Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Nagaravindeyya Sutta

150

.

Kinh Nói cho dân Nagaravinda

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Môt thời, Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda.

Các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda được nghe như sau: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia tộc Sakka (Thích-ca), đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo và đã đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay, nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!” 

Rồi các vị Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, một số người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên; một số người chấp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số người nói lên tên họ trước Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số người im lặng ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với những Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đang ngồi một bên:

Này Gia chủ, nếu những du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: “Này Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào không đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?” Ðược hỏi vậy, này các Gia chủ, các du sĩ ngoại đạo ấy cần được trả lời như sau: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng. Những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy không đáng cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi không thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường.”

Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các tiếng do tai nhận thức…, đối với các hương do mũi nhận thức…, đối với các vị do lưỡi nhận thức…, đối với các xúc do thân nhận thức…, đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì cớ sao? Chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi không thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường”. Ðược hỏi như vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời như vậy cho các du sĩ ngoại đạo ấy.

Nhưng này các Gia chủ, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: “Này các Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?” Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng. Các Sa-môn, Bà-la-môn như vậy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường.”

Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với các tiếng do tai nhận thức…, đối với các hương do mũi nhận thức…, đối với các vị do lưỡi nhận thức…, đối với các xúc do thân nhận thức…, đối với các pháp do ý nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường.” Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời như vậy cho các vị du sĩ ngoại đạo ấy.

Này các Gia chủ, nhưng nếu du sĩ ngoại đạo ấy hỏi các Ông như sau: “Do căn cứ gì về các Tôn giả ấy, do truyền thống gì, các vị nói về các Tôn giả ấy như sau: Chắc chắn các Tôn giả ấy là ly tham, hay đang đi trên con đường điều phục tham, hay ly sân, hay đang đi trên con đường điều phục sân, hay ly si, hay đang đi trên con đường điều phục si?” Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Các Tôn giả ấy sống tại các trú xứ xa vắng trong các khu rừng nhàn tịnh. Nhưng tại các chỗ như vậy, không có các sắc do mắt nhận thức để họ có thể thấy, và sau khi thấy, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có các tiếng do tai nhận thức để họ có thể nghe, và sau khi nghe, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có hương do mũi nhận thức, để họ có thể ngửi và sau khi ngửi, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ ấy như vậy, không có các vị do lưỡi nhận thức, để họ có thể nếm, và sau khi nếm, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có các xúc do thân nhận thức, để họ có thể cảm giác, và sau khi cảm giác, có lòng thích thú. Chư Hiền giả, do căn cứ này, do những truyền thống này, mà chúng tôi nói về các Tôn giả ấy như sau: “Thật vậy, chư Tôn giả ấy ly tham hay đang đi trên con đường nhiếp phục tham, hay ly sân, hay đang đi trên con đường nhiếp phục sân, hay ly si, hay đang đi trên con đường nhiếp phục si”. Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo như vậy.

Khi nghe nói vậy, các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda nói với Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

Nagaravindeyya Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kosalesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ yena nagaravindaṁ nāma kosalānaṁ brāhmaṇānaṁ gāmo tadavasari.

Assosuṁ kho nagaravindeyyakā brāhmaṇagahapatikā: “samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito kosalesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ nagaravindaṁ anuppatto. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.

Atha kho nagaravindeyyakā brāhmaṇagahapatikā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā appekacce bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Appekacce bhagavatā saddhiṁ sammodiṁsu; sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Appekacce yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Appekacce bhagavato santike nāmagottaṁ sāvetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinne kho nagaravindeyyake brāhmaṇagahapatike bhagavā etadavoca:

“Sace vo, gahapatayo, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ puccheyyuṁ: ‘kathaṁbhūtā, gahapatayo, samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā’ti? Evaṁ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ evaṁ byākareyyātha: ‘ye te samaṇabrāhmaṇā cakkhuviññeyyesu rūpesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṁ avūpasantacittā, samavisamaṁ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā. Taṁ kissa hetu? Mayampi hi cakkhuviññeyyesu rūpesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṁ avūpasantacittā, samavisamaṁ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṁ no samacariyampi hetaṁ uttari apassataṁ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā. Ye te samaṇabrāhmaṇā sotaviññeyyesu saddesu … ghānaviññeyyesu gandhesu … jivhāviññeyyesu rasesu … kāyaviññeyyesu phoṭṭhabbesu … manoviññeyyesu dhammesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṁ avūpasantacittā, samavisamaṁ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā. Taṁ kissa hetu? Mayampi hi manoviññeyyesu dhammesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṁ avūpasantacittā, samavisamaṁ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṁ no samacariyampi hetaṁ uttari apassataṁ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā’ti. Evaṁ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ evaṁ byākareyyātha.

Sace pana vo, gahapatayo, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ puccheyyuṁ: ‘kathaṁbhūtā, gahapatayo, samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā’ti? Evaṁ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ evaṁ byākareyyātha: ‘ye te samaṇabrāhmaṇā cakkhuviññeyyesu rūpesu vītarāgā vītadosā vītamohā, ajjhattaṁ vūpasantacittā, samacariyaṁ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā. Taṁ kissa hetu? Mayampi hi cakkhuviññeyyesu rūpesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṁ avūpasantacittā, samavisamaṁ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṁ no samacariyampi hetaṁ uttari passataṁ. Variant: Mayampi hi → mayaṁ hi (?) Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā. Ye te samaṇabrāhmaṇā sotaviññeyyesu saddesu … ghānaviññeyyesu gandhesu … jivhāviññeyyesu rasesu … kāyaviññeyyesu phoṭṭhabbesu … manoviññeyyesu dhammesu vītarāgā vītadosā vītamohā, ajjhattaṁ vūpasantacittā, samacariyaṁ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā. Taṁ kissa hetu? Mayampi hi manoviññeyyesu dhammesu avītarāgā avītadosā avītamohā ajjhattaṁ avūpasantacittā, samavisamaṁ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṁ no samacariyampi hetaṁ uttari passataṁ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā’ti. Evaṁ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ evaṁ byākareyyātha.

Sace pana vo, gahapatayo, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ puccheyyuṁ: Variant: pana vo → sace te (sya-all, km, pts1ed, mr) ‘ke panāyasmantānaṁ ākārā, ke anvayā, yena tumhe āyasmanto evaṁ vadetha? Addhā te āyasmanto vītarāgā vā rāgavinayāya vā paṭipannā, vītadosā vā dosavinayāya vā paṭipannā, vītamohā vā mohavinayāya vā paṭipannā’ti? Evaṁ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ evaṁ byākareyyātha: ‘tathā hi te āyasmanto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti. Natthi kho pana tattha tathārūpā cakkhuviññeyyā rūpā ye disvā disvā abhirameyyuṁ, natthi kho pana tattha tathārūpā sotaviññeyyā saddā ye sutvā sutvā abhirameyyuṁ, natthi kho pana tattha tathārūpā ghānaviññeyyā gandhā ye ghāyitvā ghāyitvā abhirameyyuṁ, natthi kho pana tattha tathārūpā jivhāviññeyyā rasā ye sāyitvā sāyitvā abhirameyyuṁ, natthi kho pana tattha tathārūpā kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā ye phusitvā phusitvā abhirameyyuṁ. Ime kho no, āvuso, ākārā, ime anvayā, yena mayaṁ evaṁ vadema—Variant: yena mayaṁ → yena mayaṁ āyasmanto (bj, pts1ed); yena mayaṁ āyasmante (sya-all, km) addhā te āyasmanto vītarāgā vā rāgavinayāya vā paṭipannā, vītadosā vā dosavinayāya vā paṭipannā, vītamohā vā mohavinayāya vā paṭipannā’ti. Evaṁ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṁ aññatitthiyānaṁ paribbājakānaṁ evaṁ byākareyyāthā”ti.

Evaṁ vutte, nagaravindeyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavantaṁ etadavocuṁ: “abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Ete mayaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake no bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupete saraṇaṁ gate”ti.

Nagaravindeyyasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Nagaravindeyya Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC