Mahāsuññata Sutta
.
Kinh Đại không
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: “Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?”
Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (civarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghataya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích-ca Ghataya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
— Này Ananda, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết có nhiều Tỷ-kheo trú ở đấy không?
— Bạch Thế Tôn, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt ở trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka; có rất nhiều Tỷ-kheo trú tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, nay là thời chúng con làm y.
— Này Ananda, một Tỷ-kheo không chói sáng nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy có thể xảy ra.
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoái mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy có xảy ra.
Này Ananda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Nhưng sự (an) trú này, này Ananda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắc và (an) trú nội không. Và nếu này Ananda, trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ananda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.
Do vậy, này Ananda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: “Sau khi chứng đạt nội không, ta sẽ an trú”, vị Tỷ-kheo ấy, này Ananda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm. Và này Ananda, như thế nào Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm?
Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm… Tam thiền… chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.
Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động thời tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động”. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý bất động, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất, và an định nội tâm trên định tướng (samadhinimitte) đã đề cập về trước ấy. Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động. Sự kiện là như vậy, này Ananda, vị Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến bất động”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đi kinh hành, vị ấy đi kinh hành (cankamati), và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang đi kinh hành, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đứng lại, vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang đứng lại thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến ngồi, vị ấy ngồi và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang ngồi, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nằm, vị ấy nằm và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang nằm, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nói, vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta sẽ không nói những câu chuyện hạ liệt, đê tiện, thuộc phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly dục, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niết-bàn, như quốc vương luận, đạo tặc luận, đại thần luận, quân luận, bố úy luận, chiến tranh luận, thực vật luận, ẩm liệu luận, y phục luận, ngọa cụ luận, hoan man luận, hương liệu luận, thân thích luận, xa thừa luận, thôn luận, thị trấn luận, đô thị luận, quốc độ luận, nữ luận, anh hùng luận, hạng trung luận, thủy bình xứ luận, tiên linh luận, sai biệt luận, thế giới luận, hải thuyết luận, hữu vô hữu luận”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ nói các luận như vậy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: “Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Nhưng này Ananda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn (người suy nghĩ các suy tầm ấy) đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này.
Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: “Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (ayatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng”. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: “Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng… “. Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Dục ái (chandaraga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: “Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng…”. Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Ðây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng… Ðây là hành… Ðây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.
Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmimmano) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Những pháp này, này Ananda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.
— Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo sư dầu cho bị hất hủi?
— Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.
— Này Ananda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng. Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Này Ananda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.
Sự kiện là như vậy, này Ananda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.
Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo sư? Ở đây, này Ananda, có Ðạo sư lựa một trú xứ (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.
Này Ananda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này Ananda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của đệ tử.
Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh? Ở đây, này Ananda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Nhưng này Ananda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chủ tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này Ananda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.
Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.
Và như thế nào, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.
Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Mahāsuññata Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sakkesu viharati kapilavatthusmiṁ nigrodhārāme.
Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya kapilavatthuṁ piṇḍāya pāvisi. Kapilavatthusmiṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena kāḷakhemakassa sakkassa vihāro tenupasaṅkami divāvihārāya.
Tena kho pana samayena kāḷakhemakassa sakkassa vihāre sambahulāni senāsanāni paññattāni honti. Addasā kho bhagavā kāḷakhemakassa sakkassa vihāre sambahulāni senāsanāni paññattāni. Disvāna bhagavato etadahosi: “sambahulāni kho kāḷakhemakassa sakkassa vihāre senāsanāni paññattāni. Sambahulā nu kho idha bhikkhū viharantī”ti.
Tena kho pana samayena āyasmā ānando sambahulehi bhikkhūhi saddhiṁ ghaṭāya sakkassa vihāre cīvarakammaṁ karoti. Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena ghaṭāya sakkassa vihāro tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi: “sambahulāni kho, ānanda, kāḷakhemakassa sakkassa vihāre senāsanāni paññattāni. Sambahulā nu kho ettha bhikkhū viharantī”ti?
“Sambahulāni, bhante, kāḷakhemakassa sakkassa vihāre senāsanāni paññattāni.
Sambahulā bhikkhū ettha viharanti. Cīvarakārasamayo no, bhante, vattatī”ti.
“Na kho, ānanda, bhikkhu sobhati saṅgaṇikārāmo saṅgaṇikarato saṅgaṇikārāmataṁ anuyutto gaṇārāmo gaṇarato gaṇasammudito. So vatānanda, bhikkhu saṅgaṇikārāmo saṅgaṇikarato saṅgaṇikārāmataṁ anuyutto gaṇārāmo gaṇarato gaṇasammudito yaṁ taṁ nekkhammasukhaṁ pavivekasukhaṁ upasamasukhaṁ sambodhisukhaṁ tassa sukhassa nikāmalābhī bhavissati akicchalābhī akasiralābhīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Variant: sambodhisukhaṁ → sambodhasukhaṁ (bj, pts1ed); sambodhasukhaṁ cittekaggatāsukhaṁ (mr) Yo ca kho so, ānanda, bhikkhu eko gaṇasmā vūpakaṭṭho viharati tassetaṁ bhikkhuno pāṭikaṅkhaṁ yaṁ taṁ nekkhammasukhaṁ pavivekasukhaṁ upasamasukhaṁ sambodhisukhaṁ tassa sukhassa nikāmalābhī bhavissati akicchalābhī akasiralābhīti—ṭhānametaṁ vijjati.
So vatānanda, bhikkhu saṅgaṇikārāmo saṅgaṇikarato saṅgaṇikārāmataṁ anuyutto gaṇārāmo gaṇarato gaṇasammudito sāmāyikaṁ vā kantaṁ cetovimuttiṁ upasampajja viharissati asāmāyikaṁ vā akuppanti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Yo ca kho so, ānanda, bhikkhu eko gaṇasmā vūpakaṭṭho viharati tassetaṁ bhikkhuno pāṭikaṅkhaṁ sāmāyikaṁ vā kantaṁ cetovimuttiṁ upasampajja viharissati asāmāyikaṁ vā akuppanti—ṭhānametaṁ vijjati.
Nāhaṁ, ānanda, ekaṁ rūpampi samanupassāmi yattha rattassa yathābhiratassa rūpassa vipariṇāmaññathābhāvā na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassūpāyāsā. Variant: ekaṁ rūpampi → ekarūpampi (bj)
Ayaṁ kho panānanda, vihāro tathāgatena abhisambuddho yadidaṁ—sabbanimittānaṁ amanasikārā ajjhattaṁ suññataṁ upasampajja viharituṁ. Variant: viharituṁ → viharataṁ (si); viharati (sya-all, km, mr) Tatra ce, ānanda, tathāgataṁ iminā vihārena viharantaṁ bhavanti upasaṅkamitāro bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo rājāno rājamahāmattā titthiyā titthiyasāvakā. Variant: bhavanti → bhagavantaṁ (sya-all, km, mr) Tatrānanda, tathāgato vivekaninneneva cittena vivekapoṇena vivekapabbhārena vūpakaṭṭhena nekkhammābhiratena byantībhūtena sabbaso āsavaṭṭhānīyehi dhammehi aññadatthu uyyojanikapaṭisaṁyuttaṁyeva kathaṁ kattā hoti.
Tasmātihānanda, bhikkhu cepi ākaṅkheyya: ‘ajjhattaṁ suññataṁ upasampajja vihareyyan’ti, tenānanda, bhikkhunā ajjhattameva cittaṁ saṇṭhapetabbaṁ sannisādetabbaṁ ekodi kātabbaṁ samādahātabbaṁ.
Kathañcānanda, bhikkhu ajjhattameva cittaṁ saṇṭhapeti sannisādeti ekodiṁ karoti samādahati? Variant: sannisādeti ekodiṁ karoti → ekodikaroti (sya-all, km, pts1ed)
Idhānanda, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati …pe… dutiyaṁ jhānaṁ … tatiyaṁ jhānaṁ … catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Evaṁ kho, ānanda, bhikkhu ajjhattameva cittaṁ saṇṭhapeti sannisādeti ekodiṁ karoti samādahati.
So ajjhattaṁ suññataṁ manasi karoti. Tassa ajjhattaṁ suññataṁ manasikaroto suññatāya cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. Evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘ajjhattaṁ suññataṁ kho me manasikaroto ajjhattaṁ suññatāya cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccatī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. So bahiddhā suññataṁ manasi karoti …pe… so ajjhattabahiddhā suññataṁ manasi karoti …pe… so āneñjaṁ manasi karoti. Tassa āneñjaṁ manasikaroto āneñjāya cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. Evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘āneñjaṁ kho me manasikaroto āneñjāya cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccatī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Tenānanda, bhikkhunā tasmiṁyeva purimasmiṁ samādhinimitte ajjhattameva cittaṁ saṇṭhapetabbaṁ sannisādetabbaṁ ekodi kātabbaṁ samādahātabbaṁ. So ajjhattaṁ suññataṁ manasi karoti. Tassa ajjhattaṁ suññataṁ manasikaroto ajjhattaṁ suññatāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. Evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘ajjhattaṁ suññataṁ kho me manasikaroto ajjhattaṁ suññatāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccatī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. So bahiddhā suññataṁ manasi karoti …pe… so ajjhattabahiddhā suññataṁ manasi karoti …pe… so āneñjaṁ manasi karoti. Tassa āneñjaṁ manasikaroto āneñjāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. Evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘āneñjaṁ kho me manasikaroto āneñjāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccatī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato caṅkamāya cittaṁ namati, so caṅkamati: ‘evaṁ maṁ caṅkamantaṁ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato ṭhānāya cittaṁ namati, so tiṭṭhati: ‘evaṁ maṁ ṭhitaṁ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato nisajjāya cittaṁ namati, so nisīdati: ‘evaṁ maṁ nisinnaṁ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato sayanāya cittaṁ namati, so sayati: ‘evaṁ maṁ sayantaṁ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato kathāya cittaṁ namati, so: Variant: kathāya → bhassāyaṁ (si); bhāsāya (sya-all, km, pts1ed) ‘yāyaṁ kathā hīnā gammā pothujjanikā anariyā anatthasaṁhitā na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṁvattati, seyyathidaṁ—rājakathā corakathā mahāmattakathā senākathā bhayakathā yuddhakathā annakathā pānakathā vatthakathā sayanakathā mālākathā gandhakathā ñātikathā yānakathā gāmakathā nigamakathā nagarakathā janapadakathā itthikathā surākathā visikhākathā kumbhaṭṭhānakathā pubbapetakathā nānattakathā lokakkhāyikā samuddakkhāyikā itibhavābhavakathā iti vā iti—evarūpiṁ kathaṁ na kathessāmī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. Yā ca kho ayaṁ, ānanda, kathā abhisallekhikā cetovinīvaraṇasappāyā ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati, seyyathidaṁ—appicchakathā santuṭṭhikathā pavivekakathā asaṁsaggakathā vīriyārambhakathā sīlakathā samādhikathā paññākathā vimuttikathā vimuttiñāṇadassanakathā iti: ‘evarūpiṁ kathaṁ kathessāmī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato vitakkāya cittaṁ namati, so: ‘ye te vitakkā hīnā gammā pothujjanikā anariyā anatthasaṁhitā na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṁvattanti, seyyathidaṁ—kāmavitakko byāpādavitakko vihiṁsāvitakko iti evarūpe vitakke na vitakkessāmī’ti. Variant: evarūpe vitakke → evarūpena vitakkena (mr) Itiha tattha sampajāno hoti. Ye ca kho ime, ānanda, vitakkā ariyā niyyānikā niyyanti takkarassa sammādukkhakkhayāya, seyyathidaṁ—nekkhammavitakko abyāpādavitakko avihiṁsāvitakko iti: ‘evarūpe vitakke vitakkessāmī’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Pañca kho ime, ānanda, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā … ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, ānanda, pañca kāmaguṇā.
Yattha bhikkhunā abhikkhaṇaṁ sakaṁ cittaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘atthi nu kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṁ vā aññatarasmiṁ vā āyatane uppajjati cetaso samudācāro’ti? Sace, ānanda, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ pajānāti: ‘atthi kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṁ vā aññatarasmiṁ vā āyatane uppajjati cetaso samudācāro’ti, evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: Variant: evaṁ santametaṁ → evaṁ santaṁ (aṭṭha.) ‘yo kho imesu pañcasu kāmaguṇesu chandarāgo so me nappahīno’ti. Itiha tattha sampajāno hoti. Sace panānanda, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ pajānāti: ‘natthi kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṁ vā aññatarasmiṁ vā āyatane uppajjati cetaso samudācāro’ti, evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘yo kho imesu pañcasu kāmaguṇesu chandarāgo so me pahīno’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Pañca kho ime, ānanda, upādānakkhandhā yattha bhikkhunā udayabbayānupassinā vihātabbaṁ: ‘iti rūpaṁ iti rūpassa samudayo iti rūpassa atthaṅgamo, iti vedanā … iti saññā … iti saṅkhārā … iti viññāṇaṁ iti viññāṇassa samudayo iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti.
Tassa imesu pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassino viharato yo pañcasu upādānakkhandhesu asmimāno so pahīyati. Evaṁ santametaṁ, ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘yo kho imesu pañcasu upādānakkhandhesu asmimāno so me pahīno’ti. Itiha tattha sampajāno hoti.
Ime kho te, ānanda, dhammā ekantakusalā kusalāyātikā ariyā lokuttarā anavakkantā pāpimatā. Variant: dhammā ekantakusalā kusalāyātikā → dhammā ekantakusalāyatikā (bj, sya-all, km, pts1ed); dhammā ekantakusalāyātikā (si)
Taṁ kiṁ maññasi, ānanda, kaṁ atthavasaṁ sampassamāno arahati sāvako satthāraṁ anubandhituṁ api paṇujjamāno”ti? Variant: api paṇujjamāno”ti → api panujjamānoti (bj, pts1ed); api panujjamānopīti (si); apipayujjamānoti (sya-all, km)
“Bhagavaṁmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṁnettikā bhagavaṁpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṁyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.
“Na kho, ānanda, arahati sāvako satthāraṁ anubandhituṁ, yadidaṁ suttaṁ geyyaṁ veyyākaraṇaṁ tassa hetu. Variant: veyyākaraṇaṁ tassa hetu → veyyākaraṇassa sotuṁ (sya-all); veyyākaraṇassa hetu (pts1ed, mr) Taṁ kissa hetu? Dīgharattassa hi te, ānanda, dhammā sutā dhātā vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. Variant: Dīgharattassa → dīgharattaṁ + assāti Yā ca kho ayaṁ, ānanda, kathā abhisallekhikā cetovinīvaraṇasappāyā ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati, seyyathidaṁ—appicchakathā santuṭṭhikathā pavivekakathā asaṁsaggakathā vīriyārambhakathā sīlakathā samādhikathā paññākathā vimuttikathā vimuttiñāṇadassanakathā—evarūpiyā kho, ānanda, kathāya hetu arahati sāvako satthāraṁ anubandhituṁ api paṇujjamāno.
Evaṁ sante kho, ānanda, ācariyūpaddavo hoti, evaṁ sante antevāsūpaddavo hoti, evaṁ sante brahmacārūpaddavo hoti.
Kathañcānanda, ācariyūpaddavo hoti? Idhānanda, ekacco satthā vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato anvāvattanti brāhmaṇagahapatikā negamā ceva jānapadā ca. Variant: anvāvattanti → anvāvaṭṭanti (bj, sya-all, km, pts1ed) So anvāvattantesu brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca mucchaṁ nikāmayati, gedhaṁ āpajjati, āvattati bāhullāya. Variant: mucchaṁ nikāmayati → mucchati nikāyamati (bj); mucchati kāmayati (si, pts1ed) Ayaṁ vuccatānanda, upaddavo ācariyo. Variant: upaddavo → upadduto (pts1ed) Ācariyūpaddavena avadhiṁsu naṁ pāpakā akusalā dhammā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā. Variant: ponobbhavikā → ponobhavikā (bj); poṇobhavikā (pts1ed) Evaṁ kho, ānanda, ācariyūpaddavo hoti.
Kathañcānanda, antevāsūpaddavo hoti? Tasseva kho panānanda, satthu sāvako tassa satthu vivekamanubrūhayamāno vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato anvāvattanti brāhmaṇagahapatikā negamā ceva jānapadā ca. So anvāvattantesu brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca mucchaṁ nikāmayati, gedhaṁ āpajjati, āvattati bāhullāya. Ayaṁ vuccatānanda, upaddavo antevāsī. Antevāsūpaddavena avadhiṁsu naṁ pāpakā akusalā dhammā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā. Evaṁ kho, ānanda, antevāsūpaddavo hoti.
Kathañcānanda, brahmacārūpaddavo hoti? Idhānanda, tathāgato loke uppajjati arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā. So vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato anvāvattanti brāhmaṇagahapatikā negamā ceva jānapadā ca. So anvāvattantesu brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca na mucchaṁ nikāmayati, na gedhaṁ āpajjati, na āvattati bāhullāya. Tasseva kho panānanda, satthu sāvako tassa satthu vivekamanubrūhayamāno vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato anvāvattanti brāhmaṇagahapatikā negamā ceva jānapadā ca. So anvāvattantesu brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca mucchaṁ nikāmayati, gedhaṁ āpajjati, āvattati bāhullāya. Ayaṁ vuccatānanda, upaddavo brahmacārī. Brahmacārūpaddavena avadhiṁsu naṁ pāpakā akusalā dhammā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā. Evaṁ kho, ānanda, brahmacārūpaddavo hoti.
Tatrānanda, yo cevāyaṁ ācariyūpaddavo, yo ca antevāsūpaddavo ayaṁ tehi brahmacārūpaddavo dukkhavipākataro ceva kaṭukavipākataro ca, api ca vinipātāya saṁvattati.
Tasmātiha maṁ, ānanda, mittavatāya samudācaratha, mā sapattavatāya. Taṁ vo bhavissati dīgharattaṁ hitāya sukhāya.
Kathañcānanda, satthāraṁ sāvakā sapattavatāya samudācaranti, no mittavatāya? Idhānanda, satthā sāvakānaṁ dhammaṁ deseti anukampako hitesī anukampaṁ upādāya: ‘idaṁ vo hitāya, idaṁ vo sukhāyā’ti. Tassa sāvakā na sussūsanti, na sotaṁ odahanti, na aññā cittaṁ upaṭṭhapenti, vokkamma ca satthusāsanā vattanti. Evaṁ kho, ānanda, satthāraṁ sāvakā sapattavatāya samudācaranti, no mittavatāya.
Kathañcānanda, satthāraṁ sāvakā mittavatāya samudācaranti, no sapattavatāya? Idhānanda, satthā sāvakānaṁ dhammaṁ deseti anukampako hitesī anukampaṁ upādāya: ‘idaṁ vo hitāya, idaṁ vo sukhāyā’ti. Tassa sāvakā sussūsanti, sotaṁ odahanti, aññā cittaṁ upaṭṭhapenti, na ca vokkamma satthusāsanā vattanti. Evaṁ kho, ānanda, satthāraṁ sāvakā mittavatāya samudācaranti, no sapattavatāya.
Tasmātiha maṁ, ānanda, mittavatāya samudācaratha, mā sapattavatāya. Taṁ vo bhavissati dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Na vo ahaṁ, ānanda, tathā parakkamissāmi yathā kumbhakāro āmake āmakamatte. Niggayha niggayhāhaṁ, ānanda, vakkhāmi; pavayha pavayha, ānanda, vakkhāmi. Variant: pavayha pavayha, ānanda, vakkhāmi → pavayha ānanda pavayha vakkhāmi (bj); pavayha pavayha (pts1ed); paggayha paggayha ānanda vakkhāmi (mr) Yo sāro so ṭhassatī”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Mahāsuññatasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.
Mahāsuññata Sutta
Dịch giả