Puṇṇovāda Sutta
.
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi Tôn giả Punna (Phú-lâu-na), vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punna bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt cho con, để con có thể, sau khi nghe Thế Tôn, sống một mình, nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
— Vậy này Punna, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Punna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú, dục hỷ sanh; và này Punna, Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ý nhận thức; khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú tham đắm, dục hỷ sanh; và này Punna. Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ.
Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Punna, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Punna, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ.
Này Punna, Ông sẽ sống ở quốc độ nào, nay Ông đã được Ta giáo giới với lời giáo giới vắn tắt?
— Bạch Thế Tôn, nay con đã được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt, có một quốc độ tên là Sunaparanta (Tây Phương Du-na Quốc), con sẽ sống tại đấy.
— Này Punna, người nước Sunaparanta là hung bạo. Này Punna, người nước Sunaparanta là thô ác. Này Punna, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc con, nhục mạ con, thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: “Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy tay đánh đập ta”. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.
— Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: “”Thật là thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy các cục đất ném đánh ta”. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy! Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.
— Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunapa ranta lấy các cục đất ném đánh Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ thế nào?
— Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy cục đất ném đánh con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: “Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy gậy đánh đập ta”. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.
— Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy gậy đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông nghĩ thế nào?
— Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy gậy đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: “Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy dao đánh đập ta”. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.
— Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunapa ranta lấy dao đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông nghĩ thế nào?
— Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: “Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy dao sắc bén đoạt hại mạng ta”. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.
— Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao sắc bén đoạt hại mạng Ông, thời này Punna, tại đấy Ông nghĩ thế nào?
— -Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunapa ranta sẽ lấy dao sắc bén đoạt hại mạng con; thời tại đấy con sẽ nghĩ như sau: “Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiền và nhàm chán thân thể và sinh mạng đi tìm con dao (để tự sát). Nay ta khỏi cần đi tìm đã được con dao ấy”. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.
— Lành thay, lành thay, này Punna! Này Punna, Ông có thể sống trong nước Sunaparanta, khi Ông có được đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh này. Này Punna, Ông nay hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.
Rồi Tôn giả Punna, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp sàng tọa, lấy y bát, rồi ra đi, đi đến nước Sunaparanta. Tiếp tục du hành, Tôn giả Punna đi đến nước Sunaparanta. Tại đây, Tôn giả Punna sống trong nước Sunaparanta. Rồi Tôn giả Punna nội trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp được khoảng năm trăm nam cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp độ khoảng năm trăm nữ cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, chứng được Tam minh. Sau một thời gian, Tôn giả Punna mệnh chung.
Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, Thiện nam tử Punna ấy, sau khi được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới vắn tắt đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là gì? Ðời sau của vị ấy là thế nào?
— Này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử Punna là bậc Hiền trí. Vị ấy thực hành pháp và tùy pháp. Vị ấy không phiền nhiễu Ta với những câu hỏi về pháp. Này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử Punna đã nhập Niết-bàn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Puṇṇovāda Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho āyasmā puṇṇo sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā puṇṇo bhagavantaṁ etadavoca: “sādhu maṁ, bhante, bhagavā saṅkhittena ovādena ovadatu, yamahaṁ bhagavato dhammaṁ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti.
“Tena hi, puṇṇa, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi; bhāsissāmī”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā puṇṇo bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:
“Santi kho, puṇṇa, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Variant: nandī → nandi (bj, sya-all, km) ‘Nandīsamudayā dukkhasamudayo, puṇṇā’ti vadāmi.
Santi kho, puṇṇa, sotaviññeyyā saddā … ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā … manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. ‘Nandīsamudayā dukkhasamudayo, puṇṇā’ti vadāmi.
Santi ca kho, puṇṇa, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. ‘Nandīnirodhā dukkhanirodho, puṇṇā’ti vadāmi.
Santi ca kho, puṇṇa, sotaviññeyyā saddā … ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā … manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. ‘Nandīnirodhā dukkhanirodho, puṇṇā’ti vadāmi.
Iminā ca tvaṁ, puṇṇa, mayā saṅkhittena ovādena ovadito katarasmiṁ janapade viharissasī”ti?
“Imināhaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena ovādena ovadito, atthi sunāparanto nāma janapado, tatthāhaṁ viharissāmī”ti.
“Caṇḍā kho, puṇṇa, sunāparantakā manussā; pharusā kho, puṇṇa, sunāparantakā manussā. Sace taṁ, puṇṇa, sunāparantakā manussā akkosissanti paribhāsissanti, tattha te, puṇṇa, kinti bhavissatī”ti?
“Sace maṁ, bhante, sunāparantakā manussā akkosissanti paribhāsissanti, tattha me evaṁ bhavissati: ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṁ me nayime pāṇinā pahāraṁ dentī’ti. Variant: bhaddakā → bhadrakā (mr) Evamettha, bhagavā, bhavissati; Variant: Evamettha → evammettha (?) evamettha, sugata, bhavissatī”ti.
“Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā pāṇinā pahāraṁ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī”ti?
“Sace me, bhante, sunāparantakā manussā pāṇinā pahāraṁ dassanti, tattha me evaṁ bhavissati: ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṁ me nayime leḍḍunā pahāraṁ dentī’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī”ti.
“Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā leḍḍunā pahāraṁ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī”ti?
“Sace me, bhante, sunāparantakā manussā leḍḍunā pahāraṁ dassanti, tattha me evaṁ bhavissati: ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṁ me nayime daṇḍena pahāraṁ dentī’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī”ti.
“Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā daṇḍena pahāraṁ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī”ti?
“Sace me, bhante, sunāparantakā manussā daṇḍena pahāraṁ dassanti, tattha me evaṁ bhavissati: ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṁ me nayime satthena pahāraṁ dentī’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī”ti.
“Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā satthena pahāraṁ dassanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī”ti?
“Sace me, bhante, sunāparantakā manussā satthena pahāraṁ dassanti, tattha me evaṁ bhavissati: ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṁ maṁ nayime tiṇhena satthena jīvitā voropentī’ti. Variant: yaṁ maṁ → yaṁ me (si, pts1ed, mr) Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī”ti.
“Sace pana taṁ, puṇṇa, sunāparantakā manussā tiṇhena satthena jīvitā voropessanti, tattha pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī”ti?
“Sace maṁ, bhante, sunāparantakā manussā tiṇhena satthena jīvitā voropessanti, tattha me evaṁ bhavissati: ‘santi kho bhagavato sāvakā kāye ca jīvite ca aṭṭīyamānā harāyamānā jigucchamānā satthahārakaṁ pariyesanti. Taṁ me idaṁ apariyiṭṭhaṁyeva satthahārakaṁ laddhan’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī”ti.
“Sādhu sādhu, puṇṇa. Sakkhissasi kho tvaṁ, puṇṇa, iminā damūpasamena samannāgato sunāparantasmiṁ janapade viharituṁ. Yassadāni tvaṁ, puṇṇa, kālaṁ maññasī”ti.
Atha kho āyasmā puṇṇo bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā senāsanaṁ saṁsāmetvā pattacīvaramādāya yena sunāparanto janapado tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena sunāparanto janapado tadavasari. Tatra sudaṁ āyasmā puṇṇo sunāparantasmiṁ janapade viharati. Atha kho āyasmā puṇṇo tenevantaravassena pañcamattāni upāsakasatāni paṭivedesi, tenevantaravassena pañcamattāni upāsikasatāni paṭivedesi, tenevantaravassena tisso vijjā sacchākāsi. Variant: paṭivedesi → paṭipādesi (bj, pts1ed); paṭidesesi (sya-all, km) Atha kho āyasmā puṇṇo aparena samayena parinibbāyi.
Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “yo so, bhante, puṇṇo nāma kulaputto bhagavatā saṅkhittena ovādena ovadito so kālaṅkato. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?
“Paṇḍito, bhikkhave, puṇṇo kulaputto paccapādi dhammassānudhammaṁ, na ca maṁ dhammādhikaraṇaṁ viheṭhesi. Variant: kulaputto paccapādi → saccavādī dhammavādī (mr) Parinibbuto, bhikkhave, puṇṇo kulaputto”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Puṇṇovādasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Puṇṇovāda Sutta
Dịch giả