Vammika Sutta
.
Kinh Gò mối
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kumara Kassapa trú tại Andhavana.
Rồi một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ Tôn giả Kumara Kassapa ở, sau khi đến, bèn đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Kumara Kassapa:
“Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng.
“Một Bà-la-môn nói như sau: “Này kẻ trí, hãy cầm gươm và đào lên”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một then cửa: “Thưa Tôn giả, một then cửa”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy then cửa lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con nhái: “Thưa Tôn giả, một con nhái”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy đem con nhái lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con đường hai ngã: “Thưa Tôn giả, một con đường hai ngã”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí hãy lấy con đường hai ngã lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một đồ lọc sữa: “Thưa Tôn giả, một đồ lọc sữa”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Hãy lấy đồ lọc sữa lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con rùa: “Thưa Tôn giả, một con rùa”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy con rùa lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con dao phay: “Thưa Tôn giả, một con dao phay”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy con dao phay lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một miếng thịt: “Thưa Tôn giả một miếng thịt”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Này kẻ trí, hãy lấy miếng thịt lên, cầm gươm đào thêm”. Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con rắn hổ: “Thưa Tôn giả, con rắn hổ”.
“Vị Bà-la-môn nói: “Hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ”.
“Này Tỷ-kheo, hãy đến chỗ Thế Tôn ở và hỏi những câu hỏi ấy. Thế Tôn trả lời Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, Ta không thấy ai trên cõi đời, với chư Thiên, các Ma vương, với Phạm thiên, các chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể hướng tâm để trả lời những câu hỏi ấy, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này”.
Vị Thiên ấy nói như vậy. Sau khi nói xong như vậy, vị ấy biến mất ở nơi đây.
Rồi Tôn giả Kumara Kassapa, sau khi đêm ấy đã mãn, đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Kumara Kassapa bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, đêm nay, một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ con ở, sau khi đến liền đứng một bên. Khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với con: “Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này, ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng. Một vị Bà-la-môn nói như sau: “Này kẻ trí, hãy cầm gươm đào lên”. Người có trí cầm gươm, đào lên thấy một then cửa… (như trên)… đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này”. Bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói như vậy, nói xong liền biến mất tại chỗ ấy.
Bạch Thế Tôn, gò mối là gì, cái gì phun khói ban đêm, cái gì chiếu sáng ban ngày, ai là Bà-la-môn, ai là người có trí, cái gì là cây gươm, cái gì là đào lên, cái gì là then cửa, cái gì là con nhái, cái gì là con đường hai ngã, cái gì là đồ lọc sữa, cái gì là con rùa, cái gì là con dao phay, cái gì là miếng thịt, cái gì là con rắn hổ?
— Này Tỷ-kheo, gò mối là đồng nghĩa với cái thân do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt.
Này Tỷ-kheo, cái gì thuộc về công việc ban ngày, ban đêm suy tầm, suy nghĩ, như vậy là ban đêm phun khói.
Này Tỷ-kheo, cái gì sau khi suy tầm, suy tư ban đêm, ban ngày đem ra thực hành, về thân, về lời nói, về ý, như vậy là ban ngày chói sáng.
Này Tỷ-kheo, Bà-la-môn là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này Tỷ-kheo, người có trí là đồng nghĩa với Tỷ-kheo hữu học. Này Tỷ-kheo, cái gươm là đồng nghĩa với trí tuệ của bậc Thánh. Này Tỷ-kheo, đào lên là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.
Này Tỷ-kheo, cái then cửa là đồng nghĩa với vô minh; đem then cửa lên là từ bỏ vô minh này; kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con nhái là đồng nghĩa với phẫn nộ hiềm hận; đem con nhái lên là từ bỏ phẫn nộ hiềm hận này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con đường hai ngã là đồng nghĩa với nghi hoặc; đem con đường hai ngã lên là từ bỏ nghi hoặc này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, đồ lọc sữa là đồng nghĩa với năm triền cái: dục tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi hoặc triền cái; đem đồ lọc sữa lên là từ bỏ năm triền cái này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rùa là đồng nghĩa với năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn; đem con rùa lên là từ bỏ năm thủ uẩn này; kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con dao phay là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng, tức là các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức… Các hương do mũi nhận thức… Các vị do lưỡi nhận thức… Các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; lấy con dao phay lên là từ bỏ năm dục trưởng dưỡng này, kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, miếng thịt là đồng nghĩa với hỷ tham; lấy miếng thịt lên là từ bỏ hỷ tham này; kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rắn hổ là đồng nghĩa với vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc; hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ, là ý nghĩa này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Vammika Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā kumārakassapo andhavane viharati.
Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṁ andhavanaṁ obhāsetvā yenāyasmā kumārakassapo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhitā kho sā devatā āyasmantaṁ kumārakassapaṁ etadavoca:
“Bhikkhu bhikkhu, ayaṁ vammiko rattiṁ dhūmāyati, divā pajjalati. Variant: vammiko → vammīko (si, pts1ed) Brāhmaṇo evamāha: ‘abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa laṅgiṁ ‘laṅgī, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa laṅgiṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa uddhumāyikaṁ. ‘Uddhumāyikā, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa uddhumāyikaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa dvidhāpathaṁ. ‘Dvidhāpatho, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa dvidhāpathaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa caṅgavāraṁ. Variant: caṅgavāraṁ → paṅkavāraṁ (sya-all); caṅkavāraṁ (mr) ‘Caṅgavāro, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa caṅgavāraṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa kummaṁ. ‘Kummo, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa kummaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa asisūnaṁ. ‘Asisūnā, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa asisūnaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa maṁsapesiṁ. ‘Maṁsapesi, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘ukkhipa maṁsapesiṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā’ti.
Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya addasa nāgaṁ. ‘Nāgo, bhadante’ti. Brāhmaṇo evamāha: ‘tiṭṭhatu nāgo, mā nāgaṁ ghaṭṭesi; namo karohi nāgassā’ti.
Ime kho tvaṁ, bhikkhu, pañhe bhagavantaṁ upasaṅkamitvā puccheyyāsi, yathā ca te bhagavā byākaroti tathā naṁ dhāreyyāsi. Nāhaṁ taṁ, bhikkhu, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, yo imesaṁ pañhānaṁ veyyākaraṇena cittaṁ ārādheyya aññatra tathāgatena vā, tathāgatasāvakena vā, ito vā pana sutvā”ti—
Idamavoca sā devatā. Idaṁ vatvā tatthevantaradhāyi.
Atha kho āyasmā kumārakassapo tassā rattiyā accayena yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā kumārakassapo bhagavantaṁ etadavoca: “imaṁ, bhante, rattiṁ aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṁ andhavanaṁ obhāsetvā yenāhaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhitā kho, bhante, sā devatā maṁ etadavoca: ‘bhikkhu bhikkhu, ayaṁ vammiko rattiṁ dhūmāyati, divā pajjalati. Brāhmaṇo evamāha: “abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyā”ti. Abhikkhaṇanto sumedho satthaṁ ādāya …pe… ito vā pana sutvā’ti.
Idamavoca, bhante, sā devatā. Idaṁ vatvā tatthevantaradhāyi. Ko nu kho, bhante, vammiko, kā rattiṁ dhūmāyanā, kā divā pajjalanā, ko brāhmaṇo, ko sumedho, kiṁ satthaṁ, kiṁ abhikkhaṇaṁ, kā laṅgī, kā uddhumāyikā, ko dvidhāpatho, kiṁ caṅgavāraṁ, ko kummo, kā asisūnā, kā maṁsapesi, ko nāgo”ti?
“‘Vammiko’ti kho, bhikkhu, imassetaṁ cātumahābhūtikassa kāyassa adhivacanaṁ, mātāpettikasambhavassa odanakummāsūpacayassa aniccucchādanaparimaddanabhedanaviddhaṁsanadhammassa.
Yaṁ kho, bhikkhu, divā kammante ārabbha rattiṁ anuvitakketi anuvicāreti—Variant: kammante → kammantaṁ (mr) ayaṁ rattiṁ dhūmāyanā. Yaṁ kho, bhikkhu, rattiṁ anuvitakketvā anuvicāretvā divā kammante payojeti kāyena vācāya ‘manasā’—Variant: manasā → idaṁ padaṁ sya-all potthakesu ayaṁ divā pajjalanā.
‘Brāhmaṇo’ti kho, bhikkhu, tathāgatassetaṁ adhivacanaṁ arahato sammāsambuddhassa. ‘Sumedho’ti kho, bhikkhu, sekkhassetaṁ bhikkhuno adhivacanaṁ.
‘Satthan’ti kho, bhikkhu, ariyāyetaṁ paññāya adhivacanaṁ. ‘Abhikkhaṇan’ti kho, bhikkhu, vīriyārambhassetaṁ adhivacanaṁ.
‘Laṅgī’ti kho, bhikkhu, avijjāyetaṁ adhivacanaṁ. Ukkhipa laṅgiṁ, pajaha avijjaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Uddhumāyikā’ti kho, bhikkhu, kodhūpāyāsassetaṁ adhivacanaṁ. Ukkhipa uddhumāyikaṁ, pajaha kodhūpāyāsaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Dvidhāpatho’ti kho, bhikkhu, vicikicchāyetaṁ adhivacanaṁ. Ukkhipa dvidhāpathaṁ, pajaha vicikicchaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Caṅgavāran’ti kho, bhikkhu, pañcannetaṁ nīvaraṇānaṁ adhivacanaṁ, seyyathidaṁ—kāmacchandanīvaraṇassa, byāpādanīvaraṇassa, thinamiddhanīvaraṇassa, uddhaccakukkuccanīvaraṇassa, vicikicchānīvaraṇassa. Ukkhipa caṅgavāraṁ, pajaha pañca nīvaraṇe; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Kummo’ti kho, bhikkhu, pañcannetaṁ upādānakkhandhānaṁ adhivacanaṁ, seyyathidaṁ—rūpupādānakkhandhassa, vedanupādānakkhandhassa, saññupādānakkhandhassa, saṅkhārupādānakkhandhassa, viññāṇupādānakkhandhassa. Ukkhipa kummaṁ, pajaha pañcupādānakkhandhe; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Asisūnā’ti kho, bhikkhu, pañcannetaṁ kāmaguṇānaṁ adhivacanaṁ—cakkhuviññeyyānaṁ rūpānaṁ iṭṭhānaṁ kantānaṁ manāpānaṁ piyarūpānaṁ kāmūpasaṁhitānaṁ rajanīyānaṁ, sotaviññeyyānaṁ saddānaṁ …pe… ghānaviññeyyānaṁ gandhānaṁ …pe… jivhāviññeyyānaṁ rasānaṁ …pe… kāyaviññeyyānaṁ phoṭṭhabbānaṁ iṭṭhānaṁ kantānaṁ manāpānaṁ piyarūpānaṁ kāmūpasaṁhitānaṁ rajanīyānaṁ. Ukkhipa asisūnaṁ, pajaha pañca kāmaguṇe; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Maṁsapesī’ti kho, bhikkhu, nandīrāgassetaṁ adhivacanaṁ. Ukkhipa maṁsapesiṁ, pajaha nandīrāgaṁ; abhikkhaṇa, sumedha, satthaṁ ādāyāti ayametassa attho.
‘Nāgo’ti kho, bhikkhu, khīṇāsavassetaṁ bhikkhuno adhivacanaṁ. Tiṭṭhatu nāgo, mā nāgaṁ ghaṭṭesi; namo karohi nāgassāti ayametassa attho”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā kumārakassapo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Vammikasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Vammika Sutta
Dịch giả