Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Subha Sutta

99

.

Kinh Subha

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta trú ở Savatthi, tại nhà một gia chủ vì một vài công vụ. Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta trú tại nhà gia chủ, nói với vị gia chủ ấy:

— Này Gia chủ, tôi nghe như sau: “Savatthi không phải không có các bậc A-la-hán lui tới”. Hôm nay chúng ta nên đến chiêm ngưỡng vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào?

— Thưa Tôn giả, Thế Tôn hiện trú tại Savatthi, Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika. Thưa Tôn giả, hãy đi đến chiêm ngưỡng Thế Tôn ấy.

Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta vâng theo lời gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn đã nói như sau: “Người tại gia thành tựu chánh đạo thiện pháp. Người xuất gia không thành tựu chánh đạo thiện pháp”. Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì?

— Này thanh niên Bà-la-môn, ở đây, Ta chủ trương phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta không tán thán tà đạo của kẻ tại gia hay kẻ xuất gia. Này Thanh niên Bà-la-môn, kẻ tại gia hay kẻ xuất gia hành tà đạo, do nhân duyên hành tà đạo, không thành tựu được chánh đạo thiện pháp. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta tán thán chánh đạo của kẻ tại gia hay kẻ xuất gia. Này Thanh niên Bà-la-môn, kẻ tại gia hay kẻ xuất gia hành chánh đạo, do nhân duyên hành chánh đạo, thành tựu được chánh đạo thiện pháp.

— Thưa Tôn giả Gotama, do dịch vụ nhiều, công tác nhiều, tổ chức nhiều, lao lực nhiều, nên nghiệp sự của kẻ tại gia có quả báo lớn; do dịch vụ ít, công tác ít, tổ chức ít, lao lực ít nên nghiệp sự của kẻ xuất gia không có quả lớn. Ở đây, Tôn giả Gotama, có nói gì?

— Này Thanh niên Bà-la-môn, ở đây, Ta chủ trương pháp phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự (Kammatthanam) với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng, sẽ có kết quả lớn. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng, sẽ có kết quả lớn.

Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn. Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của một cư sĩ, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ.

Ví như, này thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của một cư sĩ, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của người xuất gia, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của người xuất gia, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn.

— Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, năm pháp được các Bà-la-môn chủ trương tác phước, đắc thiện, nếu Ông không thấy nặng nhọc, lành thay. Ông hãy nói về năm pháp ấy trong hội chúng này.

— Thưa Tôn giả Gotama, không có nặng nhọc gì cho con, khi ở đây có vị như Tôn giả, đang ngồi hay các vị giống như Tôn giả.

— Vậy này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nói đi.

— Chân thực, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ nhất, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Khổ hạnh, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ hai, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Phạm hạnh, thưa Tôn giả Gotama là pháp thứ ba, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Tụng đọc, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ tư, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Thí xả, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ năm, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp này tác phước, đắc thiện. Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì?

— Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Có một Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn đã nói như sau: “Sau khi chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết quả dị thục của năm pháp này?”

— Thưa không, Tôn giả Gotama.

— Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Có một Ðạo sư nào trong những Bà-la-môn, một Ðại tôn sư, cho đến bảy đời Tôn sư, Ðại tôn sư, vị ấy đã nói: “Sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết quả dị thục của năm pháp này”?

— Thưa không, Tôn giả Gotama.

— Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Những vị tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh, và ngày nay những vị Ba La Môn cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamita, Yamataggi, Angirasa, Bharadvaja, Vesettha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy đã nói như sau: “Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này”?

— Thưa không, Tôn giả Gotama.

— Như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, không có một vị Bà-la-môn nào trong các vị Bà-la-môn đã nói như sau: “Sau khi tự chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này”. Không có một Ðạo sư nào trong các Bà-la-môn, một Ðại tôn sư, cho đến bảy đời Tôn sư, Ðại tôn sư nào nói như sau: “Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này”. Những vị tu sĩ thời cổ trong các vị Bà-la-môn, những vị sáng tác các thần chú… không có một vị nào đã nói như sau: “Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này”. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, chúng tôi nghĩ lời nói của những Bà-la-môn trở thành giống như một chuỗi người mù, người đầu không thấy, người giữa không thấy, người cuối cùng cũng không thấy.

Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta phẫn nộ, không hoan hỷ vì bị Thế Tôn dùng ví dụ một chuỗi người mù, liền mạ lỵ Thế Tôn, hủy báng Thế Tôn và nói về Thế Tôn: “Sa-môn Gotama sẽ bị quả ác độc (papika)”.

Rồi nói với Thế Tôn như sau:

— Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna trú ở rừng Subhaga đã nói: “Cũng vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn tự cho đã chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh này”. Lời nói này của vị ấy thật sự đáng chê cười, thật sự chỉ là lời nói suông, thật sự chỉ là trống không, thật sự chỉ là trống rỗng. Làm sao còn là người còn lại có thể biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh? Sự kiện như vậy không thể xảy ra.

— Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Bà-la- môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú tại rừng Subhaga có thể biết tâm tư cả Sa-môn, Bà-la-môn với tâm tư của mình?

— Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga, với tâm tư của mình không thể biết được tâm tư của Punnika, người đầy tớ gái của mình, làm sao lại có thể biết được tâm tư tất cả Sa-môn, Bà-la-môn với tâm tư của mình?

— Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người sanh ra đã mù không thể thấy các sắc màu đen, màu trắng, không thể thấy các sắc màu xanh, không thể thấy các sắc màu vàng, không thể thấy các sắc màu đỏ, không thể thấy các sắc màu đỏ tía, không thể thấy những gì bằng phẳng, không bằng phẳng, không thể thấy các vì sao, không thể thấy mặt trăng, mặt trời, người ấy nói như sau: “Không có các sắc màu đen, màu trắng, không có người thấy các sắc màu đen, màu trắng; không có các sắc màu xanh, không có người thấy các sắc màu xanh; không có các sắc màu vàng, không có người thấy các sắc màu vàng; không có các sắc màu đỏ, không có người thấy các sắc màu đỏ; không có các sắc màu đỏ tía, không có người thấy các sắc màu đỏ tía; không có những gì bằng phẳng, không bằng phẳng, không có người thấy cái gì bằng phẳng, không bằng phẳng; không có các vì sao, không có người thấy các vì sao; không có mặt trăng, mặt trời, không có người thấy mặt trăng, mặt trời. Tôi không biết như vậy; tôi không thấy như vậy, do vậy nên không có”. Này Thanh niên Bà-la-môn, người ấy nói một cách chân chánh có nói như vậy không?

— Thưa không vậy, Tôn giả Gotama. Có các sắc màu đen trắng, có người thấy các sắc màu đen trắng; có các sắc màu xanh, có người thấy các sắc màu xanh,… có mặt trăng, mặt trời, có người thấy mặt trăng, mặt trời”.Tôi không biết như vậy; tôi không thấy như vậy. Do vậy, không có”. Thưa Tôn giả Gotama, nếu người ấy nói một cách chân chánh thì sẽ không nói như vậy.

— Cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga là người mù, không có mắt. Vị ấy có thể biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Những vị Bà-la-môn giàu sang ở Kosala, như Bà-la-môn Canki, Bà-la-môn Tarukkha, Bà-la-môn Pokkharasati, Bà-la-môn Janussoni, và thân phụ của Ông Todeyya, cái gì tốt hơn cho những vị ấy, lời nói của các vị ấy được thế tục chấp nhận (sammusa) hay không được thế tục chấp nhận?

— Ðược thế tục chấp nhận, thưa Tôn giả Gotama.

— Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải được suy tư hay không suy tư?

— Cần phải được suy tư, thưa Tôn giả Gotama.

— Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải được phân tích, cân nhắc hay không cần phải phân tích, cân nhắc?

— Cần phải phân tích, cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama.

— Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải liên hệ đến mục đích, hay không cần phải liên hệ đến mục đích?

— Cần phải liên hệ đến mục đích, thưa Tôn giả Gotama.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Nếu là như vậy thời lời nói của Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú tại rừng Subhaga được thế tục chấp nhận hay không được thế tục chấp nhận?

— Không được thế tục chấp nhận, thưa Tôn giả Gotama.

— Lời nói được nói lên là có suy tư, hay không suy tư?

— Không suy tư, thưa Tôn giả Gotama.

— Lời nói được nói lên có phân tích, cân nhắc, hay không phân tích cân nhắc?

— Không phân tích, cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama.

— Lời nói được nói lên liên hệ đến mục đích, hay không liên hệ đến mục đích?

— Không liên hệ đến mục đích, thưa Tôn giả Gotama.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, có năm triền cái này. Thế nào là năm? Tham dục triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo hối triền cái, nghi triền cái. Này Thanh niên Bà-la-môn, như vậy là năm triền cái. Này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga đã bị trùm che, ngăn chận, bao phủ, và bao trùm bởi năm triền cái này. Vị ấy biết được, thấy được, hay chứng tri được các pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra.

Này Thanh niên Bà-la-môn, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; tiếng do tai nhận thức… hương do mũi nhận thức… vị do lưỡi nhận thức… xúc do thân nhận thức khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Này Thanh niên Bà-la-môn, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga bị trói buộc, bị đam mê, bị tham trước bởi năm dục trưởng dưỡng này, thụ hưởng chúng mà không thấy sự nguy hiểm, không soi thấu sự thoát ly khỏi chúng. Vị ấy thật sự biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra.

Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Trong những loại lửa này, loại lửa nào có ngọn, có màu sắc hay có ánh sáng? Ngọn lửa được đốt lên nhờ cỏ và củi khô, hay ngọn lửa được đốt lên, không nhờ cỏ và củi khô?

— Thưa Tôn giả Gotama, nếu có sự kiện có thể đốt lửa mà không nhờ cỏ và củi khô, thì ngọn lửa ấy có ngọn, có sắc và có ánh sáng.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, không có sự kiện, không có trường hợp có thể đốt lửa mà không nhờ cỏ và củi khô, trừ phi dùng thần thông. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta nói hỷ này, hỷ do năm dục trưởng dưỡng đem lại, hỷ này ví như ngọn lửa đốt lên nhờ cỏ và củi khô. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta nói hỷ này, hỷ do ly dục, ly các bất thiện pháp đem lại, hỷ này ví như ngọn lửa đốt lên, không nhờ cỏ và củi khô. Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là hỷ do ly dục, ly các bất thiện pháp đem lại? Ở đây, nay thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Hỷ này, này Thanh niên Bà-la-môn, là hỷ ly dục, ly bất thiện pháp đem lại. Lại nữa, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ,… chứng và trú Thiền thứ hai. Hỷ này, này Thanh niên Bà-la-môn, là hỷ ly dục, ly bất thiện pháp đem lại.

Này thanh niên Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn ấy chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện. Ở đây, các Bà-la-môn chủ trương pháp tác phước, đắc thiện nào có kết quả lớn hơn?

— Thưa Tôn giả Gotama, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này. Ở đây, các Bà-la-môn chủ trương pháp thí xả (caga) tác phước, đắc thiện có quả báo lớn.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một tế đàn lớn được một vị Bà-la-môn lập lên và có hai vị Bà-la-môn đi đến và nghĩ như sau: “Chúng ta sẽ thọ hưởng đại tế đàn của vị Bà-la-môn với danh tánh thế này”. Ở đây, một vị Bà-la-môn suy nghĩ như sau: “Mong rằng trong phòng ăn, ta sẽ được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất; còn vị Bà-la-môn kia, trong phòng ăn, không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất”. Này Thanh niên Bà-la-môn, sự kiện này xảy ra. Người Bà-la-môn ấy trong phòng ăn có thể được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Còn người Bà-la-môn kia, trong phòng ăn, không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Vị Bà-la-môn kia nghĩ như sau: “Vị Bà-la-môn ấy, trong phòng ăn, được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Còn ta, trong phòng ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất”. Vị ấy phẫn nộ, không hoan hỷ. Này Thanh niên Bà-la-môn, các Bà-la-môn chủ trương quả dị thục gì cho người Bà-la-môn này?

— Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn không bố thí với ý nghĩ: “Do bố thí này, người kia phẫn nộ, không hoan hỷ. Các Bà-la-môn bố thí chỉ vì lòng ái mẫn”.

— Sự kiện là như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, thời đây có phải là tác phước sự thứ sáu, nghĩa là lòng ái mẫn?

— Sự kiện là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thời đây là tác phước sự thứ sáu, nghĩa là lòng ái mẫn.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn ấy chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này. Ông thấy năm pháp này nhiều nhất ở đâu, ở những người tại gia, hay ở những người xuất gia?

— Thưa Tôn giả Gotama, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, tôi nhận thấy năm pháp này có nhiều ở những người xuất gia, có ít ở những người tại gia. Người tại gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn không có thường hằng, liên tục, không nói lời chân thật. Người xuất gia, thưa Tôn giả Gotama , dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nhưng thường hằng liên tục, nói lời chân thật. Người tại gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn không có thường hằng liên tục sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều. Người xuất gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nhưng thường hằng liên tục sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều. Thưa Tôn giả Gotama, năm pháp tác phước, đắc thiện này được các vị Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương, tôi nhận thấy năm pháp này có nhiều ở những vị xuất gia, có ít ở những vị tại gia.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, năm pháp tác phước, đắc thiện này được các vị Bà-la-môn chủ trương, Ta nói những pháp này là những tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm tu tập không hận, không sân. Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo nói lời chân thật, vị ấy nghĩ: “Ta nói lời chân thật”, chứng được nghĩa tín thọ (atthavedam), chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp. Ta nói sự hân hoan liên hệ đến thiện này là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân. Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều vị ấy nghĩ rằng: “Ta thí xả nhiều”, chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp, Ta nói rằng sự hân hoan liên hệ đến thiện này là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, Ta nói các pháp ấy là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân.

Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta thưa với Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, tôi nghe như sau: “Sa-môn Gotama biết con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên”.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Làng Nalakara có gần đây không? Có phải làng Nalakara không xa ở đây?

— Thưa vâng, Tôn giả, làng Nalakara ở gần đây. Làng Nalakara không xa ở đây.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người sanh trưởng tại làng Nalakara, chưa rời khỏi làng Nalakara, và có người tới hỏi người ấy con đường đưa đến làng Nalakara. Này Thanh niên Bà-la-môn, người sanh trưởng tại làng Nalakara ấy phân vân hay ngập ngừng khi được hỏi về con đường đến làng Nalakara?

— Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, vì người ấy sanh trưởng tại làng Nalakara. Người ấy biết rõ tất cả con đường đưa đến làng Nalakara.

— Tuy vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, rất có thể người sanh trưởng tại làng Nalakara này khi được hỏi con đường đưa đến làng Nalakara còn có thể phân vân hay ngập ngừng. Nhưng Như Lai thì không vậy, khi được hỏi về Phạm thiên giới, hay về con đường đưa đến Phạm thiên giới, Như Lai không phân vân hay ngập ngừng. Và này Thanh niên Bà-la-môn, Ta biết Phạm thiên giới và con đường đưa đến Phạm thiên giới, và Ta cũng biết phải thành tựu như thế nào để được sanh vào Phạm thiên giới.

— Thưa Tôn giả Gotama, con có nghe như sau: “Sa-môn Gotama thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên”. Tốt lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho con, con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

— Vậy này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

— Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên? Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, khi từ tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người lực sĩ thổi tù và làm cho bốn phương nghe được, không gì khó khăn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, khi từ tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Này Thanh niên Bà-la-môn, đây là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

Lại nữa, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi… (như trên)… với tâm câu hữu với hỷ… (như trên)… với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, khi xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người lực sĩ thổi tù và làm cho bốn phương nghe được, không gì khó khăn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, khi xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Này Thanh niên Bà-la-môn, đây là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con xin đi, chúng con có nhiều công việc phải làm.

— Này Thanh niên Bà-la-môn, nay Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với cỗ xe do toàn ngựa cái trắng kéo, đi ra khỏi Savatthi để nghỉ trưa. Bà-la-môn Janussoni thấy thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta từ xa đi lại, sau khi thấy, liền nói với thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta:

— Tôn giả Bharadvaja đi từ đâu lại, quá sớm như vậy?

— Thưa Tôn giả, tôi vừa từ Sa-môn Gotama lại.

— Này Tôn giả Bharadvaja, Tôn giả nghĩ thế nào? Tôn giả có nghĩ Sa-môn Gotama là bậc có trí, có trí tuệ sáng suốt (pannaveyyattiyam) không?

— Thưa Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama? Chỉ có vị nào như Ngài mới có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama.

— Tôn giả Bharadvaja thật đã tán thán Sa-môn Gotama với sự tán thán tối thượng.

— Nhưng tôi là ai mà tôi lại tán thán Sa-môn Gotama? Tán thán bởi những người được tán thán là Sa-môn Gotama, là bậc tối thượng giữa các hàng Thiên Nhân. Thưa Tôn giả, các vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, Sa-môn Gotama nói rằng năm pháp ấy là tư cụ cho tâm, nghĩa là để tu tập, trở thành không hận, không sân.

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn, Janussoni bước xuống cỗ xe do toàn ngựa cái trắng kéo, đắp áo vào một phía bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và thốt ra lời cảm hứng như sau: “Lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Tốt đẹp, lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala được Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú ở trong nước!”

Subha Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena subho māṇavo todeyyaputto sāvatthiyaṁ paṭivasati aññatarassa gahapatissa nivesane kenacideva karaṇīyena. Atha kho subho māṇavo todeyyaputto yassa gahapatissa nivesane paṭivasati taṁ gahapatiṁ etadavoca: “sutaṁ metaṁ, gahapati: ‘avivittā sāvatthī arahantehī’ti. Kaṁ nu khvajja samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā payirupāseyyāmā”ti?

“Ayaṁ, bhante, bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Taṁ, bhante, bhagavantaṁ payirupāsassū”ti.

Atha kho subho māṇavo todeyyaputto tassa gahapatissa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṁ etadavoca:

“brāhmaṇā, bho gotama, evamāhaṁsu: ‘gahaṭṭho ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ, na pabbajito ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalan’ti. Idha bhavaṁ gotamo kimāhā”ti?

“Vibhajjavādo kho ahamettha, māṇava; nāhamettha ekaṁsavādo. Gihissa vāhaṁ, māṇava, pabbajitassa vā micchāpaṭipattiṁ na vaṇṇemi. Gihī vā hi, māṇava, pabbajito vā micchāpaṭipanno micchāpaṭipattādhikaraṇahetu na ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ. Gihissa vāhaṁ, māṇava, pabbajitassa vā sammāpaṭipattiṁ vaṇṇemi. Gihī vā hi, māṇava, pabbajito vā sammāpaṭipanno sammāpaṭipattādhikaraṇahetu ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalan”ti.

“Brāhmaṇā, bho gotama, evamāhaṁsu: ‘mahaṭṭhamidaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ gharāvāsakammaṭṭhānaṁ mahapphalaṁ hoti; appaṭṭhamidaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ pabbajjā kammaṭṭhānaṁ appaphalaṁ hotī’ti. Idha bhavaṁ gotamo kimāhā”ti.

“Etthāpi kho ahaṁ, māṇava, vibhajjavādo; nāhamettha ekaṁsavādo. Atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ, vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti; atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ, sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti; atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ, vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti; atthi, māṇava, kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti.

Katamañca, māṇava, kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti? Kasi kho, māṇava, kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti. Katamañca, māṇava, kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti? Kasiyeva kho, māṇava, kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti. Katamañca, māṇava, kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti? Vaṇijjā kho, māṇava, kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti. Katamañca, māṇava, kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti? Vaṇijjāyeva kho, māṇava, kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti.

Seyyathāpi, māṇava, kasi kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti; evameva kho, māṇava, gharāvāsakammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti. Seyyathāpi, māṇava, kasiyeva kammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti; evameva kho, māṇava, gharāvāsakammaṭṭhānaṁ mahaṭṭhaṁ mahākiccaṁ mahādhikaraṇaṁ mahāsamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti. Seyyathāpi, māṇava, vaṇijjā kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti; evameva kho, māṇava, pabbajjā kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ vipajjamānaṁ appaphalaṁ hoti. Seyyathāpi, māṇava, vaṇijjāyeva kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hoti; evameva kho, māṇava, pabbajjā kammaṭṭhānaṁ appaṭṭhaṁ appakiccaṁ appādhikaraṇaṁ appasamārambhaṁ sampajjamānaṁ mahapphalaṁ hotī”ti.

“Brāhmaṇā, bho gotama, pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāyā”ti.

“Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya—

sace te agaru—sādhu te pañca dhamme imasmiṁ parisati bhāsassū”ti.

“Na kho me, bho gotama, garu yatthassu bhavanto vā nisinno bhavantarūpo vā”ti. Variant: bhavanto vā nisinno bhavantarūpo vā”ti → nisinnā bhavantarūpā vāti (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Tena hi, māṇava, bhāsassū”ti.

“Saccaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā paṭhamaṁ dhammaṁ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Tapaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā dutiyaṁ dhammaṁ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Brahmacariyaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā tatiyaṁ dhammaṁ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Ajjhenaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā catutthaṁ dhammaṁ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Cāgaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā pañcamaṁ dhammaṁ paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāya. Brāhmaṇā, bho gotama, ime pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya, kusalassa ārādhanāyāti. Idha bhavaṁ gotamo kimāhā”ti?

“Kiṁ pana, māṇava, atthi koci brāhmaṇānaṁ ekabrāhmaṇopi yo evamāha: ‘ahaṁ imesaṁ pañcannaṁ dhammānaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā vipākaṁ pavedemī’”ti?

“No hidaṁ, bho gotama”.

“Kiṁ pana, māṇava, atthi koci brāhmaṇānaṁ ekācariyopi ekācariyapācariyopi yāva sattamā ācariyamahayugāpi yo evamāha: ‘ahaṁ imesaṁ pañcannaṁ dhammānaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā vipākaṁ pavedemī’”ti?

“No hidaṁ, bho gotama”.

“Kiṁ pana, māṇava, yepi te brāhmaṇānaṁ pubbakā isayo mantānaṁ kattāro mantānaṁ pavattāro yesamidaṁ etarahi brāhmaṇā porāṇaṁ mantapadaṁ gītaṁ pavuttaṁ samihitaṁ tadanugāyanti tadanubhāsanti bhāsitamanubhāsanti vācitamanuvācenti, seyyathidaṁ—aṭṭhako vāmako vāmadevo vessāmitto yamataggi aṅgīraso bhāradvājo vāseṭṭho kassapo bhagu, tepi evamāhaṁsu: ‘mayaṁ imesaṁ pañcannaṁ dhammānaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā vipākaṁ pavedemā’”ti?

“No hidaṁ, bho gotama”.

“Iti kira, māṇava, natthi koci brāhmaṇānaṁ ekabrāhmaṇopi yo evamāha: ‘ahaṁ imesaṁ pañcannaṁ dhammānaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā vipākaṁ pavedemī’ti; natthi koci brāhmaṇānaṁ ekācariyopi ekācariyapācariyopi yāva sattamā ācariyamahayugāpi yo evamāha: ‘ahaṁ imesaṁ pañcannaṁ dhammānaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā vipākaṁ pavedemī’ti; yepi te brāhmaṇānaṁ pubbakā isayo mantānaṁ kattāro mantānaṁ pavattāro, yesamidaṁ etarahi brāhmaṇā porāṇaṁ mantapadaṁ gītaṁ pavuttaṁ samihitaṁ, tadanugāyanti tadanubhāsanti bhāsitamanubhāsanti vācitamanuvācenti, seyyathidaṁ—aṭṭhako vāmako vāmadevo vessāmitto yamataggi aṅgīraso bhāradvājo vāseṭṭho kassapo bhagu. Tepi na evamāhaṁsu: ‘mayaṁ imesaṁ pañcannaṁ dhammānaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā vipākaṁ pavedemā’ti.

Seyyathāpi, māṇava, andhaveṇi paramparāsaṁsattā purimopi na passati majjhimopi na passati pacchimopi na passati; evameva kho, māṇava, andhaveṇūpamaṁ maññe brāhmaṇānaṁ bhāsitaṁ sampajjati—purimopi na passati majjhimopi na passati pacchimopi na passatī”ti.

Evaṁ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavatā andhaveṇūpamena vuccamāno kupito anattamano bhagavantaṁyeva khuṁsento bhagavantaṁyeva vambhento bhagavantaṁyeva vadamāno: “samaṇo gotamo pāpito bhavissatī”ti bhagavantaṁ etadavoca:

“brāhmaṇo, bho gotama, pokkharasāti opamañño subhagavaniko evamāha: ‘evameva panidhekacce samaṇabrāhmaṇā uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ paṭijānanti. Variant: panidhekacce → panimeke (sabbattha) Tesamidaṁ bhāsitaṁ hassakaṁyeva sampajjati, nāmakaṁyeva sampajjati, rittakaṁyeva sampajjati, tucchakaṁyeva sampajjati. Kathañhi nāma manussabhūto uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjatī’”ti?

“Kiṁ pana, māṇava, brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko sabbesaṁyeva samaṇabrāhmaṇānaṁ cetasā ceto paricca pajānātī”ti?

“Sakāyapi hi, bho gotama, puṇṇikāya dāsiyā brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko cetasā ceto paricca na pajānāti, kuto pana sabbesaṁyeva samaṇabrāhmaṇānaṁ cetasā ceto paricca pajānissatī”ti?

“Seyyathāpi, māṇava, jaccandho puriso na passeyya kaṇhasukkāni rūpāni, na passeyya nīlakāni rūpāni, na passeyya pītakāni rūpāni, na passeyya lohitakāni rūpāni, na passeyya mañjiṭṭhakāni rūpāni, na passeyya samavisamaṁ, na passeyya tārakarūpāni, na passeyya candimasūriye. So evaṁ vadeyya: ‘natthi kaṇhasukkāni rūpāni, natthi kaṇhasukkānaṁ rūpānaṁ dassāvī; natthi nīlakāni rūpāni, natthi nīlakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; natthi pītakāni rūpāni, natthi pītakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; natthi lohitakāni rūpāni, natthi lohitakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; natthi mañjiṭṭhakāni rūpāni, natthi mañjiṭṭhakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; natthi samavisamaṁ, natthi samavisamassa dassāvī; natthi tārakarūpāni, natthi tārakarūpānaṁ dassāvī; natthi candimasūriyā, natthi candimasūriyānaṁ dassāvī. Ahametaṁ na jānāmi, ahametaṁ na passāmi; tasmā taṁ natthī’ti. Sammā nu kho so, māṇava, vadamāno vadeyyā”ti?

“No hidaṁ, bho gotama. Atthi kaṇhasukkāni rūpāni, atthi kaṇhasukkānaṁ rūpānaṁ dassāvī; atthi nīlakāni rūpāni, atthi nīlakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; atthi pītakāni rūpāni, atthi pītakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; atthi lohitakāni rūpāni, atthi lohitakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; atthi mañjiṭṭhakāni rūpāni, atthi mañjiṭṭhakānaṁ rūpānaṁ dassāvī; atthi samavisamaṁ, atthi samavisamassa dassāvī; atthi tārakarūpāni, atthi tārakarūpānaṁ dassāvī; atthi candimasūriyā, atthi candimasūriyānaṁ dassāvī. ‘Ahametaṁ na jānāmi, ahametaṁ na passāmi; tasmā taṁ natthī’ti; na hi so, bho gotama, sammā vadamāno vadeyyā”ti.

“Evameva kho, māṇava, brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko andho acakkhuko. So vata uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Taṁ kiṁ maññasi, māṇava, ye te kosalakā brāhmaṇamahāsālā, seyyathidaṁ—caṅkī brāhmaṇo tārukkho brāhmaṇo pokkharasāti brāhmaṇo jāṇussoṇi brāhmaṇo pitā ca te todeyyo, katamā nesaṁ seyyo, yaṁ vā te sammuccā vācaṁ bhāseyyuṁ yaṁ vā asammuccā”ti? Variant: seyyo → seyyā (bj, sya-all, km) | sammuccā → sammusā (si, pts1ed); saṁmucchā (sya-all) | ca → vā (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Sammuccā, bho gotama”.

“Katamā nesaṁ seyyo, yaṁ vā te mantā vācaṁ bhāseyyuṁ yaṁ vā amantā”ti?

“Mantā, bho gotama”.

“Katamā nesaṁ seyyo, yaṁ vā te paṭisaṅkhāya vācaṁ bhāseyyuṁ yaṁ vā appaṭisaṅkhāyā”ti?

“Paṭisaṅkhāya, bho gotama”.

“Katamā nesaṁ seyyo, yaṁ vā te atthasaṁhitaṁ vācaṁ bhāseyyuṁ yaṁ vā anatthasaṁhitan”ti?

“Atthasaṁhitaṁ, bho gotama”.

“Taṁ kiṁ maññasi, māṇava, yadi evaṁ sante, brāhmaṇena pokkharasātinā opamaññena subhagavanikena sammuccā vācā bhāsitā asammuccā”ti? Variant: asammuccā”ti → asammusā vāti (si, pts1ed); asaṁmucchāti (sya-all)

“Asammuccā, bho gotama”.

“Mantā vācā bhāsitā amantā vā”ti?

“Amantā, bho gotama”.

“Paṭisaṅkhāya vācā bhāsitā appaṭisaṅkhāyā”ti?

“Appaṭisaṅkhāya, bho gotama”.

“Atthasaṁhitā vācā bhāsitā anatthasaṁhitā”ti?

“Anatthasaṁhitā, bho gotama”.

“Pañca kho ime, māṇava, nīvaraṇā. Katame pañca? Kāmacchandanīvaraṇaṁ, byāpādanīvaraṇaṁ, thinamiddhanīvaraṇaṁ uddhaccakukkuccanīvaraṇaṁ, vicikicchānīvaraṇaṁ—ime kho, māṇava, pañca nīvaraṇā. Imehi kho, māṇava, pañcahi nīvaraṇehi brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko āvuto nivuto ophuṭo pariyonaddho. Variant: ophuṭo → ovuto (bj); ophuto (sya-all, km, pts1ed) So vata uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Pañca kho ime, māṇava, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā; sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā … jivhā viññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, māṇava, pañca kāmaguṇā.

Imehi kho, māṇava, pañcahi kāmaguṇehi brāhmaṇo pokkharasāti opamañño subhagavaniko gathito mucchito ajjhopanno anādīnavadassāvī anissaraṇapañño paribhuñjati. So vata uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Taṁ kiṁ maññasi, māṇava, yaṁ vā tiṇakaṭṭhupādānaṁ paṭicca aggiṁ jāleyya yaṁ vā nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṁ aggiṁ jāleyya, katamo nu khvāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro cā”ti?

“Sace taṁ, bho gotama, ṭhānaṁ nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṁ aggiṁ jāletuṁ, svāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro cā”ti.

“Aṭṭhānaṁ kho etaṁ, māṇava, anavakāso yaṁ nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādānaṁ aggiṁ jāleyya aññatra iddhimatā. Seyyathāpi, māṇava, tiṇakaṭṭhupādānaṁ paṭicca aggi jalati tathūpamāhaṁ, māṇava, imaṁ pītiṁ vadāmi yāyaṁ pīti pañca kāmaguṇe paṭicca. Seyyathāpi, māṇava, nissaṭṭhatiṇakaṭṭhupādāno aggi jalati tathūpamāhaṁ, māṇava, imaṁ pītiṁ vadāmi yāyaṁ pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi.

Katamā ca, māṇava, pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi? Idha, māṇava, bhikkhu vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayampi kho, māṇava, pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi.

Puna caparaṁ, māṇava, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā … dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayampi kho, māṇava, pīti aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi.

Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, katamettha brāhmaṇā dhammaṁ mahapphalataraṁ paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāyā”ti? Variant: katamettha → kamettha (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Yeme, bho gotama, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, cāgamettha brāhmaṇā dhammaṁ mahapphalataraṁ paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāyā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, māṇava, idha aññatarassa brāhmaṇassa mahāyañño paccupaṭṭhito assa. Atha dve brāhmaṇā āgaccheyyuṁ: ‘itthannāmassa brāhmaṇassa mahāyaññaṁ anubhavissāmā’ti. Tatrekassa brāhmaṇassa evamassa: Variant: Tatrekassa → tatra ekassa (sya-all); tatthekassa (pts1ed) ‘aho vata ahameva labheyyaṁ bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ, na añño brāhmaṇo labheyya bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍan’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, māṇava, vijjati yaṁ añño brāhmaṇo labheyya bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ, na so brāhmaṇo labheyya bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ. ‘Añño brāhmaṇo labhati bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ, nāhaṁ labhāmi bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍan’ti—iti so kupito hoti anattamano. Imassa pana, māṇava, brāhmaṇā kiṁ vipākaṁ paññapentī”ti?

“Na khvettha, bho gotama, brāhmaṇā evaṁ dānaṁ denti: ‘iminā paro kupito hotu anattamano’ti. Atha khvettha brāhmaṇā anukampājātikaṁyeva dānaṁ dentī”ti.

“Evaṁ sante kho, māṇava, brāhmaṇānaṁ idaṁ chaṭṭhaṁ puññakiriyavatthu hoti—yadidaṁ anukampājātikan”ti.

“Evaṁ sante, bho gotama, brāhmaṇānaṁ idaṁ chaṭṭhaṁ puññakiriyavatthu hoti—yadidaṁ anukampājātikan”ti.

“Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, ime tvaṁ pañca dhamme kattha bahulaṁ samanupassasi—gahaṭṭhesu vā pabbajitesu vā”ti?

“Yeme, bho gotama, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, imāhaṁ pañca dhamme pabbajitesu bahulaṁ samanupassāmi appaṁ gahaṭṭhesu. Gahaṭṭho hi, bho gotama, mahaṭṭho mahākicco mahādhikaraṇo mahāsamārambho, na satataṁ samitaṁ saccavādī hoti; pabbajito kho pana, bho gotama, appaṭṭho appakicco appādhikaraṇo appasamārambho, satataṁ samitaṁ saccavādī hoti. Gahaṭṭho hi, bho gotama, mahaṭṭho mahākicco mahādhikaraṇo mahāsamārambho na satataṁ samitaṁ tapassī hoti … brahmacārī hoti … sajjhāyabahulo hoti … cāgabahulo hoti; pabbajito kho pana, bho gotama, appaṭṭho appakicco appādhikaraṇo appasamārambho satataṁ samitaṁ tapassī hoti … brahmacārī hoti … sajjhāyabahulo hoti … cāgabahulo hoti. Yeme, bho gotama, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, imāhaṁ pañca dhamme pabbajitesu bahulaṁ samanupassāmi appaṁ gahaṭṭhesū”ti.

“Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya cittassāhaṁ ete parikkhāre vadāmi—yadidaṁ cittaṁ averaṁ abyābajjhaṁ tassa bhāvanāya.

Idha, māṇava, bhikkhu saccavādī hoti. So ‘saccavādīmhī’ti labhati atthavedaṁ, labhati dhammavedaṁ, labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ. Yaṁ taṁ kusalūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ, cittassāhaṁ etaṁ parikkhāraṁ vadāmi—yadidaṁ cittaṁ averaṁ abyābajjhaṁ tassa bhāvanāya.

Idha, māṇava, bhikkhu tapassī hoti …pe… brahmacārī hoti …pe… sajjhāyabahulo hoti …pe… cāgabahulo hoti. So ‘cāgabahulomhī’ti labhati atthavedaṁ, labhati dhammavedaṁ, labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ. Yaṁ taṁ kusalūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ, cittassāhaṁ etaṁ parikkhāraṁ vadāmi—yadidaṁ cittaṁ averaṁ abyābajjhaṁ tassa bhāvanāya. Ye te, māṇava, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya, cittassāhaṁ ete parikkhāre vadāmi—yadidaṁ cittaṁ averaṁ abyābajjhaṁ tassa bhāvanāyā”ti.

Evaṁ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṁ etadavoca: “sutaṁ metaṁ, bho gotama: ‘samaṇo gotamo brahmānaṁ sahabyatāya maggaṁ jānātī’”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, māṇava, āsanne ito naḷakāragāmo, na yito dūre naḷakāragāmo”ti?

“Evaṁ, bho, āsanne ito naḷakāragāmo, na yito dūre naḷakāragāmo”ti.

“Taṁ, kiṁ maññasi, māṇava, idhassa puriso naḷakāragāme jātavaddho; Variant: jātavaddho → jātavaḍḍho (sya-all, km, mr) tamenaṁ naḷakāragāmato tāvadeva avasaṭaṁ naḷakāragāmassa maggaṁ puccheyyuṁ; Variant: avasaṭaṁ → apasakkaṁ (sya-all, km, mr) siyā nu kho, māṇava, tassa purisassa naḷakāragāme jātavaddhassa naḷakāragāmassa maggaṁ puṭṭhassa dandhāyitattaṁ vā vitthāyitattaṁ vā”ti?

“No hidaṁ, bho gotama”. “Taṁ kissa hetu”? “Amu hi, bho gotama, puriso naḷakāragāme jātavaddho. Tassa sabbāneva naḷakāragāmassa maggāni suviditānī”ti.

“Siyā nu kho, māṇava, tassa purisassa naḷakāragāme jātavaddhassa naḷakāragāmassa maggaṁ puṭṭhassa dandhāyitattaṁ vā vitthāyitattaṁ vāti, na tveva tathāgatassa brahmalokaṁ vā brahmalokagāminiṁ vā paṭipadaṁ puṭṭhassa dandhāyitattaṁ vā vitthāyitattaṁ vā. Brahmānañcāhaṁ, māṇava, pajānāmi brahmalokañca brahmalokagāminiñca paṭipadaṁ; yathāpaṭipanno ca brahmalokaṁ upapanno tañca pajānāmī”ti.

“Sutaṁ metaṁ, bho gotama: ‘samaṇo gotamo brahmānaṁ sahabyatāya maggaṁ desetī’ti. Sādhu me bhavaṁ gotamo brahmānaṁ sahabyatāya maggaṁ desetū”ti.

“Tena hi, māṇava, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:

“Katamo ca, māṇava, brahmānaṁ sahabyatāya maggo? Idha, māṇava, bhikkhu mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Evaṁ bhāvitāya kho, māṇava, mettāya cetovimuttiyā yaṁ pamāṇakataṁ kammaṁ na taṁ tatrāvasissati, na taṁ tatrāvatiṭṭhati. Seyyathāpi, māṇava, balavā saṅkhadhamo appakasireneva cātuddisā viññāpeyya; evameva kho, māṇava …pe… evaṁ bhāvitāya kho, māṇava, mettāya cetovimuttiyā yaṁ pamāṇakataṁ kammaṁ na taṁ tatrāvasissati, na taṁ tatrāvatiṭṭhati. Ayampi kho, māṇava, brahmānaṁ sahabyatāya maggo.

“Puna caparaṁ, māṇava, bhikkhu karuṇāsahagatena cetasā …pe…

muditāsahagatena cetasā …pe…

upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Evaṁ bhāvitāya kho, māṇava, upekkhāya cetovimuttiyā yaṁ pamāṇakataṁ kammaṁ na taṁ tatrāvasissati, na taṁ tatrāvatiṭṭhati. Seyyathāpi, māṇava, balavā saṅkhadhamo appakasireneva cātuddisā viññāpeyya; evameva kho, māṇava …pe… evaṁ bhāvitāya kho, māṇava, upekkhāya cetovimuttiyā yaṁ pamāṇakataṁ kammaṁ na taṁ tatrāvasissati, na taṁ tatrāvatiṭṭhati. Ayampi kho, māṇava, brahmānaṁ sahabyatāya maggo”ti.

Evaṁ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gataṁ. Handa ca dāni mayaṁ, bho gotama, gacchāma; bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.

“Yassadāni tvaṁ, māṇava, kālaṁ maññasī”ti. Atha kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi.

Tena kho pana samayena jāṇussoṇi brāhmaṇo sabbasetena vaḷavābhirathena sāvatthiyā niyyāti divā divassa. Addasā kho jāṇussoṇi brāhmaṇo subhaṁ māṇavaṁ todeyyaputtaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna subhaṁ māṇavaṁ todeyyaputtaṁ etadavoca: “handa kuto nu bhavaṁ bhāradvājo āgacchati divā divassā”ti?

“Ito hi kho ahaṁ, bho, āgacchāmi samaṇassa gotamassa santikā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, bhavaṁ bhāradvājo samaṇassa gotamassa paññāveyyattiyaṁ paṇḍito maññeti”?

“Ko cāhaṁ, bho, ko ca samaṇassa gotamassa paññāveyyattiyaṁ jānissāmi? Sopi nūnassa tādisova yo samaṇassa gotamassa paññāveyyattiyaṁ jāneyyā”ti.

“Uḷārāya khalu bhavaṁ bhāradvājo samaṇaṁ gotamaṁ pasaṁsāya pasaṁsatī”ti.

“Ko cāhaṁ, bho, ko ca samaṇaṁ gotamaṁ pasaṁsissāmi? Pasatthapasatthova so bhavaṁ gotamo seṭṭho devamanussānaṁ. Ye cime, bho, brāhmaṇā pañca dhamme paññapenti puññassa kiriyāya kusalassa ārādhanāya; cittassete samaṇo gotamo parikkhāre vadeti—yadidaṁ cittaṁ averaṁ abyābajjhaṁ tassa bhāvanāyā”ti.

Evaṁ vutte, jāṇussoṇi brāhmaṇo sabbasetā vaḷavābhirathā orohitvā ekaṁsaṁ uttarāsaṅgaṁ karitvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā udānaṁ udānesi: “lābhā rañño pasenadissa kosalassa, suladdhalābhā rañño pasenadissa kosalassa yassa vijite tathāgato viharati arahaṁ sammāsambuddho”ti.

Subhasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.

Subha Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC