Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Sevitabbāsevitabba Sutta

114

.

Kinh Nên hành trì, không nên hành trì

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: — “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn về nên hành trì, không nên hành trì. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng” — “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

(Lời giảng đầu tiên)

— Này các Tỷ-kheo, Ta nói thân hành có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa thân hành”. Này các Tỷ-kheo, Ta nói khẩu hành cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa khẩu hành”. Này các Tỷ-kheo, Ta nói ý hành cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa ý hành”. Này các Tỷ-kheo, Ta nói tâm sanh cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa tâm sanh”. Này các Tỷ-kheo, Ta nói tưởng đắc cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa tưởng đắc”. Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa kiến đắc (ditthipatilabha)”. Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa ngã tánh đắc”.

(Giảng rộng)

Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:

Thân hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành”. Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn nếu một thân hành nào khi hành trì, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn, và một thân hành nào khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì.

Bạch Thế Tôn, thân hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục vọng, giao cấu các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Bạch Thế Tôn, thân hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng?

Ở đây, bạch Thế Tôn, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Người ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Người ấy từ bỏ sống tà hạnh trong các dục vọng, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Thân hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành”. Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành”. Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, một khẩu hành nào khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn và một khẩu hành nào khi hành trì bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng, khẩu hành như vậy nên hành trì.

Bạch Thế Tôn, khẩu hành gì khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiệp pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này Người kia, hãy nói những gì Ông biết”. Dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: “Tôi biết”; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Khẩu hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Bạch Thế Tôn, khẩu hành gì khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”. Nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết “; nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác; như vậy, người ấy nói những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm; người ấy nói đúng thời, nói những lời chơn thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Khẩu hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành”. Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Ý hành, này các Tỷ-kheo, Tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành”. Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, một ý hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Bạch Thế Tôn, và một ý hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, ý hành như vậy nên hành trì.

Ý hành gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu hình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt hay bị làm hại, hay mong chúng không còn tồn tại”. Ý hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Ý hành gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác không trở thành của mình!” Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân”. Ý hành như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Ý hành, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ý hành”. Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Tâm sanh, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa tâm sanh”. Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Bạch Thế Tôn, nếu một tâm sanh nào khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tâm sanh như vậy không nên hành trì. Và một tâm sanh nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tâm sanh như vậy nên hành trì.

Tâm sanh gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có tham dục, sống với tâm câu hữu với tham dục; người ấy sân hận và sống với tâm câu hữu với sân hận; người ấy có hại tâm và sống với tâm câu hữu với hại tâm. Tâm sanh như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm.

Tâm sanh gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người không có tham dục; sống với tâm không câu hữu với tham dục; người ấy không có sân hận và sống với tâm không câu hữu với sân hận; người ấy không có hại tâm và sống với tâm không câu hữu với hại tâm. Tâm sanh như vậy, bạch Thế Tôn, nếu hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng.

Tâm sanh, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa tâm sanh”. Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Tưởng đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sư tương đối giữa tưởng đắc”. Thế Tôn đã nói vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Một tưởng đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tưởng đắc như vậy không nên hành trì. Và một tưởng đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tưởng đắc như vậy nên hành trì.

Tưởng đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có tham dục sống với tưởng câu hữu với sân hận, người ấy có hại tâm và sống với tưởng câu hữu với hại tâm. Tưởng đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm.

Tưởng đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì, bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người không có tham dục, sống với tưởng không câu hữu với tham dục, người ấy không có sân hận và sống với tưởng không câu hữu với sân hận, người ấy không có hại tâm và sống với tưởng không câu hữu với hại tâm. Tưởng đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiện pháp tăng trưởng.

Tưởng đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa tưởng đắc”. Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì và không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa kiến đắc”. Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Một kiến đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, kiến đắc như vậy không nên hành trì. Và một kiến đắc nào khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, kiến đắc như vậy nên hành trì.

Kiến đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng; thiện pháp thối giảm? Ở đây, bạch Thế Tôn có người có (tà) kiến như sau: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình với thượng trí chứng tri, chứng đạt và an trú đời này, đời khác và truyền dạy lại”. Kiến đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Kiến đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có (chánh) kiến như sau: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình với thượng trí chứng tri, chứng đắc và an trú đời này, đời khác và truyền dạy lại”. Kiến đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa kiến đắc”. Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh đắc”. Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Ngã tánh đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, ngã tánh đắc như vậy không nên hành trì. Ngã tánh đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, ngã tánh đắc như vậy nên hành trì.

Ngã tánh đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm? Ngã tánh đắc có hại, bạch Thế Tôn, vì sự không rốt ráo khi được sanh khởi, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Ngã tánh đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ngã tánh đắc vô hại, bạch Thế Tôn, vì sự rốt ráo khi được sanh khởi, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh đắc”. Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên. Bạch Thế Tôn, lời nói mà được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

(Ðức Thế Tôn khen và tóm tắt)

— Lành thay, lành thay, này Sariputta! Lành thay, này Sariputta! Lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Thân hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành”. Ta đã nói như vậy và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Và thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiệp pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì.

Thân hành gì, này Sariputta, khi hành trì bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm? Ở đây, này Sariputta, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người này lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục vọng, giao cấu các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.

Thân hành gì, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng? Ở đây, này Sariputtta, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Người ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Người ấy từ bỏ sống theo tà hạnh trong các dục vọng, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.

Thân hành, này các Tỷ-kheo, ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành”. Ta đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành”. Ta đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên? Này Sariputta, khẩu hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Và khẩu hành nào, này Sariputta, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, khẩu hành như vậy nên hành trì.

Khẩu hành gì, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm? Ở đây, này Sariputta, có người vọng ngữ đến chỗ tập hội…

Ý hành,… Tâm sanh,… Tưởng đắc,… Kiến đắc,… Ngã tánh đắc,…

Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh đắc”, Ta đã nói như vậy, và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.

Này Sariputta, lời nói này được Ta nói một cách vắn tắt, cần phải hiểu một cách rộng rãi như vậy.

(Lời giảng thứ hai)

Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Tiếng do tai nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Hương do mũi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Vị do lưỡi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.

(Giảng rộng)

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:

“Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Sắc nào do mắt nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, sắc do mắt nhận thức như vậy không nên hành trì. Sắc nào do mắt nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, sắc ấy do mắt nhận thức như vậy nên hành trì. “Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Tiếng do tai nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Tiếng nào do tai nhận thức bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tiếng do tai nhận thức như vậy không nên hành trì. Tiếng nào do tai nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tiếng do tai nhận thức như vậy nên hành trì. “Tiếng do tai nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Hương do mũi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Hương nào do mũi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, hương do mũi nhận thức như vậy không nên hành trì. Hương nào do mũi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, hương do mũi nhận thức như vậy nên hành trì.”Hương do mũi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Vị do lưỡi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Vị nào do lưỡi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, vị do lưỡi nhận thức như vậy không nên hành trì. Vị nào do lưỡi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, vị do lưỡi nhận thức như vậy nên hành trì. “Vị do lưỡi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Xúc nào do thân nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, xúc do thân nhận thức như vậy không nên hành trì. Xúc nào do thân nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, xúc do thân nhận thức như vậy nên hành trì. “Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên?

Pháp nào do ý nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, pháp do ý nhận thức như vậy không nên hành trì. Pháp nào do ý nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, pháp do ý nhận thức như vậy nên hành trì. Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.” Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

(Ðức Thế Tôn khen và tóm tắt)

— Lành thay, lành thay, này Sariputta! Lành thay, này Sariputta! Lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Lời nói như vậy được Ta nói lên. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên?…

Tiếng do tai nhận thức,… Hương do mũi nhận thức,… Vị do lưỡi nhận thức,… Xúc do thân nhận thức,… Pháp do ý nhận thức, …

Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Lời nói như vậy được Ta nói lên và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Này Sariputta, lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, ý nghĩa lời nói ấy cần được hiểu một cách rộng rãi như vậy.

(Lời giảng thứ ba)

Y, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Ðồ ăn khất thực, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Sàng tọa, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Làng, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Thị trấn, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Ðô thị, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Quốc độ, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Người (Puggala), này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.

(Giảng rộng)

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:

“Y, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.’ Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Y nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, y như vậy không nên hành trì. Y nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, y như vậy nên hành trì. “Y, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.’ Thế Tôn đã nói lên như vậy. Và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Ðồ ăn khất thực, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Sàng tọa, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Làng, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Thị trấn, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Ðô thị, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Quốc độ, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

“Người, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải thích rộng rãi, con đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.

(Ðức Thế Tôn khen và tóm tắt)

— Lành thay, lành thay, này Sariputta! Lành thay, này Sariputta! Lời nói này được Ta nói lên vắn tắt, không giải thích rộng rãi, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.

Y, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Ta đã nói lên như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Y nào, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, y như vậy không nên hành trì. Y nào, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, y như vậy nên hành trì. Y, này Sariputta, Ta nói có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”. Ta đã nói lên như vậy. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Ðồ ăn khất thực, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Sàng tọa, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Làng, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Thị trấn, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Ðô thị, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Quốc độ, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Người, này Sariputta, Ta nói có hai loại… do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Này Sariputta, lời nói này được Ta nói vắn tắt, ý nghĩa lời nói ấy cần được hiểu một cách rộng rãi như vậy.

(Kết luận)

Này Sariputta, nếu tất cả những vị Sát đế lỵ, đối với lời nói này được Ta nói vắn tắt, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi như vậy, tất cả những vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài. Này Sariputta, nếu tất cả những vị Bà-la-môn .. nếu tất cả những vị Vessa… Này Sariputta, nếu tất cả những vị Thủ đà (Sudda), đối với lời nói này được Ta nói vắn tắt, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi như vậy, tất cả những vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Sevitabbāsevitabba Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“sevitabbāsevitabbaṁ vo, bhikkhave, dhammapariyāyaṁ desessāmi. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Kāyasamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ kāyasamācāraṁ.

Vacīsamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ vacīsamācāraṁ.

Manosamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ manosamācāraṁ.

Cittuppādampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ cittuppādaṁ.

Saññāpaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ saññāpaṭilābhaṁ.

Diṭṭhipaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ diṭṭhipaṭilābhaṁ.

Attabhāvapaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ attabhāvapaṭilābhan”ti.

Evaṁ vutte āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca: “imassa kho ahaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmi.

‘Kāyasamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ kāyasamācāran’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti, evarūpo kāyasamācāro na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti, evarūpo kāyasamācāro sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, bhante, ekacco pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatappahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu; adinnādāyī kho pana hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ gāmagataṁ vā araññagataṁ vā taṁ adinnaṁ theyyasaṅkhātaṁ ādātā hoti; kāmesumicchācārī kho pana hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu cārittaṁ āpajjitā hoti—evarūpaṁ, bhante, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, bhante, ekacco pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati; adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ gāmagataṁ vā araññagataṁ vā taṁ nādinnaṁ theyyasaṅkhātaṁ ādātā hoti; kāmesumicchācāraṁ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu na cārittaṁ āpajjitā hoti—evarūpaṁ, bhante, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Kāyasamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ kāyasamācāran’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Vacīsamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ vacīsamācāran’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, vacīsamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti, evarūpo vacīsamācāro na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, vacīsamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo vacīsamācāro sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, vacīsamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, bhante, ekacco musāvādī hoti. Sabhāgato vā parisāgato vā ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā abhinīto sakkhipuṭṭho: ‘ehambho purisa, yaṁ jānāsi taṁ vadehī’ti so ajānaṁ vā āha: ‘jānāmī’ti, jānaṁ vā āha: ‘na jānāmī’ti; apassaṁ vā āha: ‘passāmī’ti, passaṁ vā āha: ‘na passāmī’ti—iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā sampajānamusā bhāsitā hoti; Variant: Sabhāgato → sabhaggato (bahūsu) | parisāgato → parisaggato (bahūsu) pisuṇavāco kho pana hoti, ito sutvā amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya—iti samaggānaṁ vā bhettā, bhinnānaṁ vā anuppadātā, vaggārāmo, vaggarato, vagganandī, vaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā hoti; pharusavāco kho pana hoti, yā sā vācā kaṇḍakā kakkasā pharusā parakaṭukā parābhisajjanī kodhasāmantā asamādhisaṁvattanikā, tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā hoti; samphappalāpī kho pana hoti akālavādī abhūtavādī anatthavādī adhammavādī avinayavādī, anidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā hoti akālena anapadesaṁ apariyantavatiṁ anatthasaṁhitaṁ—evarūpaṁ, bhante, vacīsamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, vacīsamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, bhante, ekacco musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato hoti sabhāgato vā parisāgato vā ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā abhinīto sakkhipuṭṭho: ‘ehambho purisa, yaṁ jānāsi taṁ vadehī’ti so ajānaṁ vā āha: ‘na jānāmī’ti, jānaṁ vā āha: ‘jānāmī’ti, apassaṁ vā āha: ‘na passāmī’ti, passaṁ vā āha: ‘passāmī’ti—iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā na sampajānamusā bhāsitā hoti; pisuṇaṁ vācaṁ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya—iti bhinnānaṁ vā sandhātā sahitānaṁ vā anuppadātā samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā hoti; pharusaṁ vācaṁ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato hoti, yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā hoti; samphappalāpaṁ pahāya samphappalāpā paṭivirato hoti kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī, nidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā hoti kālena sāpadesaṁ pariyantavatiṁ atthasaṁhitaṁ—evarūpaṁ, bhante, vacīsamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Vacīsamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ vacīsamācāran’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Manosamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ manosamācāran’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, manosamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo manosamācāro na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, manosamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo manosamācāro sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, manosamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, bhante, ekacco abhijjhālu hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ taṁ abhijjhātā hoti: ‘aho vata yaṁ parassa taṁ mamassā’ti; byāpannacitto kho pana hoti paduṭṭhamanasaṅkappo: ‘ime sattā haññantu vā vajjhantu vā ucchijjantu vā vinassantu vā mā vā ahesun’ti—evarūpaṁ, bhante, manosamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, manosamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, bhante, ekacco anabhijjhālu hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ taṁ nābhijjhātā hoti: ‘aho vata yaṁ parassa taṁ mamassā’ti; abyāpannacitto kho pana hoti appaduṭṭhamanasaṅkappo: ‘ime sattā averā abyābajjhā anīghā sukhī attānaṁ pariharantū’ti—Variant: abyābajjhā → abyāpajjhā (bj, sya-all, km, pts1ed, mr) evarūpaṁ, bhante, manosamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Manosamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ manosamācāran’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Cittuppādampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ cittuppādan’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, cittuppādaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo cittuppādo na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, cittuppādaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo cittuppādo sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, cittuppādaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, bhante, ekacco abhijjhālu hoti, abhijjhāsahagatena cetasā viharati; byāpādavā hoti, byāpādasahagatena cetasā viharati; vihesavā hoti, vihesāsahagatena cetasā viharati—evarūpaṁ, bhante, cittuppādaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, cittuppādaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, bhante, ekacco anabhijjhālu hoti, anabhijjhāsahagatena cetasā viharati; abyāpādavā hoti, abyāpādasahagatena cetasā viharati; avihesavā hoti, avihesāsahagatena cetasā viharati—evarūpaṁ, bhante, cittuppādaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Cittuppādampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ cittuppādan’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Saññāpaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ saññāpaṭilābhan’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, saññāpaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo saññāpaṭilābho na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, saññāpaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo saññāpaṭilābho sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, saññāpaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, bhante, ekacco abhijjhālu hoti, abhijjhāsahagatāya saññāya viharati; byāpādavā hoti, byāpādasahagatāya saññāya viharati; vihesavā hoti, vihesāsahagatāya saññāya viharati—evarūpaṁ, bhante, saññāpaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, saññāpaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, bhante, ekacco anabhijjhālu hoti, anabhijjhāsahagatāya saññāya viharati; abyāpādavā hoti, abyāpādasahagatāya saññāya viharati; avihesavā hoti, avihesāsahagatāya saññāya viharati—evarūpaṁ, bhante, saññāpaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Saññāpaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ saññāpaṭilābhan’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Diṭṭhipaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ diṭṭhipaṭilābhan’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo diṭṭhipaṭilābho na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti—evarūpo diṭṭhipaṭilābho sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, bhante, ekacco evaṁdiṭṭhiko hoti: ‘natthi dinnaṁ, natthi yiṭṭhaṁ, natthi hutaṁ, natthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, natthi ayaṁ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti—evarūpaṁ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, bhante, ekacco evaṁdiṭṭhiko hoti: ‘atthi dinnaṁ, atthi yiṭṭhaṁ, atthi hutaṁ, atthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, atthi ayaṁ loko, atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti—evarūpaṁ, bhante, diṭṭhipaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Diṭṭhipaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ diṭṭhipaṭilābhan’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Attabhāvapaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ attabhāvapaṭilābhan’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti—evarūpo attabhāvapaṭilābho na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, attabhāvapaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti—evarūpo attabhāvapaṭilābho sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Sabyābajjhaṁ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṁ abhinibbattayato apariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti; Variant: Sabyābajjhaṁ → sabyāpajjhaṁ (bj, sya1ed, sya2ed, km, mr); byāpajjhaṁ (cck); savyāpajjhaṁ (pts1ed) abyābajjhaṁ, bhante, attabhāvapaṭilābhaṁ abhinibbattayato pariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Attabhāvapaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ attabhāvapaṭilābhan’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

Imassa kho ahaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmī”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta. Sādhu kho tvaṁ, sāriputta, imassa mayā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāsi.

‘Kāyasamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ kāyasamācāran’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ mayā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, sāriputta, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo kāyasamācāro na sevitabbo; yathārūpañca kho, sāriputta, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti—evarūpo kāyasamācāro sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, sāriputta, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Idha, sāriputta, ekacco pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatappahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu; adinnādāyī kho pana hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ gāmagataṁ vā araññagataṁ vā taṁ adinnaṁ theyyasaṅkhātaṁ ādātā hoti; kāmesumicchācārī kho pana hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu cārittaṁ āpajjitā hoti—evarūpaṁ, sāriputta, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti.

Kathaṁrūpaṁ, sāriputta, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti? Idha, sāriputta, ekacco pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati; adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ gāmagataṁ vā araññagataṁ vā taṁ nādinnaṁ theyyasaṅkhātaṁ ādātā hoti; kāmesumicchācāraṁ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi tathārūpāsu na cārittaṁ āpajjitā hoti—evarūpaṁ, sāriputta, kāyasamācāraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Kāyasamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ kāyasamācāran’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ mayā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

Vacīsamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi …pe… manosamācārampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi …pe… cittuppādampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi …pe… saññāpaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi …pe… diṭṭhipaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi …pe….

‘Attabhāvapaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ attabhāvapaṭilābhan’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ mayā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo attabhāvapaṭilābho na sevitabbo; yathārūpañca kho, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti—evarūpo attabhāvapaṭilābho sevitabbo.

Kathaṁrūpaṁ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti? Sabyābajjhaṁ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṁ abhinibbattayato apariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti; abyābajjhaṁ, sāriputta, attabhāvapaṭilābhaṁ abhinibbattayato pariniṭṭhitabhāvāya akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti. ‘Attabhāvapaṭilābhampāhaṁ, bhikkhave, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; tañca aññamaññaṁ attabhāvapaṭilābhan’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ mayā idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Imassa kho, sāriputta, mayā saṅkhittena bhāsitassa evaṁ vitthārena attho daṭṭhabbo.

Cakkhuviññeyyaṁ rūpampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; sotaviññeyyaṁ saddampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi asevitabbampi; ghānaviññeyyaṁ gandhampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; jivhāviññeyyaṁ rasampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; kāyaviññeyyaṁ phoṭṭhabbampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi; manoviññeyyaṁ dhammampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca:

“imassa kho ahaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmi.

‘Cakkhuviññeyyaṁ rūpampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṁ cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ na sevitabbaṁ; yathārūpañca kho, bhante, cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṁ cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ sevitabbaṁ. ‘Cakkhuviññeyyaṁ rūpampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

Sotaviññeyyaṁ saddampāhaṁ, sāriputta …pe… evarūpo sotaviññeyyo saddo na sevitabbo … evarūpo sotaviññeyyo saddo sevitabbo … evarūpo ghānaviññeyyo gandho na sevitabbo … evarūpo ghānaviññeyyo gandho sevitabbo … evarūpo jivhāviññeyyo raso na sevitabbo … evarūpo jivhāviññeyyo raso sevitabbo … kāyaviññeyyaṁ phoṭṭhabbampāhaṁ, sāriputta … evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo na sevitabbo … evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo sevitabbo. ‘Manoviññeyyaṁ dhammampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ?

Yathārūpaṁ, bhante, manoviññeyyaṁ dhammaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo manoviññeyyo dhammo na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, manoviññeyyaṁ dhammaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo manoviññeyyo dhammo sevitabbo. ‘Manoviññeyyaṁ dhammampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Imassa kho ahaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmī”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta. Sādhu kho tvaṁ, sāriputta, imassa mayā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāsi.

‘Cakkhuviññeyyaṁ rūpampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ mayā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, sāriputta, cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṁ cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ na sevitabbaṁ; yathārūpañca kho, sāriputta, cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṁ cakkhuviññeyyaṁ rūpaṁ sevitabbaṁ. ‘Cakkhuviññeyyaṁ rūpampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ mayā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

Sotaviññeyyaṁ saddampāhaṁ, sāriputta …pe… evarūpo sotaviññeyyo saddo na sevitabbo … evarūpo sotaviññeyyo saddo sevitabbo … evarūpo ghānaviññeyyo gandho na sevitabbo … evarūpo ghānaviññeyyo gandho sevitabbo … evarūpo jivhāviññeyyo raso na sevitabbo … evarūpo jivhāviññeyyo raso sevitabbo … evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo na sevitabbo … evarūpo kāyaviññeyyo phoṭṭhabbo sevitabbo.

Manoviññeyyaṁ dhammampāhaṁ, sāriputta …pe… evarūpo manoviññeyyo dhammo na sevitabbo … evarūpo manoviññeyyo dhammo sevitabbo. ‘Manoviññeyyaṁ dhammampāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ mayā idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Imassa kho, sāriputta, mayā saṅkhittena bhāsitassa evaṁ vitthārena attho daṭṭhabbo.

Cīvaraṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampi …pe… piṇḍapātaṁpāhaṁ, sāriputta … senāsanaṁpāhaṁ, sāriputta … gāmampāhaṁ, sāriputta … nigamampāhaṁ, sāriputta … nagarampāhaṁ, sāriputta … janapadampāhaṁ, sāriputta … puggalaṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca:

“imassa kho ahaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmi. ‘Cīvaraṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, cīvaraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṁ cīvaraṁ na sevitabbaṁ; yathārūpañca kho, bhante, cīvaraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṁ cīvaraṁ sevitabbaṁ. ‘Cīvaraṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Piṇḍapātaṁpāhaṁ, sāriputta …pe… evarūpo piṇḍapāto na sevitabbo … evarūpo piṇḍapāto sevitabbo … senāsanaṁpāhaṁ, sāriputta …pe… evarūpaṁ senāsanaṁ na sevitabbaṁ … evarūpaṁ senāsanaṁ sevitabbaṁ … gāmampāhaṁ, sāriputta …pe… evarūpo gāmo na sevitabbo … evarūpo gāmo sevitabbo … evarūpo nigamo na sevitabbo … evarūpo nigamo sevitabbo … evarūpaṁ nagaraṁ na sevitabbaṁ … evarūpaṁ nagaraṁ sevitabbaṁ … evarūpo janapado na sevitabbo … evarūpo janapado sevitabbo. ‘Puggalaṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ bhagavatā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, bhante, puggalaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo puggalo na sevitabbo; yathārūpañca kho, bhante, puggalaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo puggalo sevitabbo. ‘Puggalaṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ bhagavatā idametaṁ paṭicca vuttanti.

Imassa kho ahaṁ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmī”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta. Sādhu kho tvaṁ, sāriputta, imassa mayā saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāsi.

‘Cīvaraṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ mayā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, sāriputta, cīvaraṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpaṁ cīvaraṁ na sevitabbaṁ; yathārūpañca kho, sāriputta, cīvaraṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpaṁ cīvaraṁ sevitabbaṁ. ‘Cīvaraṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ mayā idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

(Yathā paṭhamaṁ tathā vitthāretabbaṁ) Evarūpo piṇḍapāto … evarūpaṁ senāsanaṁ … evarūpo gāmo … evarūpo nigamo … evarūpaṁ nagaraṁ … evarūpo janapado.

‘Puggalaṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ mayā. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yathārūpaṁ, sāriputta, puggalaṁ sevato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti, kusalā dhammā parihāyanti evarūpo puggalo na sevitabbo; yathārūpañca kho, sāriputta, puggalaṁ sevato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti evarūpo puggalo sevitabbo. ‘Puggalaṁpāhaṁ, sāriputta, duvidhena vadāmi—sevitabbampi, asevitabbampī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ mayā idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Imassa kho, sāriputta, mayā saṅkhittena bhāsitassa evaṁ vitthārena attho daṭṭhabbo.

Sabbepi ce, sāriputta, khattiyā imassa mayā saṅkhittena bhāsitassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājāneyyuṁ, sabbesānampissa khattiyānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Sabbepi ce, sāriputta, brāhmaṇā …pe… sabbepi ce, sāriputta, vessā … sabbepi ce, sāriputta, suddā imassa mayā saṅkhittena bhāsitassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājāneyyuṁ, sabbesānampissa suddānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Sadevakopi ce, sāriputta, loko samārako sabrahmako sassamaṇabrāhmaṇī pajā sadevamanussā imassa mayā saṅkhittena bhāsitassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājāneyya, sadevakassapissa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā sāriputto bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Sevitabbāsevitabbasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.

Sevitabbāsevitabba Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC