Bahuvedaniya Sutta
.
Kinh Nhiều cảm thọ
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá vệ), Jetavana (Rừng Kỳ đà), tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi người thợ mộc Pancakanga (Ngũ Phần) đến Tôn giả Udayi (Ưu đà di), sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:
— Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ?
— Này Gia chủ, Thế Tôn thuyết có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
— Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.
Lần thứ hai, Tôn giả Udayi nói với người thợ mộc Pancakanga:
— Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
Lần thứ hai, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:
— Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.
Lần thứ ba, Tôn giả Udayi nói với người thợ mộc Pancakanga:
— Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
Lần thứ ba, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:
— Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.
Như vậy, Tôn giả Udayi không thể thuyết phục được thợ mộc Pancakanga. Và thợ mộc Pancakanga cũng không thể thuyết phục được Tôn giả Udayi.
Tôn giả Ananda nghe được cuộc đàm thoại này giữa Tôn giả Udayi với thợ mộc Panacakanga. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thuật lại Thế Tôn rõ toàn diện cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Udayi và thợ mộc Pancakanga. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
— Này Ananda, dầu cho pháp môn của Udayi là đúng, nhưng thợ mộc Pancakanga không chấp nhận. Dầu cho pháp môn của người thợ mộc Pancakanga là đúng, nhưng Udayi không chấp nhận. Này Ananda, hai thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; năm thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; mười tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba mươi sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; một trăm lẻ tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn. Như vậy, này Ananda, pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn.
Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai không chấp nhận, không tán đồng, không tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xẩy ra: họ sẽ sống đấu tranh, khẩu tranh, luận tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi. Như vậy, này Ananda pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn. Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai chấp nhận, tán đồng, tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xẩy ra: họ sẽ sống hòa hợp, tán đồng, tùy hỷ với nhau, như nước với sữa, và nhìn nhau với cặp mắt tương ái.
Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này Ananda, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Ananda, duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng mà các chúng sanh có thể cảm thọ”, Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ”, Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỳ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng…”,… vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng…”,… vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng…”,… vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư niệm sai biệt tưởng, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Hư không vô biên xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng…”,… vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên,” chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng…”,… vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Thức vô biên xứ, nghĩ rằng không có vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng…”,… vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: “Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ”, Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc thọ kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Sự kiện này xẩy ra, này Ananda, những du sĩ ngoại đạo có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama nói đến Diệt thọ tưởng định, và chủ trương định ấy thuộc về lạc thọ. Như vậy là gì, như vậy là thế nào? Này Ananda, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo cần phải được trả lời như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn không chủ trương rằng chỉ có những gì tùy thuộc lạc thọ là thuộc về lạc; vì rằng, chư Hiền, Thế Tôn chủ trương rằng chỗ nào, chỗ nào có được lạc thọ, như vậy chỗ ấy, chỗ ấy thuộc về lạc”.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Bahuvedaniya Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho pañcakaṅgo thapati yenāyasmā udāyī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ udāyiṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho pañcakaṅgo thapati āyasmantaṁ udāyiṁ etadavoca: Variant: thapati → gahapati (sya-all, km, pts1ed) “kati nu kho, bhante udāyi, vedanā vuttā bhagavatā”ti?
“Tisso kho, thapati, vedanā vuttā bhagavatā. Sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkhamasukhā vedanā—imā kho, thapati, tisso vedanā vuttā bhagavatā”ti.
Evaṁ vutte, pañcakaṅgo thapati āyasmantaṁ udāyiṁ etadavoca: “na kho, bhante udāyi, tisso vedanā vuttā bhagavatā; dve vedanā vuttā bhagavatā—sukhā vedanā, dukkhā vedanā. Yāyaṁ, bhante, adukkhamasukhā vedanā santasmiṁ esā paṇīte sukhe vuttā bhagavatā”ti.
Dutiyampi kho āyasmā udāyī pañcakaṅgaṁ thapatiṁ etadavoca: “na kho, gahapati, dve vedanā vuttā bhagavatā; tisso vedanā vuttā bhagavatā. Sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkhamasukhā vedanā—imā kho, thapati, tisso vedanā vuttā bhagavatā”ti. Dutiyampi kho pañcakaṅgo thapati āyasmantaṁ udāyiṁ etadavoca: “na kho, bhante udāyi, tisso vedanā vuttā bhagavatā; dve vedanā vuttā bhagavatā—sukhā vedanā, dukkhā vedanā. Yāyaṁ, bhante, adukkhamasukhā vedanā santasmiṁ esā paṇīte sukhe vuttā bhagavatā”ti.
Tatiyampi kho āyasmā udāyī pañcakaṅgaṁ thapatiṁ etadavoca: “na kho, thapati, dve vedanā vuttā bhagavatā; tisso vedanā vuttā bhagavatā. Sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkhamasukhā vedanā—imā kho, thapati, tisso vedanā vuttā bhagavatā”ti.
Tatiyampi kho pañcakaṅgo thapati āyasmantaṁ udāyiṁ etadavoca: “na kho, bhante udāyi, tisso vedanā vuttā bhagavatā, dve vedanā vuttā bhagavatā—sukhā vedanā, dukkhā vedanā. Yāyaṁ, bhante, adukkhamasukhā vedanā santasmiṁ esā paṇīte sukhe vuttā bhagavatā”ti.
Neva kho sakkhi āyasmā udāyī pañcakaṅgaṁ thapatiṁ saññāpetuṁ, na panāsakkhi pañcakaṅgo thapati āyasmantaṁ udāyiṁ saññāpetuṁ.
Assosi kho āyasmā ānando āyasmato udāyissa pañcakaṅgena thapatinā saddhiṁ imaṁ kathāsallāpaṁ. Atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā ānando yāvatako ahosi āyasmato udāyissa pañcakaṅgena thapatinā saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ bhagavato ārocesi. Evaṁ vutte, bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca:
“santaññeva kho, ānanda, pariyāyaṁ pañcakaṅgo thapati udāyissa nābbhanumodi, santaññeva ca pana pariyāyaṁ udāyī pañcakaṅgassa thapatissa nābbhanumodi. Dvepānanda, vedanā vuttā mayā pariyāyena, tissopi vedanā vuttā mayā pariyāyena, pañcapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, chapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, aṭṭhārasapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, chattiṁsapi vedanā vuttā mayā pariyāyena, aṭṭhasatampi vedanā vuttā mayā pariyāyena. Evaṁ pariyāyadesito kho, ānanda, mayā dhammo. Evaṁ pariyāyadesite kho, ānanda, mayā dhamme ye aññamaññassa subhāsitaṁ sulapitaṁ na samanujānissanti na samanumaññissanti na samanumodissanti tesametaṁ pāṭikaṅkhaṁ—bhaṇḍanajātā kalahajātā vivādāpannā aññamaññaṁ mukhasattīhi vitudantā viharissanti. Evaṁ pariyāyadesito kho, ānanda, mayā dhammo. Evaṁ pariyāyadesite kho, ānanda, mayā dhamme ye aññamaññassa subhāsitaṁ sulapitaṁ samanujānissanti samanumaññissanti samanumodissanti tesametaṁ pāṭikaṅkhaṁ—samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṁ piyacakkhūhi sampassantā viharissanti.
Pañca kho ime, ānanda, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā …pe… jivhāviññeyyā rasā …pe… kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, ānanda, pañca kāmaguṇā. Yaṁ kho, ānanda, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati kāmasukhaṁ.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya: ‘etaparamaṁ sattā sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedentī’ti, idamassa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Atthānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya: ‘etaparamaṁ sattā sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedentī’ti, idamassa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Atthānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya … pe…. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya … pe…. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya … pe…. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā, paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā, nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya … pe…. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya … pe…. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya … pe…. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Yo kho, ānanda, evaṁ vadeyya: ‘etaparamaṁ sattā sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedentī’ti, idamassa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Atthānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca. Katamañcānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca? Idhānanda, bhikkhu sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharati. Idaṁ kho, ānanda, etamhā sukhā aññaṁ sukhaṁ abhikkantatarañca paṇītatarañca.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, ānanda, vijjati yaṁ aññatitthiyā paribbājakā evaṁ vadeyyuṁ: ‘saññāvedayitanirodhaṁ samaṇo gotamo āha; tañca sukhasmiṁ paññapeti. Tayidaṁ kiṁsu, tayidaṁ kathaṁsū’ti?
Evaṁvādino, ānanda, aññatitthiyā paribbājakā evamassu vacanīyā: ‘na kho, āvuso, bhagavā sukhaṁyeva vedanaṁ sandhāya sukhasmiṁ paññapeti; api ca, āvuso, yattha yattha sukhaṁ upalabbhati yahiṁ yahiṁ taṁ taṁ tathāgato sukhasmiṁ paññapetī’”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Bahuvedanīyasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.
Bahuvedaniya Sutta
Dịch giả