Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Māratajjanīya Sutta

50

.

Kinh Hàng ma

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Maha Moggallana trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhessakalavana, vườn Lộc Uyển.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Moggallana đang đi kinh hành ngoài trời. Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Maha Moggallana, ở trong bao tử. Rồi Tôn giả Maha Moggallana nghĩ như sau: “Nay sao bụng của Ta lại nặng nặng như có gì chồng chất quá đầy?” Rồi Tôn giả Maha Moggallana từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào tự viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

Sau khi ngồi, Tôn giả Maha Moggallana tự chánh niệm. Tôn giả Maha Moggallana thấy Ác ma, sau khi đi vào trong bụng, đang ở trong bao tử. Thấy vậy, Tôn giả liền nói với Ác ma:

— Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!

Rồi Ác ma suy nghĩ: “Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai, và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài”. Chính vị Bổn sư cũng chưa biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?”

Rồi Tôn giả Maha Moggallana lại nói với Ác ma như sau:

— Này Ác ma, ta biết Ngươi. Ðừng có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta”. Ngươi là Ác ma. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: “Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!” Chính vị Bổn sư cũng không biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?”

Rồi Ác ma suy nghĩ như sau: “Vị Sa-môn này biết ta, thấy ta và nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài””. Rồi Ác ma từ miệng Tôn giả Maha Moggallana bước ra, và đứng dựa nơi cửa miệng. Tôn giả Maha Moggallana thấy Ác ma đứng dựa nơi cửa miệng, bèn nói Ác ma:

— Ác ma, ở đây, ta cũng thấy Ngươi. Ngươi chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không thấy ta”. Này Ác ma, nay Ngươi đang đứng dựa nơi cửa miệng. Này Ác ma, thuở xưa, ta là Ác ma tên là Dusi, và chị ta tên là Kali. Ngươi là con trai chị ta. Như vậy Ngươi là cháu ta.

Này Ác ma, lúc bấy giờ, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán,  Chánh Ðẳng Giác có hai vị đệ tử tên là Vidhura, và Sanjiva, hai bậc tối thượng, hai bậc Hiền giả. Này Ác ma, đối với các vị đệ tử của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không một ai ở đây có thể bằng Tôn giả Vidhura về thuyết pháp. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Vidhura được gọi là Vidhura (Vô song). Còn Tôn giả Sanjiva là vị đi rừng, đi gốc cây, đi các chỗ không người và chứng Diệt thọ tưởng định không khó khăn gì.

Này Ác ma, thuở xưa, Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây, thấy vậy liền nói với nhau như sau: “Thật vị diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi. Chúng ta hãy hỏa táng ngài!” Rồi này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành liền thâu lượm cỏ, củi và phân bò chồng lên thân Tôn giả Sanjiva, đốt lửa và bỏ đi.

Này Ác ma, Tôn giả Sanjiva, sau khi đêm ấy đã tàn, liền xuất định, phủi áo, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào làng khất thực. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang đi khất thực, thấy vậy liền nghĩ: “Thật vị diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi, nay được sống lại”. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Sanjiva được xưng danh là Sanjiva, Sanjiva.

Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như sau: “Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: “Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ. “

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau: “Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền”. Và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền”, và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền”. Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

“– Này các Tỷ-kheo, những Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi nhập vào và nói: “Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”.

Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi… với tâm câu hữu với hỷ…, biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”.

Rồi Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ không vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi… với tâm câu hữu với hỷ… biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này Ác ma, rồi Mara Dusi suy nghĩ như sau: “Làm như vậy, ta không thể biết chỗ đến hay chỗ đi của các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Vậy ta hãy nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: “Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh này. Do được tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”.

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói: “Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”, Rồi này Ác ma, những Bà-la-môn gia chủ, bị Ác ma Dusi xâm nhập, tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Này Ác ma, sau một thời gian những vị này mạng chung và phần lớn sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới và đời này.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusamdha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

“– Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi xâm nhập và nói như sau: “Các Ngươi hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy sống quán bất tịnh trên thân, quán tưởng nhàm chán đối với các món ăn, quán tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành”.

Và này Ác ma, những Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ trống vắng, sống quán (tánh) bất tịnh trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các món ăn, (quán) tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, buổi sáng đắp y, mang y bát, với Tôn giả Vidhura là thị giả, đi vào làng để khất thực.

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào một đứa trẻ, cầm một hòn đá, đánh trên đầu Tôn giả Vidhura khiến bể đầu. Rồi này Ác ma, Tôn giả Vidhura với đầu bị bể và với máu chảy, vẫn đi sau lưng Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nhìn xung quanh với cái nhìn con voi chúa và suy nghĩ như sau: “Thật vậy, Ác ma Dusi không biết sự vừa phải”. Này Ác ma, khi Thế Tôn nhìn xung quanh, thì Ác ma Dusi liền từ chỗ ấy từ trần và sinh vào cõi địa ngục.

Này Ác ma, địa ngục ấy được ba tên gọi: Sáu xúc xứ địa ngục, Thiết qua địa ngục, Biệt thọ khổ địa ngục. Rồi các người giữ địa ngục đến ta và nói như sau: “Này Tôn giả, khi cọc sắt sẽ gặp cọc sắt trong tim của Ngươi, Ngươi mới hiểu như sau: “Ta sẽ bị trụng nước sôi một ngàn năm ở địa ngục.”

Và ta, này Ác ma, ta bị trụng nước sôi, trải nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm trong địa ngục. Trải qua một vạn năm trong đại địa ngục ấy, ta bị nấu sôi và cảm thọ cảm giác gọi là Vutthanima. Do vậy, này Ác ma, thân của ta là như vậy, thân như con người, và đầu ta là như vậy, đầu như con cá.

  1. Ðịa ngục ấy thế nào
    Dusi bị nấu sôi
    Vì đánh Vidhura,
    Ðệ tử Kakusandha.
    Có trăm loại cọc sắt,
    Tự cảm thọ riêng biệt
    Ðịa ngục là như vậy,
    Dusi bị nấu sôi.
    Vì đánh Vidhura,
    Ðệ tử Kakusandha

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,

  1. Dựng lên giữa biển cả,
    Cung điện trải nhiều kiếp,
    Bằng ngọc chói lưu ly,
    Huy hoàng cùng chiếu diệu.
    Tiên nữ múa tại đây,
    Trang sức màu dị biệt.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ Thọ,

  1. Ai Thế Tôn khuyến khích,
    Ðược chư Tăng chứng kiến,
    Với ngón chân rung chuyển,
    Lâu đài Vijayanta!

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,

  1. Với ngón chân rung chuyển
    Lâu đài Vijayanta?
    Ðầy đủ thần thông lực,
    Chư thiên cũng hoảng sợ.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,!

  1. Ai hỏi vị Sakka,
    Tại lầu Vijayanta,
    Hiền giả, Người có biết,
    Chứng ái tận giải thoát?
    Sakka đã chân thành,
    Trả lời câu được hỏi.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,

  1. Ai từng hỏi Phạm thiên,
    Tại hội chúng Thiện pháp,
    Hiền giả nay vẫn chấp,
    Các tà kiến thuở xưa,
    Có thấy cảnh huy hoàng,
    Phạm thiên cảnh Thiên giới?
    Brahmà đã chân thành,
    Tiếp tục đáp câu hỏi:
    Tôn giả, tôi không chấp,
    Các tà kiến thuở xưa!
    Tôi thấy sự huy hoàng,
    Phạm thiên cảnh Thiên giới!
    Sao nay tôi nói được,
    Tôi thường hằng thường tại?

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ!

  1. Ai với sự giải thoát,
    Cảm xúc Cao sơn đảnh,
    Rừng Ðông Videha,
    Và người nằm trên đất,

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ.

  1. Thật sự lửa không nghĩ:
    “Ta đốt cháy kẻ ngu”,
    Kẻ ngu đột kích lửa,
    Tự mình bị thiêu cháy.
    Cũng vậy, này Ác ma,
    Ngươi đột kích Như Lai.
    Tự mình đốt cháy mình
    Như kẻ ngu chạm lửa,
    Ác ma tạo ác nghiệp,
    Do nhiễu hại Như Lai,
    Ngươi nghĩ chăng, Ác ma,
    “Ác quả không đến ta”.
    Ðiều ác Ác ma làm,
    Chất chứa đã lâu rồi,
    Ác ma, hãy tránh Phật,
    Chớ vọng tưởng Tỷ-kheo!

Tỷ-kheo chống Ác ma,
Tại rừng Bhesakala,
Vị Dạ xoa, thất vọng,
Biến mất tại chỗ ấy.

Māratajjanīya Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ āyasmā mahāmoggallāno bhaggesu viharati susumāragire bhesakaḷāvane migadāye.

Tena kho pana samayena āyasmā mahāmoggallāno abbhokāse caṅkamati.

Tena kho pana samayena māro pāpimā āyasmato mahāmoggallānassa kucchigato hoti koṭṭhamanupaviṭṭho. Atha kho āyasmato mahāmoggallānassa etadahosi: “kiṁ nu kho me kucchi garugaro viya? Variant: garugaro viya → garu garu viya (bj, pts1ed ṭīkāyaṁ pāṭhantaraṁ); garugarutaro viya (sya-all) Māsācitaṁ maññe”ti. Atha kho āyasmā mahāmoggallāno caṅkamā orohitvā vihāraṁ pavisitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho āyasmā mahāmoggallāno paccattaṁ yoniso manasākāsi.

Addasā kho āyasmā mahāmoggallāno māraṁ pāpimantaṁ kucchigataṁ koṭṭhamanupaviṭṭhaṁ. Disvāna māraṁ pāpimantaṁ etadavoca: “nikkhama, pāpima; nikkhama, pāpima. Mā tathāgataṁ vihesesi, mā tathāgatasāvakaṁ. Mā te ahosi dīgharattaṁ ahitāya dukkhāyā”ti.

Atha kho mārassa pāpimato etadahosi: “ajānameva kho maṁ ayaṁ samaṇo apassaṁ evamāha: ‘nikkhama, pāpima; nikkhama, pāpima. Mā tathāgataṁ vihesesi, mā tathāgatasāvakaṁ. Mā te ahosi dīgharattaṁ ahitāya dukkhāyā’ti. Yopissa so satthā sopi maṁ neva khippaṁ jāneyya, kuto pana maṁ ayaṁ sāvako jānissatī”ti? Variant: jāneyya, kuto pana → kuto ca pana (sya-all)

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno māraṁ pāpimantaṁ etadavoca: “evampi kho tāhaṁ, pāpima, jānāmi, mā tvaṁ maññittho: ‘na maṁ jānātī’ti. Māro tvamasi, pāpima; tuyhañhi, pāpima, evaṁ hoti: ‘ajānameva kho maṁ ayaṁ samaṇo apassaṁ evamāha—nikkhama, pāpima; nikkhama, pāpima. Mā tathāgataṁ vihesesi, mā tathāgatasāvakaṁ. Mā te ahosi dīgharattaṁ ahitāya dukkhāyāti. Yopissa so satthā sopi maṁ neva khippaṁ jāneyya, kuto pana maṁ ayaṁ sāvako jānissatī’”ti?

Atha kho mārassa pāpimato etadahosi: “jānameva kho maṁ ayaṁ samaṇo passaṁ evamāha: ‘nikkhama, pāpima; nikkhama, pāpima. Mā tathāgataṁ vihesesi, mā tathāgatasāvakaṁ. Mā te ahosi dīgharattaṁ ahitāya dukkhāyā’”ti.

Atha kho māro pāpimā āyasmato mahāmoggallānassa mukhato uggantvā paccaggaḷe aṭṭhāsi. Addasā kho āyasmā mahāmoggallāno māraṁ pāpimantaṁ paccaggaḷe ṭhitaṁ; disvāna māraṁ pāpimantaṁ etadavoca: “etthāpi kho tāhaṁ, pāpima, passāmi; mā tvaṁ maññittho ‘na maṁ passatī’ti. Eso tvaṁ, pāpima, paccaggaḷe ṭhito.

Bhūtapubbāhaṁ, pāpima, dūsī nāma māro ahosiṁ, tassa me kāḷī nāma bhaginī. Tassā tvaṁ putto. So me tvaṁ bhāgineyyo ahosi.

Tena kho pana, pāpima, samayena kakusandho bhagavā arahaṁ sammāsambuddho loke uppanno hoti. Kakusandhassa kho pana, pāpima, bhagavato arahato sammāsambuddhassa vidhurasañjīvaṁ nāma sāvakayugaṁ ahosi aggaṁ bhaddayugaṁ. Yāvatā kho pana, pāpima, kakusandhassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa sāvakā. Tesu na ca koci āyasmatā vidhurena samasamo hoti yadidaṁ dhammadesanāya. Iminā kho evaṁ, pāpima, pariyāyena āyasmato vidhurassa vidhuroteva samaññā udapādi. Variant: evaṁ → etaṁ (bj, sya-all, pts1ed) | vidhurassa vidhuroteva → vidhurassa vidhuro vidhurotveva (bj, sya-all, km); vidhurassa vidhuro vidhuroteva (pts1ed)

Āyasmā pana, pāpima, sañjīvo araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi appakasireneva saññāvedayitanirodhaṁ samāpajjati. Bhūtapubbaṁ, pāpima, āyasmā sañjīvo aññatarasmiṁ rukkhamūle saññāvedayitanirodhaṁ samāpanno nisinno hoti. Addasaṁsu kho, pāpima, gopālakā pasupālakā kassakā pathāvino āyasmantaṁ sañjīvaṁ aññatarasmiṁ rukkhamūle saññāvedayitanirodhaṁ samāpannaṁ nisinnaṁ; disvāna tesaṁ etadahosi: ‘acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata, bho. Ayaṁ samaṇo nisinnakova kālaṅkato. Handa naṁ dahāmā’ti. Atha kho te, pāpima, gopālakā pasupālakā kassakā pathāvino tiṇañca kaṭṭhañca gomayañca saṅkaḍḍhitvā āyasmato sañjīvassa kāye upacinitvā aggiṁ datvā pakkamiṁsu.

Atha kho, pāpima, āyasmā sañjīvo tassā rattiyā accayena tāya samāpattiyā vuṭṭhahitvā cīvarāni papphoṭetvā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṁ piṇḍāya pāvisi. Addasaṁsu kho te, pāpima, gopālakā pasupālakā kassakā pathāvino āyasmantaṁ sañjīvaṁ piṇḍāya carantaṁ; disvāna nesaṁ etadahosi: ‘acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata, bho. Ayaṁ samaṇo nisinnakova kālaṅkato, svāyaṁ paṭisañjīvito’ti. Iminā kho evaṁ, pāpima, pariyāyena āyasmato sañjīvassa sañjīvoteva samaññā udapādi. Variant: sañjīvassa sañjīvoteva → sañjīvo sañjīvotveva (bj, sya-all, km); sañjīvo sañjīvoteva (pts1ed)

Atha kho, pāpima, dūsissa mārassa etadahosi: ‘imesaṁ kho ahaṁ bhikkhūnaṁ sīlavantānaṁ kalyāṇadhammānaṁ neva jānāmi āgatiṁ vā gatiṁ vā. Yannūnāhaṁ brāhmaṇagahapatike anvāviseyyaṁ—etha, tumhe bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme akkosatha paribhāsatha rosetha vihesetha. Appeva nāma tumhehi akkosiyamānānaṁ paribhāsiyamānānaṁ rosiyamānānaṁ vihesiyamānānaṁ siyā cittassa aññathattaṁ, yathā taṁ dūsī māro labhetha otāran’ti. Atha kho te, pāpima, dūsī māro brāhmaṇagahapatike anvāvisi: ‘etha, tumhe bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme akkosatha paribhāsatha rosetha vihesetha. Appeva nāma tumhehi akkosiyamānānaṁ paribhāsiyamānānaṁ rosiyamānānaṁ vihesiyamānānaṁ siyā cittassa aññathattaṁ, yathā taṁ dūsī māro labhetha otāran’ti.

Atha kho te, pāpima, brāhmaṇagahapatikā anvāvisiṭṭhā dūsinā mārena bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme akkosanti paribhāsanti rosenti vihesenti: ‘ime pana muṇḍakā samaṇakā ibbhā kiṇhā bandhupādāpaccā “jhāyinosmā jhāyinosmā”ti pattakkhandhā adhomukhā madhurakajātā jhāyanti pajjhāyanti nijjhāyanti apajjhāyanti. Variant: kiṇhā → kiṇṇā (si); kaṇhā (sya-all, km, mr) Seyyathāpi nāma ulūko rukkhasākhāyaṁ mūsikaṁ maggayamāno jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati; evamevime muṇḍakā samaṇakā ibbhā kiṇhā bandhupādāpaccā “jhāyinosmā jhāyinosmā”ti pattakkhandhā adhomukhā madhurakajātā jhāyanti pajjhāyanti nijjhāyanti apajjhāyanti. Seyyathāpi nāma kotthu nadītīre macche maggayamāno jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati; evamevime muṇḍakā samaṇakā ibbhā kiṇhā bandhupādāpaccā “jhāyinosmā jhāyinosmā”ti pattakkhandhā adhomukhā madhurakajātā jhāyanti pajjhāyanti nijjhāyanti apajjhāyanti. Seyyathāpi nāma biḷāro sandhisamalasaṅkaṭīre mūsikaṁ maggayamāno jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati; evamevime muṇḍakā samaṇakā ibbhā kiṇhā bandhupādāpaccā “jhāyinosmā jhāyinosmā”ti pattakkhandhā adhomukhā madhurakajātā jhāyanti pajjhāyanti nijjhāyanti apajjhāyanti. Seyyathāpi nāma gadrabho vahacchinno sandhisamalasaṅkaṭīre jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati; evamevime muṇḍakā samaṇakā ibbhā kiṇhā bandhupādāpaccā “jhāyinosmā jhāyinosmā”ti pattakkhandhā adhomukhā madhurakajātā jhāyanti pajjhāyanti nijjhāyanti apajjhāyantī’ti.

Ye kho pana, pāpima, tena samayena manussā kālaṁ karonti yebhuyyena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti.

Atha kho, pāpima, kakusandho bhagavā arahaṁ sammāsambuddho bhikkhū āmantesi: ‘anvāviṭṭhā kho, bhikkhave, brāhmaṇagahapatikā dūsinā mārena—etha, tumhe bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme akkosatha paribhāsatha rosetha vihesetha, appeva nāma tumhehi akkosiyamānānaṁ paribhāsiyamānānaṁ rosiyamānānaṁ vihesiyamānānaṁ siyā cittassa aññathattaṁ, yathā taṁ dūsī māro labhetha otāran’ti. Etha, tumhe, bhikkhave, mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharatha, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharatha. Karuṇāsahagatena cetasā …pe… muditāsahagatena cetasā …pe… upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharatha, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharathā’ti.

Atha kho te, pāpima, bhikkhū kakusandhena bhagavatā arahatā sammāsambuddhena evaṁ ovadiyamānā evaṁ anusāsiyamānā araññagatāpi rukkhamūlagatāpi suññāgāragatāpi mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihariṁsu, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihariṁsu. Karuṇāsahagatena cetasā …pe… muditāsahagatena cetasā …pe… upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihariṁsu, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihariṁsu.

Atha kho, pāpima, dūsissa mārassa etadahosi: ‘evampi kho ahaṁ karonto imesaṁ bhikkhūnaṁ sīlavantānaṁ kalyāṇadhammānaṁ neva jānāmi āgatiṁ vā gatiṁ vā, yannūnāhaṁ brāhmaṇagahapatike anvāviseyyaṁ: “etha, tumhe bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme sakkarotha garuṁ karotha mānetha pūjetha, appeva nāma tumhehi sakkariyamānānaṁ garukariyamānānaṁ māniyamānānaṁ pūjiyamānānaṁ siyā cittassa aññathattaṁ, yathā taṁ dūsī māro labhetha otāran”’ti.

Atha kho te, pāpima, dūsī māro brāhmaṇagahapatike anvāvisi: ‘etha, tumhe bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme sakkarotha garuṁ karotha mānetha pūjetha, appeva nāma tumhehi sakkariyamānānaṁ garukariyamānānaṁ māniyamānānaṁ pūjiyamānānaṁ siyā cittassa aññathattaṁ, yathā taṁ dūsī māro labhetha otāran’ti. Atha kho te, pāpima, brāhmaṇagahapatikā anvāviṭṭhā dūsinā mārena bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti.

Ye kho pana, pāpima, tena samayena manussā kālaṁ karonti yebhuyyena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjanti.

Atha kho, pāpima, kakusandho bhagavā arahaṁ sammāsambuddho bhikkhū āmantesi: ‘anvāviṭṭhā kho, bhikkhave, brāhmaṇagahapatikā dūsinā mārena: “etha, tumhe bhikkhū sīlavante kalyāṇadhamme sakkarotha garuṁ karotha mānetha pūjetha, appeva nāma tumhehi sakkariyamānānaṁ garukariyamānānaṁ māniyamānānaṁ pūjiyamānānaṁ siyā cittassa aññathattaṁ, yathā taṁ dūsī māro labhetha otāran”ti. Etha, tumhe, bhikkhave, asubhānupassino kāye viharatha, āhāre paṭikūlasaññino, sabbaloke anabhiratisaññino, sabbasaṅkhāresu aniccānupassino’ti.

Atha kho te, pāpima, bhikkhū kakusandhena bhagavatā arahatā sammāsambuddhena evaṁ ovadiyamānā evaṁ anusāsiyamānā araññagatāpi rukkhamūlagatāpi suññāgāragatāpi asubhānupassino kāye vihariṁsu, āhāre paṭikūlasaññino, sabbaloke anabhiratisaññino, sabbasaṅkhāresu aniccānupassino.

Atha kho, pāpima, kakusandho bhagavā arahaṁ sammāsambuddho pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya āyasmatā vidhurena pacchāsamaṇena gāmaṁ piṇḍāya pāvisi.

Atha kho, pāpima, dūsī māro aññataraṁ kumārakaṁ anvāvisitvā sakkharaṁ gahetvā āyasmato vidhurassa sīse pahāramadāsi; sīsaṁ vobhindi. Variant: kumārakaṁ → kumāraṁ (bj, pts1ed) | sīsaṁ vobhindi → sīsaṁ te bhindissāmīti (mr) Atha kho, pāpima, āyasmā vidhuro bhinnena sīsena lohitena gaḷantena kakusandhaṁyeva bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ piṭṭhito piṭṭhito anubandhi. Atha kho, pāpima, kakusandho bhagavā arahaṁ sammāsambuddho nāgāpalokitaṁ apalokesi: ‘na vāyaṁ dūsī māro mattamaññāsī’ti. Sahāpalokanāya ca pana, pāpima, dūsī māro tamhā ca ṭhānā cavi mahānirayañca upapajji.

Tassa kho pana, pāpima, mahānirayassa tayo nāmadheyyā honti—chaphassāyataniko itipi, saṅkusamāhato itipi, paccattavedaniyo itipi. Atha kho maṁ, pāpima, nirayapālā upasaṅkamitvā etadavocuṁ: ‘yadā kho te, mārisa, saṅkunā saṅku hadaye samāgaccheyya. Variant: yadā kho te → yato te (mr) Atha naṁ tvaṁ jāneyyāsi: “vassasahassaṁ me niraye paccamānassā”’ti.

So kho ahaṁ, pāpima, bahūni vassāni bahūni vassasatāni bahūni vassasahassāni tasmiṁ mahāniraye apacciṁ. Dasavassasahassāni tasseva mahānirayassa ussade apacciṁ vuṭṭhānimaṁ nāma vedanaṁ vediyamāno. Tassa mayhaṁ, pāpima, evarūpo kāyo hoti, seyyathāpi manussassa. Evarūpaṁ sīsaṁ hoti, seyyathāpi macchassa.

Kīdiso nirayo āsi, yattha dūsī apaccatha; Vidhuraṁ sāvakamāsajja, kakusandhañca brāhmaṇaṁ.

Sataṁ āsi ayosaṅkū, sabbe paccattavedanā; Īdiso nirayo āsi, yattha dūsī apaccatha; Vidhuraṁ sāvakamāsajja, kakusandhañca brāhmaṇaṁ.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Majjhe sarassa tiṭṭhanti, vimānā kappaṭṭhāyino; Veḷuriyavaṇṇā rucirā, accimanto pabhassarā; Accharā tattha naccanti, puthu nānattavaṇṇiyo.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Yo ve buddhena codito, bhikkhu saṅghassa pekkhato; Migāramātupāsādaṁ, pādaṅguṭṭhena kampayi.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Yo vejayantaṁ pāsādaṁ, pādaṅguṭṭhena kampayi; Iddhibalenupatthaddho, saṁvejesi ca devatā.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Yo vejayantapāsāde, sakkaṁ so paripucchati; Api vāsava jānāsi, taṇhākkhayavimuttiyo; Tassa sakko viyākāsi, pañhaṁ puṭṭho yathātathaṁ.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Yo brahmaṁ paripucchati, sudhammāyābhito sabhaṁ; Ajjāpi tyāvuso diṭṭhi, yā te diṭṭhi pure ahu; Passasi vītivattantaṁ, brahmaloke pabhassaraṁ.

Tassa brahmā viyākāsi, anupubbaṁ yathātathaṁ; Na me mārisa sā diṭṭhi, yā me diṭṭhi pure ahu.

Passāmi vītivattantaṁ, brahmaloke pabhassaraṁ; Sohaṁ ajja kathaṁ vajjaṁ, ahaṁ niccomhi sassato.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Yo mahāmeruno kūṭaṁ, vimokkhena aphassayi; Vanaṁ pubbavidehānaṁ, ye ca bhūmisayā narā.

Yo etamabhijānāti, bhikkhu buddhassa sāvako; Tādisaṁ bhikkhumāsajja, kaṇha dukkhaṁ nigacchasi.

Na ve aggi cetayati, Variant: cetayati → veṭhayati (bj) ‘ahaṁ bālaṁ ḍahāmī’ti; Bālo ca jalitaṁ aggiṁ, āsajja naṁ sa ḍayhati.

Evameva tuvaṁ māra, āsajja naṁ tathāgataṁ; Sayaṁ ḍahissasi attānaṁ, bālo aggiṁva samphusaṁ.

Apuññaṁ pasavī māro, āsajja naṁ tathāgataṁ; Kiṁ nu maññasi pāpima, na me pāpaṁ vipaccati.

Karoto cīyati pāpaṁ, cirarattāya antaka; Māra nibbinda buddhamhā, āsaṁ mākāsi bhikkhusu.

Iti māraṁ atajjesi, bhikkhu bhesakaḷāvane; Tato so dummano yakkho, tatthevantaradhāyathā”ti.

Māratajjanīyasuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.

Cūḷayamakavaggo niṭṭhito pañcamo.

Tassuddānaṁ

Sāleyya verañjaduve ca tuṭṭhi, Cūḷamahādhammasamādānañca; Vīmaṁsakā kosambi ca brāhmaṇo, Dūsī ca māro dasamo ca vaggo.

Idaṁ vaggānamuddānaṁ

Mūlapariyāyo ceva, sīhanādo ca uttamo; Kakaco ceva gosiṅgo, sāleyyo ca ime pañca.

MŪLAPAṆṆĀSAKAṀ SAMATTAṀ.

Māratajjanīya Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC