Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Bahudhātuka Sutta

115

.

Kinh Đa giới

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — “Này các Tỷ-kheo”. — “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu đầy những sợ hãi, người hiền trí không có sợ hãi. Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng. Kẻ ngu đầy những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn nạn cho người hiền trí. Do vậy, này các Tỷ-kheo, “Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu?”

— Cho đến khi, này Ananda, Tỷ-kheo thiện xảo về giới, thiện xảo về xứ, thiện xảo về duyên khởi và thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”.

(Giới)

— Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới?”

— Này Ananda, có mười tám giới này: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được mười tám giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”.

— Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới?”

— Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mực độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”.

— Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”.

— Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”.

— Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới?”

— Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: dục giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”.

— Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới?”

— Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có ba giới này: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được ba giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”.

— Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới?”

— Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”

(Xứ)

— Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về xứ?”

— Này Ananda, có sáu nội xứ, ngoại xứ này: mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu nội ngoại xứ này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về xứ”.

(Duyên khởi)

— Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi?”

— Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi”.

(Xứ, phi xứ)

— Nhưng cho đến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ?”

— Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu (chánh) kiến lại đi đến các hành (samkhara) và xem là thường còn. Sự kiện như vậy không xảy ra”. Và vị ấy biết rằng: “Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành và xem là thường còn. Sự hiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người nào thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rằng: “Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người cha… có thể giết sinh mạng A-la-hán.. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể phá hòa hợp Tăng. Sự kiện như vậy không xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể phá hòa hợp với Tăng. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiên như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, hai vua Chuyển Luân có thể xuất hiện (một lần), không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi trong một thế giới, một vị vua Chuyển Luân có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra. “Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành Sakka (Ðế -thích). Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một nam nhân có thể trở thành Sakka. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Ma vương. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra khi một nam nhân trở thành một Ma vương. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện này như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu ác hành… Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu thiện hành… một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện này có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu ác hành… hành trì ý ác hành, do nhân ý ác hành ấy, do duyên ý ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra, khi một người hành trì khẩu ác hành… ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rằng: “Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành… hành trì thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra”. Và vị ấy biết rõ rằng: “Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành… hành trì ý thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra”.

Cho đến mức độ như vậy, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ”.

(Kết luận)

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp môn này có tên gì?

— Do vậy, này Ananda, Ông hãy thọ trì pháp môn này là Ða giới, hãy thọ trì pháp môn nầy là Bốn chuyển (Dhammadasa), hãy thọ trì pháp môn này là Pháp kính (Dhammadasa), hãy thọ trì pháp môn này là Trống bất tử, hãy thọ trì pháp môn này là Vô thượng chiến thắng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Bahudhātuka Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Yāni kānici, bhikkhave, bhayāni uppajjanti sabbāni tāni bālato uppajjanti, no paṇḍitato; ye keci upaddavā uppajjanti sabbe te bālato uppajjanti, no paṇḍitato; ye keci upasaggā uppajjanti sabbe te bālato uppajjanti, no paṇḍitato. Seyyathāpi, bhikkhave, naḷāgārā vā tiṇāgārā vā aggi mutto kūṭāgārānipi dahati ullittāvalittāni nivātāni phusitaggaḷāni pihitavātapānāni; Variant: aggi mutto → aggimukko (bj, pts1ed) evameva kho, bhikkhave, yāni kānici bhayāni uppajjanti sabbāni tāni bālato uppajjanti, no paṇḍitato; ye keci upaddavā uppajjanti sabbe te bālato uppajjanti, no paṇḍitato; ye keci upasaggā uppajjanti sabbe te bālato uppajjanti, no paṇḍitato. Iti kho, bhikkhave, sappaṭibhayo bālo, appaṭibhayo paṇḍito; saupaddavo bālo, anupaddavo paṇḍito; saupasaggo bālo, anupasaggo paṇḍito. Natthi, bhikkhave, paṇḍitato bhayaṁ, natthi paṇḍitato upaddavo, natthi paṇḍitato upasaggo. Tasmātiha, bhikkhave, ‘paṇḍitā bhavissāma vīmaṁsakā’ti—evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabban”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṁ etadavoca: “kittāvatā nu kho, bhante, paṇḍito bhikkhu ‘vīmaṁsako’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Yato kho, ānanda, bhikkhu dhātukusalo ca hoti, āyatanakusalo ca hoti, paṭiccasamuppādakusalo ca hoti, ṭhānāṭhānakusalo ca hoti—ettāvatā kho, ānanda, paṇḍito bhikkhu ‘vīmaṁsako’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Kittāvatā pana, bhante, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Aṭṭhārasa kho imā, ānanda, dhātuyo—cakkhudhātu, rūpadhātu, cakkhuviññāṇadhātu; sotadhātu, saddadhātu, sotaviññāṇadhātu; ghānadhātu, gandhadhātu, ghānaviññāṇadhātu; jivhādhātu, rasadhātu, jivhāviññāṇadhātu; kāyadhātu, phoṭṭhabbadhātu, kāyaviññāṇadhātu; manodhātu, dhammadhātu, manoviññāṇadhātu. Imā kho, ānanda, aṭṭhārasa dhātuyo yato jānāti passati—ettāvatāpi kho, ānanda, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Siyā pana, bhante, aññopi pariyāyo, yathā ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Siyā, ānanda. Chayimā, ānanda, dhātuyo—pathavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu, vāyodhātu, ākāsadhātu, viññāṇadhātu. Imā kho, ānanda, cha dhātuyo yato jānāti passati—ettāvatāpi kho, ānanda, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Siyā pana, bhante, aññopi pariyāyo, yathā ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Siyā, ānanda. Chayimā, ānanda, dhātuyo—sukhadhātu, dukkhadhātu, somanassadhātu, domanassadhātu, upekkhādhātu, avijjādhātu. Imā kho, ānanda, cha dhātuyo yato jānāti passati—ettāvatāpi kho, ānanda, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Siyā pana, bhante, aññopi pariyāyo, yathā ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Siyā, ānanda. Chayimā, ānanda, dhātuyo—kāmadhātu, nekkhammadhātu, byāpādadhātu, abyāpādadhātu, vihiṁsādhātu, avihiṁsādhātu. Imā kho, ānanda, cha dhātuyo yato jānāti passati—ettāvatāpi kho, ānanda, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Siyā pana, bhante, aññopi pariyāyo, yathā ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Siyā, ānanda. Tisso imā, ānanda, dhātuyo—kāmadhātu, rūpadhātu, arūpadhātu. Imā kho, ānanda, tisso dhātuyo yato jānāti passati—ettāvatāpi kho, ānanda, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Siyā pana, bhante, aññopi pariyāyo, yathā ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Siyā, ānanda. Dve imā, ānanda, dhātuyo—saṅkhatādhātu, asaṅkhatādhātu. Imā kho, ānanda, dve dhātuyo yato jānāti passati—ettāvatāpi kho, ānanda, ‘dhātukusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Kittāvatā pana, bhante, ‘āyatanakusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Cha kho panimāni, ānanda, ajjhattikabāhirāni āyatanāni—cakkhu ceva rūpā ca sotañca saddā ca ghānañca gandhā ca jivhā ca rasā ca kāyo ca phoṭṭhabbā ca mano ca dhammā ca. Imāni kho, ānanda, cha ajjhattikabāhirāni āyatanāni yato jānāti passati—ettāvatā kho, ānanda, ‘āyatanakusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Kittāvatā pana, bhante, ‘paṭiccasamuppādakusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Idhānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: ‘imasmiṁ sati idaṁ hoti, imassuppādā idaṁ uppajjati, imasmiṁ asati idaṁ na hoti, imassa nirodhā idaṁ nirujjhati, yadidaṁ—avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṁ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṁ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassūpāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho, saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho, viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho, nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho, saḷāyatananirodhā phassanirodho, phassanirodhā vedanānirodho, vedanānirodhā taṇhānirodho, taṇhānirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassūpāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti’. Ettāvatā kho, ānanda, ‘paṭiccasamuppādakusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

“Kittāvatā pana, bhante, ‘ṭhānāṭhānakusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti?

“Idhānanda, bhikkhu ‘aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo kañci saṅkhāraṁ niccato upagaccheyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; Variant: kañci → kiñci (sya-all, km, pts1ed, mr) ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano kañci saṅkhāraṁ niccato upagaccheyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo kañci saṅkhāraṁ sukhato upagaccheyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano kañci saṅkhāraṁ sukhato upagaccheyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo kañci dhammaṁ attato upagaccheyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti, ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano kañci dhammaṁ attato upagaccheyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo mātaraṁ jīvitā voropeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano mātaraṁ jīvitā voropeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo pitaraṁ jīvitā voropeyya …pe… arahantaṁ jīvitā voropeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo duṭṭhacitto tathāgatassa lohitaṁ uppādeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano duṭṭhacitto tathāgatassa lohitaṁ uppādeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo saṅghaṁ bhindeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano saṅghaṁ bhindeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ diṭṭhisampanno puggalo aññaṁ satthāraṁ uddiseyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puthujjano aññaṁ satthāraṁ uddiseyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ ekissā lokadhātuyā dve arahanto sammāsambuddhā apubbaṁ acarimaṁ uppajjeyyuṁ, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ ekissā lokadhātuyā eko arahaṁ sammāsambuddho uppajjeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ ekissā lokadhātuyā dve rājāno cakkavattino apubbaṁ acarimaṁ uppajjeyyuṁ, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ ekissā lokadhātuyā eko rājā cakkavattī uppajjeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ itthī arahaṁ assa sammāsambuddho, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puriso arahaṁ assa sammāsambuddho, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ itthī rājā assa cakkavattī, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puriso rājā assa cakkavattī, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ itthī sakkattaṁ kareyya … mārattaṁ kareyya … brahmattaṁ kareyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ puriso sakkattaṁ kareyya … mārattaṁ kareyya … brahmattaṁ kareyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ kāyaduccaritassa iṭṭho kanto manāpo vipāko nibbatteyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ kāyaduccaritassa aniṭṭho akanto amanāpo vipāko nibbatteyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ vacīduccaritassa …pe… yaṁ manoduccaritassa iṭṭho kanto manāpo vipāko nibbatteyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ vacīduccaritassa …pe… yaṁ manoduccaritassa aniṭṭho akanto amanāpo vipāko nibbatteyya, ṭhānametaṁ vijjatīti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ kāyasucaritassa aniṭṭho akanto amanāpo vipāko nibbatteyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ kāyasucaritassa iṭṭho kanto manāpo vipāko nibbatteyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ vacīsucaritassa …pe… yaṁ manosucaritassa aniṭṭho akanto amanāpo vipāko nibbatteyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ vacīsucaritassa …pe… yaṁ manosucaritassa iṭṭho kanto manāpo vipāko nibbatteyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ kāyaduccaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ kāyaduccaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti.

‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ vacīduccaritasamaṅgī …pe… yaṁ manoduccaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ vacīduccaritasamaṅgī …pe… yaṁ manoduccaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ kāyasucaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ kāyasucaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. ‘Aṭṭhānametaṁ anavakāso yaṁ vacīsucaritasamaṅgī …pe… yaṁ manosucaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’ti pajānāti; ‘ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ vacīsucaritasamaṅgī …pe… yaṁ manosucaritasamaṅgī taṁnidānā tappaccayā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya, ṭhānametaṁ vijjatī’ti pajānāti. Ettāvatā kho, ānanda, ‘ṭhānāṭhānakusalo bhikkhū’ti alaṁvacanāyā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṁ etadavoca: “acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Konāmo ayaṁ, bhante, dhammapariyāyo”ti?

“Tasmātiha tvaṁ, ānanda, imaṁ dhammapariyāyaṁ ‘bahudhātuko’tipi naṁ dhārehi, ‘catuparivaṭṭo’tipi naṁ dhārehi, ‘dhammādāso’tipi naṁ dhārehi, ‘amatadundubhī’tipi naṁ dhārehi, ‘anuttaro saṅgāmavijayo’tipi naṁ dhārehī”ti. Variant: amatadundubhī’tipi → dudrabhītipi (mr)

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Bahudhātukasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Bahudhātuka Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC