Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Gopakamoggallāna Sutta

108

.

Kinh Gopaka Moggallāna

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Ananda trú ở Rajagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc, khi Thế Tôn thị tịch không bao lâu.

Lúc bấy giờ, Vua Ajatasattu con bà Videhi nước Magadha (Ma-kiệt-đà), vì nghi ngờ Pajjota (Ðăng Quang Vương), nên cho xây kiên cố thành Rajagaha.

Tôn giả Ananda buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Rajagaha để khất thực. Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để vào Rajagaha khất thực. Vậy ta hãy đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallana và chỗ làm việc của vị này”. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallana và chỗ làm việc của vị này. Bà-la-môn Gopaka Moggallana thấy Tôn giả Ananda từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Ananda:

— Hãy đến, Tôn giả Ananda! Thiện lai, Tôn giả Ananda! Ðã lâu rồi Tôn giả Ananda mới tạo được cơ hội này, tức là đến đây. Tôn giả Ananda hãy ngồi xuống, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn.

Tôn giả Ananda ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Còn Bà-la-môn Gopaka Moggallana chọn một chỗ ngồi thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Gopaka Moggallana thưa với Tôn giả Ananda:

— Có thể chăng, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?

— Không thể có một Tỷ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau.

Nhưng cuộc nói chuyện giữa Tôn giả Ananda và Bà-la-môn Gopaka Moggallana bị gián đoạn. Bà-la-môn Vassakara, bậc đại thần nước Magadha, đi thị sát các công sự Rajagaha (Vương Xá), đến công trường của Bà-la-môn Gopaka Moggallana, đến chỗ Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vassakara, bậc đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ananda:

— Ở đây, thưa Tôn giả Ananda, Tôn giả đang ngồi đàm luận câu chuyện gì? Và câu chuyện gì của Tôn giả bị gián đoạn?

— Này Bà-la-môn, ở đây, Bà-la-môn Gopaka Moggallana nói với tôi như sau: “Có thể có chăng, Tôn giả Ananda, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?” Khi được nói vậy, này Bà-la-môn, tôi nói với Bà-la-môn Gopaka Moggallana như sau: “Này Bà-la-môn, không thể có một vị Tỷ-kheo nào thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau”.

— Thưa Tôn giả Ananda, có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: “Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này”.

— Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: “Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông sẽ y chỉ vị này”.

— Thưa Tôn giả Ananda, có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: “Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?”

— Không có một vị Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: “Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này”.

— Và như vậy là không có chỗ nương tựa, thưa Tôn giả Ananda, như vậy do nhân gì, Quý vị có thể hòa hợp?

— Này Bà-la-môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Này Bà-la-môn, chúng tôi có chỗ nương tựa, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi.

— Khi được hỏi: “Có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: “Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?””, Tôn giả trả lời: “Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: “Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này”. Khi được hỏi: “Có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: “Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, các Ông nay sẽ y chỉ vị này”. Và Tôn giả trả lời: “Không có một vị Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: “Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này”. Khi được hỏi: “Và như vậy là không có chỗ nương tựa, thưa Tôn giả Ananda, như vậy do nhân gì, Quý vị có thể hòa hợp?” Tôn giả trả lời: “Này Bà-la-môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Chúng tôi có chỗ nương tựa, này Bà-la-môn, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi”. Nhưng thưa Tôn giả Ananda, ý nghĩa lời nói này cần phải hiểu như thế nào?

— Này Bà-la-môn, Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thi thiết học pháp, đã tuyên bố giới bổn Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) cho các Tỷ-kheo. Trong những ngày Bố-tát (Uposatha) chúng tôi cận trú ở chung một thôn điền, tất cả chúng tôi hội họp với nhau tại một chỗ; sau khi tụ họp, chúng tôi hỏi những gì đã xảy ra cho mỗi một người. Nếu trong khi hỏi nhau như vậy, có Tỷ-kheo phạm tội, phạm giới, chúng tôi bảo vị ấy làm đúng Pháp, đúng lời dạy. Thật vậy, không phải các Tôn giả xử sự chúng tôi, chính pháp xử sự chúng tôi.

— Thưa Tôn giả Ananda, có Tỷ-kheo nào mà nay Quý vị cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, sau khi cung kính, tôn trọng, Quý vị nương tựa?

— Này Bà-la-môn, có Tỷ-kheo mà nay chúng tôi cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, và sau khi chúng tôi cung kính, tôn trọng, chúng tôi nương tựa.

— Thưa Tôn giả Ananda, khi được hỏi: “Có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: “Sau khi Ta diệt độ, vị này sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?””. Và Tôn giả trả lời: “Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: “Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông”, và chúng tôi nay y chỉ vị này”. Khi được hỏi: “Thưa Tôn giả Ananda, có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận, được một số đông Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: “Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này”, và Tôn giả trả lời: “Không có một Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận, được một số đông Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: “Vị này sau khi Thế Tôn diệt độ sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này”. Khi được hỏi: “Có một Tỷ-kheo nào, thưa Tôn giả Ananda, nay quý vị cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy và sau khi cung kính, tôn trọng, quý vị an trú, nương tựa vị ấy?”, và Tôn giả trả lời: “Này Bà-la-môn, có Tỷ-kheo, chúng tôi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường và sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy”. Thưa Tôn giả Ananda, ý nghĩa lời nói ấy cần phải hiểu như thế nào?

— Này Bà-la-môn, có mười khả hỷ pháp được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Giữa chúng tôi, vị nào có đầy đủ mười pháp này, chúng tôi nay cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị ấy; sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy. Thế nào là mười?

Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, sau khi thọ trì, học tập trong các học pháp.

Vị ấy là bậc đa văn, thọ trì những điều đã nghe, cất chứa những điều đã nghe; những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy đều được nghe nhiều, được thọ trì, được lời nói làm cho quen thuộc, được ý tư niệm, được chánh kiến khéo ngộ nhập.

Vị ấy biết đủ đối với các vật thực dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

Vị ấy là người tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú.

Vị ấy thực hiện các loại thần thông sai biệt, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết- già đi trên hư không như chim có cánh; với bàn tay, vị ấy chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến Phạm thiên.

Vị ấy với thiên nhĩ thuần tịnh siêu nhân, nghe được âm thanh của chư Thiên và loài người, gần cũng như xa.

Sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy được biết như sau: Tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không tham, biết tâm không tham. Tâm có sân, biết tâm có sân. Tâm không sân, biết tâm không sân. Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không si, biết tâm không si. Tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết tâm tán loạn. Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm; không phải đại hành tâm, biết không phải đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát.

Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời… nhớ đến các đời sống quá khứ.

Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Với sự đoạn diệt các lậu hoặc, sau khi với thượng trí đã chứng ngộ, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Này Bà-la-môn, mười pháp khả hỷ này đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên giữa chúng tôi. Vị nào có đầy đủ mười pháp này, chúng tôi nay cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy; sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Vassakara (Vũ Thế), đại thần nước Magadha, nói với tướng quân Upananda:

— Tướng quân nghĩ thế nào? Nếu là như vậy, này tướng quân, những vị Tôn giả này cung kính những ai đáng cung kính, tôn trọng những ai đáng tôn trọng, lễ bái những ai đáng lễ bái, cúng dường những ai đáng cúng dường; thời chắc chắn những Tôn giả này cung kính những ai đáng cung kính, tôn trọng những ai đáng tôn trọng, lễ bái những ai đáng lễ bái, cúng dường những ai đáng cúng dường. Và nếu những Tôn giả ấy không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Tỷ-kheo này, thời những Tôn giả ấy cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ai?

Rồi Bà-la-môn Vassakara, vị đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ananda:

— Tôn giả Ananda nay trú tại đâu?

— Này Bà-la-môn, tôi trú ở Veluvana (Trúc Lâm).

— Thưa Tôn giả Ananda, có phải Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh?

— Thật vậy, này Bà-la-môn, Veluvana (Trúc Lâm) là một khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa cách dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những vị hộ trì và thủ hộ như Ngài.

— Thật vậy, thưa Tôn giả Ananda, Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những người tu Thiền và tánh thiên về Thiền định như quý vị Tôn giả. Và chư vị Tôn giả là những vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Thưa Tôn giả Ananda, một thời Tôn giả Gotama ở tại Vesali, Ðại Lâm, ở Kutagarasala (Trùng Các giảng đường). Rồi, thưa Tôn giả Ananda, tôi đi đến Mahavana (Ðại Lâm), Kutagarasala, đến Tôn giả Gotama. Ở đấy, Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện nói về Thiền định luận. Tôn giả Gotama thật là vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Và Tôn giả Gotama tán thán tất cả Thiền định.

— Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán tất cả Thiền định, không không tán thán tất cả Thiền định. Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy không tán thán? Ở đây, này Bà-la-môn, một số vị sống với tâm thấm nhuần dục tham, bị dục tham chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi dục tham đã được khởi lên. Vị ấy lấy dục tham làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần sân hận, bị sân hận chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi sân hận đã được khởi lên. Vị ấy lấy sân hận làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần hôn trầm thụy miên, bị hôn trầm thụy miên chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi hôn trầm thụy miên đã được khởi lên. Vị ấy lấy hôn trầm thụy miên làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần trạo hối, bị trạo hối chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi trạo hối đã được khởi lên. Vị ấy lấy trạo hối làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần nghi hoặc, bị nghi hoặc chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi nghi hoặc đã được khởi lên. Vị ấy lấy nghi hoặc làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán loại Thiền định như vậy.

Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy tán thán? Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, loại Thiền như vậy, Thế Tôn ấy tán thán.

— Thật vậy, thưa Tôn giả Ananda, Tôn giả Gotama khiển trách Thiền đáng được khiển trách, tán thán Thiền đáng được tán thán. Nay thưa Tôn giả Ananda, chúng tôi phải đi. Chúng tôi có những việc, có nhiều phận sự phải làm.

— Này Bà-la-môn, hãy làm gì Bà-la-môn nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha, hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Bà-la-môn Gopaka Moggalana, khi Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha đi không bao lâu, thưa với Tôn giả Ananda:

— Nếu chúng tôi không hỏi Tôn giả Ananda, thời Tôn giả Ananda đã không trả lời.

— Này Bà-la-môn, có phải chúng tôi đã nói với Ông: “Không có một Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, thành tựu mười pháp ấy một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ, những pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, vị Thế Tôn ấy là bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo, và sẽ thành tựu những pháp ấy về sau”.

Gopakamoggallāna Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ āyasmā ānando rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe aciraparinibbute bhagavati.

Tena kho pana samayena rājā māgadho ajātasattu vedehiputto rājagahaṁ paṭisaṅkhārāpeti rañño pajjotassa āsaṅkamāno.

Atha kho āyasmā ānando pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṁ piṇḍāya pāvisi.

Atha kho āyasmato ānandassa etadahosi: “atippago kho tāva rājagahe piṇḍāya carituṁ. Yannūnāhaṁ yena gopakamoggallānassa brāhmaṇassa kammanto, yena gopakamoggallāno brāhmaṇo tenupasaṅkameyyan”ti.

Atha kho āyasmā ānando yena gopakamoggallānassa brāhmaṇassa kammanto, yena gopakamoggallāno brāhmaṇo tenupasaṅkami. Addasā kho gopakamoggallāno brāhmaṇo āyasmantaṁ ānandaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “etu kho bhavaṁ ānando. Svāgataṁ bhoto ānandassa. Cirassaṁ kho bhavaṁ ānando imaṁ pariyāyamakāsi yadidaṁ idhāgamanāya. Nisīdatu bhavaṁ ānando, idamāsanaṁ paññattan”ti.

Nisīdi kho āyasmā ānando paññatte āsane. Gopakamoggallānopi kho brāhmaṇo aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho gopakamoggallāno brāhmaṇo āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṁ sabbathāsabbaṁ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhavaṁ gotamo ahosi arahaṁ sammāsambuddho”ti?

“Natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṁ sabbathāsabbaṁ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhagavā ahosi arahaṁ sammāsambuddho. So hi, brāhmaṇa, bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū, maggavidū, maggakovido; maggānugā ca pana etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā”ti.

Ayañca hidaṁ āyasmato ānandassa gopakamoggallānena brāhmaṇena saddhiṁ antarākathā vippakatā ahosi.

Atha kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto rājagahe kammante anusaññāyamāno yena gopakamoggallānassa brāhmaṇassa kammanto, yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “kāya nuttha, bho ānanda, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca pana vo antarākathā vippakatā”ti?

“Idha maṁ, brāhmaṇa, gopakamoggallāno brāhmaṇo evamāha: ‘atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṁ sabbathāsabbaṁ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhavaṁ gotamo ahosi arahaṁ sammāsambuddho’ti. Evaṁ vutte, ahaṁ, brāhmaṇa, gopakamoggallānaṁ brāhmaṇaṁ etadavocaṁ: ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṁ sabbathāsabbaṁ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhagavā ahosi arahaṁ sammāsambuddho. So hi, brāhmaṇa, bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū, maggavidū, maggakovido; maggānugā ca pana etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā’ti. Ayaṁ kho no, brāhmaṇa, gopakamoggallānena brāhmaṇena saddhiṁ antarākathā vippakatā. Atha tvaṁ anuppatto”ti.

“Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tena bhotā gotamena ṭhapito: ‘ayaṁ vo mamaccayena paṭisaraṇaṁ bhavissatī’ti, yaṁ tumhe etarahi paṭipādeyyāthā”ti? Variant: paṭipādeyyāthā”ti → paṭidhāveyyāthāti (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena ṭhapito: ‘ayaṁ vo mamaccayena paṭisaraṇaṁ bhavissatī’ti, yaṁ mayaṁ etarahi paṭipādeyyāmā”ti.

“Atthi pana, bho ānanda, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito: ‘ayaṁ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṁ bhavissatī’ti, yaṁ tumhe etarahi paṭipādeyyāthā”ti?

“Natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito: ‘ayaṁ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṁ bhavissatī’ti, yaṁ mayaṁ etarahi paṭipādeyyāmā”ti.

“Evaṁ appaṭisaraṇe ca pana, bho ānanda, ko hetu sāmaggiyā”ti?

“Na kho mayaṁ, brāhmaṇa, appaṭisaraṇā; sappaṭisaraṇā mayaṁ, brāhmaṇa; dhammappaṭisaraṇā”ti.

“‘Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tena bhotā gotamena ṭhapito—ayaṁ vo mamaccayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti, yaṁ tumhe etarahi paṭipādeyyāthā’ti—iti puṭṭho samāno ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena ṭhapito—ayaṁ vo mamaccayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti, yaṁ mayaṁ etarahi paṭipādeyyāmā’ti vadesi; ‘atthi pana, bho ānanda, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito—ayaṁ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti, yaṁ tumhe etarahi paṭipādeyyāthā’ti—iti puṭṭho samāno ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito—ayaṁ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti, yaṁ mayaṁ etarahi paṭipādeyyāmā’ti—vadesi; ‘evaṁ appaṭisaraṇe ca pana, bho ānanda, ko hetu sāmaggiyā’ti iti puṭṭho samāno ‘na kho mayaṁ, brāhmaṇa, appaṭisaraṇā; sappaṭisaraṇā mayaṁ, brāhmaṇa; dhammappaṭisaraṇā’ti vadesi. Imassa pana, bho ānanda, bhāsitassa kathaṁ attho daṭṭhabbo”ti?

“Atthi kho, brāhmaṇa, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena bhikkhūnaṁ sikkhāpadaṁ paññattaṁ, pātimokkhaṁ uddiṭṭhaṁ. Te mayaṁ tadahuposathe yāvatikā ekaṁ gāmakhettaṁ upanissāya viharāma te sabbe ekajjhaṁ sannipatāma; sannipatitvā yassa taṁ pavattati taṁ ajjhesāma. Tasmiñce bhaññamāne hoti bhikkhussa āpatti hoti vītikkamo taṁ mayaṁ yathādhammaṁ yathānusiṭṭhaṁ kāremāti. Na kira no bhavanto kārenti; dhammo no kāreti”.

“Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi yaṁ tumhe etarahi sakkarotha garuṁ karotha mānetha pūjetha; sakkatvā garuṁ katvā upanissāya viharathā”ti? Variant: garuṁ karotha → garukarotha (bj, sya-all, km, pts1ed) | garuṁ katvā → garukatvā (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi yaṁ mayaṁ etarahi sakkaroma garuṁ karoma mānema pūjema; sakkatvā garuṁ katvā upanissāya viharāmā”ti.

“‘Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tena bhotā gotamena ṭhapito—ayaṁ vo mamaccayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti yaṁ tumhe etarahi paṭipādeyyāthā’ti—iti puṭṭho samāno ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena ṭhapito—ayaṁ vo mamaccayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti yaṁ mayaṁ etarahi paṭipādeyyāmā’ti vadesi; ‘atthi pana, bho ānanda, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito—ayaṁ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti yaṁ tumhe etarahi paṭipādeyyāthā’ti—iti puṭṭho samāno ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito—ayaṁ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṁ bhavissatīti yaṁ mayaṁ etarahi paṭipādeyyāmā’ti vadesi; ‘atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi yaṁ tumhe etarahi sakkarotha garuṁ karotha mānetha pūjetha; sakkatvā garuṁ katvā upanissāya viharathā’ti—iti puṭṭho samāno ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi yaṁ mayaṁ etarahi sakkaroma garuṁ karoma mānema pūjema; sakkatvā garuṁ katvā upanissāya viharāmā’ti vadesi. Imassa pana, bho ānanda, bhāsitassa kathaṁ attho daṭṭhabbo”ti?

“Atthi kho, brāhmaṇa, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena dasa pasādanīyā dhammā akkhātā. Yasmiṁ no ime dhammā saṁvijjanti taṁ mayaṁ etarahi sakkaroma garuṁ karoma mānema pūjema; sakkatvā garuṁ katvā upanissāya viharāma. Katame dasa?

Idha, brāhmaṇa, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṁvarasaṁvuto viharati ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu.

Bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā, majjhekalyāṇā, pariyosānakalyāṇā, sātthaṁ, sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ abhivadanti tathārūpāssa dhammā bahussutā honti dhātā vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. Variant: dhātā → dhatā (bj, sya-all, km, pts1ed) | sātthaṁ, sabyañjanaṁ → sātthā sabyañjanā (bj, sya-all, km)

Santuṭṭho hoti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi. Variant: Santuṭṭho hoti → hoti itarītarehi (bj)

Catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī.

Anekavihitaṁ iddhividhaṁ paccanubhoti—ekopi hutvā bahudhā hoti, bahudhāpi hutvā eko hoti; āvibhāvaṁ tirobhāvaṁ; tirokuṭṭaṁ tiropākāraṁ tiropabbataṁ asajjamāno gacchati, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṁ karoti, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāne gacchati, seyyathāpi pathaviyaṁ; ākāsepi pallaṅkena kamati, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṁmahiddhike evaṁmahānubhāve pāṇinā parimasati parimajjati, yāva brahmalokāpi kāyena vasaṁ vatteti. Variant: tirokuṭṭaṁ → tirokuḍḍaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) | parimasati → parāmasati (mr)

Dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇāti—dibbe ca mānuse ca, ye dūre santike ca.

Parasattānaṁ parapuggalānaṁ cetasā ceto paricca pajānāti. Sarāgaṁ vā cittaṁ ‘sarāgaṁ cittan’ti pajānāti, vītarāgaṁ vā cittaṁ ‘vītarāgaṁ cittan’ti pajānāti, sadosaṁ vā cittaṁ ‘sadosaṁ cittan’ti pajānāti, vītadosaṁ vā cittaṁ ‘vītadosaṁ cittan’ti pajānāti, samohaṁ vā cittaṁ ‘samohaṁ cittan’ti pajānāti, vītamohaṁ vā cittaṁ ‘vītamohaṁ cittan’ti pajānāti, saṅkhittaṁ vā cittaṁ ‘saṅkhittaṁ cittan’ti pajānāti, vikkhittaṁ vā cittaṁ ‘vikkhittaṁ cittan’ti pajānāti, mahaggataṁ vā cittaṁ ‘mahaggataṁ cittan’ti pajānāti, amahaggataṁ vā cittaṁ ‘amahaggataṁ cittan’ti pajānāti, sauttaraṁ vā cittaṁ ‘sauttaraṁ cittan’ti pajānāti, anuttaraṁ vā cittaṁ ‘anuttaraṁ cittan’ti pajānāti, samāhitaṁ vā cittaṁ ‘samāhitaṁ cittan’ti pajānāti, asamāhitaṁ vā cittaṁ ‘asamāhitaṁ cittan’ti pajānāti, vimuttaṁ vā cittaṁ ‘vimuttaṁ cittan’ti pajānāti, avimuttaṁ vā cittaṁ ‘avimuttaṁ cittan’ti pajānāti.

Anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṁsampi jātiyo cattārīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekepi saṁvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṁvaṭṭavivaṭṭakappe: ‘amutrāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṁ; tatrāpāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati.

Dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti.

Āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati.

Ime kho, brāhmaṇa, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena dasa pasādanīyā dhammā akkhātā. Yasmiṁ no ime dhammā saṁvijjanti taṁ mayaṁ etarahi sakkaroma garuṁ karoma mānema pūjema; sakkatvā garuṁ katvā upanissāya viharāmā”ti.

Evaṁ vutte, vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto upanandaṁ senāpatiṁ āmantesi: “Taṁ kiṁ maññati bhavaṁ senāpati yadime bhonto sakkātabbaṁ sakkaronti, garuṁ kātabbaṁ garuṁ karonti, Variant: maññati bhavaṁ senāpati → maññasi bhavaṁ senāpati (bj, mr); maññasi evaṁ senāpati (sya-all, km, pts1ed) mānetabbaṁ mānenti, pūjetabbaṁ pūjenti”?

“Tagghime bhonto sakkātabbaṁ sakkaronti, garuṁ kātabbaṁ garuṁ karonti, mānetabbaṁ mānenti, pūjetabbaṁ pūjenti. Variant: Tagghime → taggha me (mr) Imañca hi te bhonto na sakkareyyuṁ na garuṁ kareyyuṁ na māneyyuṁ na pūjeyyuṁ; atha kiñcarahi te bhonto sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, sakkatvā garuṁ katvā mānetvā pūjetvā upanissāya vihareyyun”ti?

Atha kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “kahaṁ pana bhavaṁ ānando etarahi viharatī”ti?

“Veḷuvane khohaṁ, brāhmaṇa, etarahi viharāmī”ti.

“Kacci pana, bho ānanda, veḷuvanaṁ ramaṇīyañceva appasaddañca appanigghosañca vijanavātaṁ manussarāhasseyyakaṁ paṭisallānasāruppan”ti?

“Taggha, brāhmaṇa, veḷuvanaṁ ramaṇīyañceva appasaddañca appanigghosañca vijanavātaṁ manussarāhasseyyakaṁ paṭisallānasāruppaṁ, yathā taṁ tumhādisehi rakkhakehi gopakehī”ti.

“Taggha, bho ānanda, veḷuvanaṁ ramaṇīyañceva appasaddañca appanigghosañca vijanavātaṁ manussarāhasseyyakaṁ paṭisallānasāruppaṁ, yathā taṁ bhavantehi jhāyīhi jhānasīlīhi. Jhāyino ceva bhavanto jhānasīlino ca.

Ekamidāhaṁ, bho ānanda, samayaṁ so bhavaṁ gotamo vesāliyaṁ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṁ. Atha khvāhaṁ, bho ānanda, yena mahāvanaṁ kūṭāgārasālā yena so bhavaṁ gotamo tenupasaṅkamiṁ. Tatra ca pana so bhavaṁ gotamo anekapariyāyena jhānakathaṁ kathesi. Jhāyī ceva so bhavaṁ gotamo ahosi jhānasīlī ca. Sabbañca pana so bhavaṁ gotamo jhānaṁ vaṇṇesī”ti.

“Na ca kho, brāhmaṇa, so bhagavā sabbaṁ jhānaṁ vaṇṇesi, napi so bhagavā sabbaṁ jhānaṁ na vaṇṇesīti. Kathaṁ rūpañca, brāhmaṇa, so bhagavā jhānaṁ na vaṇṇesi? Idha, brāhmaṇa, ekacco kāmarāgapariyuṭṭhitena cetasā viharati kāmarāgaparetena, uppannassa ca kāmarāgassa nissaraṇaṁ yathābhūtaṁ nappajānāti; so kāmarāgaṁyeva antaraṁ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Byāpādapariyuṭṭhitena cetasā viharati byāpādaparetena, uppannassa ca byāpādassa nissaraṇaṁ yathābhūtaṁ nappajānāti; so byāpādaṁyeva antaraṁ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Thinamiddhapariyuṭṭhitena cetasā viharati thinamiddhaparetena, uppannassa ca thinamiddhassa nissaraṇaṁ yathābhūtaṁ nappajānāti; so thinamiddhaṁyeva antaraṁ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Uddhaccakukkuccapariyuṭṭhitena cetasā viharati uddhaccakukkuccaparetena, uppannassa ca uddhaccakukkuccassa nissaraṇaṁ yathābhūtaṁ nappajānāti; so uddhaccakukkuccaṁyeva antaraṁ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Vicikicchāpariyuṭṭhitena cetasā viharati vicikicchāparetena, uppannāya ca vicikicchāya nissaraṇaṁ yathābhūtaṁ nappajānāti; so vicikicchaṁyeva antaraṁ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Evarūpaṁ kho, brāhmaṇa, so bhagavā jhānaṁ na vaṇṇesi.

Kathaṁ rūpañca, brāhmaṇa, so bhagavā jhānaṁ vaṇṇesi? Idha, brāhmaṇa, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ … tatiyaṁ jhānaṁ … catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Evarūpaṁ kho, brāhmaṇa, so bhagavā jhānaṁ vaṇṇesī”ti.

“Gārayhaṁ kira, bho ānanda, so bhavaṁ gotamo jhānaṁ garahi, pāsaṁsaṁ pasaṁsi. Handa ca dāni mayaṁ, bho ānanda, gacchāma; bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.

“Yassadāni tvaṁ, brāhmaṇa, kālaṁ maññasī”ti.

Atha kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto āyasmato ānandassa bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

Atha kho gopakamoggallāno brāhmaṇo acirapakkante vassakāre brāhmaṇe magadhamahāmatte āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “yaṁ no mayaṁ bhavantaṁ ānandaṁ apucchimhā taṁ no bhavaṁ ānando na byākāsī”ti.

“Nanu te, brāhmaṇa, avocumhā: ‘natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṁ sabbathāsabbaṁ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhagavā ahosi arahaṁ sammāsambuddho. So hi, brāhmaṇa, bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū, maggavidū, maggakovido. Maggānugā ca pana etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā’”ti.

Gopakamoggallānasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Gopakamoggallāna Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC