Sallekha sutta
.
Kinh đoạn giảm
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Cunda, vào buổi chiều từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Maha Cunda bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không?
— Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, – chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.
(Tám chứng đắc)
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn giảm”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
(Ðoạn giảm)
Này Cunda, ở đây đoạn giảm được các Người thực hiện khi các Người nghĩ:
(1) “Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại”, như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(2) “Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh”, như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(3) “Những kẻ khác có thể lấy của không cho, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ lấy của không cho”, như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(4) “Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh”, như vậy… (như trên)… thực hiện.
(5) “Những kẻ khác có thể nói láo, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói láo”,… (như trên)…
(6) “Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi”,… (như trên)…
(7) “Những kẻ khác có thể nói lời độc ác”, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác”, … (như trên)…
(8) “Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm”,… (như trên)…
(9) “Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây không tham dục”,… (như trên)…
(10) “Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm”,… (như trên)…
(11) “Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến,… (như trên)…
(12) “Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy”,… (như trên)…
(13) “Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ”,… (như trên)…
(14) “Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp”,… (như trên)…
(15) “Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng”,… (như trên)…
(16) “Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn”,… (như trên)…
(17) “Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm”,… (như trên)…
(18) “Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định”,… (như trên)…
(19) “Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí”,… (như trên)…
(20) “Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát”,… (như trên)…
(21) “Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối”,… (như trên)…
(22) “Những kẻ khác có thể có trạo hối, chúng ta ở đây sẽ không có trạo hối”,… (như trên)…
(23) “Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc”,… (như trên)…
(24) “Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ”,… (như trên)…
(25) “Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận”,… (như trên)…
(26) “Những kẻ khác có thể hư ngụy, chúng ta ở đây sẽ không hư ngụy”,… (như trên)…
(27) “Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại”,… (như trên)…
(28) “Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố”,… (như trên)…
(29) “Những kẻ khác có thể xan tham, chúng ta ở đây sẽ không xan tham”,… (như trên)…
(30) “Những kẻ khác có thể man trá, chúng ta ở đây sẽ không man trá,… (như trên)…
(31) “Những kẻ khác có thể khi cuống, chúng ta ở đây sẽ không khi cuống”,… (như trên)…
(32) “Những kẻ khác có thể ngoan cố, chúng ta ở đây không thể ngoan cố”,… (như trên)…
(33) “Những kẻ khác có thể cấp tháo, chúng ta ở đây không thể cấp tháo”,… (như trên)…
(34) “Những kẻ khác có thể khó nói (nan thuyết), chúng ta ở đây sẽ dễ nói”,… (như trên)…
(35) “Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện hữu”,… (như trên)…
(36) “Những kẻ khác có thể phóng dật, chúng ta ở đây sẽ không phóng dật”,… (như trên)…
(37) “Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có tín tâm”,… (như trên)…
(38) “Những kẻ khác có thể không xấu hổ, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ”,… (như trên)…
(39) “Những kẻ khác có thể không sợ hãi, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi”,… (như trên)…
(40) “Những kẻ khác có thể nghe ít, chúng ta ở đây sẽ nghe nhiều”… (như trên)…
(41) “Những kẻ khác có thể biếng nhác, chúng ta ở đây sẽ siêng năng”,… (như trên)…
(42) “Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ an trú niệm”,… (như trên)…
(43) “Những kẻ khác có thể liệt tuệ, chúng ta ở đây thành tựu tuệ”,… (như trên)…
(44) “Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”, như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(Khởi tâm)
Này Cunda, Ta nói rằng sự khởi tâm rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp (với tâm ý). Do vậy, này Cunda:
(1) “Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây sẽ không làm hại”, cần phải khởi tâm như vậy.
(2) “Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh”, cần phải khởi tâm như vậy… (như trên)…
(3-43) “Những kẻ khác… (như trên)…
(44) “Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”, cần phải phát tâm như vậy.
(Từ bỏ)
Này Cunda, giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị. Này Cunda, giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bến nước bằng phẳng khác đối trị. Cũng vậy này Cunda:
(1) Ðối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị.
(2) Ðối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị.
(3) Ðối với con người lấy của không cho, có từ bỏ lấy của không cho đối trị.
(4-43) …, không phạm hạnh, có phạm hạnh…; nói láo, có từ bỏ nói láo…; nói hai lưỡi, có từ bỏ nói hai lưỡi…; nói ác khẩu, có từ bỏ nói ác khẩu; nói phù phiếm, có từ bỏ nói phù phiếm…;… tham dục, có không tham dục…;… sân tâm, có không sân tâm…;… tà kiến, có chánh kiến…;… tà tư duy, có chánh tư duy…;… tà ngữ, có chánh ngữ…;… tà nghiệp, có chánh nghiệp…;… tà mạng, có chánh mạng…;… tà tinh tấn, có chánh tinh tấn…;… tà niệm, có chánh niệm…;… tà định, có chánh định…;… tà trí, có chánh trí…;… tà giải thoát, có chánh giải thoát…;… bị hôn trầm thụy miên chi phối, có không bị hôn trầm thụy miên chi phối…;… trạo hối, có không trạo hối…;… nghi hoặc, có trừ diệt nghi hoặc…;… phẫn nộ, có không phẫn nộ…;… oán hận, có không oán hận…;… hư ngụy, có không hư ngụy…;… não hại, có không não hại…;… tật đố, có không tật đố…;… xan tham, có không xan tham…;… man trá, có không man trá…;… khi cuống, có không khi cuống…;… ngoan cố, có không ngoan cố… cấp tháo, có không cấp tháo…;… khó nói, có không khó nói…;… ác hữu, có thiện hữu…;… phóng dật, có không phóng dật…;… bất tín, có tín tâm…;… không xấu hổ, có xấu hổ…;… không sợ hãi, có sợ hãi…;… nghe ít, có nghe nhiều…;… biếng nhác, có siêng năng…;… thất niệm, có an trú niệm…;… liệt tuệ, có thành tựu tuệ….
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị.
(Hướng thượng)
Này Cunda, ví như các bất thiện pháp, tất cả đều hướng hạ, còn các thiện pháp, tất cả đều hướng thượng. Cũng vậy, này Cunda:
(1) Con người không làm hại, hướng thượng đối với người làm hại, con người từ bỏ sát sanh, hướng thượng đối với người sát sanh.
(2) Con người từ bỏ lấy của không cho, hướng thượng đối với người lấy của không cho.
(3-43) Con người … (như trên)…
(44) Con người không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, hướng thượng đối với người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả.
(Pháp môn giải thoát)
Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không thể xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy có thể xảy ra. Cũng vậy, này Cunda:
(1) Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người sát sanh, từ bỏ sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(2) Ðối với con người lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(3-43) Ðối với con người không phạm hạnh, sống phạm hạnh…; đối với con người nói láo, từ bỏ nói láo…; đối với con người nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi…; đối với con người ác khẩu, từ bỏ nói ác khẩu…; đối với con người nói phù phiếm, từ bỏ nói phù phiếm…; đối với con người có tham dục, không tham dục…; đối với con người có sân tâm, không sân tâm…; đối với con người có tà kiến, chánh kiến…; đối với con người có tà tư duy, chánh tư duy…; đối với con người có tà ngữ, chánh ngữ…; đối với con người có tà nghiệp, chánh nghiệp…; đối với con người có tà mạng, chánh mạng…; đối với con người có tà tinh tấn, chánh tinh tấn…; đối với con người có tà niệm, chánh niệm…; đối với con người có tà định, chánh định…; đối với con người có tà trí, chánh trí…; đối với con người có tà giải thoát, chánh giải thoát…; đối với con người bị hôn trầm thụy miên chi phối, không bị hôn trầm thụy miên chi phối…; đối với con người trạo hối, không trạo hối…; đối với con người nghi hoặc, không nghi hoặc…; đối với con người phẫn nộ, không phẫn nộ…; đối với con người oán hận, không oán hận…; đối với con người hư ngụy, không hư ngụy…; đối với con người não hại, không não hại…; đối với con người tật đố, không tật đố…; đối với con người xan tham, không xan tham…; đối với con người man trá, không man trá…; đối với con người khi cuống, không khi cuống…; đối với con người ngoan cố, không ngoan cố….; đối với con người cấp tháo, không cấp tháo …; đối với con người khó nói, dễ nói…; đối với con người ác hữu, thiện hữu…; đối với con người phóng dật, không phóng dật…; đối với con người bất tín, tín tâm…; đối với con người không xấu hổ, có xấu hổ…; đối với con người không sợ hãi, có sợ hãi…; đối với con người nghe ít, nghe nhiều…; đối với con người biếng nhác, siêng năng…; đối với con người thất niệm, an trú niệm…; đối với con người liệt tuệ, thành tựu trí tuệ…
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(Kết luận)
Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.
Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Maha Cunda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Sallekha sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho āyasmā mahācundo sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā mahācundo bhagavantaṁ etadavoca:
“yā imā, bhante, anekavihitā diṭṭhiyo loke uppajjanti—attavādapaṭisaṁyuttā vā lokavādapaṭisaṁyuttā vā—ādimeva nu kho, bhante, bhikkhuno manasikaroto evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ pahānaṁ hoti, evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ paṭinissaggo hotī”ti?
“Yā imā, cunda, anekavihitā diṭṭhiyo loke uppajjanti—attavādapaṭisaṁyuttā vā lokavādapaṭisaṁyuttā vā—yattha cetā diṭṭhiyo uppajjanti yattha ca anusenti yattha ca samudācaranti taṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na me so attā’ti—evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññā passato evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ pahānaṁ hoti, evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ paṭinissaggo hoti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Diṭṭhadhammasukhavihārā ete ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Diṭṭhadhammasukhavihārā ete ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca vihareyya, sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedeyya, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Diṭṭhadhammasukhavihārā ete ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Diṭṭhadhammasukhavihārā ete ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā, paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā, nānattasaññānaṁ amanasikārā, ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Santā ete vihārā ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Santā ete vihārā ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Santā ete vihārā ariyassa vinaye vuccanti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, cunda, vijjati yaṁ idhekacco bhikkhu sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja vihareyya. Tassa evamassa: ‘sallekhena viharāmī’ti. Na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti. Santā ete vihārā ariyassa vinaye vuccanti.
1. Sallekhapariyāya
Idha kho pana vo, cunda, sallekho karaṇīyo.
‘Pare vihiṁsakā bhavissanti, mayamettha avihiṁsakā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare pāṇātipātī bhavissanti, mayamettha pāṇātipātā paṭiviratā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare adinnādāyī bhavissanti, mayamettha adinnādānā paṭiviratā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare abrahmacārī bhavissanti, mayamettha brahmacārī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare musāvādī bhavissanti, mayamettha musāvādā paṭiviratā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare pisuṇavācā bhavissanti, mayamettha pisuṇāya vācāya paṭiviratā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo. Variant: pisuṇavācā → pisuṇāvācā (bj, pts1ed)
‘Pare pharusavācā bhavissanti, mayamettha pharusāya vācāya paṭiviratā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo. Variant: pharusavācā → pharusāvācā (bj, pts1ed)
‘Pare samphappalāpī bhavissanti, mayamettha samphappalāpā paṭiviratā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare abhijjhālū bhavissanti, mayamettha anabhijjhālū bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare byāpannacittā bhavissanti, mayamettha abyāpannacittā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchādiṭṭhī bhavissanti, mayamettha sammādiṭṭhī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāsaṅkappā bhavissanti, mayamettha sammāsaṅkappā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāvācā bhavissanti, mayamettha sammāvācā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchākammantā bhavissanti, mayamettha sammākammantā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāājīvā bhavissanti, mayamettha sammāājīvā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāvāyāmā bhavissanti, mayamettha sammāvāyāmā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāsatī bhavissanti, mayamettha sammāsatī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāsamādhi bhavissanti, mayamettha sammāsamādhī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāñāṇī bhavissanti, mayamettha sammāñāṇī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare micchāvimuttī bhavissanti, mayamettha sammāvimuttī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare thinamiddhapariyuṭṭhitā bhavissanti, mayamettha vigatathinamiddhā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare uddhatā bhavissanti, mayamettha anuddhatā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare vicikicchī bhavissanti, mayamettha tiṇṇavicikicchā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo. Variant: vicikicchī → vecikicchī (bj, sya-all, pts1ed, mr)
‘Pare kodhanā bhavissanti, mayamettha akkodhanā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare upanāhī bhavissanti, mayamettha anupanāhī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare makkhī bhavissanti, mayamettha amakkhī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare paḷāsī bhavissanti, mayamettha apaḷāsī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare issukī bhavissanti, mayamettha anissukī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare maccharī bhavissanti, mayamettha amaccharī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare saṭhā bhavissanti, mayamettha asaṭhā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare māyāvī bhavissanti, mayamettha amāyāvī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare thaddhā bhavissanti, mayamettha atthaddhā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare atimānī bhavissanti, mayamettha anatimānī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare dubbacā bhavissanti, mayamettha suvacā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare pāpamittā bhavissanti, mayamettha kalyāṇamittā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare pamattā bhavissanti, mayamettha appamattā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare assaddhā bhavissanti, mayamettha saddhā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare ahirikā bhavissanti, mayamettha hirimanā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare anottāpī bhavissanti, mayamettha ottāpī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo. Variant: anottāpī → anottappī (sya-all, mr)
‘Pare appassutā bhavissanti, mayamettha bahussutā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare kusītā bhavissanti, mayamettha āraddhavīriyā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare muṭṭhassatī bhavissanti, mayamettha upaṭṭhitassatī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare duppaññā bhavissanti, mayamettha paññāsampannā bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
‘Pare sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī bhavissanti, mayamettha asandiṭṭhiparāmāsī anādhānaggāhī suppaṭinissaggī bhavissāmā’ti sallekho karaṇīyo.
2. Cittupapādapariyāya
Cittuppādampi kho ahaṁ, cunda, kusalesu dhammesu bahukāraṁ vadāmi, ko pana vādo kāyena vācāya anuvidhīyanāsu. Variant: bahukāraṁ → bahūpakāraṁ (mr) Tasmātiha, cunda, ‘pare vihiṁsakā bhavissanti, mayamettha avihiṁsakā bhavissāmā’ti cittaṁ uppādetabbaṁ. ‘Pare pāṇātipātī bhavissanti, mayamettha pāṇātipātā paṭiviratā bhavissāmā’ti cittaṁ uppādetabbaṁ …pe… ‘pare sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī bhavissanti, mayamettha asandiṭṭhiparāmāsī anādhānaggāhī suppaṭinissaggī bhavissāmā’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.
3. Parikkamanapariyāya
Seyyathāpi, cunda, visamo maggo assa, tassa añño samo maggo parikkamanāya; Variant: assa, tassa → maggo tassāssa (bj, sya-all, pts1ed) seyyathā vā pana, cunda, visamaṁ titthaṁ assa, tassa aññaṁ samaṁ titthaṁ parikkamanāya; evameva kho, cunda, vihiṁsakassa purisapuggalassa avihiṁsā hoti parikkamanāya, pāṇātipātissa purisapuggalassa pāṇātipātā veramaṇī hoti parikkamanāya, adinnādāyissa purisapuggalassa adinnādānā veramaṇī hoti parikkamanāya, abrahmacārissa purisapuggalassa abrahmacariyā veramaṇī hoti parikkamanāya, musāvādissa purisapuggalassa musāvādā veramaṇī hoti parikkamanāya, pisuṇavācassa purisapuggalassa pisuṇāya vācāya veramaṇī hoti parikkamanāya, pharusavācassa purisapuggalassa pharusāya vācāya veramaṇī hoti parikkamanāya, samphappalāpissa purisapuggalassa samphappalāpā veramaṇī hoti parikkamanāya, abhijjhālussa purisapuggalassa anabhijjhā hoti parikkamanāya, byāpannacittassa purisapuggalassa abyāpādo hoti parikkamanāya.
Micchādiṭṭhissa purisapuggalassa sammādiṭṭhi hoti parikkamanāya, micchāsaṅkappassa purisapuggalassa sammāsaṅkappo hoti parikkamanāya, micchāvācassa purisapuggalassa sammāvācā hoti parikkamanāya, micchākammantassa purisapuggalassa sammākammanto hoti parikkamanāya, micchāājīvassa purisapuggalassa sammāājīvo hoti parikkamanāya, micchāvāyāmassa purisapuggalassa sammāvāyāmo hoti parikkamanāya, micchāsatissa purisapuggalassa sammāsati hoti parikkamanāya, micchāsamādhissa purisapuggalassa sammāsamādhi hoti parikkamanāya, micchāñāṇissa purisapuggalassa sammāñāṇaṁ hoti parikkamanāya, micchāvimuttissa purisapuggalassa sammāvimutti hoti parikkamanāya.
Thinamiddhapariyuṭṭhitassa purisapuggalassa vigatathinamiddhatā hoti parikkamanāya, uddhatassa purisapuggalassa anuddhaccaṁ hoti parikkamanāya, vicikicchissa purisapuggalassa tiṇṇavicikicchatā hoti parikkamanāya, kodhanassa purisapuggalassa akkodho hoti parikkamanāya, upanāhissa purisapuggalassa anupanāho hoti parikkamanāya, makkhissa purisapuggalassa amakkho hoti parikkamanāya, paḷāsissa purisapuggalassa apaḷāso hoti parikkamanāya, issukissa purisapuggalassa anissukitā hoti parikkamanāya, maccharissa purisapuggalassa amacchariyaṁ hoti parikkamanāya, saṭhassa purisapuggalassa asāṭheyyaṁ hoti parikkamanāya, māyāvissa purisapuggalassa amāyā hoti parikkamanāya, thaddhassa purisapuggalassa atthaddhiyaṁ hoti parikkamanāya, atimānissa purisapuggalassa anatimāno hoti parikkamanāya, dubbacassa purisapuggalassa sovacassatā hoti parikkamanāya, pāpamittassa purisapuggalassa kalyāṇamittatā hoti parikkamanāya, pamattassa purisapuggalassa appamādo hoti parikkamanāya, assaddhassa purisapuggalassa saddhā hoti parikkamanāya, ahirikassa purisapuggalassa hirī hoti parikkamanāya, anottāpissa purisapuggalassa ottappaṁ hoti parikkamanāya, appassutassa purisapuggalassa bāhusaccaṁ hoti parikkamanāya, kusītassa purisapuggalassa vīriyārambho hoti parikkamanāya, muṭṭhassatissa purisapuggalassa upaṭṭhitassatitā hoti parikkamanāya, duppaññassa purisapuggalassa paññāsampadā hoti parikkamanāya, sandiṭṭhiparāmāsiādhānaggāhiduppaṭinissaggissa purisapuggalassa asandiṭṭhiparāmāsianādhānaggāhisuppaṭinissaggitā hoti parikkamanāya. Variant: amāyā → amāyāvitā (mr)
4. Uparibhāgapariyāya
Seyyathāpi, cunda, ye keci akusalā dhammā sabbe te adhobhāgaṅgamanīyā, ye keci kusalā dhammā sabbe te uparibhāgaṅgamanīyā; evameva kho, cunda, vihiṁsakassa purisapuggalassa avihiṁsā hoti uparibhāgāya, pāṇātipātissa purisapuggalassa pāṇātipātā veramaṇī hoti uparibhāgāya …pe… Variant: uparibhāgāya → uparibhāvāya (bj, sya-all, mr) sandiṭṭhiparāmāsiādhānaggāhiduppaṭinissaggissa purisapuggalassa asandiṭṭhiparāmāsianādhānaggāhisuppaṭinissaggitā hoti uparibhāgāya.
5. Parinibbānapariyāya
So vata, cunda, attanā palipapalipanno paraṁ palipapalipannaṁ uddharissatīti netaṁ ṭhānaṁ vijjati. So vata, cunda, attanā apalipapalipanno paraṁ palipapalipannaṁ uddharissatīti ṭhānametaṁ vijjati. So vata, cunda, attanā adanto avinīto aparinibbuto paraṁ damessati vinessati parinibbāpessatīti netaṁ ṭhānaṁ vijjati. So vata, cunda, attanā danto vinīto parinibbuto paraṁ damessati vinessati parinibbāpessatīti ṭhānametaṁ vijjati.
Evameva kho, cunda, vihiṁsakassa purisapuggalassa avihiṁsā hoti parinibbānāya, pāṇātipātissa purisapuggalassa pāṇātipātā veramaṇī hoti parinibbānāya. Adinnādāyissa purisapuggalassa adinnādānā veramaṇī hoti parinibbānāya. Abrahmacārissa purisapuggalassa abrahmacariyā veramaṇī hoti parinibbānāya. Musāvādissa purisapuggalassa musāvādā veramaṇī hoti parinibbānāya. Pisuṇavācassa purisapuggalassa pisuṇāya vācāya veramaṇī hoti parinibbānāya. Pharusavācassa purisapuggalassa pharusāya vācāya veramaṇī hoti parinibbānāya. Samphappalāpissa purisapuggalassa samphappalāpā veramaṇī hoti parinibbānāya. Abhijjhālussa purisapuggalassa anabhijjhā hoti parinibbānāya. Byāpannacittassa purisapuggalassa abyāpādo hoti parinibbānāya.
Micchādiṭṭhissa purisapuggalassa sammādiṭṭhi hoti parinibbānāya. Micchāsaṅkappassa purisapuggalassa sammāsaṅkappo hoti parinibbānāya. Micchāvācassa purisapuggalassa sammāvācā hoti parinibbānāya. Micchākammantassa purisapuggalassa sammākammanto hoti parinibbānāya. Micchāājīvassa purisapuggalassa sammāājīvo hoti parinibbānāya. Micchāvāyāmassa purisapuggalassa sammāvāyāmo hoti parinibbānāya. Micchāsatissa purisapuggalassa sammāsati hoti parinibbānāya. Micchāsamādhissa purisapuggalassa sammāsamādhi hoti parinibbānāya. Micchāñāṇissa purisapuggalassa sammāñāṇaṁ hoti parinibbānāya. Micchāvimuttissa purisapuggalassa sammāvimutti hoti parinibbānāya.
Thinamiddhapariyuṭṭhitassa purisapuggalassa vigatathinamiddhatā hoti parinibbānāya. Uddhatassa purisapuggalassa anuddhaccaṁ hoti parinibbānāya. Vicikicchissa purisapuggalassa tiṇṇavicikicchatā hoti parinibbānāya. Kodhanassa purisapuggalassa akkodho hoti parinibbānāya. Upanāhissa purisapuggalassa anupanāho hoti parinibbānāya. Makkhissa purisapuggalassa amakkho hoti parinibbānāya. Paḷāsissa purisapuggalassa apaḷāso hoti parinibbānāya. Issukissa purisapuggalassa anissukitā hoti parinibbānāya. Maccharissa purisapuggalassa amacchariyaṁ hoti parinibbānāya. Saṭhassa purisapuggalassa asāṭheyyaṁ hoti parinibbānāya. Māyāvissa purisapuggalassa amāyā hoti parinibbānāya. Thaddhassa purisapuggalassa atthaddhiyaṁ hoti parinibbānāya. Atimānissa purisapuggalassa anatimāno hoti parinibbānāya. Dubbacassa purisapuggalassa sovacassatā hoti parinibbānāya. Pāpamittassa purisapuggalassa kalyāṇamittatā hoti parinibbānāya. Pamattassa purisapuggalassa appamādo hoti parinibbānāya. Assaddhassa purisapuggalassa saddhā hoti parinibbānāya. Ahirikassa purisapuggalassa hirī hoti parinibbānāya. Anottāpissa purisapuggalassa ottappaṁ hoti parinibbānāya. Appassutassa purisapuggalassa bāhusaccaṁ hoti parinibbānāya. Kusītassa purisapuggalassa vīriyārambho hoti parinibbānāya. Muṭṭhassatissa purisapuggalassa upaṭṭhitassatitā hoti parinibbānāya. Duppaññassa purisapuggalassa paññāsampadā hoti parinibbānāya. Sandiṭṭhiparāmāsiādhānaggāhiduppaṭinissaggissa purisapuggalassa asandiṭṭhiparāmāsianādhānaggāhisuppaṭinissaggitā hoti parinibbānāya.
Iti kho, cunda, desito mayā sallekhapariyāyo, desito cittuppādapariyāyo, desito parikkamanapariyāyo, desito uparibhāgapariyāyo, desito parinibbānapariyāyo. Yaṁ kho, cunda, satthārā karaṇīyaṁ sāvakānaṁ hitesinā anukampakena anukampaṁ upādāya, kataṁ vo taṁ mayā. Etāni, cunda, rukkhamūlāni, etāni suññāgārāni, jhāyatha, cunda, mā pamādattha, mā pacchāvippaṭisārino ahuvattha—ayaṁ kho amhākaṁ anusāsanī”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā mahācundo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Catuttālīsapadā vuttā, sandhayo pañca desitā; Sallekho nāma suttanto, gambhīro sāgarūpamoti.
Sallekhasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.
Sallekha sutta
Dịch giả