Ghoṭamukha Sutta
.
Kinh Ghoṭamukha
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Udena trú ở Baranasi (Ba-la-nại), tại rừng xoài Khemiya.
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Ghotamukha đến tại Baranasi có một vài công việc. Rồi Bà-la-môn Ghotamukha tản bộ du hành và đi đến rừng xoài Khemiya. Lúc bấy giờ Tôn giả Udena đang đi kinh hành ở giữa trời. Rồi Bà-la-môn Ghotamakha đi đến Tôn giả Udena, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Udena, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền nói với Tôn giả Udena đang đi kinh hành:
— Thưa Tôn giả Sa-môn, không có một sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài, hay ở đây pháp ấy là gì?
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udena từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào trong tinh xá (vihara), rồi ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Ghotamukha cũng từ chỗ kinh hành bước xuống, vào trong tinh xá rồi đứng một bên. Tôn giả Udena nói với Bà-la-môn Ghotamukha đang đứng một bên:
— Này Bà-la-môn, đây có những ghế ngồi. Nếu muốn, hãy ngồi xuống.
— Trong khi chúng con đến với Tôn giả Udena, chúng con không ngồi. Làm sao người như con lại nghĩ đến ngồi xuống, trước khi được mời.
Rồi Ba La Môn Ghotamukha lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ghotamukha nói với Tôn giả Udena:
— Thưa Tôn giả Sa-môn, không có sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài, hay ở đây pháp ấy là gì?
— Này Bà-la-môn, nếu Ông tán đồng những gì ta tán đồng, và bài bác những gì cần phải bài bác, và có điều gì ta nói mà Ông không biết. Ở đây, Ông có thể hỏi thêm ta: “Thưa Tôn giả Udena, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?” Sau khi sắp đặt như vậy, ở đây sẽ có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
— Con sẽ tán đồng những gì Tôn giả Udena tán đồng, và bài bác những gì cần phải bài bác. Và có điều gì Tôn giả Udena nói mà con không biết. Ở đây, con có thể hỏi thêm Tôn giả Udena: “Tôn giả Udena, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?” Sau khi sắp đặt như vậy, ở đây mong sẽ có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
— Này Bà-la-môn, ở đây có bốn hạng người này có mặt ở trên đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Bà-la-môn, có người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Ở đây, này Bà-la-môn, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Người ấy không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Này Bà-la-môn, bốn hạng người này, hạng người nào được tâm Ông thích ý nhất?
— Thưa Tôn giả Udena, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình; hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người; hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại, không có tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể, hạng người này, tâm con thích ý.
— Này Bà-la-môn, vì sao tâm Ông không thích ý ba hạng người này?
— Thưa tôn giả Udena, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, hạng người này tự hành khổ mình, tự hành hạ mình, trong khi tự ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Thưa Tôn giả Udena, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này hành khổ người khác, hành hạ người khác, trong khi người khác ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này hành khổ, hành hạ mình và người khác, trong khi mình và người khác ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Nhưng thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Do vậy, tâm con thích ý hạng người này.
— Này Bà-la-môn, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Ở đây, này Bà-la-môn có hội chúng vì tham đắm châu báu và đồ trang sức, tìm cầu vợ con, tìm cầu đầy tớ nam, đầy tớ nữ, tìm cầu ruộng đất, tìm cầu vàng bạc. Ở đây, này Ba La Môn, lại có hội chúng, không tham đắm châu báu và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Bà-la-môn, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Này Bà-la-môn, trong hội chúng nào Ông thấy phần lớn hạng người này: trong hội chúng tham đắm châu báu và đồ trang sức, tìm cầu vợ con, tìm cầu đầy tớ nam, đầy tớ nữ, tìm cầu ruộng đất, tìm cầu vàng bạc, hay là trong hội chúng không tham đắm châu báu và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
— Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyện tâm hành khổ người; hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể; hạng người này, trong hội chúng không tham đắm châu báu, và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, trong hội chúng ấy con thấy phần lớn hạng người này.
— Nhưng này Bà-la-môn, nay Ông vừa mới nói: “Chúng con biết như sau, thưa Tôn giả Sa-môn, không có một sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài hay ở đây pháp ấy là gì?”
— Thưa Tôn giả Udena, thật sự lời nói ấy có lợi ích cho con. Có một sự xuất gia đúng pháp. Ở đây, đối với con là như vậy, và mong Tôn giả Udena chấp trì con là như vậy. Bốn hạng người được Tôn giả Udena nói một cách vắn tắt, không giải thích rộng ra, lành thay, nếu được Tôn giả Udena khởi lòng từ phân tích rộng rãi cho con bốn hạng người này.
— Này Bà-la-môn, vậy hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
— Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Ghotamukha vâng đáp Tôn giả Udena.
Tôn giả Udena nói như sau:
— Này Bà-la-môn, thế nào là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình? Ở đây, này Bà-la-môn, có người sống lõa thể sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, không nhận từ nơi miệng nồi, không nhận từ nơi miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa những cối giã gạo, không nhận từ hai người đang ăn, không nhận từ người đàn bà có thai, không nhận từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận từ người đàn bà đang giao cấu người đàn ông, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, hay chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, hay chỉ nhận ăn hai miếng… hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy nhà, hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát,… nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa,… bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ hoang, ăn lúa tắc, ăn lúa hoang, ăn da vụn, ăn rong nước, ăn bột tấm, ăn váng gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ hay ăn phân bò. Vị ấy ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tirita làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện bằng từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cừu. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người chuyên sống theo hạnh nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, từ bỏ chỗ ngồi, là người ngồi chõ hỏ, chuyên sống theo hạnh ngồi chõ hỏ, một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy dưới nhiều hình thức, vị ấy sống tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.
Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, Bà-la-môn, có người giết trâu bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là thợ săn, thợ đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và những người làm các nghề độc ác khác. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, này Bà-la-môn, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, hay một Bà-la-môn triệu phú. Vị này cho xây dựng một giảng đường mới về phía Ðông thành phố, cạo bỏ râu tóc, đắp áo da thô, toàn thân bôi thục tô và dầu, gãi lưng với một sừng nai, đi vào giảng đường với người vợ chính và một Bà-la-môn tế tự. Rồi vị ấy nằm xuống dưới đất trống trơn chỉ có lát cỏ. Vị vua sống với sữa từ vú một con bò cái, có con bò con cùng một mầu sắc; bà vợ chính sống với sữa từ vú thứ hai; và vị Bà-la-môn tế tự sống với sữa từ vú thứ ba. Sữa từ vú thứ tư dùng để tế lửa. Còn con nghé con thì sống với đồ còn lại. Vị vua nói như sau: “Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy chặt một số cây để làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbha để làm chỗ tế lễ. Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể?
Ở đây, này Bà-la-môn, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.
Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp hạ tiện nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống Bà-la-môn, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.
Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.
Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y và bình bát. Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.
Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.
Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.
Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này”. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: “Ðây là Khổ”, tuệ tri như thật: “Ðây là Khổ tập”, tuệ tri như thật: “Ðây là Khổ diệt”, tuệ tri như thật: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt” tuệ tri như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là Con Ðường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống này nữa”.
Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. “
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Ghotamukha nói với Tôn giả Udena:
— Thật vi diệu thay, Tôn giả Udena! Thật vi diệu thay, Tôn giả Udena! Thưa Tôn giả Udena, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, (Chánh) pháp đã được Tôn giả Udena dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Udena, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Udena nhận còn làm cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
— Này Bà-la-môn, chớ có quy y với ta. Hãy quy y với Thế Tôn, bậc mà ta đã quy y.
— Thưa Tôn giả Udena, nay Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở tại đâu?
— Này Bà-la-môn, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nhập Niết-bàn.
— Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách mười do-tuần (yojana), chúng con sẽ đi mười do-tuần ấy để được yết kiến Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách hai mươi do-tuần… ba mươi do-tuần… bốn mươi do-tuần… năm mươi do-tuần, chúng con sẽ đi năm mươi do-tuần để được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách một trăm do-tuần (yojana), chúng con sẽ đi một trăm do tuần để được yết kiến Tôn giả Gatama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, vì Tôn giả Gotama đã nhập Niết-bàn, chúng con xin quy y Tôn giả Gotama đã nhập Niết-bàn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Udena nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Thưa Tôn giả Udena, vua nước Anga có cúng dường cho con một bố thí thường xuyên hằng ngày, nay con xin cúng dường Tôn giả Udena bố thí thường xuyên ấy.
— Này Bà-la-môn, vua nước Anga cúng dường thường xuyên hằng ngày cho Ông là bao nhiêu?
— Thưa Tôn giả Udena, năm trăm Kahapana (đồng tiền vàng).
— Này Bà-la-môn, ta không được phép nhận vàng và bạc.
— Nếu Tôn giả Udena không được phép nhận vàng và bạc, con sẽ cho làm một tinh xá cho Tôn giả Udena.
— Này Bà-la-môn, nếu ông muốn xây dựng một tinh xá cho ta, thì hãy xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pataliputta.
— Con lại càng bội phần hân hoan, hoan hỷ, thỏa mãn với Tôn giả Udena, khi Tôn giả khuyến khích con cúng dường chúng Tăng. Thưa Tôn giả Udena, với bố thí thường xuyên này và với bố thí thường xuyên khác về sau, con sẽ cho xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pataliputta.
Rồi Bà-la-môn Ghotamukha với bố thí thường xuyên này và với bố thí thường xuyên khác về sau, cho xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pataliputta. Nay giảng đường ấy được gọi là Ghotamukhi.
Ghoṭamukha Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ āyasmā udeno bārāṇasiyaṁ viharati khemiyambavane.
Tena kho pana samayena ghoṭamukho brāhmaṇo bārāṇasiṁ anuppatto hoti kenacideva karaṇīyena. Atha kho ghoṭamukho brāhmaṇo jaṅghāvihāraṁ anucaṅkamamāno anuvicaramāno yena khemiyambavanaṁ tenupasaṅkami. Tena kho pana samayena āyasmā udeno abbhokāse caṅkamati. Atha kho ghoṭamukho brāhmaṇo yenāyasmā udeno tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā udenena saddhiṁ sammodi.
Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā āyasmantaṁ udenaṁ caṅkamantaṁ anucaṅkamamāno evamāha: “ambho samaṇa, ‘natthi dhammiko paribbajo’—Variant: paribbajo → paribbājo (bj, pts1ed) evaṁ me ettha hoti. Tañca kho bhavantarūpānaṁ vā adassanā, yo vā panettha dhammo”ti.
Evaṁ vutte, āyasmā udeno caṅkamā orohitvā vihāraṁ pavisitvā paññatte āsane nisīdi. Ghoṭamukhopi kho brāhmaṇo caṅkamā orohitvā vihāraṁ pavisitvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhitaṁ kho ghoṭamukhaṁ brāhmaṇaṁ āyasmā udeno etadavoca: “saṁvijjanti kho, brāhmaṇa, āsanāni. Variant: saṁvijjanti → saṁvijjante (bahūsu) Sace ākaṅkhasi, nisīdā”ti.
“Etadeva kho pana mayaṁ bhoto udenassa āgamayamānā nisīdāma. Kathañhi nāma mādiso pubbe animantito āsane nisīditabbaṁ maññeyyā”ti?
Atha kho ghoṭamukho brāhmaṇo aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho ghoṭamukho brāhmaṇo āyasmantaṁ udenaṁ etadavoca: “ambho samaṇa, ‘natthi dhammiko paribbajo’—evaṁ me ettha hoti. Tañca kho bhavantarūpānaṁ vā adassanā, yo vā panettha dhammo”ti.
“Sace kho pana me tvaṁ, brāhmaṇa, anuññeyyaṁ anujāneyyāsi, paṭikkositabbañca paṭikkoseyyāsi; yassa ca pana me bhāsitassa atthaṁ na jāneyyāsi, mamaṁyeva tattha uttari paṭipuccheyyāsi: ‘idaṁ, bho udena, kathaṁ, imassa kvattho’ti? Evaṁ katvā siyā no ettha kathāsallāpo”ti.
“Anuññeyyaṁ khvāhaṁ bhoto udenassa anujānissāmi, paṭikkositabbañca paṭikkosissāmi; yassa ca panāhaṁ bhoto udenassa bhāsitassa atthaṁ na jānissāmi, bhavantaṁyeva tattha udenaṁ uttari paṭipucchissāmi: ‘idaṁ, bho udena, kathaṁ, imassa kvattho’ti? Evaṁ katvā hotu no ettha kathāsallāpo”ti.
“Cattārome, brāhmaṇa, puggalā santo saṁvijjamānā lokasmiṁ. Katame cattāro?
- Idha, brāhmaṇa, ekacco puggalo attantapo hoti attaparitāpanānuyogamanuyutto.
- Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo parantapo hoti paraparitāpanānuyogamanuyutto.
- Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo attantapo ca hoti attaparitāpanānuyogamanuyutto parantapo ca paraparitāpanānuyogamanuyutto.
- Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo nevattantapo hoti nāttaparitāpanānuyogamanuyutto, na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto. So anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharati.
Imesaṁ, brāhmaṇa, catunnaṁ puggalānaṁ katamo te puggalo cittaṁ ārādhetī”ti?
“Yvāyaṁ, bho udena, puggalo attantapo attaparitāpanānuyogamanuyutto ayaṁ me puggalo cittaṁ nārādheti; yopāyaṁ, bho udena, puggalo parantapo paraparitāpanānuyogamanuyutto ayampi me puggalo cittaṁ nārādheti; yopāyaṁ, bho udena, puggalo attantapo ca attaparitāpanānuyogamanuyutto parantapo ca paraparitāpanānuyogamanuyutto ayampi me puggalo cittaṁ nārādheti; yo ca kho ayaṁ, bho udena, puggalo nevattantapo nāttaparitāpanānuyogamanuyutto na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto so anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharati. Ayameva me puggalo cittaṁ ārādhetī”ti.
“Kasmā pana te, brāhmaṇa, ime tayo puggalā cittaṁ nārādhentī”ti?
“Yvāyaṁ, bho udena, puggalo attantapo attaparitāpanānuyogamanuyutto so attānaṁ sukhakāmaṁ dukkhapaṭikkūlaṁ ātāpeti paritāpeti; iminā me ayaṁ puggalo cittaṁ nārādheti. Yopāyaṁ, bho udena, puggalo parantapo paraparitāpanānuyogamanuyutto so paraṁ sukhakāmaṁ dukkhapaṭikkūlaṁ ātāpeti paritāpeti; iminā me ayaṁ puggalo cittaṁ nārādheti. Yopāyaṁ, bho udena, puggalo attantapo ca attaparitāpanānuyogamanuyutto parantapo ca paraparitāpanānuyogamanuyutto so attānañca parañca sukhakāmaṁ dukkhapaṭikkūlaṁ ātāpeti paritāpeti; iminā me ayaṁ puggalo cittaṁ nārādheti. Yo ca kho ayaṁ, bho udena, puggalo nevattantapo nāttaparitāpanānuyogamanuyutto na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto so anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharati, so attānañca parañca sukhakāmaṁ dukkhapaṭikkūlaṁ neva ātāpeti na paritāpeti; iminā me ayaṁ puggalo cittaṁ ārādhetī”ti.
“Dvemā, brāhmaṇa, parisā. Katamā dve? Idha, brāhmaṇa, ekaccā parisā sārattarattā maṇikuṇḍalesu puttabhariyaṁ pariyesati, dāsidāsaṁ pariyesati, khettavatthuṁ pariyesati, jātarūparajataṁ pariyesati.
Idha pana, brāhmaṇa, ekaccā parisā asārattarattā maṇikuṇḍalesu puttabhariyaṁ pahāya, dāsidāsaṁ pahāya, khettavatthuṁ pahāya, jātarūparajataṁ pahāya, agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā.
Svāyaṁ, brāhmaṇa, puggalo nevattantapo nāttaparitāpanānuyogamanuyutto na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto. So anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharati. Idha katamaṁ tvaṁ, brāhmaṇa, puggalaṁ katamāya parisāya bahulaṁ samanupassasi—yā cāyaṁ parisā sārattarattā maṇikuṇḍalesu puttabhariyaṁ pariyesati dāsidāsaṁ pariyesati khettavatthuṁ pariyesati jātarūparajataṁ pariyesati, yā cāyaṁ parisā asārattarattā maṇikuṇḍalesu puttabhariyaṁ pahāya dāsidāsaṁ pahāya khettavatthuṁ pahāya jātarūparajataṁ pahāya agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā”ti?
“Yvāyaṁ, bho udena, puggalo nevattantapo nāttaparitāpanānuyogamanuyutto na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto so anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharati; imāhaṁ puggalaṁ yāyaṁ parisā asārattarattā maṇikuṇḍalesu puttabhariyaṁ pahāya dāsidāsaṁ pahāya khettavatthuṁ pahāya jātarūparajataṁ pahāya agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā imissaṁ parisāyaṁ bahulaṁ samanupassāmī”ti.
“Idāneva kho pana te, brāhmaṇa, bhāsitaṁ: ‘mayaṁ evaṁ ājānāma—ambho samaṇa, natthi dhammiko paribbajo, evaṁ me ettha hoti. Tañca kho bhavantarūpānaṁ vā adassanā, yo vā panettha dhammo’”ti.
“Addhā mesā, bho udena, sānuggahā vācā bhāsitā. ‘Atthi dhammiko paribbajo’—evaṁ me ettha hoti. Evañca pana maṁ bhavaṁ udeno dhāretu. Ye ca me bhotā udenena cattāro puggalā saṅkhittena vuttā vitthārena avibhattā, sādhu me bhavaṁ, udeno ime cattāro puggale vitthārena vibhajatu anukampaṁ upādāyā”ti.
“Tena hi, brāhmaṇa, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi, bhāsissāmī”ti.
“Evaṁ, bho”ti kho ghoṭamukho brāhmaṇo āyasmato udenassa paccassosi. Āyasmā udeno etadavoca:
“Katamo ca, brāhmaṇa, puggalo attantapo attaparitāpanānuyogamanuyutto? Idha, brāhmaṇa, ekacco puggalo acelako hoti muttācāro hatthāpalekhano naehibhaddantiko natiṭṭhabhaddantiko, nābhihaṭaṁ na uddissakataṁ na nimantanaṁ sādiyati. So na kumbhimukhā paṭiggaṇhāti, na kaḷopimukhā paṭiggaṇhāti, na eḷakamantaraṁ, na daṇḍamantaraṁ, na musalamantaraṁ, na dvinnaṁ bhuñjamānānaṁ, na gabbhiniyā, na pāyamānāya, na purisantaragatāya, na saṅkittīsu, na yattha sā upaṭṭhito hoti, na yattha makkhikā saṇḍasaṇḍacārinī, na macchaṁ na maṁsaṁ, na suraṁ na merayaṁ na thusodakaṁ pivati. So ekāgāriko vā hoti ekālopiko, dvāgāriko vā hoti dvālopiko …pe… sattāgāriko vā hoti sattālopiko; ekissāpi dattiyā yāpeti, dvīhipi dattīhi yāpeti …pe… sattahipi dattīhi yāpeti; ekāhikampi āhāraṁ āhāreti, dvīhikampi āhāraṁ āhāreti …pe… sattāhikampi āhāraṁ āhāreti—iti evarūpaṁ addhamāsikaṁ pariyāyabhattabhojanānuyogamanuyutto viharati. So sākabhakkho vā hoti, sāmākabhakkho vā hoti, nīvārabhakkho vā hoti, daddulabhakkho vā hoti, haṭabhakkho vā hoti, kaṇabhakkho vā hoti, ācāmabhakkho vā hoti, piññākabhakkho vā hoti, tiṇabhakkho vā hoti, gomayabhakkho vā hoti, vanamūlaphalāhāro yāpeti pavattaphalabhojī. So sāṇānipi dhāreti, masāṇānipi dhāreti, chavadussānipi dhāreti, paṁsukūlānipi dhāreti, tirīṭānipi dhāreti, ajinampi dhāreti, ajinakkhipampi dhāreti, kusacīrampi dhāreti, vākacīrampi dhāreti, phalakacīrampi dhāreti, kesakambalampi dhāreti, vāḷakambalampi dhāreti, ulūkapakkhampi dhāreti; kesamassulocakopi hoti kesamassulocanānuyogamanuyutto, ubbhaṭṭhakopi hoti āsanapaṭikkhitto, ukkuṭikopi hoti ukkuṭikappadhānamanuyutto, kaṇṭakāpassayikopi hoti kaṇṭakāpassaye seyyaṁ kappeti; sāyatatiyakampi udakorohanānuyogamanuyutto viharati—iti evarūpaṁ anekavihitaṁ kāyassa ātāpanaparitāpanānuyogamanuyutto viharati. Ayaṁ vuccati, brāhmaṇa, puggalo attantapo attaparitāpanānuyogamanuyutto.
Katamo ca, brāhmaṇa, puggalo parantapo paraparitāpanānuyogamanuyutto? Idha, brāhmaṇa, ekacco puggalo orabbhiko hoti sūkariko sākuṇiko māgaviko luddo macchaghātako coro coraghātako goghātako bandhanāgāriko—ye vā panaññepi keci kurūrakammantā. Ayaṁ vuccati, brāhmaṇa, puggalo parantapo paraparitāpanānuyogamanuyutto.
Katamo ca, brāhmaṇa, puggalo attantapo ca attaparitāpanānuyogamanuyutto, parantapo ca paraparitāpanānuyogamanuyutto? Idha, brāhmaṇa, ekacco puggalo rājā vā hoti khattiyo muddhāvasitto, brāhmaṇo vā mahāsālo. So puratthimena nagarassa navaṁ santhāgāraṁ kārāpetvā kesamassuṁ ohāretvā kharājinaṁ nivāsetvā sappitelena kāyaṁ abbhañjitvā magavisāṇena piṭṭhiṁ kaṇḍuvamāno navaṁ santhāgāraṁ pavisati saddhiṁ mahesiyā brāhmaṇena ca purohitena. So tattha anantarahitāya bhūmiyā haritupalittāya seyyaṁ kappeti. Ekissāya gāviyā sarūpavacchāya yaṁ ekasmiṁ thane khīraṁ hoti tena rājā yāpeti, yaṁ dutiyasmiṁ thane khīraṁ hoti tena mahesī yāpeti, yaṁ tatiyasmiṁ thane khīraṁ hoti tena brāhmaṇo purohito yāpeti, yaṁ catutthasmiṁ thane khīraṁ hoti tena aggiṁ juhati, avasesena vacchako yāpeti. So evamāha: ‘ettakā usabhā haññantu yaññatthāya, ettakā vacchatarā haññantu yaññatthāya, ettakā vacchatariyo haññantu yaññatthāya, ettakā ajā haññantu yaññatthāya, ettakā urabbhā haññantu yaññatthāya, ettakā assā haññantu yaññatthāya, ettakā rukkhā chijjantu yūpatthāya, ettakā dabbhā lūyantu barihisatthāyā’ti. Yepissa te honti ‘dāsā’ti vā ‘pessā’ti vā ‘kammakarā’ti vā tepi daṇḍatajjitā bhayatajjitā assumukhā rudamānā parikammāni karonti. Ayaṁ vuccati, brāhmaṇa, puggalo attantapo ca attaparitāpanānuyogamanuyutto, parantapo ca paraparitāpanānuyogamanuyutto.
Katamo ca, brāhmaṇa, puggalo nevattantapo nāttaparitāpanānuyogamanuyutto, na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto; so anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharati?
Idha, brāhmaṇa, tathāgato loke uppajjati arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti.
Taṁ dhammaṁ suṇāti gahapati vā gahapatiputto vā aññatarasmiṁ vā kule paccājāto. So taṁ dhammaṁ sutvā tathāgate saddhaṁ paṭilabhati. So tena saddhāpaṭilābhena samannāgato iti paṭisañcikkhati: ‘sambādho gharāvāso rajopatho abbhokāso pabbajjā. Nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. So aparena samayena appaṁ vā bhogakkhandhaṁ pahāya mahantaṁ vā bhogakkhandhaṁ pahāya, appaṁ vā ñātiparivaṭṭaṁ pahāya mahantaṁ vā ñātiparivaṭṭaṁ pahāya, kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajati. So evaṁ pabbajito samāno bhikkhūnaṁ sikkhāsājīvasamāpanno pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti, nihitadaṇḍo nihitasattho lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati.
Adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti dinnādāyī dinnapāṭikaṅkhī. Athenena sucibhūtena attanā viharati.
Abrahmacariyaṁ pahāya brahmacārī hoti ārācārī virato methunā gāmadhammā.
Musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato hoti saccavādī saccasandho theto paccayiko avisaṁvādako lokassa.
Pisuṇaṁ vācaṁ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti; ito sutvā na amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya. Iti bhinnānaṁ vā sandhātā sahitānaṁ vā anuppadātā, samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā hoti.
Pharusaṁ vācaṁ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato hoti. Yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā hoti.
Samphappalāpaṁ pahāya samphappalāpā paṭivirato hoti, kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī, nidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā kālena sāpadesaṁ pariyantavatiṁ atthasaṁhitaṁ.
So bījagāmabhūtagāmasamārambhā paṭivirato hoti. Ekabhattiko hoti rattūparato virato vikālabhojanā. Naccagītavāditavisūkadassanā paṭivirato hoti. Mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā paṭivirato hoti. Uccāsayanamahāsayanā paṭivirato hoti. Jātarūparajatapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Āmakadhaññapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Āmakamaṁsapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Itthikumārikapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Dāsidāsapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Ajeḷakapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Kukkuṭasūkarapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Hatthigavassavaḷavapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Khettavatthupaṭiggahaṇā paṭivirato hoti. Dūteyyapahiṇagamanānuyogā paṭivirato hoti. Kayavikkayā paṭivirato hoti. Tulākūṭakaṁsakūṭamānakūṭā paṭivirato hoti. Ukkoṭanavañcananikatisāciyogā paṭivirato hoti. Chedanavadhabandhanaviparāmosaālopasahasākārā paṭivirato hoti.
So santuṭṭho hoti kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamati samādāyeva pakkamati. Seyyathāpi nāma pakkhī sakuṇo yena yeneva ḍeti sapattabhārova ḍeti; evameva bhikkhu santuṭṭho hoti kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamati samādāyeva pakkamati. So iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṁ anavajjasukhaṁ paṭisaṁvedeti.
So cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā … jivhāya rasaṁ sāyitvā … kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā … manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṁ, manindriye saṁvaraṁ āpajjati. So iminā ariyena indriyasaṁvarena samannāgato ajjhattaṁ abyāsekasukhaṁ paṭisaṁvedeti.
So abhikkante paṭikkante sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti.
So iminā ca ariyena sīlakkhandhena samannāgato, imāya ca ariyāya santuṭṭhiyā samannāgato, iminā ca ariyena indriyasaṁvarena samannāgato, iminā ca ariyena satisampajaññena samannāgato vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ.
So pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdati pallaṅkaṁ ābhujitvā, ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya, parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā. So abhijjhaṁ loke pahāya vigatābhijjhena cetasā viharati, abhijjhāya cittaṁ parisodheti; byāpādapadosaṁ pahāya abyāpannacitto viharati sabbapāṇabhūtahitānukampī, byāpādapadosā cittaṁ parisodheti; thinamiddhaṁ pahāya vigatathinamiddho viharati ālokasaññī sato sampajāno, thinamiddhā cittaṁ parisodheti; uddhaccakukkuccaṁ pahāya anuddhato viharati ajjhattaṁ vūpasantacitto, uddhaccakukkuccā cittaṁ parisodheti; vicikicchaṁ pahāya tiṇṇavicikiccho viharati akathaṅkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṁ parisodheti.
So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
Vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā, pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā, adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṁsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi, anekepi saṁvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṁvaṭṭavivaṭṭakappe: ‘amutrāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto; so tato cuto amutra udapādiṁ; tatrāpāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto; so tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati.
So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte sattānaṁ cutūpapātañāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti: ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā …pe… ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā …pe… ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannā’ti. Iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti.
So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṁ khayañāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So ‘idaṁ dukkhan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti; ‘ime āsavā’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavasamudayo’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavanirodho’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti.
Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti.
Ayaṁ vuccati, brāhmaṇa, puggalo nevattantapo nāttaparitāpanānuyogamanuyutto, na parantapo na paraparitāpanānuyogamanuyutto. So anattantapo aparantapo diṭṭheva dhamme nicchāto nibbuto sītībhūto sukhappaṭisaṁvedī brahmabhūtena attanā viharatī”ti.
Evaṁ vutte, ghoṭamukho brāhmaṇo āyasmantaṁ udenaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho udena, abhikkantaṁ, bho udena. Seyyathāpi, bho udena, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā udenena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ udenaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ udeno dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.
“Mā kho maṁ tvaṁ, brāhmaṇa, saraṇaṁ agamāsi. Tameva bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāhi yamahaṁ saraṇaṁ gato”ti.
“Kahaṁ pana, bho udena, etarahi so bhavaṁ gotamo viharati arahaṁ sammāsambuddho”ti?
“Parinibbuto kho, brāhmaṇa, etarahi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho”ti.
“Sacepi mayaṁ, bho udena, suṇeyyāma taṁ bhavantaṁ gotamaṁ dasasu yojanesu, dasapi mayaṁ yojanāni gaccheyyāma taṁ bhavantaṁ gotamaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Variant: Sacepi → sace (bj, pts1ed); sace hi (sya-all, km) Sacepi mayaṁ, bho udena, suṇeyyāma taṁ bhavantaṁ gotamaṁ vīsatiyā yojanesu … tiṁsāya yojanesu … cattārīsāya yojanesu … paññāsāya yojanesu, paññāsampi mayaṁ yojanāni gaccheyyāma taṁ bhavantaṁ gotamaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Yojanasate cepi mayaṁ, bho udena, suṇeyyāma taṁ bhavantaṁ gotamaṁ, yojanasatampi mayaṁ gaccheyyāma taṁ bhavantaṁ gotamaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Variant: Yojanasate cepi → yojanasatepi (bj, sya-all, km, pts1ed)
Yato ca kho, bho udena, parinibbuto so bhavaṁ gotamo, parinibbutampi mayaṁ taṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ udeno dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gataṁ. Atthi ca me, bho udena, aṅgarājā devasikaṁ niccabhikkhaṁ dadāti, tato ahaṁ bhoto udenassa ekaṁ niccabhikkhaṁ dadāmī”ti.
“Kiṁ pana te, brāhmaṇa, aṅgarājā devasikaṁ niccabhikkhaṁ dadātī”ti?
“Pañca, bho udena, kahāpaṇasatānī”ti.
“Na kho no, brāhmaṇa, kappati jātarūparajataṁ paṭiggahetun”ti.
“Sace taṁ bhoto udenassa na kappati vihāraṁ bhoto udenassa kārāpessāmī”ti.
“Sace kho me tvaṁ, brāhmaṇa, vihāraṁ, kārāpetukāmo, pāṭaliputte saṅghassa upaṭṭhānasālaṁ kārāpehī”ti.
“Imināpāhaṁ bhoto udenassa bhiyyoso mattāya attamano abhiraddho yaṁ maṁ bhavaṁ udeno saṅghe dāne samādapeti. Esāhaṁ, bho udena, etissā ca niccabhikkhāya aparāya ca niccabhikkhāya pāṭaliputte saṅghassa upaṭṭhānasālaṁ kārāpessāmī”ti.
Atha kho ghoṭamukho brāhmaṇo etissā ca niccabhikkhāya aparāya ca niccabhikkhāya pāṭaliputte saṅghassa upaṭṭhānasālaṁ kārāpesi. Sā etarahi “ghoṭamukhī”ti vuccatīti.
Ghoṭamukhasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.
Ghoṭamukha Sutta
Dịch giả