Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Brahmanimantanika Sutta

49

.

Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo.

— Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta ở tại Ukkattha trong rừng Subhagavana, dưới gốc cây Tala vương. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: “Cái này là thường, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này, không có một giải thoát nào khác hơn”.

Này các Tỷ-kheo, sau khi với tự tâm biết được tâm của Phạm thiên Baka, như người lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, Ta biến mất tại Ukkattha, rừng Sabhagavana, dưới gốc cây Tala vương, và hiện ra tại cõi Phạm thiên ấy. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka thấy Ta từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Ta:

“– Hãy đến, Tôn giả, thiện lai Tôn giả, đã lâu, nay Tôn giả mới có dịp đến đây. Này Tôn giả, cái này là toàn diện, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này không có một giải thoát nào khác hơn.

Khi nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói với Phạm thiên Baka:

“– Thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô minh, thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô minh, khi cái vô thường lại nói là thường, cái không thường hằng lại nói là thường hằng, cái không thường tại lại nói là thường tại, cái không toàn diện lại nói là toàn diện, cái bị biến hoại lại nói là không biến hoại, và tại chỗ có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi; có một giải thoát khác hơn lại nói là không có một giải thoát nào khác hơn.”

Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau:

“– Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây! Này Tỷ-kheo, Phạm thiên này là Ðại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Này Tỷ-kheo, thuở xưa có những Sa-môn, Bà-la-môn, ở đời phỉ báng địa đại, ghê tởm địa đại, phỉ báng thủy đại, ghê tởm thủy đại, phỉ báng hỏa đại, ghê tởm hỏa đại, phỉ báng phong đại, ghê tởm phong đại, phỉ báng chúng sanh, ghê tởm chúng sanh, phỉ báng chư Thiên, ghê tởm chư Thiên, phỉ báng Sanh chủ, ghê tởm Sanh chủ, phỉ báng Phạm thiên, ghê tởm Phạm thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, phải an trú vào thân ti tiện. Này các Tỷ-kheo, còn những Sa-môn, Bà-la-môn ở đời xưa kia, tán thán địa đại, hoan hỷ địa đại, tán thán thủy đại, hoan hỷ thủy đại, tán thán hỏa đại, hoan hỷ hỏa đại, tán thán phong đại, hoan hỷ phong đại, tán thán chúng sanh, hoan hỷ chúng sanh, tán thán chư Thiên, hoan hỷ chư Thiên, tán thán Sanh chủ, hoan hỷ Sanh chủ, tán thán Phạm thiên, hoan hỷ Phạm thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bi cắt đứt, những vị này được an trú vào các thân vi diệu. Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này, ta nói như sau: “Phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy. Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này Tỷ-kheo, nếu Ông đi quá xa lời Phạm thiên nói, thì giống như người dùng gậy đánh đập thần tài (Siri) đang đi đến; giống như một người đang rơi vào vực thẳm, tay chân lại không bám vào đất. Này Tỷ-kheo, sự việc sẽ xảy ra cho Ông như vậy. Này Tỷ-kheo, phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy, Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này Tỷ-kheo, Ông có thấy chúng Phạm thiên đang ngồi chăng?”

Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma dắt Ta đến chúng Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác ma như sau:

“– Này Ác ma, Ta biết Ngươi. Chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta”. Ngươi là Ác ma. Này Ác ma, phàm là Phạm thiên, phàm là Phạm thiên chúng, phàm là Phạm thiên quyến thuộc, tất cả đều nằm trong tay của Ngươi, tất cả đều nằm trong quyền lực của Ngươi. Này Ác ma, nếu Ngươi nghĩ rằng: “Mong vị này nằm trong tay ta; mong vị này nằm trong quyền lực của ta!”. Này Ác ma, Ta không nằm trong tay của Ngươi. Ta không nằm trong quyền lực của Ngươi.

Này các Tỷ-kheo, khi được nói vậy, Phạm thiên Baka nói với Ta như sau:

“– Này Tôn giả, cái gì thường còn, ta nói là thường còn; cái gì thường hằng, ta nói là thường hằng; cái gì thường tại, ta nói thường tại; cái gì toàn diện, ta nói là toàn diện; cái gì không biến hoại, ta nói là không biến hoại. Ở đây, cái gì không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ta nói rằng cái ấy không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, và vì không có một sự giải thoát nào khác hơn, ta nói là không có một sự giải thoát nào khác hơn. Này Tỷ-kheo, xưa kia có những Sa-môn, Bà-la-môn ở trong những đời trước Ông; những vị này đã tu hành khổ hạnh lâu dài cho đến trọn tuổi thọ của những người đó, những vị này phải biết:” Hoặc có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng có một sự giải thoát khác hơn; hoặc không có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng không có một sự giải thoát nào khác hơn”. Này Tỷ-kheo, ta nói như sau với Ông: Ông sẽ không thấy một giải thoát nào khác hơn, dầu ông có phải chịu đựng mệt nhọc và khổ cực. Này Tỷ-kheo, nếu Ông y trước địa đại, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh địa của ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ngoài lề; nếu Ông y trước thủy đại… hỏa đại… phong đại… chúng sanh… Chư thiên… Sanh chủ… Nếu Ông y trước Phạm thiên, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh địa của ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ra ngoài lề.

“– Này Phạm thiên, Ta biết việc này. Nếu Ta y trước địa đại… thủy đại… hỏa đại… phong đại… chúng sanh… chư Thiên… Sanh chủ… Nếu Ta y trước Phạm thiên, Ta sẽ gần Ông, trú tại lãnh địa của Ông, làm theo ý Ông muốn, bị đứng ra ngoài lề. Lại nữa, này Phạm thiên, Ta biết sanh thú (gati) của Ông và Ta biết sự quang vinh của Ông. Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy.

“– Này Tỷ-kheo, như Ông biết sanh thú, Ông biết sự quang vinh của ta: “Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy”.

“- Như nhật nguyệt lưu chuyển,
Sáng chói khắp mười phương,
Như vậy mười Thiên giới,
Dưới uy lực của Ông.
Ông biết chỗ cao thấp,
Có dục và không dục,
Hữu này và hữu kia,
Chỗ đến, đi hữu tình.

Như vậy, này Phạm thiên, Ta biết chỗ sanh thú và sự quang vinh của Ông: “Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy”.

Này Phạm thiên, có ba loại chư Thiên mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Này Phạm thiên, có loại chư Thiên tên là Abhassara (Quang âm thiên), từ chư Thiên này, Ông mạng chung, và sanh ở nơi đây. Nhưng vì Ông an trú ở đấy quá lâu, nên Ông không nhớ được. Do đó, Ông không biết, không thấy, còn Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm Thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.

Này Phạm thiên, lại có một loại chư Thiên tên là Subhakinna (Biến tịnh thiên)… lại có một loại chư Thiên tên là Vehapphala (Quảng quả thiên) mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy. Ta thù thắng hơn Ông.

Này Phạm thiên, Ta biết địa đại từ địa đại, cho đến giới vức địa đại, Ta không lãnh thọ địa tánh; do biết địa đại, Ta không nghĩ: “Ta là địa đại. Ta ở trong địa đại, Ta từ địa đại, địa đại là của Ta, và Ta không tôn trọng địa đại”. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.

Này Phạm thiên, Ta biết thủy đại… Này Phạm thiên, Ta biết hỏa đại… Này Phạm thiên, Ta biết phong đại… Này Phạm thiên, Ta biết chúng sanh… Này Phạm thiên, Ta biết chư Thiên… Này Phạm thiên, Ta biết Sanh chủ… Này Phạm thiên, Ta biết Phạm thiên… Này Phạm thiên, Ta biết Abhassara (Quang âm thiên)… Này Phạm thiên, Ta biết Subhakinna (Biến tịnh thiên)… Này Phạm thiên, Ta biết Vahapphala (Quảng quả thiên)… Này Phạm thiên, Ta biết Abhibhu (Thắng giải)… Này Phạm thiên, Ta biết tất cả (Sabba) từ tất cả, cho đến giới vức tất cả, Ta không lãnh thọ nhứt thiết tánh, Ta không nghĩ: “Ta là tất cả, Ta ở trong tất cả, Ta từ tất cả, tất cả là của Ta, và Ta không tôn trọng tất cả”. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.

“– Này Tôn giả, đối với tất cả, nếu Tôn giả không lãnh thọ nhất thiết tánh, thì đối với Tôn giả, trở thành trống không, trống rỗng, Thức là phi sở kiến, không biên tế, chói sáng tất cả, nếu không thể lãnh thọ địa đại ngang qua địa tánh, không thể lãnh thọ thủy đại ngang qua thủy tánh, không thể lãnh thọ hỏa đại ngang qua hỏa tánh, không thể lãnh thọ phong đại ngang qua phong tánh, không thể lãnh thọ chúng sanh ngang qua chúng sanh tánh, không thể lãnh thọ chư Thiên ngang qua chư Thiên tánh, không thể lãnh thọ Sanh chủ ngang qua Sanh chủ tánh, không thể lãnh thọ Phạm thiên ngang qua Phạm thiên tánh, không thể lãnh thọ Quang âm thiên ngang qua Quang âm thiên tánh, không thể lãnh thọ Biến tịnh thiên ngang qua Biến tịnh thiên tánh, không thể lãnh thọ Quảng quả thiên ngang qua Quảng quả thiên tánh, không thể lãnh thọ Abhibhu (Thắng giả) ngang qua Abhibhu tánh, không thể lãnh thọ nhứt thiết ngang qua nhứt thiết tánh. Này Tôn giả, nay ta sẽ biến mất trước mặt Tôn giả.

“– Này Phạm thiên, hãy biến đi trước mặt Ta, nếu Ông có thể biến được.

Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka nói:

“– Ta sẽ biến mất trước mặt Sa-môn Gotama. Ta sẽ biến mất trước Sa-môn Gotama.

Nhưng Phạm thiên Baka không biến mất trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Phạm thiên Baka:

“– Này Phạm thiên, Ta sẽ biến mất trước mặt Ông.

“– Này Tôn giả, Tôn giả hãy biến đi trước mặt Ta, nếu Tôn giả có thể biến được.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta thực hiện thần thông như sau: “Hãy để cho Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc nghe tiếng Ta chớ không thấy Ta”, Ta biến mất và nói lên bài kệ như sau:

“Thấy nguy hiểm trong hữu,
Từ hữu, tìm phi hữu,
Ta không tôn trọng hữu,
Không hỷ, không chấp trước”.

Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc, tâm sanh vi diệu hy hữu, nói lên như sau: “Thật vi diệu thay, chư Tôn giả! Thật hy hữu thay, chư Tôn giả! Ðại thần lực, đại uy lực của Sa-môn Gotama. Thật sự từ trước đến nay chưa từng thấy, chưa từng nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có được đại thần lực, đại uy lực như Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ giòng họ Sakya. Ðối với quần chúng ái trước hữu, lạc nhiễm, hoan hỷ đối với hữu (Sa-môn Gotama) đã nhổ hữu lên tận cả gốc rễ!”

Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma sau khi nhập vào một trong Phạm thiên quyến thuộc đã nói với Ta như sau:

“– Này Tôn giả, nếu Ông biết như vậy, giác ngộ như vậy, chớ có hướng dẫn đệ tử, chớ có hướng dẫn các vị xuất gia, chớ có thuyết pháp cho các đệ tử, chớ có thuyết pháp cho các vị xuất gia, chớ có ái luyến đệ tử, chớ có ái luyến các vị xuất gia. Này  Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Những vị này hướng dẫn đệ tử, hướng dẫn các vị xuất gia, thuyết pháp cho các đệ tử, thuyết pháp cho các vị xuất gia, ái luyến các đệ tử, ái luyến các vị xuất gia. Sau khi hướng dẫn các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi thuyết pháp cho các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi ái luyến các đệ tử, các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, những vị này bị an trú trong các thân hạ liệt. Này Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời, tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Những vị này không hướng dẫn đệ tử, không hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho đệ tử, không thuyết pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất gia. Sau khi không hướng dẫn các đệ tử, không hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho các đệ tử, không thuyết pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, các vị này được an trú trong thân vi diệu. Này Tỷ-kheo, ta nói với Ông như sau: “Này Tôn giả, chớ có phiền lao cực nhọc, hãy sống lạc trú hiện tại. Này Tôn giả, chớ có nêu rõ việc thiện. Này Tôn giả, chớ có giảng dạy cho người khác!”

Này các Tỷ-kheo khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác ma như sau:

“– Này Ác ma, Ta biết Ngươi! Ngươi chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta”. Này Ác ma, Ngươi là Ác ma! Ngươi là Ác ma! Này Ác ma, Ngươi nói như vậy không phải vì lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nói như vậy vì không có lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: “Những ai được Sa-môn Gotama thuyết pháp, những người ấy sẽ thoát ra ngoài tầm tay ảnh hưởng của ta”. Này Ác ma, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy không phải Chánh Ðẳng Giác, nhưng tự xưng là: “Chúng ta là Chánh Ðẳng Giác”. Này Ác ma, Ta là Chánh Ðẳng Giác và Ta tự xưng Ta là Chánh Ðẳng Giác. Này Ác ma, Như Lai có thuyết pháp cho đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không thuyết pháp cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai có hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Vì sao vậy? Này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ưng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục; đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây Tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Ác ma, ví như cây tala, dầu thân cây này bị chặt dứt, khiến không thể lớn lên được; cũng vậy, này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ứng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục, đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai”.

Như vậy, vì Ác ma đã thất bại, không thể thuyết phục (Ta), vì có lời mời Phạm thiên, nên bài trả lời này cũng được gọi là Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh.

Brahmanimantanika Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Ekamidāhaṁ, bhikkhave, samayaṁ ukkaṭṭhāyaṁ viharāmi subhagavane sālarājamūle. Tena kho pana, bhikkhave, samayena bakassa brahmuno evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ hoti: ‘idaṁ niccaṁ, idaṁ dhuvaṁ, idaṁ sassataṁ, idaṁ kevalaṁ, idaṁ acavanadhammaṁ, idañhi na jāyati na jīyati na mīyati na cavati na upapajjati, ito ca panaññaṁ uttari nissaraṇaṁ natthī’ti.

Atha khvāhaṁ, bhikkhave, bakassa brahmuno cetasā cetoparivitakkamaññāya—seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṁ vā bāhaṁ pasāreyya, pasāritaṁ vā bāhaṁ samiñjeyya; evameva—ukkaṭṭhāyaṁ subhagavane sālarājamūle antarahito tasmiṁ brahmaloke pāturahosiṁ.

Addasā kho maṁ, bhikkhave, bako brahmā dūratova āgacchantaṁ; disvāna maṁ etadavoca: ‘ehi kho, mārisa, svāgataṁ, mārisa. Cirassaṁ kho, mārisa, imaṁ pariyāyamakāsi yadidaṁ idhāgamanāya. Idañhi, mārisa, niccaṁ, idaṁ dhuvaṁ, idaṁ sassataṁ, idaṁ kevalaṁ, idaṁ acavanadhammaṁ, idañhi na jāyati na jīyati na mīyati na cavati na upapajjati. Ito ca panaññaṁ uttari nissaraṇaṁ natthī’ti.

Evaṁ vutte, ahaṁ, bhikkhave, bakaṁ brahmānaṁ etadavocaṁ: ‘avijjāgato vata bho bako brahmā, avijjāgato vata bho bako brahmā; yatra hi nāma aniccaṁyeva samānaṁ niccanti vakkhati, addhuvaṁyeva samānaṁ dhuvanti vakkhati, asassataṁyeva samānaṁ sassatanti vakkhati, akevalaṁyeva samānaṁ kevalanti vakkhati, cavanadhammaṁyeva samānaṁ acavanadhammanti vakkhati; yattha ca pana jāyati jīyati mīyati cavati upapajjati tañca vakkhati: “idañhi na jāyati na jīyati na mīyati na cavati na upapajjatī”ti; santañca panaññaṁ uttari nissaraṇaṁ “natthaññaṁ uttari nissaraṇan”ti vakkhatī’ti.

Atha kho, bhikkhave, māro pāpimā aññataraṁ brahmapārisajjaṁ anvāvisitvā maṁ etadavoca: ‘bhikkhu bhikkhu, metamāsado metamāsado, eso hi, bhikkhu, brahmā mahābrahmā abhibhū anabhibhūto aññadatthudaso vasavattī issaro kattā nimmātā seṭṭho sajitā vasī pitā bhūtabhabyānaṁ. Variant: sajitā → sajjitā (bj, sya-all, km, mr); sañjitā (si, pts1ed)

Ahesuṁ kho ye, bhikkhu, tayā pubbe samaṇabrāhmaṇā lokasmiṁ pathavīgarahakā pathavījigucchakā, āpagarahakā āpajigucchakā, tejagarahakā tejajigucchakā, vāyagarahakā vāyajigucchakā, bhūtagarahakā bhūtajigucchakā, devagarahakā devajigucchakā, pajāpatigarahakā pajāpatijigucchakā, brahmagarahakā brahmajigucchakā—te kāyassa bhedā pāṇupacchedā hīne kāye patiṭṭhitā ahesuṁ.

Ye pana, bhikkhu, tayā pubbe samaṇabrāhmaṇā lokasmiṁ pathavīpasaṁsakā pathavābhinandino, āpapasaṁsakā āpābhinandino, tejapasaṁsakā tejābhinandino, vāyapasaṁsakā vāyābhinandino, bhūtapasaṁsakā bhūtābhinandino, devapasaṁsakā devābhinandino, pajāpatipasaṁsakā pajāpatābhinandino, brahmapasaṁsakā brahmābhinandino—te kāyassa bhedā pāṇupacchedā paṇīte kāye patiṭṭhitā.

Taṁ tāhaṁ, bhikkhu, evaṁ vadāmi: “iṅgha tvaṁ, mārisa, yadeva te brahmā āha tadeva tvaṁ karohi, mā tvaṁ brahmuno vacanaṁ upātivattittho”. Sace kho tvaṁ, bhikkhu, brahmuno vacanaṁ upātivattissasi, seyyathāpi nāma puriso siriṁ āgacchantiṁ daṇḍena paṭippaṇāmeyya, seyyathāpi vā pana, bhikkhu, puriso narakappapāte papatanto hatthehi ca pādehi ca pathaviṁ virādheyya, evaṁ sampadamidaṁ, bhikkhu, tuyhaṁ bhavissati. Iṅgha tvaṁ, mārisa, yadeva te brahmā āha tadeva tvaṁ karohi, mā tvaṁ brahmuno vacanaṁ upātivattittho. Nanu tvaṁ, bhikkhu, passasi brahmaparisaṁ sannipatitan’ti?

Iti kho maṁ, bhikkhave, māro pāpimā brahmaparisaṁ upanesi.

Evaṁ vutte, ahaṁ, bhikkhave, māraṁ pāpimantaṁ etadavocaṁ: ‘jānāmi kho tāhaṁ, pāpima; mā tvaṁ maññittho: “na maṁ jānātī”ti. Māro tvamasi, pāpima. Yo ceva, pāpima, brahmā, yā ca brahmaparisā, ye ca brahmapārisajjā, sabbeva tava hatthagatā sabbeva tava vasaṅgatā. Tuyhañhi, pāpima, evaṁ hoti: “esopi me assa hatthagato, esopi me assa vasaṅgato”ti. Ahaṁ kho pana, pāpima, neva tava hatthagato neva tava vasaṅgato’ti.

Evaṁ vutte, bhikkhave, bako brahmā maṁ etadavoca: ‘ahañhi, mārisa, niccaṁyeva samānaṁ “niccan”ti vadāmi, dhuvaṁyeva samānaṁ “dhuvan”ti vadāmi, sassataṁyeva samānaṁ “sassatan”ti vadāmi, kevalaṁyeva samānaṁ “kevalan”ti vadāmi, acavanadhammaṁyeva samānaṁ “acavanadhamman”ti vadāmi, yattha ca pana na jāyati na jīyati na mīyati na cavati na upapajjati tadevāhaṁ vadāmi: “idañhi na jāyati na jīyati na mīyati na cavati na upapajjatī”ti. Asantañca panaññaṁ uttari nissaraṇaṁ “natthaññaṁ uttari nissaraṇan”ti vadāmi. Ahesuṁ kho, bhikkhu, tayā pubbe samaṇabrāhmaṇā lokasmiṁ yāvatakaṁ tuyhaṁ kasiṇaṁ āyu tāvatakaṁ tesaṁ tapokammameva ahosi. Te kho evaṁ jāneyyuṁ santañca panaññaṁ uttari nissaraṇaṁ “atthaññaṁ uttari nissaraṇan”ti, asantaṁ vā aññaṁ uttari nissaraṇaṁ “natthaññaṁ uttari nissaraṇan”ti. Taṁ tāhaṁ, bhikkhu, evaṁ vadāmi: “na cevaññaṁ uttari nissaraṇaṁ dakkhissasi, yāvadeva ca pana kilamathassa vighātassa bhāgī bhavissasi. Sace kho tvaṁ, bhikkhu, pathaviṁ ajjhosissasi, opasāyiko me bhavissasi vatthusāyiko, yathākāmakaraṇīyo bāhiteyyo. Sace āpaṁ … tejaṁ … vāyaṁ … bhūte … deve … pajāpatiṁ … brahmaṁ ajjhosissasi, opasāyiko me bhavissasi vatthusāyiko, yathākāmakaraṇīyo bāhiteyyo”’ti.

‘Ahampi kho evaṁ, brahme, jānāmi: “sace pathaviṁ ajjhosissāmi, opasāyiko te bhavissāmi vatthusāyiko, yathākāmakaraṇīyo bāhiteyyo. Sace āpaṁ … tejaṁ … vāyaṁ … bhūte … deve … pajāpatiṁ … brahmaṁ ajjhosissāmi, opasāyiko te bhavissāmi vatthusāyiko, yathākāmakaraṇīyo bāhiteyyo”ti api ca te ahaṁ, brahme, gatiñca pajānāmi, jutiñca pajānāmi: “evaṁ mahiddhiko bako brahmā, evaṁ mahānubhāvo bako brahmā, evaṁ mahesakkho bako brahmā”ti.

Yathākathaṁ pana me tvaṁ, mārisa, gatiñca pajānāsi, jutiñca pajānāsi: “evaṁ mahiddhiko bako brahmā, evaṁ mahānubhāvo bako brahmā, evaṁ mahesakkho bako brahmā”’ti?

‘Yāvatā candimasūriyā, Pariharanti disā bhanti virocanā; Tāva sahassadhā loko, Ettha te vattate vaso. Variant: vattate → vattatī (bj, sya-all, km, pts1ed)

Paroparañca jānāsi, Variant: Paroparañca → parovarañca (bj) atho rāgavirāginaṁ; Itthabhāvaññathābhāvaṁ, sattānaṁ āgatiṁ gatinti.

Evaṁ kho te ahaṁ, brahme, gatiñca pajānāmi jutiñca pajānāmi: “evaṁ mahiddhiko bako brahmā, evaṁ mahānubhāvo bako brahmā, evaṁ mahesakkho bako brahmā”ti.

Atthi kho, brahme, añño kāyo, taṁ tvaṁ na jānāsi na passasi; tamahaṁ jānāmi passāmi. Atthi kho, brahme, ābhassarā nāma kāyo yato tvaṁ cuto idhūpapanno. Tassa te aticiranivāsena sā sati pamuṭṭhā, tena taṁ tvaṁ na jānāsi na passasi; tamahaṁ jānāmi passāmi. Evampi kho ahaṁ, brahme, neva te samasamo abhiññāya, kuto nīceyyaṁ? Atha kho ahameva tayā bhiyyo.

Atthi kho, brahme, subhakiṇho nāma kāyo, vehapphalo nāma kāyo, abhibhū nāma kāyo, taṁ tvaṁ na jānāsi na passasi; tamahaṁ jānāmi passāmi. Evampi kho ahaṁ, brahme, neva te samasamo abhiññāya, kuto nīceyyaṁ? Atha kho ahameva tayā bhiyyo.

Pathaviṁ kho ahaṁ, brahme, pathavito abhiññāya yāvatā pathaviyā pathavattena ananubhūtaṁ tadabhiññāya pathaviṁ nāpahosiṁ, pathaviyā nāpahosiṁ, pathavito nāpahosiṁ, pathaviṁ meti nāpahosiṁ, pathaviṁ nābhivadiṁ. Evampi kho ahaṁ, brahme, neva te samasamo abhiññāya, kuto nīceyyaṁ? Atha kho ahameva tayā bhiyyo.

Āpaṁ kho ahaṁ, brahme …pe… tejaṁ kho ahaṁ, brahme …pe… vāyaṁ kho ahaṁ, brahme …pe… bhūte kho ahaṁ, brahme …pe… deve kho ahaṁ, brahme …pe… pajāpatiṁ kho ahaṁ, brahme …pe… brahmaṁ kho ahaṁ, brahme …pe… ābhassare kho ahaṁ, brahme …pe… subhakiṇhe kho ahaṁ, brahme …pe… vehapphale kho ahaṁ, brahme …pe… abhibhuṁ kho ahaṁ, brahme …pe… sabbaṁ kho ahaṁ, brahme, sabbato abhiññāya yāvatā sabbassa sabbattena ananubhūtaṁ tadabhiññāya sabbaṁ nāpahosiṁ sabbasmiṁ nāpahosiṁ sabbato nāpahosiṁ sabbaṁ meti nāpahosiṁ, sabbaṁ nābhivadiṁ. Evampi kho ahaṁ, brahme, neva te samasamo abhiññāya, kuto nīceyyaṁ? Atha kho ahameva tayā bhiyyo’ti.

‘Sace kho, mārisa, sabbassa sabbattena ananubhūtaṁ, tadabhiññāya mā heva te rittakameva ahosi, tucchakameva ahosīti.

Viññāṇaṁ anidassanaṁ anantaṁ sabbato pabhaṁ, taṁ pathaviyā pathavattena ananubhūtaṁ, āpassa āpattena ananubhūtaṁ, tejassa tejattena ananubhūtaṁ, vāyassa vāyattena ananubhūtaṁ, bhūtānaṁ bhūtattena ananubhūtaṁ, devānaṁ devattena ananubhūtaṁ, pajāpatissa pajāpatittena ananubhūtaṁ, brahmānaṁ brahmattena ananubhūtaṁ, ābhassarānaṁ ābhassarattena ananubhūtaṁ, subhakiṇhānaṁ subhakiṇhattena ananubhūtaṁ, vehapphalānaṁ vehapphalattena ananubhūtaṁ, abhibhussa abhibhuttena ananubhūtaṁ, sabbassa sabbattena ananubhūtaṁ.

Handa carahi te, mārisa, passa antaradhāyāmī’ti. Variant: Handa carahi → handa ca hi (bj, pts1ed)

‘Handa carahi me tvaṁ, brahme, antaradhāyassu, sace visahasī’ti.

Atha kho, bhikkhave, bako brahmā: ‘antaradhāyissāmi samaṇassa gotamassa, antaradhāyissāmi samaṇassa gotamassā’ti nevassu me sakkoti antaradhāyituṁ.

Evaṁ vutte, ahaṁ, bhikkhave, bakaṁ brahmānaṁ etadavocaṁ: ‘handa carahi te brahme antaradhāyāmī’ti.

‘Handa carahi me tvaṁ, mārisa, antaradhāyassu sace visahasī’ti.

Atha kho ahaṁ, bhikkhave, tathārūpaṁ iddhābhisaṅkhāraṁ abhisaṅkhāsiṁ: ‘ettāvatā brahmā ca brahmaparisā ca brahmapārisajjā ca saddañca me sossanti, na ca maṁ dakkhantī’ti. Variant: saddañca me sossanti → saddañca me suyyanti (sya-all); saddameva suyyanti (mr) Antarahito imaṁ gāthaṁ abhāsiṁ:

‘Bhavevāhaṁ bhayaṁ disvā, bhavañca vibhavesinaṁ; Bhavaṁ nābhivadiṁ kiñci, nandiñca na upādiyin’ti.

Atha kho, bhikkhave, brahmā ca brahmaparisā ca brahmapārisajjā ca acchariyabbhutacittajātā ahesuṁ: ‘acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Samaṇassa gotamassa mahiddhikatā mahānubhāvatā, na ca vata no ito pubbe diṭṭho vā, suto vā, añño samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁ mahiddhiko evaṁ mahānubhāvo yathāyaṁ samaṇo gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito. Bhavarāmāya vata, bho, pajāya bhavaratāya bhavasammuditāya samūlaṁ bhavaṁ udabbahī’ti.

Atha kho, bhikkhave, māro pāpimā aññataraṁ brahmapārisajjaṁ anvāvisitvā maṁ etadavoca: ‘sace kho tvaṁ, mārisa, evaṁ pajānāsi, sace tvaṁ evaṁ anubuddho, mā sāvake upanesi, mā pabbajite; mā sāvakānaṁ dhammaṁ desesi, mā pabbajitānaṁ; mā sāvakesu gedhimakāsi, mā pabbajitesu.

Ahesuṁ kho, bhikkhu, tayā pubbe samaṇabrāhmaṇā lokasmiṁ arahanto sammāsambuddhā paṭijānamānā. Te sāvake upanesuṁ pabbajite, sāvakānaṁ dhammaṁ desesuṁ pabbajitānaṁ, sāvakesu gedhimakaṁsu pabbajitesu, te sāvake upanetvā pabbajite, sāvakānaṁ dhammaṁ desetvā pabbajitānaṁ, sāvakesu gedhitacittā pabbajitesu, kāyassa bhedā pāṇupacchedā hīne kāye patiṭṭhitā.

Ahesuṁ ye pana, bhikkhu, tayā pubbe samaṇabrāhmaṇā lokasmiṁ arahanto sammāsambuddhā paṭijānamānā. Te na sāvake upanesuṁ na pabbajite, na sāvakānaṁ dhammaṁ desesuṁ na pabbajitānaṁ, na sāvakesu gedhimakaṁsu na pabbajitesu, te na sāvake upanetvā na pabbajite, na sāvakānaṁ dhammaṁ desetvā na pabbajitānaṁ, na sāvakesu gedhitacittā na pabbajitesu, kāyassa bhedā pāṇupacchedā paṇīte kāye patiṭṭhitā.

Taṁ tāhaṁ, bhikkhu, evaṁ vadāmi—iṅgha tvaṁ, mārisa, appossukko diṭṭhadhammasukhavihāramanuyutto viharassu, anakkhātaṁ kusalañhi, mārisa, mā paraṁ ovadāhī’ti.

Evaṁ vutte, ahaṁ, bhikkhave, māraṁ pāpimantaṁ etadavocaṁ: ‘jānāmi kho tāhaṁ, pāpima, mā tvaṁ maññittho: “na maṁ jānātī”ti. Māro tvamasi, pāpima. Na maṁ tvaṁ, pāpima, hitānukampī evaṁ vadesi; ahitānukampī maṁ tvaṁ, pāpima, evaṁ vadesi. Tuyhañhi, pāpima, evaṁ hoti: “yesaṁ samaṇo gotamo dhammaṁ desessati, te me visayaṁ upātivattissantī”ti.

Asammāsambuddhāva pana te, pāpima, samānā sammāsambuddhāmhāti paṭijāniṁsu. Ahaṁ kho pana, pāpima, sammāsambuddhova samāno sammāsambuddhomhīti paṭijānāmi. Desentopi hi, pāpima, tathāgato sāvakānaṁ dhammaṁ tādisova adesentopi hi, pāpima, tathāgato sāvakānaṁ dhammaṁ tādisova. Upanentopi hi, pāpima, tathāgato sāvake tādisova, anupanentopi hi, pāpima, tathāgato sāvake tādisova. Taṁ kissa hetu? Tathāgatassa, pāpima, ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā—te pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā. Seyyathāpi, pāpima, tālo matthakacchinno abhabbo puna virūḷhiyā; evameva kho, pāpima, tathāgatassa ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā—te pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā’ti.

Iti hidaṁ mārassa ca anālapanatāya brahmuno ca abhinimantanatāya, tasmā imassa veyyākaraṇassa brahmanimantanikantveva adhivacanan”ti.

Brahmanimantanikasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.

Brahmanimantanika Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC