaṁsu: ‘samaṇo gotamo evamāha—natthi so samaṇo vā brāhmaṇo vā yo sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānissati, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti; kacci te, bhante, bhagavato vuttavādino, na ca bhagavantaṁ abhūtena abbhācikkhanti, dhammassa cānudhammaṁ byākaronti, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchatī”ti?
“Ye te, mahārāja, evamāhaṁsu: ‘samaṇo gotamo evamāha—natthi so samaṇo vā brāhmaṇo vā yo sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānissati, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti; na me te vuttavādino, abbhācikkhanti ca pana maṁ te asatā abhūtenā”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo viṭaṭūbhaṁ senāpatiṁ āmantesi: “ko nu kho, senāpati, imaṁ kathāvatthuṁ rājantepure abbhudāhāsī”ti?
“Sañjayo, mahārāja, brāhmaṇo ākāsagotto”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo aññataraṁ purisaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, ambho purisa, mama vacanena sañjayaṁ brāhmaṇaṁ ākāsagottaṁ āmantehi: ‘rājā taṁ, bhante, pasenadi kosalo āmantetī’”ti.
“Evaṁ, devā”ti kho so puriso rañño pasenadissa kosalassa paṭissutvā yena sañjayo brāhmaṇo ākāsagotto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā sañjayaṁ brāhmaṇaṁ ākāsagottaṁ etadavoca: “rājā taṁ, bhante, pasenadi kosalo āmantetī”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca: “siyā nu kho, bhante, bhagavatā aññadeva kiñci sandhāya bhāsitaṁ, tañca jano aññathāpi paccāgaccheyya. Variant: bhāsitaṁ, tañca jano aññathāpi paccāgaccheyya → abhijānāmi mahārāja vācaṁ bhāsitāti (bj) Yathā kathaṁ pana, bhante, bhagavā abhijānāti vācaṁ bhāsitā”ti?
“Evaṁ kho ahaṁ, mahārāja, abhijānāmi vācaṁ bhāsitā: ‘natthi so samaṇo vā brāhmaṇo vā yo sakideva sabbaṁ ñassati, sabbaṁ dakkhiti, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’”ti.
“Heturūpaṁ, bhante, bhagavā āha; saheturūpaṁ, bhante, bhagavā āha: ‘natthi so samaṇo vā brāhmaṇo vā yo sakideva sabbaṁ ñassati, sabbaṁ dakkhiti, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti.
Cattārome, bhante, vaṇṇā—khattiyā, brāhmaṇā, vessā, suddā. Imesaṁ nu kho, bhante, catunnaṁ vaṇṇānaṁ siyā viseso siyā nānākaraṇan”ti?
“Cattārome, mahārāja, vaṇṇā—khattiyā, brāhmaṇā, vessā, suddā. Imesaṁ kho, mahārāja, catunnaṁ vaṇṇānaṁ dve vaṇṇā aggamakkhāyanti—khattiyā ca brāhmaṇā ca—yadidaṁ abhivādanapaccuṭṭhānaañjalikammasāmīcikammānī”ti.
“Nāhaṁ, bhante, bhagavantaṁ diṭṭhadhammikaṁ pucchāmi; samparāyikāhaṁ, bhante, bhagavantaṁ pucchāmi. Cattārome, bhante, vaṇṇā—khattiyā, brāhmaṇā, vessā, suddā. Imesaṁ nu kho, bhante, catunnaṁ vaṇṇānaṁ siyā viseso siyā nānākaraṇan”ti?
“Pañcimāni, mahārāja, padhāniyaṅgāni. Katamāni pañca? Idha, mahārāja, bhikkhu saddho hoti, saddahati tathāgatassa bodhiṁ: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti; appābādho hoti appātaṅko samavepākiniyā gahaṇiyā samannāgato nātisītāya nāccuṇhāya majjhimāya padhānakkhamāya; asaṭho hoti amāyāvī yathābhūtaṁ attānaṁ āvikattā satthari vā viññūsu vā sabrahmacārīsu; āraddhavīriyo viharati akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya, kusalānaṁ dhammānaṁ upasampadāya, thāmavā daḷhaparakkamo anikkhittadhuro kusalesu dhammesu; paññavā hoti udayatthagāminiyā paññāya samannāgato ariyāya nibbedhikāya sammādukkhakkhayagāminiyā—imāni kho, mahārāja, pañca padhāniyaṅgāni. Cattārome, mahārāja, vaṇṇā—khattiyā, brāhmaṇā, vessā, suddā. Te cassu imehi pañcahi padhāniyaṅgehi samannāgatā; ettha pana nesaṁ assa dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti.
“Cattārome, bhante, vaṇṇā—khattiyā, brāhmaṇā, vessā, suddā. Te cassu imehi pañcahi padhāniyaṅgehi samannāgatā; ettha pana nesaṁ, bhante, siyā viseso siyā nānākaraṇan”ti?
“Ettha kho nesāhaṁ, mahārāja, padhānavemattataṁ vadāmi. Seyyathāpissu, mahārāja, dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā sudantā suvinītā, dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā adantā avinītā. Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, ye te dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā sudantā suvinītā, api nu te dantāva dantakāraṇaṁ gaccheyyuṁ, dantāva dantabhūmiṁ sampāpuṇeyyun”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Ye pana te dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā adantā avinītā, api nu te adantāva dantakāraṇaṁ gaccheyyuṁ, adantāva dantabhūmiṁ sampāpuṇeyyuṁ, seyyathāpi te dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā sudantā suvinītā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Evameva kho, mahārāja, yaṁ taṁ saddhena pattabbaṁ appābādhena asaṭhena amāyāvinā āraddhavīriyena paññavatā, taṁ vata assaddho bahvābādho saṭho māyāvī kusīto duppañño pāpuṇissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjatī”ti. Variant: taṁ vata → taṁ tathā so (mr)
“Heturūpaṁ, bhante, bhagavā āha; saheturūpaṁ, bhante, bhagavā āha. Cattārome, bhante, vaṇṇā—khattiyā, brāhmaṇā, vessā, suddā. Te cassu imehi pañcahi padhāniyaṅgehi samannāgatā te cassu sammappadhānā; ettha pana nesaṁ, bhante, siyā viseso siyā nānākaraṇan”ti?
“Ettha kho nesāhaṁ, mahārāja, na kiñci nānākaraṇaṁ vadāmi—yadidaṁ vimuttiyā vimuttiṁ. Variant: Ettha kho → ettha kho pana (bj) Seyyathāpi, mahārāja, puriso sukkhaṁ sākakaṭṭhaṁ ādāya aggiṁ abhinibbatteyya, tejo pātukareyya; athāparo puriso sukkhaṁ sālakaṭṭhaṁ ādāya aggiṁ abhinibbatteyya, tejo pātukareyya; athāparo puriso sukkhaṁ ambakaṭṭhaṁ ādāya aggiṁ abhinibbatteyya, tejo pātukareyya; athāparo puriso sukkhaṁ udumbarakaṭṭhaṁ ādāya aggiṁ abhinibbatteyya, tejo pātukareyya. Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, siyā nu kho tesaṁ aggīnaṁ nānādāruto abhinibbattānaṁ kiñci nānākaraṇaṁ acciyā vā acciṁ, vaṇṇena vā vaṇṇaṁ, ābhāya vā ābhan”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Evameva kho, mahārāja, yaṁ taṁ tejaṁ vīriyā nimmathitaṁ padhānābhinibbattaṁ, nāhaṁ tattha kiñci nānākaraṇaṁ vadāmi—yadidaṁ vimuttiyā vimuttin”ti.
“Heturūpaṁ, bhante, bhagavā āha; saheturūpaṁ, bhante, bhagavā āha. Kiṁ pana, bhante, atthi devā”ti?
“Kiṁ pana tvaṁ, mahārāja, evaṁ vadesi: ‘kiṁ pana, bhante, atthi devā’”ti?
“Yadi vā te, bhante, devā āgantāro itthattaṁ yadi vā anāgantāro itthattaṁ”?
“Ye te, mahārāja, devā sabyābajjhā te devā āgantāro itthattaṁ, ye te devā abyābajjhā te devā anāgantāro itthattan”ti.
Evaṁ vutte, viṭaṭūbho senāpati bhagavantaṁ etadavoca: “ye te, bhante, devā sabyābajjhā āgantāro itthattaṁ te devā, ye te devā abyābajjhā anāgantāro itthattaṁ te deve tamhā ṭhānā cāvessanti vā pabbājessanti vā”ti?
Atha kho āyasmato ānandassa etadahosi: “ayaṁ kho viṭaṭūbho senāpati rañño pasenadissa kosalassa putto; ahaṁ bhagavato putto. Ayaṁ kho kālo yaṁ putto puttena manteyyā”ti. Atha kho āyasmā ānando viṭaṭūbhaṁ senāpatiṁ āmantesi: “tena hi, senāpati, taññevettha paṭipucchissāmi; yathā te khameyya tathā naṁ byākareyyāsi. Taṁ kiṁ maññasi, senāpati, yāvatā rañño pasenadissa kosalassa vijitaṁ yattha ca rājā pasenadi kosalo issariyādhipaccaṁ rajjaṁ kāreti, pahoti tattha rājā pasenadi kosalo samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā puññavantaṁ vā apuññavantaṁ vā brahmacariyavantaṁ vā abrahmacariyavantaṁ vā tamhā ṭhānā cāvetuṁ vā pabbājetuṁ vā”ti?
“Yāvatā, bho, rañño pasenadissa kosalassa vijitaṁ yattha ca rājā pasenadi kosalo issariyādhipaccaṁ rajjaṁ kāreti, pahoti tattha rājā pasenadi kosalo samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā puññavantaṁ vā apuññavantaṁ vā brahmacariyavantaṁ vā abrahmacariyavantaṁ vā tamhā ṭhānā cāvetuṁ vā pabbājetuṁ vā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, senāpati, yāvatā rañño pasenadissa kosalassa avijitaṁ yattha ca rājā pasenadi kosalo na issariyādhipaccaṁ rajjaṁ kāreti, tattha pahoti rājā pasenadi kosalo samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā puññavantaṁ vā apuññavantaṁ vā brahmacariyavantaṁ vā abrahmacariyavantaṁ vā tamhā ṭhānā cāvetuṁ vā pabbājetuṁ vā”ti?
“Yāvatā, bho, rañño pasenadissa kosalassa avijitaṁ yattha ca rājā pasenadi kosalo na issariyādhipaccaṁ rajjaṁ kāreti, na tattha pahoti rājā pasenadi kosalo samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā puññavantaṁ vā apuññavantaṁ vā brahmacariyavantaṁ vā abrahmacariyavantaṁ vā tamhā ṭhānā cāvetuṁ vā pabbājetuṁ vā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, senāpati, sutā te devā tāvatiṁsā”ti?
“Evaṁ, bho. Sutā me devā tāvatiṁsā. Idhāpi bhotā raññā pasenadinā kosalena sutā devā tāvatiṁsā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, senāpati, pahoti rājā pasenadi kosalo deve tāvatiṁse tamhā ṭhānā cāvetuṁ vā pabbājetuṁ vā”ti?
“Dassanampi, bho, rājā pasenadi kosalo deve tāvatiṁse nappahoti, kuto pana tamhā ṭhānā cāvessati vā pabbājessati vā”ti?
“Evameva kho, senāpati, ye te devā sabyābajjhā āgantāro itthattaṁ te devā, ye te devā abyābajjhā anāgantāro itthattaṁ te deve dassanāyapi nappahonti; kuto pana tamhā ṭhānā cāvessanti vā pabbājessanti vā”ti?
Atha kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca: “konāmo ayaṁ, bhante, bhikkhū”ti?
“Ānando nāma, mahārājā”ti.
“Ānando vata bho, ānandarūpo vata bho. Heturūpaṁ, bhante, āyasmā ānando āha; saheturūpaṁ, bhante, āyasmā ānando āha. Kiṁ pana, bhante, atthi brahmā”ti?
“Kiṁ pana tvaṁ, mahārāja, evaṁ vadesi: ‘kiṁ pana, bhante, atthi brahmā’”ti?
“Yadi vā so, bhante, brahmā āgantā itthattaṁ, yadi vā anāgantā itthattan”ti?
“Yo so, mahārāja, brahmā sabyābajjho so brahmā āgantā itthattaṁ, yo so brahmā abyābajjho so brahmā anāgantā itthattan”ti.
Atha kho aññataro puriso rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ etadavoca: “sañjayo, mahārāja, brāhmaṇo ākāsagotto āgato”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo sañjayaṁ brāhmaṇaṁ ākāsagottaṁ etadavoca: “ko nu kho, brāhmaṇa, imaṁ kathāvatthuṁ rājantepure abbhudāhāsī”ti?
“Viṭaṭūbho, mahārāja, senāpatī”ti.
Viṭaṭūbho senāpati evamāha: “sañjayo, mahārāja, brāhmaṇo ākāsagotto”ti.
Atha kho aññataro puriso rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ etadavoca: “yānakālo, mahārājā”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca: “sabbaññutaṁ mayaṁ, bhante, bhagavantaṁ apucchimhā, sabbaññutaṁ bhagavā byākāsi; tañca panamhākaṁ ruccati ceva khamati ca, tena camhā attamanā. Cātuvaṇṇisuddhiṁ mayaṁ, bhante, bhagavantaṁ apucchimhā, cātuvaṇṇisuddhiṁ bhagavā byākāsi; tañca panamhākaṁ ruccati ceva khamati ca, tena camhā attamanā. Adhideve mayaṁ, bhante, bhagavantaṁ apucchimhā, adhideve bhagavā byākāsi; tañca panamhākaṁ ruccati ceva khamati ca, tena camhā attamanā. Adhibrahmānaṁ mayaṁ, bhante, bhagavantaṁ apucchimhā, adhibrahmānaṁ bhagavā byākāsi; tañca panamhākaṁ ruccati ceva khamati ca, tena camhā attamanā. Yaṁ yadeva ca mayaṁ bhagavantaṁ apucchimhā taṁ tadeva bhagavā byākāsi; tañca panamhākaṁ ruccati ceva khamati ca, tena camhā attamanā. Handa ca dāni mayaṁ, bhante, gacchāma; bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.
“Yassadāni tvaṁ, mahārāja, kālaṁ maññasī”ti.
Atha kho rājā pasenadi kosalo bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmīti.
Kaṇṇakatthalasuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.
Rājavaggo niṭṭhito catuttho.
Tassuddānaṁ
Ghaṭikāro raṭṭhapālo, maghadevo madhuriyaṁ; Bodhi aṅgulimālo ca, piyajātaṁ bāhitikaṁ; Dhammacetiyasuttañca, dasamaṁ kaṇṇakatthalaṁ.
Kaṇṇakatthala Sutta
Dịch giả