Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Vāseṭṭha Sutta

98

.

Kinh Vāseṭṭha

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Icchanankala (Y-xa-năng -gia-la), tại khu rừng Icchanankala.

Lúc bấy giờ có rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có trú tại Icchanankala như Bà-la-môn Canki, Bà-la-môn Tarukkha, Bà-la-môn Pokkharasati, Bà-la-môn Janussoni, Bà-la-môn Todeyya cùng rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có khác. Rồi trong khi các thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja đang tản bộ du hành, câu chuyện sau đây được khởi lên: “Thế nào là một vị Bà-la-môn?”

Thanh niên Bharadvaja nói như sau:

— Nếu ai thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, như vậy là làm một vị Bà-la-môn.

Thanh niên Vasettha nói như sau:

— Nếu ai có giới hạnh và thành tựu các cấm giới, như vậy là một vị Bà-la-môn.

Thanh niên Bà-la-môn Bharadvaja không thể thuyết phục thanh niên Bà-la-môn Vasettha, và thanh niên Bà-la-môn Vasettha không thể thuyết phục thanh niên Bharadvaja. Rồi thanh niên Bà-la-môn Vasettha nói với thanh niên Bà-la-môn Bharadvaja:

— Này Bharadvaja, Sa-môn Gotama này là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay đang trú ở Icchanankala, tại khu rừng Icchanankala. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Ðây là Thế Tôn… Phật, Thế Tôn”. Này Tôn giả Bharadvaja, chúng ta hãy đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy hỏi Tôn giả Gotama về nghĩa lý này, và Sa-môn Gotama trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

— Thưa vâng.

Thanh niên Bà-la-môn Bharadvaja vâng đáp thanh niên Vasettha. Rồi thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Vasettha dùng những bài kệ bạch Thế Tôn:

Chúng con cả hai người,
Ðược tôn xưng, tự nhận,
Là những bậc thông thái
Cả ba tập Vệ-đà.

Con là đệ tử Ngài,
Pokkharasati,
Còn vị thanh niên này,
Ðệ tử Tarukkha.

Ba Vệ-đà nói gì,
Chúng con đều thông đạt,
Văn cú và văn phạm,
Chúng con đều thấu hiểu,
Thuyết giảng và giải thích,
Thật giống bậc Ðạo sư.

Tôn giả Gotama,
Giữa hai người chúng con
Có sự tranh luận này,
Về huyết thống thọ sanh.

Bharadvaja nói:
“Chính do sự thọ sanh”.
Con nói: “Do hành động,
Mới thành Bà-la-môn”.

Mong bậc có Pháp nhãn,
Hiểu cho là như vậy.
Cả hai người chúng con,
Không thể thuyết phục nhau.
Chúng con đến hỏi Ngài,
Bậc Chánh Giác tôn xưng.

Như trăng được tròn đầy,
Quần chúng đến chấp tay,
Ðảnh lễ và chiêm ngưỡng.
Cũng vậy, ở trong đời,
Quần chúng đến đảnh lễ,
Gotama Tôn giả.

Chúng con đến hỏi Ngài,
Bậc Pháp nhãn thế gian,
Bà-la-môn do sanh,
Hay chính do hành động?
Chúng con không được biết,
Hãy nói chúng con biết.

Ðức Thế Tôn bèn nói:

Này Ông Vasettha,
Ta trả lời cho Ông,
Thuận thứ và như thật,
Sự phân loại do sanh,
Của các loại hữu tình,
Chính do sự sanh đẻ,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem cỏ và cây,
Dầu chúng không nhận thức,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem loại côn trùng,
Bướm đêm, các loại kiến,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem loại bốn chân,
Loại nhỏ và loại lớn,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem loài bò sát,
Loại rắn, loại lưng dài,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem các loại cá,
Loại sinh sống trong nước,
Chúng có tướng thọ sanh,
Da sanh, có dị loại.

Hãy xem các loại chim,
Loại có cánh trên trời,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Tùy theo sự thọ sanh,
Chúng có tướng tùy sanh.
Trong thế giới loài Người,
Tướng sanh không có nhiều.

Không ở đầu mái tóc,
Không ở tai, ở mắt,
Không ở miệng, ở mũi,
Không ở môi, ở mày,
Không ở cổ, ở nách,
Không ở bụng, ở lưng,
Không ở ngực, ở vú,
Không âm hộ, hành dâm.

Không ở tay, ở chân,
Không ở ngón, ở móng,
Không ở cổ chân, vế,
Không ở sắc, ở tiếng.

Không tướng, do tùy sanh,
Tùy sanh, loại sai khác.
Trên tự thân con người,
Không có gì đặc biệt.
Chỉ tùy theo danh xưng,
Loài Người được kêu gọi.

Ðối người tự sinh sống.
Chăn bò, lo ruộng đất,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là nông phu,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống theo nghề nghiệp,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là công thợ,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống nghề buôn bán,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là thương nhân,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống hầu hạ người,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là nô bộc,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống lấy của người,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là kẻ trộm,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống nghề cung tên,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là nhà binh,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống nghề tế tự,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là tế quan,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống giữa loài Người,
Thọ hưởng làng, quốc độ,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là vua chúa,
Không phải Bà-la-môn.

Và Ta không có gọi,
Kẻ ấy Bà-la-môn.
Chỉ vì do thọ sanh,
Dầu vị ấy cao sang,
Dầu vị ấy giàu có,
Nhưng còn ham thế lợi.

Không tham lam thế lợi,
Không chấp thủ sở hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Vị đoạn tận kiết sử,
Không ai không sợ hãi,
Siêu việt mọi chấp trước,
Thoát ly các hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Cắt dây thừng, dây ách,
Dây cương, cùng dây trói,
Quăng đi cây chắn ngang,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Bậc sáng suốt, giác ngộ,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không lỗi, chịu đựng,
Nhiếc mắng cùng đánh trói,
Trang bị với nhẫn lực,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Không phẫn nộ, giữ luật,
Có giới hạnh không kiêu,
Nhiếp phục, thân tối hậu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Như nước trên lá sen,
Hột cải trên đỉnh nhọn,
Không tham luyến dục vọng,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai biết ngay đời này
Khổ vì ngã đoạn tận,
Gánh nặng được đặt xuống,
Xa lìa các hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Tuệ thâm sâu, có trí
Thiện xảo đạo phi đạo,
Ðích tối thượng đạt được,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không còn liên hệ,
Cả tại gia, xuất gia,
Không nhà trú, thiểu dục,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Bỏ gậy đối chúng sanh,
Kẻ yếu cùng kẻ mạnh,
Không giết, không hại ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Giữa kẻ thù, không thù,
Giữa hung bạo, an tịnh,
Giữa chấp thủ, không chấp,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Dối, tham, sân, mạn, phú,
Ai bỏ rơi được chúng,
Như hột cải rơi khỏi.
Ðầu nhọn của mũi kim,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai dạy thật nhỏ nhẹ,
Nói lên lời chơn thực,
Không xúc chạm một ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Dài ngắn hay lớn nhỏ,
Thanh tịnh hay bất tịnh,
Ở đời vật dài ngắn,
Lớn, nhỏ, tịnh, bất tịnh,
Không lấy vật không cho,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Với ai không tham cầu,
Ðời này và đời sau,
Từ bỏ mọi tham cầu,
Ðoạn rời mọi hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không có chấp tàng,
Với trí đoạn nghi hoặc,
Ðạt nhập đáy bất tử.
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ở đời ai vượt khỏi,
Mọi buộc ràng thiện ác,
Không sầu, không bụi uế,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không uế, thanh tịnh,
Không gợn, sáng như trăng,
Hỷ, hữu được đoạn trừ,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai vượt qua hiểm lộ,
Ác lộ, luân hồi, si,
Vượt khỏi, đến bờ kia,
Thiền tư, không dao động,
Ðoạn trừ mọi nghi hoặc,
An tịnh, không chấp trước,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ở đời, bỏ dục vọng,
Không nhà, sống xuất gia,
Ðoạn trừ dục và hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ở đời, bỏ tham ác,
Không nhà, sống xuất gia,
Ðoạn trừ ác và hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai từ bỏ nhân ách,
Vượt qua cả thiên ách,
Ðoạn trừ mọi ách nạn,
Thoát ly mọi hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Từ bỏ lạc, bất lạc,
Thanh lương, không y trú,
Chiến thắng mọi thế giới,
Bậc anh hùng dũng mãnh,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai biết thật hoàn toàn,
Sự sanh diệt chúng sanh,
Không tham trước, Thiện Thệ,
Giác ngộ, đạt chánh giác,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Không biết chỗ sở thủ,
Thiên, Nhân, Càn-thát-bà,
Lậu hoặc được đoạn trừ,
Bậc Ứng Cúng, La-Hán,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không có chấp trước,
Ðời trước, sau, đời này,
Không chấp, không sở hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ngưu vương, bậc Tối thắng,
Anh hùng, bậc Ðại sĩ,
Bậc Chinh phục, Bất động,
Tắm sạch, bậc Giác Ngộ,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai biết được đời trước,
Thấy được thiện, ác thú,
Ðạt được sanh diệt đoạn,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ðiều thế giới cho gọi,
Là “tên” và “gia tộc”,
Chỉ tục danh, thông danh,
Danh từ khởi nhiều chỗ.

Ðã lâu đời chấp trước,
Tà kiến của kẻ ngu,
Kẻ ngu tự tuyên bố,
Bà-la-môn do sanh.

Không phải do sanh đẻ,
Ðược gọi Bà-la-môn,
Không phải do sanh đẻ,
Gọi phi Bà-la-môn.

Chính do sự hành động
Ðược gọi Bà-la-môn,
Chính do sự hành động
Gọi phi Bà-la-môn.

Hành động làm nông phu,
Hành động làm công thợ,
Hành động làm lái buôn,
Hành động làm nô bộc.

Hành động làm ăn trộm,
Hành động làm nhà binh.
Hành động làm tế quan,
Hành động làm vua chúa.

Kẻ trí thấy hành động,
Như thật là như vậy.
Thấy rõ lý duyên khởi,
Biết rõ nghiệp dị thục.

Do nghiệp, đời luân chuyển
Do nghiệp, người luân hồi.
Nghiệp trói buộc chúng sanh,
Như trục xe quay bánh.

Do khổ hạnh, Phạm hạnh,
Tiết chế và chế ngự,
Tác thành Bà-la-môn.
Bà-la-môn như vậy,
Mới thật là tối thượng,

Ba Vệ-đà thành tựu,
An tịnh, tái sanh đoạn,
Vesettha nên biết,
Kẻ ấy được Phạm thiên,
Ðược Thiên chủ Sakka,
Biết đến thật tường tận.

Khi được nghe nói vậy, hai thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

Vāseṭṭha Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā icchānaṅgale viharati icchānaṅgalavanasaṇḍe. Variant: icchānaṅgale → icchānaṅkale (pts1ed)

Tena kho pana samayena sambahulā abhiññātā abhiññātā brāhmaṇamahāsālā icchānaṅgale paṭivasanti, seyyathidaṁ—caṅkī brāhmaṇo, tārukkho brāhmaṇo, pokkharasāti brāhmaṇo, jāṇussoṇi brāhmaṇo, todeyyo brāhmaṇo, aññe ca abhiññātā abhiññātā brāhmaṇamahāsālā. Variant: jāṇussoṇi → jāṇusoṇī (mr)

Atha kho vāseṭṭhabhāradvājānaṁ māṇavānaṁ jaṅghāvihāraṁ anucaṅkamantānaṁ anuvicarantānaṁ ayamantarākathā udapādi: “kathaṁ, bho, brāhmaṇo hotī”ti?

Bhāradvājo māṇavo evamāha: “yato kho, bho, ubhato sujāto mātito ca pitito ca saṁsuddhagahaṇiko yāva sattamā pitāmahayugā akkhitto anupakkuṭṭho jātivādena—ettāvatā kho, bho, brāhmaṇo hotī”ti.

Vāseṭṭho māṇavo evamāha: “yato kho, bho, sīlavā ca hoti vattasampanno ca—ettāvatā kho, bho, brāhmaṇo hotī”ti.

Neva kho asakkhi bhāradvājo māṇavo vāseṭṭhaṁ māṇavaṁ saññāpetuṁ, na pana asakkhi vāseṭṭho māṇavo bhāradvājaṁ māṇavaṁ saññāpetuṁ.

Atha kho vāseṭṭho māṇavo bhāradvājaṁ māṇavaṁ āmantesi: “ayaṁ kho, bho bhāradvāja, samaṇo gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito icchānaṅgale viharati icchānaṅgalavanasaṇḍe. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. Āyāma, bho bhāradvāja, yena samaṇo gotamo tenupasaṅkamissāma; upasaṅkamitvā samaṇaṁ gotamaṁ etamatthaṁ pucchissāma. Yathā no samaṇo gotamo byākarissati tathā naṁ dhāressāmā”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho bhāradvājo māṇavo vāseṭṭhassa māṇavassa paccassosi.

Atha kho vāseṭṭhabhāradvājā māṇavā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodiṁsu. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinno kho vāseṭṭho māṇavo bhagavantaṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

“Anuññātapaṭiññātā, tevijjā mayamasmubho; Ahaṁ pokkharasātissa, tārukkhassāyaṁ māṇavo.

Tevijjānaṁ yadakkhātaṁ, tatra kevalinosmase; Padakasmā veyyākaraṇā, Variant: veyyākaraṇā → no byākaraṇā (si, sya-all, km, mr) jappe ācariyasādisā; Tesaṁ no jātivādasmiṁ, vivādo atthi gotama.

Jātiyā brāhmaṇo hoti, bhāradvājo iti bhāsati; Ahañca kammunā brūmi, Variant: kammunā → kammanā (bj, pts1ed) evaṁ jānāhi cakkhuma.

Te na sakkoma ñāpetuṁ, Variant: ñāpetuṁ → saññattuṁ (pts1ed); saññāpetuṁ (mr) aññamaññaṁ mayaṁ ubho; Bhavantaṁ puṭṭhumāgamā, sambuddhaṁ iti vissutaṁ.

Candaṁ yathā khayātītaṁ, pecca pañjalikā janā; Vandamānā namassanti, lokasmiṁ gotamaṁ.

Cakkhuṁ loke samuppannaṁ, mayaṁ pucchāma gotamaṁ; Jātiyā brāhmaṇo hoti, udāhu bhavati kammunā; Variant: kammunā → kammanā (bj, pts1ed) Ajānataṁ no pabrūhi, yathā jānemu brāhmaṇan”ti.

“Tesaṁ vo ahaṁ byakkhissaṁ, (vāseṭṭhāti bhagavā) Anupubbaṁ yathātathaṁ; Jātivibhaṅgaṁ pāṇānaṁ, Aññamaññāhi jātiyo.

Tiṇarukkhepi jānātha, na cāpi paṭijānare; Liṅgaṁ jātimayaṁ tesaṁ, aññamaññā hi jātiyo.

Tato kīṭe paṭaṅge ca, yāva kunthakipillike; Liṅgaṁ jātimayaṁ tesaṁ, aññamaññā hi jātiyo.

Catuppadepi jānātha, khuddake ca mahallake; Liṅgaṁ jātimayaṁ tesaṁ, aññamaññā hi jātiyo.

Pādudarepi jānātha, urage dīghapiṭṭhike; Liṅgaṁ jātimayaṁ tesaṁ, aññamaññā hi jātiyo.

Tato macchepi jānātha, udake vārigocare; Liṅgaṁ jātimayaṁ tesaṁ, aññamaññā hi jātiyo.

Tato pakkhīpi jānātha, pattayāne vihaṅgame; Liṅgaṁ jātimayaṁ tesaṁ, aññamaññā hi jātiyo.

Yathā etāsu jātīsu, liṅgaṁ jātimayaṁ puthu; Evaṁ natthi manussesu, liṅgaṁ jātimayaṁ puthu.

Na kesehi na sīsehi, na kaṇṇehi na akkhīhi; Na mukhena na nāsāya, na oṭṭhehi bhamūhi vā.

Na gīvāya na aṁsehi, na udarena na piṭṭhiyā; Na soṇiyā na urasā, na sambādhe na methune. Variant: na sambādhe na methune → na sambādhā na methunā (mr)

Na hatthehi na pādehi, naṅgulīhi nakhehi vā; Na jaṅghāhi na ūrūhi, na vaṇṇena sarena vā; Liṅgaṁ jātimayaṁ neva, yathā aññāsu jātisu.

Paccattañca sarīresu, manussesvetaṁ na vijjati; Vokārañca manussesu, samaññāya pavuccati.

Yo hi koci manussesu, gorakkhaṁ upajīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, kassako so na brāhmaṇo.

Yo hi koci manussesu, puthusippena jīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, sippiko so na brāhmaṇo.

Yo hi koci manussesu, vohāraṁ upajīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, vāṇijo so na brāhmaṇo.

Yo hi koci manussesu, parapessena jīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, pessako so na brāhmaṇo. Variant: pessako → pessiko (bj, sya-all, km, pts1ed)

Yo hi koci manussesu, adinnaṁ upajīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, coro eso na brāhmaṇo.

Yo hi koci manussesu, issatthaṁ upajīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, yodhājīvo na brāhmaṇo.

Yo hi koci manussesu, porohiccena jīvati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, yājako so na brāhmaṇo.

Yo hi koci manussesu, gāmaṁ raṭṭhañca bhuñjati; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, rājā eso na brāhmaṇo.

Na cāhaṁ brāhmaṇaṁ brūmi, yonijaṁ mattisambhavaṁ; Bhovādi nāma so hoti, Variant: Bhovādi → bhovādī (sya-all, km) sace hoti sakiñcano; Akiñcanaṁ anādānaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Sabbasaṁyojanaṁ chetvā, yo ve na paritassati; Saṅgātigaṁ visaṁyuttaṁ, Variant: visaṁyuttaṁ → visaññuttaṁ (bj, cck, mr) tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Chetvā naddhiṁ varattañca, Variant: naddhiṁ → nandiṁ (bj); nandhiṁ (pts1ed) sandānaṁ sahanukkamaṁ; Ukkhittapalighaṁ buddhaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Akkosaṁ vadhabandhañca, aduṭṭho yo titikkhati; Khantībalaṁ balānīkaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Akkodhanaṁ vatavantaṁ, sīlavantaṁ anussadaṁ; Dantaṁ antimasārīraṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Vāripokkharapatteva, āraggeriva sāsapo; Yo na limpati kāmesu, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yo dukkhassa pajānāti, idheva khayamattano; Pannabhāraṁ visaṁyuttaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Gambhīrapaññaṁ medhāviṁ, maggāmaggassa kovidaṁ; Uttamatthamanuppattaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Asaṁsaṭṭhaṁ gahaṭṭhehi, anāgārehi cūbhayaṁ; Anokasārimappicchaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Nidhāya daṇḍaṁ bhūtesu, tasesu thāvaresu ca; Yo na hanti na ghāteti, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Aviruddhaṁ viruddhesu, attadaṇḍesu nibbutaṁ; Sādānesu anādānaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yassa rāgo ca doso ca, māno makkho ca ohito; Sāsaporiva āraggā, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Akakkasaṁ viññāpaniṁ, giraṁ saccaṁ udīraye; Yāya nābhisajje kiñci, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yo ca dīghaṁ va rassaṁ vā, aṇuṁ thūlaṁ subhāsubhaṁ; Loke adinnaṁ nādeti, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Āsā yassa na vijjanti, asmiṁ loke paramhi ca; Nirāsāsaṁ visaṁyuttaṁ, Variant: Nirāsāsaṁ → nirāsayaṁ (bj, pts1ed) tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yassālayā na vijjanti, aññāya akathaṅkathiṁ; Amatogadhaṁ anuppattaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yodhapuññañca pāpañca, ubho saṅgaṁ upaccagā; Asokaṁ virajaṁ suddhaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Candaṁ va vimalaṁ suddhaṁ, vippasannaṁ anāvilaṁ; Nandībhavaparikkhīṇaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yo imaṁ palipathaṁ duggaṁ, saṁsāraṁ mohamaccagā; Tiṇṇo pāraṅgato jhāyī, anejo akathaṅkathī; Anupādāya nibbuto, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yodhakāme pahantvāna, Variant: pahantvāna → pahatvāna (bj) anāgāro paribbaje; Kāmabhavaparikkhīṇaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yodhataṇhaṁ pahantvāna, anāgāro paribbaje; Taṇhābhavaparikkhīṇaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Hitvā mānusakaṁ yogaṁ, dibbaṁ yogaṁ upaccagā; Sabbayogavisaṁyuttaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Hitvā ratiñca aratiṁ, sītībhūtaṁ nirūpadhiṁ; Sabbalokābhibhuṁ vīraṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Cutiṁ yo vedi sattānaṁ, upapattiñca sabbaso; Asattaṁ sugataṁ buddhaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yassa gatiṁ na jānanti, devā gandhabbamānusā; Khīṇāsavaṁ arahantaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Yassa pure ca pacchā ca, majjhe ca natthi kiñcanaṁ; Akiñcanaṁ anādānaṁ, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Usabhaṁ pavaraṁ vīraṁ, mahesiṁ vijitāvinaṁ; Anejaṁ nhātakaṁ buddhaṁ, Variant: nhātakaṁ → nahātakaṁ (bj, cck, pts1ed) tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Pubbenivāsaṁ yo vedi, saggāpāyañca passati; Atho jātikkhayaṁ patto, tamahaṁ brūmi brāhmaṇaṁ.

Samaññā hesā lokasmiṁ, nāmagottaṁ pakappitaṁ; Sammuccā samudāgataṁ, tattha tattha pakappitaṁ.

Dīgharattānusayitaṁ, diṭṭhigatamajānataṁ; Ajānantā no pabrunti, Variant: Ajānantā no → ajānantā no ca (sya-all); ajānantā noti ajānantā eva (ṭīkā) | pabrunti → pabruvanti (bj, pts1ed); brūhanti (sya-all) jātiyā hoti brāhmaṇo.

Na jaccā brāhmaṇo hoti, Variant: brāhmaṇo → vasalo (sya-all, km, mr) na jaccā hoti abrāhmaṇo; Variant: abrāhmaṇo → brāhmaṇo (sya-all, km, mr) Kammunā brāhmaṇo hoti, kammunā hoti abrāhmaṇo.

Kassako kammunā hoti, sippiko hoti kammunā; Vāṇijo kammunā hoti, pessako hoti kammunā.

Coropi kammunā hoti, yodhājīvopi kammunā; Yājako kammunā hoti, rājāpi hoti kammunā.

Evametaṁ yathābhūtaṁ, kammaṁ passanti paṇḍitā; Paṭiccasamuppādadassā, kammavipākakovidā.

Kammunā vattati loko, kammunā vattati pajā; Kammanibandhanā sattā, rathassāṇīva yāyato.

Tapena brahmacariyena, saṁyamena damena ca; Etena brāhmaṇo hoti, etaṁ brāhmaṇamuttamaṁ.

Tīhi vijjāhi sampanno, santo khīṇapunabbhavo; Evaṁ vāseṭṭha jānāhi, brahmā sakko vijānatan”ti.

Evaṁ vutte, vāseṭṭhabhāradvājā māṇavā bhagavantaṁ etadavocuṁ: “abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Ete mayaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake no bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gate”ti.

Vāseṭṭhasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Vāseṭṭha Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC