Alagaddūpama Sutta
.
Kinh Ví dụ con rắn
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”.
Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
— Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”?
— Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu… không có chướng ngại gì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: –“Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây… Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt… Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn”.
Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”.
Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: –“Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”.
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau: –“Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: –“Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn”.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: “Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng… không có chướng ngại gì”. Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:
— Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: “Hiền giả Arittha, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả”.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
— Hiền giả Arittha, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
— Này Arittha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu… thật sự không có chướng ngại gì”?
— Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.
— Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương… Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt… được ví như bó đuốc cỏ khô… được ví như hố than hừng… được ví như cơn mộng… được ví như vật dụng cho mượn… được ví như trái cây… được ví như lò thịt… được ví như gậy nhọn… Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp và Luật này không?
— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.
Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
— Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?
— Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương… (như trên)… Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
— Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo! Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương… (như trên)… Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy.
Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.
(Ví dụ con rắn)
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp… Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy.
Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp… chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.
(Ví dụ chiếc bè)
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
— Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: “Ðây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”. Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
(Các kiến xứ)
Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.
Và này chư Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cảm thọ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem tưởng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem các hành: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: “Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”, xem như vậy là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.
(Lo âu)
Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
— Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
— Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
— Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
— Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: “Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy”. Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.
— Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
— Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: “Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.
— Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
— Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: “Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: “Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại”. Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
(Vô thường và vô ngã)
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
— Bạch Thế Tôn không.
— Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
— Bạch Thế Tôn, không
— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
— Bạch Thế Tôn, có.
— Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?
— Bạch Thế Tôn, có.
— Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: “Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
— Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, vô thường.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Bạch Thế Tôn, khổ.
— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Bạch Thế Tôn, là khổ.
— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi… tự ngã của tôi”?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, vô thường.
— Cái gì vô thường…?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường… chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, vô thường.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào… Bất cứ tưởng nào… Bất cứ hành nào… Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác”.
(Bậc A-la-hán)
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Ðế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: “Y ở đây, có thức của Như Lai”. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết”.
(Xuyên tạc Như Lai)
Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”.
Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: “Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm”.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: “Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm”.
(Không sở hữu)
Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?
— Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.
— Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ… (như trên)… Chư Tỷ-kheo tưởng… (như trên)… Chư Tỷ-kheo, hành… Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
(Pháp khéo giảng)
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác.
Chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Alagaddūpama Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Tena kho pana samayena ariṭṭhassa nāma bhikkhuno gaddhabādhipubbassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ hoti: “tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā”ti.
Assosuṁ kho sambahulā bhikkhū: “ariṭṭhassa kira nāma bhikkhuno gaddhabādhipubbassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’”ti. Atha kho te bhikkhū yena ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etadavocuṁ: “saccaṁ kira te, āvuso ariṭṭha, evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’”ti.
“Evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā”ti.
Atha kho tepi bhikkhū ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetukāmā samanuyuñjanti samanugāhanti samanubhāsanti: Variant: samanugāhanti → samanuggāhanti (sya-all) “mā hevaṁ, āvuso ariṭṭha, avaca, mā bhagavantaṁ abbhācikkhi; na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṁ, na hi bhagavā evaṁ vadeyya. Variant: abbhakkhānaṁ → abbhācikkhanaṁ (mr) Anekapariyāyenāvuso ariṭṭha, antarāyikā dhammā antarāyikā vuttā bhagavatā, alañca pana te paṭisevato antarāyāya. Appassādā kāmā vuttā bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Aṭṭhikaṅkalūpamā kāmā vuttā bhagavatā … maṁsapesūpamā kāmā vuttā bhagavatā … tiṇukkūpamā kāmā vuttā bhagavatā … aṅgārakāsūpamā kāmā vuttā bhagavatā … supinakūpamā kāmā vuttā bhagavatā … yācitakūpamā kāmā vuttā bhagavatā … rukkhaphalūpamā kāmā vuttā bhagavatā … asisūnūpamā kāmā vuttā bhagavatā … sattisūlūpamā kāmā vuttā bhagavatā … sappasirūpamā kāmā vuttā bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo”ti.
Evampi kho ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo tehi bhikkhūhi samanuyuñjiyamāno samanugāhiyamāno samanubhāsiyamāno tadeva pāpakaṁ diṭṭhigataṁ thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: “evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā”ti.
Yato kho te bhikkhū nāsakkhiṁsu ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetuṁ, atha kho te bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “ariṭṭhassa nāma, bhante, bhikkhuno gaddhabādhipubbassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’ti. Assumha kho mayaṁ, bhante: ‘ariṭṭhassa kira nāma bhikkhuno gaddhabādhipubbassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ—tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’ti.
Atha kho mayaṁ, bhante, yena ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etadavocumha: ‘saccaṁ kira te, āvuso ariṭṭha, evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ—tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’ti?
Evaṁ vutte, bhante, ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo amhe etadavoca: ‘evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’ti. Atha kho mayaṁ, bhante, ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetukāmā samanuyuñjimha samanugāhimha samanubhāsimha: ‘mā hevaṁ, āvuso ariṭṭha, avaca, mā bhagavantaṁ abbhācikkhi; na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṁ, na hi bhagavā evaṁ vadeyya. Anekapariyāyenāvuso ariṭṭha, antarāyikā dhammā antarāyikā vuttā bhagavatā, alañca pana te paṭisevato antarāyāya. Appassādā kāmā vuttā bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Aṭṭhikaṅkalūpamā kāmā vuttā bhagavatā …pe… sappasirūpamā kāmā vuttā bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti.
Evampi kho, bhante, ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo amhehi samanuyuñjiyamāno samanugāhiyamāno samanubhāsiyamāno tadeva pāpakaṁ diṭṭhigataṁ thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’ti. Yato kho mayaṁ, bhante, nāsakkhimha ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetuṁ, atha mayaṁ etamatthaṁ bhagavato ārocemā”ti.
Atha kho bhagavā aññataraṁ bhikkhuṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, bhikkhu, mama vacanena ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ āmantehi: ‘satthā taṁ, āvuso ariṭṭha, āmantetī’”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā, yena ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etadavoca: “satthā taṁ, āvuso ariṭṭha, āmantetī”ti.
“Evamāvuso”ti kho ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ bhagavā etadavoca:
“saccaṁ kira te, ariṭṭha, evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’”ti?
“Evaṁ byā kho ahaṁ, bhante, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi: ‘yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’”ti.
“Kassa kho nāma tvaṁ, moghapurisa, mayā evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānāsi? Nanu mayā, moghapurisa, anekapariyāyena antarāyikā dhammā antarāyikā vuttā? Alañca pana te paṭisevato antarāyāya. Appassādā kāmā vuttā mayā, bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Aṭṭhikaṅkalūpamā kāmā vuttā mayā … maṁsapesūpamā kāmā vuttā mayā … tiṇukkūpamā kāmā vuttā mayā … aṅgārakāsūpamā kāmā vuttā mayā … supinakūpamā kāmā vuttā mayā … yācitakūpamā kāmā vuttā mayā … rukkhaphalūpamā kāmā vuttā mayā … asisūnūpamā kāmā vuttā mayā … sattisūlūpamā kāmā vuttā mayā … sappasirūpamā kāmā vuttā mayā, bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Atha ca pana tvaṁ, moghapurisa, attanā duggahitena amhe ceva abbhācikkhasi, attānañca khanasi, bahuñca apuññaṁ pasavasi. Tañhi te, moghapurisa, bhavissati dīgharattaṁ ahitāya dukkhāyā”ti.
Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nāyaṁ ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo usmīkatopi imasmiṁ dhammavinaye”ti?
“Kiñhi siyā, bhante; Variant: Kiñhi → kiṁti (mr) no hetaṁ, bhante”ti. Evaṁ vutte, ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno nisīdi.
Atha kho bhagavā ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ tuṇhībhūtaṁ maṅkubhūtaṁ pattakkhandhaṁ adhomukhaṁ pajjhāyantaṁ appaṭibhānaṁ viditvā ariṭṭhaṁ bhikkhuṁ gaddhabādhipubbaṁ etadavoca: “paññāyissasi kho tvaṁ, moghapurisa, etena sakena pāpakena diṭṭhigatena. Idhāhaṁ bhikkhū paṭipucchissāmī”ti.
Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “tumhepi me, bhikkhave, evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānātha yathāyaṁ ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo attanā duggahitena amhe ceva abbhācikkhati, attānañca khanati, bahuñca apuññaṁ pasavatī”ti?
“No hetaṁ, bhante. Anekapariyāyena hi no, bhante, antarāyikā dhammā antarāyikā vuttā bhagavatā; alañca pana te paṭisevato antarāyāya. Appassādā kāmā vuttā bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Aṭṭhikaṅkalūpamā kāmā vuttā bhagavatā …pe… sappasirūpamā kāmā vuttā bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo”ti.
“Sādhu sādhu, bhikkhave, sādhu, kho me tumhe, bhikkhave, evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānātha. Anekapariyāyena hi kho, bhikkhave, antarāyikā dhammā vuttā mayā, alañca pana te paṭisevato antarāyāya.
Appassādā kāmā vuttā mayā, bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Aṭṭhikaṅkalūpamā kāmā vuttā mayā …pe… sappasirūpamā kāmā vuttā mayā, bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. Atha ca panāyaṁ ariṭṭho bhikkhu gaddhabādhipubbo attanā duggahitena amhe ceva abbhācikkhati, attānañca khanati, bahuñca apuññaṁ pasavati. Tañhi tassa moghapurisassa bhavissati dīgharattaṁ ahitāya dukkhāya. So vata, bhikkhave, aññatreva kāmehi aññatra kāmasaññāya aññatra kāmavitakkehi kāme paṭisevissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.
Idha, bhikkhave, ekacce moghapurisā dhammaṁ pariyāpuṇanti—suttaṁ, geyyaṁ, veyyākaraṇaṁ, gāthaṁ, udānaṁ, itivuttakaṁ, jātakaṁ, abbhutadhammaṁ, vedallaṁ. Te taṁ dhammaṁ pariyāpuṇitvā tesaṁ dhammānaṁ paññāya atthaṁ na upaparikkhanti. Tesaṁ te dhammā paññāya atthaṁ anupaparikkhataṁ na nijjhānaṁ khamanti. Te upārambhānisaṁsā ceva dhammaṁ pariyāpuṇanti itivādappamokkhānisaṁsā ca. Yassa catthāya dhammaṁ pariyāpuṇanti tañcassa atthaṁ nānubhonti. Tesaṁ te dhammā duggahitā dīgharattaṁ ahitāya dukkhāya saṁvattanti. Taṁ kissa hetu? Duggahitattā, bhikkhave, dhammānaṁ.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso alagaddatthiko alagaddagavesī alagaddapariyesanaṁ caramāno. So passeyya mahantaṁ alagaddaṁ. Tamenaṁ bhoge vā naṅguṭṭhe vā gaṇheyya. Tassa so alagaddo paṭiparivattitvā hatthe vā bāhāya vā aññatarasmiṁ vā aṅgapaccaṅge ḍaṁseyya. Variant: ḍaṁseyya → ḍaseyya (bj, pts1ed) So tatonidānaṁ maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ. Taṁ kissa hetu? Duggahitattā, bhikkhave, alagaddassa.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacce moghapurisā dhammaṁ pariyāpuṇanti—suttaṁ, geyyaṁ, veyyākaraṇaṁ, gāthaṁ, udānaṁ, itivuttakaṁ, jātakaṁ, abbhutadhammaṁ, vedallaṁ. Te taṁ dhammaṁ pariyāpuṇitvā tesaṁ dhammānaṁ paññāya atthaṁ na upaparikkhanti. Tesaṁ te dhammā paññāya atthaṁ anupaparikkhataṁ na nijjhānaṁ khamanti. Te upārambhānisaṁsā ceva dhammaṁ pariyāpuṇanti itivādappamokkhānisaṁsā ca. Yassa catthāya dhammaṁ pariyāpuṇanti tañcassa atthaṁ nānubhonti. Tesaṁ te dhammā duggahitā dīgharattaṁ ahitāya dukkhāya saṁvattanti. Taṁ kissa hetu? Duggahitattā, bhikkhave, dhammānaṁ.
Idha pana, bhikkhave, ekacce kulaputtā dhammaṁ pariyāpuṇanti—suttaṁ, geyyaṁ, veyyākaraṇaṁ, gāthaṁ, udānaṁ, itivuttakaṁ, jātakaṁ, abbhutadhammaṁ, vedallaṁ. Te taṁ dhammaṁ pariyāpuṇitvā tesaṁ dhammānaṁ paññāya atthaṁ upaparikkhanti. Tesaṁ te dhammā paññāya atthaṁ upaparikkhataṁ nijjhānaṁ khamanti. Te na ceva upārambhānisaṁsā dhammaṁ pariyāpuṇanti na itivādappamokkhānisaṁsā ca. Yassa catthāya dhammaṁ pariyāpuṇanti tañcassa atthaṁ anubhonti. Tesaṁ te dhammā suggahitā dīgharattaṁ hitāya sukhāya saṁvattanti. Taṁ kissa hetu? Suggahitattā bhikkhave dhammānaṁ.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso alagaddatthiko alagaddagavesī alagaddapariyesanaṁ caramāno. So passeyya mahantaṁ alagaddaṁ. Tamenaṁ ajapadena daṇḍena suniggahitaṁ niggaṇheyya. Ajapadena daṇḍena suniggahitaṁ niggahitvā, gīvāya suggahitaṁ gaṇheyya. Kiñcāpi so, bhikkhave, alagaddo tassa purisassa hatthaṁ vā bāhaṁ vā aññataraṁ vā aṅgapaccaṅgaṁ bhogehi paliveṭheyya, atha kho so neva tatonidānaṁ maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ. Taṁ kissa hetu? Suggahitattā, bhikkhave, alagaddassa.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacce kulaputtā dhammaṁ pariyāpuṇanti—suttaṁ, geyyaṁ, veyyākaraṇaṁ, gāthaṁ, udānaṁ, itivuttakaṁ, jātakaṁ, abbhutadhammaṁ, vedallaṁ. Te taṁ dhammaṁ pariyāpuṇitvā tesaṁ dhammānaṁ paññāya atthaṁ upaparikkhanti. Tesaṁ te dhammā paññāya atthaṁ upaparikkhataṁ nijjhānaṁ khamanti. Te na ceva upārambhānisaṁsā dhammaṁ pariyāpuṇanti, na itivādappamokkhānisaṁsā ca. Yassa catthāya dhammaṁ pariyāpuṇanti, tañcassa atthaṁ anubhonti. Tesaṁ te dhammā suggahitā dīgharattaṁ atthāya hitāya sukhāya saṁvattanti. Taṁ kissa hetu? Suggahitattā, bhikkhave, dhammānaṁ.
Tasmātiha, bhikkhave, yassa me bhāsitassa atthaṁ ājāneyyātha, tathā naṁ dhāreyyātha. Yassa ca pana me bhāsitassa atthaṁ na ājāneyyātha, ahaṁ vo tattha paṭipucchitabbo, ye vā panāssu viyattā bhikkhū.
Kullūpamaṁ vo, bhikkhave, dhammaṁ desessāmi nittharaṇatthāya, no gahaṇatthāya. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasikarotha, bhāsissāmī”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Seyyathāpi, bhikkhave, puriso addhānamaggappaṭipanno. So passeyya mahantaṁ udakaṇṇavaṁ, orimaṁ tīraṁ sāsaṅkaṁ sappaṭibhayaṁ, pārimaṁ tīraṁ khemaṁ appaṭibhayaṁ; na cassa nāvā santāraṇī uttarasetu vā apārā pāraṁ gamanāya. Tassa evamassa: ‘ayaṁ kho mahāudakaṇṇavo, orimaṁ tīraṁ sāsaṅkaṁ sappaṭibhayaṁ, pārimaṁ tīraṁ khemaṁ appaṭibhayaṁ; natthi ca nāvā santāraṇī uttarasetu vā apārā pāraṁ gamanāya. Yannūnāhaṁ tiṇakaṭṭhasākhāpalāsaṁ saṅkaḍḍhitvā, kullaṁ bandhitvā, taṁ kullaṁ nissāya hatthehi ca pādehi ca vāyamamāno sotthinā pāraṁ uttareyyan’ti. Atha kho so, bhikkhave, puriso tiṇakaṭṭhasākhāpalāsaṁ saṅkaḍḍhitvā, kullaṁ bandhitvā taṁ kullaṁ nissāya hatthehi ca pādehi ca vāyamamāno sotthinā pāraṁ uttareyya. Tassa purisassa uttiṇṇassa pāraṅgatassa evamassa: Variant: uttiṇṇassa → tiṇṇassa (si, pts1ed, mr) ‘bahukāro kho me ayaṁ kullo; imāhaṁ kullaṁ nissāya hatthehi ca pādehi ca vāyamamāno sotthinā pāraṁ uttiṇṇo. Yannūnāhaṁ imaṁ kullaṁ sīse vā āropetvā khandhe vā uccāretvā yena kāmaṁ pakkameyyan’ti. Variant: uccāretvā → paccāropetvā (sya-all); uccopetvā (mr)
Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso evaṅkārī tasmiṁ kulle kiccakārī assā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Kathaṅkārī ca so, bhikkhave, puriso tasmiṁ kulle kiccakārī assa? Idha, bhikkhave, tassa purisassa uttiṇṇassa pāraṅgatassa evamassa: ‘bahukāro kho me ayaṁ kullo; imāhaṁ kullaṁ nissāya hatthehi ca pādehi ca vāyamamāno sotthinā pāraṁ uttiṇṇo. Yannūnāhaṁ imaṁ kullaṁ thale vā ussādetvā udake vā opilāpetvā yena kāmaṁ pakkameyyan’ti. Variant: ussādetvā → ussāpetvā (sya-all); ussāretvā (mr) Evaṅkārī kho so, bhikkhave, puriso tasmiṁ kulle kiccakārī assa.
Evameva kho, bhikkhave, kullūpamo mayā dhammo desito nittharaṇatthāya, no gahaṇatthāya. Kullūpamaṁ vo, bhikkhave, dhammaṁ desitaṁ, ājānantehi dhammāpi vo pahātabbā pageva adhammā.
Chayimāni, bhikkhave, diṭṭhiṭṭhānāni. Katamāni cha? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṁ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṁ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto, rūpaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; vedanaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; saññaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; saṅkhāre ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; yampi taṁ diṭṭhaṁ sutaṁ mutaṁ viññātaṁ pattaṁ pariyesitaṁ, anuvicaritaṁ manasā tampi ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; yampi taṁ diṭṭhiṭṭhānaṁ—so loko so attā, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva ṭhassāmīti—tampi ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati.
Sutavā ca kho, bhikkhave, ariyasāvako ariyānaṁ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto, sappurisānaṁ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto, rūpaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati; vedanaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati; saññaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati; saṅkhāre ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati; yampi taṁ diṭṭhaṁ sutaṁ mutaṁ viññātaṁ pattaṁ pariyesitaṁ, anuvicaritaṁ manasā, tampi ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati; yampi taṁ diṭṭhiṭṭhānaṁ—so loko so attā, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva ṭhassāmīti—tampi ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati.
So evaṁ samanupassanto asati na paritassatī”ti.
Evaṁ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṁ etadavoca: “siyā nu kho, bhante, bahiddhā asati paritassanā”ti?
“Siyā, bhikkhū”ti—bhagavā avoca. “Idha bhikkhu ekaccassa evaṁ hoti: ‘ahu vata me, taṁ vata me natthi; siyā vata me, taṁ vatāhaṁ na labhāmī’ti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati. Evaṁ kho, bhikkhu, bahiddhā asati paritassanā hotī”ti.
“Siyā pana, bhante, bahiddhā asati aparitassanā”ti?
“Siyā, bhikkhū”ti—bhagavā avoca. “Idha bhikkhu ekaccassa na evaṁ hoti: ‘ahu vata me, taṁ vata me natthi; siyā vata me, taṁ vatāhaṁ na labhāmī’ti. So na socati na kilamati na paridevati na urattāḷiṁ kandati na sammohaṁ āpajjati. Evaṁ kho, bhikkhu, bahiddhā asati aparitassanā hotī”ti.
“Siyā nu kho, bhante, ajjhattaṁ asati paritassanā”ti?
“Siyā, bhikkhū”ti—bhagavā avoca. “Idha, bhikkhu, ekaccassa evaṁ diṭṭhi hoti: ‘so loko so attā, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva ṭhassāmī’ti. So suṇāti tathāgatassa vā tathāgatasāvakassa vā sabbesaṁ diṭṭhiṭṭhānādhiṭṭhānapariyuṭṭhānābhinivesānusayānaṁ samugghātāya sabbasaṅkhārasamathāya sabbūpadhipaṭinissaggāya taṇhākkhayāya virāgāya nirodhāya nibbānāya dhammaṁ desentassa. Tassa evaṁ hoti: ‘ucchijjissāmi nāmassu, vinassissāmi nāmassu, nassu nāma bhavissāmī’ti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati. Evaṁ kho, bhikkhu, ajjhattaṁ asati paritassanā hotī”ti.
“Siyā pana, bhante, ajjhattaṁ asati aparitassanā”ti?
“Siyā, bhikkhū”ti bhagavā avoca. “Idha, bhikkhu, ekaccassa na evaṁ diṭṭhi hoti: ‘so loko so attā, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva ṭhassāmī’ti. So suṇāti tathāgatassa vā tathāgatasāvakassa vā sabbesaṁ diṭṭhiṭṭhānādhiṭṭhānapariyuṭṭhānābhinivesānusayānaṁ samugghātāya sabbasaṅkhārasamathāya sabbūpadhipaṭinissaggāya taṇhākkhayāya virāgāya nirodhāya nibbānāya dhammaṁ desentassa. Tassa na evaṁ hoti: ‘ucchijjissāmi nāmassu, vinassissāmi nāmassu, nassu nāma bhavissāmī’ti. So na socati na kilamati na paridevati na urattāḷiṁ kandati na sammohaṁ āpajjati. Evaṁ kho, bhikkhu, ajjhattaṁ asati aparitassanā hoti.
Taṁ, bhikkhave, pariggahaṁ pariggaṇheyyātha, yvāssa pariggaho nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva tiṭṭheyya. Variant: yvāssa → yvāssu (mr) | Taṁ → tañca (mr) Passatha no tumhe, bhikkhave, taṁ pariggahaṁ yvāssa pariggaho nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva tiṭṭheyyā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Sādhu, bhikkhave. Ahampi kho taṁ, bhikkhave, pariggahaṁ na samanupassāmi yvāssa pariggaho nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṁ tatheva tiṭṭheyya.
Taṁ, bhikkhave, attavādupādānaṁ upādiyetha, yaṁsa attavādupādānaṁ upādiyato na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Variant: yaṁsa → yassa (sya-all, mr) Passatha no tumhe, bhikkhave, taṁ attavādupādānaṁ yaṁsa attavādupādānaṁ upādiyato na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Sādhu, bhikkhave. Ahampi kho taṁ, bhikkhave, attavādupādānaṁ na samanupassāmi yaṁsa attavādupādānaṁ upādiyato na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
Taṁ, bhikkhave, diṭṭhinissayaṁ nissayetha yaṁsa diṭṭhinissayaṁ nissayato na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Passatha no tumhe, bhikkhave, taṁ diṭṭhinissayaṁ yaṁsa diṭṭhinissayaṁ nissayato na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Sādhu, bhikkhave. Ahampi kho taṁ, bhikkhave, diṭṭhinissayaṁ na samanupassāmi yaṁsa diṭṭhinissayaṁ nissayato na uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”.
“Attani vā, bhikkhave, sati ‘attaniyaṁ me’ti assā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Attaniye vā, bhikkhave, sati ‘attā me’ti assā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Attani ca, bhikkhave, attaniye ca saccato thetato anupalabbhamāne, yampi taṁ diṭṭhiṭṭhānaṁ: ‘so loko so attā, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṁ tatheva ṭhassāmī’ti—nanāyaṁ, bhikkhave, kevalo paripūro bāladhammo”ti?
“Kiñhi no siyā, bhante, kevalo hi, bhante, paripūro bāladhammo”ti. Variant: bhante, paripūro → kevalo paripūro (bj, pts1ed)
“Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, rūpaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ—etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, vedanā …pe… saññā … saṅkhārā … viññāṇaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ—etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Tasmātiha, bhikkhave, yaṁ kiñci rūpaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ, ajjhattaṁ vā bahiddhā vā, oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā, hīnaṁ vā paṇītaṁ vā, yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ rūpaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti—evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ. Yā kāci vedanā …pe… yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṁ kiñci viññāṇaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ, ajjhattaṁ vā bahiddhā vā, oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā, hīnaṁ vā paṇītaṁ vā, yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ viññāṇaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti—evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ.
Evaṁ passaṁ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmiṁ nibbindati, vedanāya nibbindati, saññāya nibbindati, saṅkhāresu nibbindati, viññāṇasmiṁ nibbindati, nibbidā virajjati, virāgā vimuccati, vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti.
Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu ukkhittapaligho itipi, saṅkiṇṇaparikkho itipi, abbūḷhesiko itipi, niraggaḷo itipi, ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṁyutto itipi.
Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ukkhittapaligho hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuno avijjā pahīnā hoti, ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā, āyatiṁ anuppādadhammā. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu ukkhittapaligho hoti.
Kathañca, bhikkhave, bhikkhu saṅkiṇṇaparikkho hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuno ponobbhaviko jātisaṁsāro pahīno hoti, ucchinnamūlo tālāvatthukato anabhāvaṅkato, āyatiṁ anuppādadhammo. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu saṅkiṇṇaparikkho hoti.
Kathañca, bhikkhave, bhikkhu abbūḷhesiko hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuno taṇhā pahīnā hoti, ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā, āyatiṁ anuppādadhammā. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu abbūḷhesiko hoti.
Kathañca, bhikkhave, bhikkhu niraggaḷo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuno pañca orambhāgiyāni saṁyojanāni pahīnāni honti, ucchinnamūlāni tālāvatthukatāni anabhāvaṅkatāni, āyatiṁ anuppādadhammāni. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu niraggaḷo hoti.
Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṁyutto hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuno asmimāno pahīno hoti, ucchinnamūlo tālāvatthukato anabhāvaṅkato, āyatiṁ anuppādadhammo. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu ariyo pannaddhajo pannabhāro visaṁyutto hoti.
Evaṁ vimuttacittaṁ kho, bhikkhave, bhikkhuṁ saindā devā sabrahmakā sapajāpatikā anvesaṁ nādhigacchanti: ‘idaṁ nissitaṁ tathāgatassa viññāṇan’ti. Taṁ kissa hetu? Diṭṭhevāhaṁ, bhikkhave, dhamme tathāgataṁ ananuvijjoti vadāmi.
Evaṁvādiṁ kho maṁ, bhikkhave, evamakkhāyiṁ eke samaṇabrāhmaṇā asatā tucchā musā abhūtena abbhācikkhanti: ‘venayiko samaṇo gotamo, sato sattassa ucchedaṁ vināsaṁ vibhavaṁ paññāpetī’ti. Yathā cāhaṁ na, bhikkhave, yathā cāhaṁ na vadāmi, tathā maṁ te bhonto samaṇabrāhmaṇā asatā tucchā musā abhūtena abbhācikkhanti: Variant: cāhaṁ na, bhikkhave → vāhaṁ bhikkhave na (bj, pts1ed); cāhaṁ bhikkhave na (sya-all) ‘venayiko samaṇo gotamo, sato sattassa ucchedaṁ vināsaṁ vibhavaṁ paññāpetī’ti. Pubbe cāhaṁ, bhikkhave, etarahi ca dukkhañceva paññāpemi, dukkhassa ca nirodhaṁ. Tatra ce, bhikkhave, pare tathāgataṁ akkosanti paribhāsanti rosenti vihesenti, tatra, bhikkhave, tathāgatassa na hoti āghāto na appaccayo na cetaso anabhiraddhi.
Tatra ce, bhikkhave, pare tathāgataṁ sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti, tatra, bhikkhave, tathāgatassa na hoti ānando na somanassaṁ na cetaso uppilāvitattaṁ. Tatra ce, bhikkhave, pare vā tathāgataṁ sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti, tatra, bhikkhave, tathāgatassa evaṁ hoti: ‘yaṁ kho idaṁ pubbe pariññātaṁ tattha me evarūpā kārā karīyantī’ti. Variant: kārā → sakkārā (mr)
Tasmātiha, bhikkhave, tumhe cepi pare akkoseyyuṁ paribhāseyyuṁ roseyyuṁ viheseyyuṁ, tatra tumhe hi na āghāto na appaccayo na cetaso anabhiraddhi karaṇīyā. Tasmātiha, bhikkhave, tumhe cepi pare sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, tatra tumhehi na ānando na somanassaṁ na cetaso uppilāvitattaṁ karaṇīyaṁ. Tasmātiha, bhikkhave, tumhe cepi pare sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, tatra tumhākaṁ evamassa: ‘yaṁ kho idaṁ pubbe pariññātaṁ, tatthame evarūpā kārā karīyantī’ti. Variant: tatthame → tatrime (bj); tattha no (sya-all, pts1ed, mr)
Tasmātiha, bhikkhave, yaṁ na tumhākaṁ taṁ pajahatha; taṁ vo pahīnaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati.
Kiñca, bhikkhave, na tumhākaṁ? Rūpaṁ, bhikkhave, na tumhākaṁ, taṁ pajahatha; taṁ vo pahīnaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati.
Vedanā, bhikkhave, na tumhākaṁ, taṁ pajahatha; sā vo pahīnā dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati. Saññā, bhikkhave, na tumhākaṁ, taṁ pajahatha; sā vo pahīnā dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati. Saṅkhārā, bhikkhave, na tumhākaṁ, te pajahatha; te vo pahīnā dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissanti. Viññāṇaṁ, bhikkhave, na tumhākaṁ, taṁ pajahatha; taṁ vo pahīnaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati.
Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, yaṁ imasmiṁ jetavane tiṇakaṭṭhasākhāpalāsaṁ, taṁ jano hareyya vā daheyya vā yathāpaccayaṁ vā kareyya. Api nu tumhākaṁ evamassa: ‘amhe jano harati vā dahati vā yathāpaccayaṁ vā karotī’”ti?
“No hetaṁ, bhante”. “Taṁ kissa hetu”? “Na hi no etaṁ, bhante, attā vā attaniyaṁ vā”ti.
“Evameva kho, bhikkhave, yaṁ na tumhākaṁ taṁ pajahatha; taṁ vo pahīnaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati. Kiñca, bhikkhave, na tumhākaṁ? Rūpaṁ, bhikkhave, na tumhākaṁ, taṁ pajahatha; taṁ vo pahīnaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati. Vedanā, bhikkhave …pe… saññā, bhikkhave … saṅkhārā, bhikkhave …pe… viññāṇaṁ, bhikkhave, na tumhākaṁ, taṁ pajahatha; taṁ vo pahīnaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya bhavissati.
Evaṁ svākkhāto, bhikkhave, mayā dhammo uttāno vivaṭo pakāsito chinnapilotiko. Evaṁ svākkhāte, bhikkhave, mayā dhamme uttāne vivaṭe pakāsite chinnapilotike ye te bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṁyojanā sammadaññāvimuttā, vaṭṭaṁ tesaṁ natthi paññāpanāya.
Evaṁ svākkhāto, bhikkhave, mayā dhammo uttāno vivaṭo pakāsito chinnapilotiko. Evaṁ svākkhāte, bhikkhave, mayā dhamme uttāne vivaṭe pakāsite chinnapilotike yesaṁ bhikkhūnaṁ pañcorambhāgiyāni saṁyojanāni pahīnāni, sabbe te opapātikā, tattha parinibbāyino, anāvattidhammā tasmā lokā.
Evaṁ svākkhāto, bhikkhave, mayā dhammo uttāno vivaṭo pakāsito chinnapilotiko. Evaṁ svākkhāte, bhikkhave, mayā dhamme uttāne vivaṭe pakāsite chinnapilotike yesaṁ bhikkhūnaṁ tīṇi saṁyojanāni pahīnāni, rāgadosamohā tanubhūtā, sabbe te sakadāgāmino, sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ karissanti.
Evaṁ svākkhāto, bhikkhave, mayā dhammo uttāno vivaṭo pakāsito chinnapilotiko. Evaṁ svākkhāte, bhikkhave, mayā dhamme uttāne vivaṭe pakāsite chinnapilotike yesaṁ bhikkhūnaṁ tīṇi saṁyojanāni pahīnāni, sabbe te sotāpannā, avinipātadhammā, niyatā sambodhiparāyanā.
Evaṁ svākkhāto, bhikkhave, mayā dhammo uttāno vivaṭo pakāsito chinnapilotiko. Evaṁ svākkhāte, bhikkhave, mayā dhamme uttāne vivaṭe pakāsite chinnapilotike ye te bhikkhū dhammānusārino saddhānusārino sabbe te sambodhiparāyanā.
Evaṁ svākkhāto, bhikkhave, mayā dhammo uttāno vivaṭo pakāsito chinnapilotiko. Evaṁ svākkhāte, bhikkhave, mayā dhamme uttāne vivaṭe pakāsite chinnapilotike yesaṁ mayi saddhāmattaṁ pemamattaṁ sabbe te saggaparāyanā”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Alagaddūpamasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.
Alagaddūpama Sutta
Dịch giả