Cetokhila Sutta
.
Kinh Tâm hoang vu
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này chư Tỷ-kheo”. –“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
— Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.
Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín… (như trên)… Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín… (như trên)… Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín… (như trên)… Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ.
Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.
Thế nào là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào đối với những dục, không phải không tham ái… không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái… (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái … (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc về sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghỉ, khoái lạc về thụy miên. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê cho đến bụng chứa đầy… (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh… (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được đoạn tận.
Như vậy là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu này, chưa đoạn tận năm tâm triền phược này, vị ấy có thể lớn mạnh trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã diệt trừ năm tâm hoang vu, đã đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
Thế nào là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín… (như trên)… Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai đã được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, không do dự, quyết đoán, tịnh tín… (như trên)… Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba đã được diệt trừ.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư đã được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được diệt trừ.
Như vậy là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ.
Thế nào là năm tâm triền phược đã được đoạn tận?
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái… (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái… (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghĩ, khoái lạc về thụy miên… (như trên)… như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác”, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được đoạn tận.
Như vậy là năm tâm triền phược đã được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã đoạn tận năm tâm triền phược này, thời vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
Vị này tu tập như ý túc câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành; với nỗ lực là thứ năm.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười lăm pháp kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: “Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có thể thoát ra một cách yên ổn”, những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Cetokhila Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno pañca cetokhilā appahīnā, pañca cetasovinibandhā asamucchinnā, so vatimasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Variant: cetokhilā → cetokhīlā (sya1ed, sya2ed)
Katamāssa pañca cetokhilā appahīnā honti? Idha, bhikkhave, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ paṭhamo cetokhilo appahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhamme kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati …pe… evamassāyaṁ dutiyo cetokhilo appahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saṅghe kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati …pe… evamassāyaṁ tatiyo cetokhilo appahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sikkhāya kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu sikkhāya kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ catuttho cetokhilo appahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano āhatacitto khilajāto. Yo so, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano āhatacitto khilajāto, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ pañcamo cetokhilo appahīno hoti. Imāssa pañca cetokhilā appahīnā honti.
Katamāssa pañca cetasovinibandhā asamucchinnā honti? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāme avītarāgo hoti avigatacchando avigatapemo avigatapipāso avigatapariḷāho avigatataṇho. Variant: avītarāgo → avigatarāgo (katthaci) Yo so, bhikkhave, bhikkhu kāme avītarāgo hoti avigatacchando avigatapemo avigatapipāso avigatapariḷāho avigatataṇho, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ paṭhamo cetasovinibandho asamucchinno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu kāye avītarāgo hoti …pe… evamassāyaṁ dutiyo cetasovinibandho asamucchinno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu rūpe avītarāgo hoti …pe… evamassāyaṁ tatiyo cetasovinibandho asamucchinno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu yāvadatthaṁ udarāvadehakaṁ bhuñjitvā seyyasukhaṁ passasukhaṁ middhasukhaṁ anuyutto viharati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu yāvadatthaṁ udarāvadehakaṁ bhuñjitvā seyyasukhaṁ passasukhaṁ middhasukhaṁ anuyutto viharati, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ catuttho cetasovinibandho asamucchinno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu aññataraṁ devanikāyaṁ paṇidhāya brahmacariyaṁ carati: ‘imināhaṁ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vā’ti. Yo so, bhikkhave, bhikkhu aññataraṁ devanikāyaṁ paṇidhāya brahmacariyaṁ carati: ‘imināhaṁ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vā’ti, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ pañcamo cetasovinibandho asamucchinno hoti. Imāssa pañca cetasovinibandhā asamucchinnā honti.
Yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno ime pañca cetokhilā appahīnā, ime pañca cetasovinibandhā asamucchinnā, so vatimasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.
Yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno pañca cetokhilā pahīnā, pañca cetasovinibandhā susamucchinnā, so vatimasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjissatīti—ṭhānametaṁ vijjati.
Katamāssa pañca cetokhilā pahīnā honti? Idha, bhikkhave, bhikkhu satthari na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu satthari na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati, tassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ paṭhamo cetokhilo pahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhamme na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati …pe… evamassāyaṁ dutiyo cetokhilo pahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saṅghe na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati …pe… evamassāyaṁ tatiyo cetokhilo pahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sikkhāya na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati …pe… evamassāyaṁ catuttho cetokhilo pahīno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu na kupito hoti na anattamano anāhatacitto akhilajāto. Variant: hoti na anattamano → hoti attamano (bj, pts1ed) Yo so, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu na kupito hoti na anattamano anāhatacitto akhilajāto, tassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ pañcamo cetokhilo pahīno hoti. Imāssa pañca cetokhilā pahīnā honti.
Katamāssa pañca cetasovinibandhā susamucchinnā honti? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāme vītarāgo hoti vigatacchando vigatapemo vigatapipāso vigatapariḷāho vigatataṇho. Yo so, bhikkhave, bhikkhu kāme vītarāgo hoti vigatacchando vigatapemo vigatapipāso vigatapariḷāho vigatataṇho, tassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ paṭhamo cetasovinibandho susamucchinno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu kāye vītarāgo hoti …pe…
rūpe vītarāgo hoti …pe…
na yāvadatthaṁ udarāvadehakaṁ bhuñjitvā seyyasukhaṁ passasukhaṁ middhasukhaṁ anuyutto viharati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu na yāvadatthaṁ udarāvadehakaṁ bhuñjitvā seyyasukhaṁ passasukhaṁ middhasukhaṁ anuyutto viharati, tassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ catuttho cetasovinibandho susamucchinno hoti.
Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu na aññataraṁ devanikāyaṁ paṇidhāya brahmacariyaṁ carati: ‘imināhaṁ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vā’ti. Yo so, bhikkhave, bhikkhu na aññataraṁ devanikāyaṁ paṇidhāya brahmacariyaṁ carati: ‘imināhaṁ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vā’ti, tassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṁ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṁ pañcamo cetasovinibandho susamucchinno hoti. Imāssa pañca cetasovinibandhā susamucchinnā honti.
Yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno ime pañca cetokhilā pahīnā, ime pañca cetasovinibandhā susamucchinnā, so vatimasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjissatīti—ṭhānametaṁ vijjati.
So chandasamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṁ iddhipādaṁ bhāveti, vīriyasamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṁ iddhipādaṁ bhāveti, cittasamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṁ iddhipādaṁ bhāveti, vīmaṁsāsamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṁ iddhipādaṁ bhāveti, ussoḷhīyeva pañcamī. Sa kho so, bhikkhave, evaṁ ussoḷhipannarasaṅgasamannāgato bhikkhu bhabbo abhinibbidāya, bhabbo sambodhāya, bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Seyyathāpi, bhikkhave, kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā. Tānassu kukkuṭiyā sammā adhisayitāni sammā pariseditāni sammā paribhāvitāni. Kiñcāpi tassā kukkuṭiyā na evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vatime kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṁ padāletvā sotthinā abhinibbhijjeyyun’ti. Atha kho bhabbāva te kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṁ padāletvā sotthinā abhinibbhijjituṁ.
Evameva kho, bhikkhave, evaṁ ussoḷhipannarasaṅgasamannāgato bhikkhu bhabbo abhinibbidāya, bhabbo sambodhāya, bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāyā”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Cetokhilasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.
Cetokhila Sutta
Dịch giả