Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Naḷakapāna Sutta

68

.

Kinh Naḷakapāna

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala (Câu-tát-la) tại Nalakapana, rừng cây Palasa.

Lúc bấy giờ nhiều Thiện gia nam tử có danh tiếng, vì lòng tin Thế Tôn, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, như Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila, Tôn giả Bhagu, Tôn giả Kundadhana, Tôn giả Revata, Tôn giả Ananda và một số Thiện gia nam tử danh tiếng khác.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn ngồi ở giữa trời, có chúng Tỷ-kheo vây quanh. Rồi Thế Tôn nhân vì các Thiện gia nam tử ấy, bảo các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, các Thiện gia nam tử ấy vì lòng tin Ta đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy có hoan hỷ trong Phạm hạnh không?

Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng. Lần thứ hai… lần thứ ba, rồi Thế Tôn, nhân vì các Thiện gia nam tử ấy, bảo các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, các Thiện gia nam tử ấy vì lòng tin Ta đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy có hoan hỷ trong Phạm hạnh không?

Cho đến lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: “Nay Ta hãy hỏi các Thiện gia nam tử ấy”.

Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Anuruddha:

— Này các Anuruddha, các Ông có hoan hỷ trong phạm hạnh không?

— Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con hoan hỷ trong Phạm hạnh.

— Lành thay, lành thay, các Anuruddha. Này các Anuruddha, thật xứng đáng cho các Ông, những Thiện gia nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông có hoan hỷ trong Phạm hạnh. Này các Anuruddha, trong khi các Ông với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, có thể hưởng thụ các dục lạc, thời các Ông, này các Anuruddha, với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, lại xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Anuruddha, các Ông không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Ông không vì mệnh lệnh của kẻ ăn trộm mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Ông không vì nợ nần, không vì sợ hãi, không vì mất nghề sinh sống mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng có phải với tư tưởng như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này” mà các Ông, này các Anuruddha, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

— Và xuất gia như vậy, này các Anuruddha, người Thiện gia nam tử cần phải làm gì? Này các Anuruddha, ly dục, ly bất thiện pháp. Nếu không chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn, thời dục tham xâm chiếm tâm và an trú, sân xâm chiếm tâm và an trú, hôn trầm thụy miên… trạo cử, hối quá… nghi hoặc… bất lạc… giải đãi xâm chiếm tâm và an trú. Này các Anuruddha, khi chưa ly dục, chưa ly bất thiện pháp, vị ấy không chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn. Này các Anuruddha, ly dục, ly bất thiện pháp, vị ấy chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn, thời dục tham không xâm chiếm tâm và an trú, sân không xâm chiếm tâm và an trú, hôn trầm thụy miên… trạo cử hối quá… nghi hoặc… bất lạc… giải đãi không xâm chiếm tâm và an trú. Này các Anuruddha, ly dục, ly bất thiện pháp, vị ấy chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn.

Này các Anuruddha, các Ông nghĩ về Ta như thế nào? Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ di thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, các lậu hoặc ấy chưa được Như Lai đoạn trừ. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp, sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp?

— Bạch Thế Tôn, chúng con không có nghĩ như vậy về Thế Tôn: “Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, các lậu hoặc ấy chưa được Như Lai đoạn trừ. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp; sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghĩ về Thế Tôn như sau: “Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, các lậu hoặc ấy đã được Như Lai đoạn trừ. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp, sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp; sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp.

— Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Các lậu hoặc liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai đã được Như Lai đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không thể sanh lại, không thể sanh khởi trong tương lai. Ví như, này các Anuruddha, cây tala đầu cây đã bị chặt đứt, không thể lớn lên nữa, cũng vậy này các Anuruddha, các lậu hoặc liên hệ đến phiền não… đã được Như Lai đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không thể sanh lại, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp; sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp.

Này các Anuruddha, các Ông nghĩ thế nào? Do thấy mục đích đặc biệt nào, Như Lai giải thích sự tái sanh của các đệ tử đã từ trần, đã mệnh chung, nói rằng. “Vị này tái sanh ở chỗ này, vị này tái sanh ở chỗ này”.

— Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

— Này các Anuruddha, Như Lai không vì mục đích lường gạt quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích lợi lộc, trọng vọng, danh xưng, quyền lợi vật chất, không vì với ý nghĩ: Như vậy quần chúng sẽ biết Ta”; mà Như Lai giải thích sự tái sanh các vị đệ tử đã từ trần đã mệnh chung, nói rằng: “Vị này tái sanh ở chỗ này, vị này tái sanh ở chỗ này”. Và này các Anuruddha, có những Thiện gia nam tử có tin tưởng với tín thọ cao thượng, với hoan hỷ cao thượng, sau khi được nghe như vậy, sẽ chú tâm trên như thật (Tathata). Như vậy, này các Anuruddha, là hạnh phúc, là an lạc lâu đời cho các vị ấy.

Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo có nghe: “Tỷ-kheo với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Vị ấy an trú chánh trí”. Vị Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy, Tôn giả này có pháp như vậy, Tôn giả này có trí tuệ như vậy, Tôn giả này có an trú như vậy, Tôn giả này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin, giới hạnh, đa văn, bố thí và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo có nghe: “Tỷ-kheo với tên như thế này, đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa”. Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy, Tôn giả này có pháp như vậy…   có trí tuệ như vậy,… có an trú như vậy, Tôn giả này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin…  và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo có nghe: “Tỷ-kheo với tâm như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhất Lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa rồi sẽ diệt tận khổ đau”. Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy… Tôn giả này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anurudha, Tỷ-kheo có nghe: “Tỷ-kheo với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn chứng được chánh giác”. Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy… Tôn giả này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni có nghe: “Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Vị ấy an trú chánh trí”. Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn ni này có giới hạnh như vậy, Tôn ni này có pháp như vậy, Tôn ni này có an trú như vậy, Tôn ni này có giải thoát như vậy. Tỷ-kheo-ni khi nhớ đến lòng tin… khi nhớ đến trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni có nghe: “Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa”. Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn ni này có giới hạnh như vậy… Tôn ni này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo-ni nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, vị Tỷ-kheo-ni có nghe: “Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhứt lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa rồi sẽ diệt tận khổ đau”. Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn ni này có giới hạnh như vậy…Tôn ni này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo-ni khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni có nghe: “Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn chứng được chánh giác”. Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn ni này có giới hạnh như vậy … Tôn ni này có giải thoát như vậy”. Tỷ-kheo-ni khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, nam cư sĩ có nghe: “Nam cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui đời này nữa”. Tôn giả ấy đã được thấy hay được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy… có pháp như vậy… có trí tuệ như vậy… có an trú như vậy… Tôn giả này có giải thoát như vậy”. Nam cư sĩ khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, liền chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nam cư sĩ được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, nam cư sĩ có nghe: “Nam cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhất lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa rồi sẽ diệt tận khổ đau”. Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy… Tôn giả này có giải thoát như vậy”. Nam cư sĩ, khi nhớ đến lòng tin…  và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nam cư sĩ được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, nam cư sĩ có nghe: “Nam cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn chứng được chánh giác”. Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Tôn giả này có giới hạnh như vậy… có giải thoát như vậy. Tôn giả ấy khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nam cư sĩ được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, nữ cư sĩ có nghe: “Nữ cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa”. Nữ nhân ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Nữ nhân này có giới hạnh như vậy… có pháp như vậy… có trí tuệ như vậy… có an trú như vậy… nữ nhân này có giải thoát như vậy”. Nữ cư sĩ, khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, liền chú tâm trên sự thật. Như vậy, này các Anuruddha, nữ cư sĩ được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anurudha nữ cư sĩ có nghe: “Nữ cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhất lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa, rồi sẽ diệt tận khổ đau”. Nữ nhân ấy đã được thấy hay đã được nghe: “Nữ nhân này có giới hạnh như vậy … nữ nhân này có giải thoát như vậy”. Nữ cư sĩ, khi nhớ đến lòng tin… và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nữ cư sĩ được sống lạc trú.

Ở đây, này các Anuruddha, nữ cư sĩ có nghe: “Nữ cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn được chánh giác”. Nữ nhân ấy đã được thấy hay đã được nghe. “Nữ nhân này có giới hạnh như vậy, nữ nhân này có pháp như vậy, nữ nhân này có trí tuệ như vậy, nữ nhân này có an trú như vậy, nữ nhân này có giải thoát như vậy”. Nữ nhân ấy khi nhớ đến lòng tin, giới hạnh, sự đa văn, bố thí và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nữ cư sĩ được sống lạc trú.

Như vậy, này các Anuruddha, Như Lại không vì mục đích lường gạt quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi lộc, trọng vọng, danh xưng, quyền lợi vật chất, không vì với ý nghĩ: “Như vậy quần chúng sẽ biết Ta”, mà Như Lai giải thích sự tái sanh của các đệ tử đã từ trần, đã mệnh chung, nói rằng: “Vị này tái sanh ở chỗ này, vị này tái sanh ở chỗ này”. Và này các Anuruddha, có những Thiện gia nam tử có tin tưởng, với tín thọ cao thượng, với hoan hỷ cao thượng, sau khi được nghe như vậy, sẽ chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, là hạnh phúc, là an lạc lâu đời cho các vị ấy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anurudda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Naḷakapāna Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kosalesu viharati naḷakapāne palāsavane.

Tena kho pana samayena sambahulā abhiññātā abhiññātā kulaputtā bhagavantaṁ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā honti—āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca bhaddiyo, āyasmā ca kimilo, āyasmā ca bhagu, āyasmā ca koṇḍañño, āyasmā ca revato, āyasmā ca ānando, aññe ca abhiññātā abhiññātā kulaputtā. Variant: kimilo → kimbilo (bj, sya1ed, sya2ed, km, pts1ed); kimmilo (cck) | bhaddiyo → nandiyo (pts1ed) | koṇḍañño → kuṇḍadhāno (bj, pts1ed)

Tena kho pana samayena bhagavā bhikkhusaṅghaparivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho bhagavā te kulaputte ārabbha bhikkhū āmantesi: “ye te, bhikkhave, kulaputtā mamaṁ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, kacci te, bhikkhave, bhikkhū abhiratā brahmacariye”ti? Evaṁ vutte, te bhikkhū tuṇhī ahesuṁ.

Dutiyampi kho bhagavā te kulaputte ārabbha bhikkhū āmantesi: “ye te, bhikkhave, kulaputtā mamaṁ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, kacci te, bhikkhave, bhikkhū abhiratā brahmacariye”ti? Dutiyampi kho te bhikkhū tuṇhī ahesuṁ. Tatiyampi kho bhagavā te kulaputte ārabbha bhikkhū āmantesi: “ye te, bhikkhave, kulaputtā mamaṁ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, kacci te, bhikkhave, bhikkhū abhiratā brahmacariye”ti? Tatiyampi kho te bhikkhū tuṇhī ahesuṁ.

Atha kho bhagavato etadahosi: “yannūnāhaṁ te kulaputte puccheyyan”ti. Atha kho bhagavā āyasmantaṁ anuruddhaṁ āmantesi: “kacci tumhe, anuruddhā, abhiratā brahmacariye”ti?

“Taggha mayaṁ, bhante, abhiratā brahmacariye”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etaṁ kho, anuruddhā, tumhākaṁ patirūpaṁ kulaputtānaṁ saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitānaṁ yaṁ tumhe abhirameyyātha brahmacariye. Yena tumhe, anuruddhā, bhadrena yobbanena samannāgatā paṭhamena vayasā susukāḷakesā kāme paribhuñjeyyātha tena tumhe, anuruddhā, bhadrenapi yobbanena samannāgatā paṭhamena vayasā susukāḷakesā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā. Te ca kho pana tumhe, anuruddhā, neva rājābhinītā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, na corābhinītā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, na iṇaṭṭā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, na bhayaṭṭā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, nājīvikāpakatā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā. Api ca khomhi otiṇṇo jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto; appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti—nanu tumhe, anuruddhā, evaṁ saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Evaṁ pabbajitena ca pana, anuruddhā, kulaputtena kimassa karaṇīyaṁ? Vivekaṁ, anuruddhā, kāmehi vivekaṁ akusalehi dhammehi pītisukhaṁ nādhigacchati aññaṁ vā tato santataraṁ, tassa abhijjhāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati, byāpādopi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati, thinamiddhampi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati uddhaccakukkuccampi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati, vicikicchāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati, aratīpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati, tandīpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhati. Variant: thinamiddhampi → thīnamiddhampi (bj, sya-all, km, pts1ed) | aññaṁ vā → aññaṁ ca (mr) Vivekaṁ, anuruddhā, kāmehi vivekaṁ akusalehi dhammehi pītisukhaṁ nādhigacchati aññaṁ vā tato santataraṁ.

Vivekaṁ, anuruddhā, kāmehi vivekaṁ akusalehi dhammehi pītisukhaṁ adhigacchati aññaṁ vā tato santataraṁ, tassa abhijjhāpi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati, byāpādopi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati, thinamiddhampi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati, uddhaccakukkuccampi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati, vicikicchāpi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati, aratīpi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati, tandīpi cittaṁ na pariyādāya tiṭṭhati. Vivekaṁ, anuruddhā, kāmehi vivekaṁ akusalehi dhammehi pītisukhaṁ adhigacchati aññaṁ vā tato santataraṁ.

Kinti vo, anuruddhā, mayi hoti: ‘ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā, appahīnā te tathāgatassa; Variant: ponobbhavikā → ponobhavikā (bj, pts1ed) tasmā tathāgato saṅkhāyekaṁ paṭisevati, saṅkhāyekaṁ adhivāseti, saṅkhāyekaṁ parivajjeti, saṅkhāyekaṁ vinodetī’”ti?

“Na kho no, bhante, bhagavati evaṁ hoti: ‘ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā, appahīnā te tathāgatassa; tasmā tathāgato saṅkhāyekaṁ paṭisevati, saṅkhāyekaṁ adhivāseti, saṅkhāyekaṁ parivajjeti, saṅkhāyekaṁ vinodetī’ti. Evaṁ kho no, bhante, bhagavati hoti: ‘ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā, pahīnā te tathāgatassa; tasmā tathāgato saṅkhāyekaṁ paṭisevati, saṅkhāyekaṁ adhivāseti, saṅkhāyekaṁ parivajjeti, saṅkhāyekaṁ vinodetī’”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Tathāgatassa, anuruddhā, ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā, pahīnā te ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā. Seyyathāpi, anuruddhā, tālo matthakacchinno abhabbo punavirūḷhiyā; evameva kho, anuruddhā, tathāgatassa ye āsavā saṅkilesikā ponobbhavikā sadarā dukkhavipākā āyatiṁ jātijarāmaraṇiyā, pahīnā te ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṅkatā āyatiṁ anuppādadhammā; tasmā tathāgato saṅkhāyekaṁ paṭisevati, saṅkhāyekaṁ adhivāseti, saṅkhāyekaṁ parivajjeti, saṅkhāyekaṁ vinodeti.

Taṁ kiṁ maññasi, anuruddhā, kaṁ atthavasaṁ sampassamāno tathāgato sāvake abbhatīte kālaṅkate upapattīsu byākaroti: ‘asu amutra upapanno; asu amutra upapanno’”ti?

“Bhagavaṁmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṁnettikā bhagavaṁpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṁyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

“Na kho, anuruddhā, tathāgato janakuhanatthaṁ na janalapanatthaṁ na lābhasakkārasilokānisaṁsatthaṁ na ‘iti maṁ jano jānātū’ti sāvake abbhatīte kālaṅkate upapattīsu byākaroti: ‘asu amutra upapanno, asu amutra upapanno’ti. Santi ca kho, anuruddhā, kulaputtā saddhā uḷāravedā uḷārapāmojjā. Te taṁ sutvā tadatthāya cittaṁ upasaṁharanti. Tesaṁ taṁ, anuruddhā, hoti dīgharattaṁ hitāya sukhāya.

Idhānuruddhā, bhikkhu suṇāti: ‘itthannāmo bhikkhu kālaṅkato; Variant: kālaṅkato → kālakato (bj, sya-all, km, pts1ed) so bhagavatā byākato—aññāya saṇṭhahī’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo so āyasmā ahosi itipi, evaṁpañño so āyasmā ahosi itipi, evaṁvihārī so āyasmā ahosi itipi, evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuno phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhu suṇāti: ‘itthannāmo bhikkhu kālaṅkato; so bhagavatā byākato—pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātiko tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo …pe… evaṁpañño … evaṁvihārī … evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuno phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhu suṇāti: ‘itthannāmo bhikkhu kālaṅkato; so bhagavatā byākato—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā rāgadosamohānaṁ tanuttā sakadāgāmī sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ karissatī’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo …pe… evaṁpañño … evaṁvihārī … evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuno phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhu suṇāti: ‘itthannāmo bhikkhu kālaṅkato; so bhagavatā byākato—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sotāpanno avinipātadhammo niyato sambodhiparāyaṇo’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo …pe… evaṁpañño … evaṁvihārī … evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuno phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhunī suṇāti: ‘itthannāmā bhikkhunī kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—aññāya saṇṭhahī’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁpaññā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁvihārinī sā bhaginī ahosi itipi, evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuniyā phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhunī suṇāti: ‘itthannāmā bhikkhunī kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyinī anāvattidhammā tasmā lokā’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā …pe… evaṁpaññā … evaṁvihārinī … evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuniyā phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhunī suṇāti: ‘itthannāmā bhikkhunī kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā rāgadosamohānaṁ tanuttā sakadāgāminī sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ karissatī’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā …pe… evaṁpaññā … evaṁvihārinī … evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuniyā phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, bhikkhunī suṇāti: ‘itthannāmā bhikkhunī kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sotāpannā avinipātadhammā niyatā sambodhiparāyaṇā’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā … evaṁpaññā … evaṁvihārinī … evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, bhikkhuniyā phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, upāsako suṇāti: ‘itthannāmo upāsako kālaṅkato; so bhagavatā byākato—pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātiko tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo so āyasmā ahosi itipi, evaṁpañño so āyasmā ahosi itipi, evaṁvihārī so āyasmā ahosi itipi, evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, upāsakassa phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, upāsako suṇāti: ‘itthannāmo upāsako kālaṅkato; so bhagavatā byākato—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā rāgadosamohānaṁ tanuttā sakadāgāmī sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ karissatī’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo … evaṁpañño … evaṁvihārī … evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, upāsakassa phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, upāsako suṇāti: ‘itthannāmo upāsako kālaṅkato; so bhagavatā byākato—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sotāpanno avinipātadhammo niyato sambodhiparāyaṇo’ti. So kho panassa āyasmā sāmaṁ diṭṭho vā hoti anussavassuto vā: ‘evaṁsīlo so āyasmā ahosi itipi, evaṁdhammo … evaṁpañño … evaṁvihārī … evaṁvimutto so āyasmā ahosi itipī’ti. So tassa saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussaranto tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā upāsakassa phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, upāsikā suṇāti: ‘itthannāmā upāsikā kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyinī anāvattidhammā tasmā lokā’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā … evaṁpaññā … evaṁvihārinī … evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, upāsikāya phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, upāsikā suṇāti: ‘itthannāmā upāsikā kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā rāgadosamohānaṁ tanuttā sakadāgāminī sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ karissatī’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā … evaṁpaññā … evaṁvihārinī … evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, upāsikāya phāsuvihāro hoti.

Idhānuruddhā, upāsikā suṇāti: ‘itthannāmā upāsikā kālaṅkatā; sā bhagavatā byākatā—tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sotāpannā avinipātadhammā niyatā sambodhiparāyaṇā’ti. Sā kho panassā bhaginī sāmaṁ diṭṭhā vā hoti anussavassutā vā: ‘evaṁsīlā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁdhammā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁpaññā sā bhaginī ahosi itipi, evaṁvihārinī sā bhaginī ahosi itipi, evaṁvimuttā sā bhaginī ahosi itipī’ti. Sā tassā saddhañca sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarantī tadatthāya cittaṁ upasaṁharati. Evampi kho, anuruddhā, upāsikāya phāsuvihāro hoti.

Iti kho, anuruddhā, tathāgato na janakuhanatthaṁ na janalapanatthaṁ na lābhasakkārasilokānisaṁsatthaṁ na ‘iti maṁ jano jānātū’ti sāvake abbhatīte kālaṅkate upapattīsu byākaroti: ‘asu amutra upapanno, asu amutra upapanno’ti. Santi ca kho, anuruddhā, kulaputtā saddhā uḷāravedā uḷārapāmojjā. Te taṁ sutvā tadatthāya cittaṁ upasaṁharanti. Tesaṁ taṁ, anuruddhā, hoti dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā anuruddho bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Naḷakapānasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Naḷakapāna Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC