Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Anumāna sutta

15

.

Kinh tư lượng

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Mahamoggallana sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Ở đây, Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên) gọi các Tỷ-kheo:

–“Chư Hiền Tỷ-kheo.”

–“Thưa Hiền giả.”

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahamoggallana. Tôn giả Mahamoggallana nói như sau: 

— Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: “Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!” Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy. 

Chư Hiền, thế nào là những tánh khiến người ấy trở thành khó nói? 

(1) Chư Hiền, ở đây, vị Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. 

(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. 

(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. 

(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận, như vậy là… khó nói. 

(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp, như vậy là… khó nói. 

(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ… khó nói. 

(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… khó nói. 

(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… khó nói. 

(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… khó nói. 

(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… khó nói. 

(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… khó nói. 

(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại; chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại… khó nói. 

(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham; chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham… khó nói. 

(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt; chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt… khó nói. 

(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn; chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn… khó nói. 

(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả; chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, như vậy là một tánh trở thành khó nói. 

Chư Hiền, như vậy được gọi là những tánh khiến trở thành khó nói.

Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo không thỉnh nguyện: “Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!”; Và nếu vị ấy là một người dễ nói, đầy đủ những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói, kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được nghe giảng dạy, thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy đáng được giáo huấn, nghĩ rằng nên đặt lòng tin vào người ấy.

Chư Hiền, thế nào là những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói? 

(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối, như vậy là một đức tánh khiến trở thành dễ nói. 

(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người… dễ nói. 

(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ,… trở thành dễ nói. 

(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ… trở thành dễ nói. 

(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ… trở thành dễ nói. 

(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ… trở thành dễ nói. 

(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… trở thành dễ nói. 

(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội … trở thành dễ nói. 

(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… trở thành dễ nói. 

(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… trở thành dễ nói. 

(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội… trở thành dễ nói. 

(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại… trở thành dễ nói. 

(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham … trở thành dễ nói. 

(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt. Chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt… trở thành dễ nói. 

(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn… trở thành dễ nói. 

(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, như vậy là một đức tánh trở thành dễ nói. 

Chư Hiền, như vậy được gọi là những đức tánh khiến trở thành dễ nói. 

(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau: “Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta có ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối.” 

(2) “Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không khen mình chê người.” 

(3) “Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối”; 

(4) “Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận”; 

(5) “Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp”; 

(6) “Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ”; 

(7) “Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy… Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình”; 

(8) “Người này bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình, nên Ta không ưa người ấy… Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chỉ trích vị buộc tội mình”; 

(9) “Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy… Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình”; 

(10) “Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy… Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình”; 

(11) “Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy… Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết”; 

(12) “Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy… Ta sẽ không hư ngụy và não hại”; 

(13) “Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không tật đố và xan tham”; 

(14) “Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không khi cuống và lường gạt”; 

(15) “Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn”; 

(16) “Người này chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”.

Chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: 

(1) “Không biết ta có ác dục, có bị ác dục chi phối không?” Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta có ác dục và bị ác dục chi phối”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta không có ác dục, không bị ác dục chi phối”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp. 

(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: “Không biết ta có khen mình chê người hay không? …Ta không khen mình chê người… các thiện pháp. 

(3) Lại nữa… không biết ta có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối không? …Ta không có phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối… các thiện pháp. 

(4) Lại nữa… không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành có hiềm hận không?… Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người hiềm hận… các thiện pháp. 

(5) Lại nữa… không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp? …Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp… các thiện pháp. 

(6) Lại nữa,… không biết ta có phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ?… Ta không có phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ… các thiện pháp. 

(7) Lại nữa… Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chống đối vị đã buộc tội ta…? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chống vị đã buộc tội ta… các thiện pháp. 

(8) Lại nữa… Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta…? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta … các thiện pháp. 

(9) Lại nữa… Ta bị buộc tội, không biết ta có trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta?… Ta bị buộc tội, ta không trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta … các thiện pháp. 

(10) Lại nữa… Ta bị buộc tội, không biết ta có tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của ta?… Ta bị buộc tội, ta không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ngoài vấn đề, và ta không để lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn của ta… các thiện pháp. 

(11) Lại nữa… Ta bị buộc tội, không biết ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết?… Ta bị buộc tội, Ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết… các thiện pháp. 

(12) Lại nữa, không biết ta có hư ngụy và não hại?… Ta không có hư ngụy và não hại… các thiện pháp. 

(13) Lại nữa, không biết ta có tật đố và xan tham?… Ta không có tật đố và xan tham… các thiện pháp. 

(14) Lại nữa, không biết ta có khi cuống và lường gạt?… Ta không có khi cuống và lường gạt… các thiện pháp.

(15) Lại nữa… không biết ta có ngoan mê và quá mạn?… Ta không có ngoan mê và quá mạn… các thiện pháp”.

(16) Lại nữa, chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã như sau: “Không biết ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả không?” Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ những ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: “Ta không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.

Chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp đã được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp. 

Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: “Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh”. Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.

Tôn giả Mahamoggallana thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahamoggallana.

Anumāna sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ āyasmā mahāmoggallāno bhaggesu viharati susumāragire bhesakaḷāvane migadāye. Variant: susumāragire → suṁsumāragire (bj, sya-all, pts1ed) Tatra kho āyasmā mahāmoggallāno bhikkhū āmantesi: “āvuso bhikkhavo”ti.

“Āvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa paccassosuṁ. Āyasmā mahāmoggallāno etadavoca:

“Pavāreti cepi, āvuso, bhikkhu: ‘vadantu maṁ āyasmanto, vacanīyomhi āyasmantehī’ti, so ca hoti dubbaco, dovacassakaraṇehi dhammehi samannāgato, akkhamo appadakkhiṇaggāhī anusāsaniṁ, atha kho naṁ sabrahmacārī na ceva vattabbaṁ maññanti, na ca anusāsitabbaṁ maññanti, na ca tasmiṁ puggale vissāsaṁ āpajjitabbaṁ maññanti.

Katame cāvuso, dovacassakaraṇā dhammā? Idhāvuso, bhikkhu pāpiccho hoti, pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato. Yaṁpāvuso, bhikkhu pāpiccho hoti, pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu attukkaṁsako hoti paravambhī. Yaṁpāvuso, bhikkhu attukkaṁsako hoti paravambhī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhābhibhūto. Yaṁpāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhābhibhūto—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu upanāhī. Yaṁpāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu upanāhī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu abhisaṅgī. Yaṁpāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhahetu abhisaṅgī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā. Variant: kodhasāmantā → kodhasāmantaṁ (sya-all, pts1ed, mr) Yaṁpāvuso, bhikkhu kodhano hoti kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ paṭippharati. Variant: codito → cudito (bj, sya-all, pts1ed) Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ paṭippharati—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ apasādeti. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ apasādeti—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakassa paccāropeti. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena codakassa paccāropeti—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena apadāne na sampāyati. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena apadāne na sampāyati—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu makkhī hoti paḷāsī. Yaṁpāvuso, bhikkhu makkhī hoti paḷāsī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu issukī hoti maccharī. Yaṁpāvuso, bhikkhu issukī hoti maccharī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu saṭho hoti māyāvī. Yaṁpāvuso, bhikkhu saṭho hoti māyāvī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu thaddho hoti atimānī. Yaṁpāvuso, bhikkhu thaddho hoti atimānī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī. Yaṁpāvuso, bhikkhu sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī—ayampi dhammo dovacassakaraṇo.

Ime vuccantāvuso, dovacassakaraṇā dhammā.

No cepi, āvuso, bhikkhu pavāreti: ‘vadantu maṁ āyasmanto, vacanīyomhi āyasmantehī’ti, so ca hoti suvaco, sovacassakaraṇehi dhammehi samannāgato, khamo padakkhiṇaggāhī anusāsaniṁ, atha kho naṁ sabrahmacārī vattabbañceva maññanti, anusāsitabbañca maññanti, tasmiñca puggale vissāsaṁ āpajjitabbaṁ maññanti.

Katame cāvuso, sovacassakaraṇā dhammā? Idhāvuso, bhikkhu na pāpiccho hoti, na pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato. Yaṁpāvuso, bhikkhu na pāpiccho hoti na pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu anattukkaṁsako hoti aparavambhī. Yaṁpāvuso, bhikkhu anattukkaṁsako hoti aparavambhī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhābhibhūto. Yaṁpāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhābhibhūto—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu upanāhī. Yaṁpāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu upanāhī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu abhisaṅgī. Yaṁpāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhahetu abhisaṅgī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā. Yaṁpāvuso, bhikkhu na kodhano hoti na kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ nappaṭippharati. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ nappaṭippharati—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ na apasādeti. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena codakaṁ na apasādeti—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena codakassa na paccāropeti. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena codakassa na paccāropeti—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena na aññenaññaṁ paṭicarati, na bahiddhā kathaṁ apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena na aññenaññaṁ paṭicarati, na bahiddhā kathaṁ apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu codito codakena apadāne sampāyati. Yaṁpāvuso, bhikkhu codito codakena apadāne sampāyati—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu amakkhī hoti apaḷāsī. Yaṁpāvuso, bhikkhu amakkhī hoti apaḷāsī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu anissukī hoti amaccharī. Yaṁpāvuso, bhikkhu anissukī hoti amaccharī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu asaṭho hoti amāyāvī. Yaṁpāvuso, bhikkhu asaṭho hoti amāyāvī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu atthaddho hoti anatimānī. Yaṁpāvuso, bhikkhu atthaddho hoti anatimānī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu asandiṭṭhiparāmāsī hoti anādhānaggāhī suppaṭinissaggī. Yaṁpāvuso, bhikkhu asandiṭṭhiparāmāsī hoti, anādhānaggāhī suppaṭinissaggī—ayampi dhammo sovacassakaraṇo.

Ime vuccantāvuso, sovacassakaraṇā dhammā.

Tatrāvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ anuminitabbaṁ: Variant: anuminitabbaṁ → anumānitabbaṁ (sya-all) ‘yo khvāyaṁ puggalo pāpiccho, pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ pāpiccho pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘na pāpiccho bhavissāmi, na pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo attukkaṁsako paravambhī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ attukkaṁsako paravambhī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘anattukkaṁsako bhavissāmi aparavambhī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo kodhano kodhābhibhūto, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo. Ahañceva kho panassaṁ kodhano kodhābhibhūto, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘na kodhano bhavissāmi na kodhābhibhūto’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo kodhano kodhahetu upanāhī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ kodhano kodhahetu upanāhī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘na kodhano bhavissāmi na kodhahetu upanāhī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo kodhano kodhahetu abhisaṅgī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ kodhano kodhahetu abhisaṅgī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘na kodhano bhavissāmi na kodhahetu abhisaṅgī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo kodhano kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ kodhano kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘na kodhano bhavissāmi na kodhasāmantā vācaṁ nicchāressāmī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo codito codakena codakaṁ paṭippharati, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho pana codito codakena codakaṁ paṭipphareyyaṁ, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘codito codakena codakaṁ nappaṭippharissāmī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo codito codakena codakaṁ apasādeti, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho pana codito codakena codakaṁ apasādeyyaṁ, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘codito codakena codakaṁ na apasādessāmī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo codito codakena codakassa paccāropeti, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho pana codito codakena codakassa paccāropeyyaṁ, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘codito codakena codakassa na paccāropessāmī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo codito codakena aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho pana codito codakena aññenaññaṁ paṭicareyyaṁ, bahiddhā kathaṁ apanāmeyyaṁ, kopañca dosañca appaccayañca pātukareyyaṁ, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘codito codakena na aññenaññaṁ paṭicarissāmi, na bahiddhā kathaṁ apanāmessāmi, na kopañca dosañca appaccayañca pātukarissāmī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo codito codakena apadāne na sampāyati, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho pana codito codakena apadāne na sampāyeyyaṁ, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘codito codakena apadāne sampāyissāmī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo makkhī paḷāsī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ makkhī paḷāsī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘amakkhī bhavissāmi apaḷāsī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo issukī maccharī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ issukī maccharī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘anissukī bhavissāmi amaccharī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo saṭho māyāvī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ saṭho māyāvī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘asaṭho bhavissāmi amāyāvī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo thaddho atimānī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ thaddho atimānī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘atthaddho bhavissāmi anatimānī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

‘Yo khvāyaṁ puggalo sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī, ayaṁ me puggalo appiyo amanāpo; ahañceva kho panassaṁ sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī, ahampāssaṁ paresaṁ appiyo amanāpo’ti. Evaṁ jānantenāvuso, bhikkhunā ‘asandiṭṭhiparāmāsī bhavissāmi anādhānaggāhī suppaṭinissaggī’ti cittaṁ uppādetabbaṁ.

Tatrāvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi pāpiccho, pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘pāpiccho khomhi, pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘na khomhi pāpiccho, na pāpikānaṁ icchānaṁ vasaṁ gato’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi attukkaṁsako paravambhī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘attukkaṁsako khomhi paravambhī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘anattukkaṁsako khomhi aparavambhī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi kodhano kodhābhibhūto’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘kodhano khomhi kodhābhibhūto’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘na khomhi kodhano kodhābhibhūto’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi kodhano kodhahetu upanāhī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti ‘kodhano khomhi kodhahetu upanāhī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti ‘na khomhi kodhano kodhahetu upanāhī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi kodhano kodhahetu abhisaṅgī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘kodhano khomhi kodhahetu abhisaṅgī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘na khomhi kodhano kodhahetu abhisaṅgī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi kodhano kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘kodhano khomhi kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘na khomhi kodhano kodhasāmantā vācaṁ nicchāretā’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi codito codakena codakaṁ paṭippharāmī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti ‘codito khomhi codakena codakaṁ paṭippharāmī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena codakaṁ nappaṭippharāmī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi codito codakena codakaṁ apasādemī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti ‘codito khomhi codakena codakaṁ apasādemī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena codakaṁ na apasādemī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi codito codakena codakassa paccāropemī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena codakassa paccāropemī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena codakassa na paccāropemī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi codito codakena aññenaññaṁ paṭicarāmi, bahiddhā kathaṁ apanāmemi, kopañca dosañca appaccayañca pātukaromī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena aññenaññaṁ paṭicarāmi, bahiddhā kathaṁ apanāmemi, kopañca dosañca appaccayañca pātukaromī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena na aññenaññaṁ paṭicarāmi, na bahiddhā kathaṁ apanāmemi, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaromī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi codito codakena apadāne na sampāyāmī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena apadāne na sampāyāmī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘codito khomhi codakena apadāne sampāyāmī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi makkhī paḷāsī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘makkhī khomhi paḷāsī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘amakkhī khomhi apaḷāsī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi issukī maccharī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘issukī khomhi maccharī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘anissukī khomhi amaccharī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi saṭho māyāvī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘saṭho khomhi māyāvī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘asaṭho khomhi amāyāvī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi thaddho atimānī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘thaddho khomhi atimānī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘atthaddho khomhi anatimānī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā attanāva attānaṁ evaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘kiṁ nu khomhi sandiṭṭhiparāmāsī ādhānaggāhī duppaṭinissaggī’ti? Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘sandiṭṭhiparāmāsī khomhi ādhānaggāhī duppaṭinissaggī’ti, tenāvuso, bhikkhunā tesaṁyeva pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno evaṁ jānāti: ‘asandiṭṭhiparāmāsī khomhi anādhānaggāhī suppaṭinissaggī’ti, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Sace, āvuso, bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme appahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā sabbesaṁyeva imesaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme pahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ, ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.

Seyyathāpi, āvuso, itthī vā puriso vā, daharo yuvā maṇḍanajātiko, ādāse vā parisuddhe pariyodāte, acche vā udakapatte, sakaṁ mukhanimittaṁ paccavekkhamāno, sace tattha passati rajaṁ vā aṅgaṇaṁ vā, tasseva rajassa vā aṅgaṇassa vā pahānāya vāyamati; no ce tattha passati rajaṁ vā aṅgaṇaṁ vā, teneva attamano hoti: ‘lābhā vata me, parisuddhaṁ vata me’ti.

Evameva kho, āvuso, sace bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme appahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā sabbesaṁyeva imesaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya vāyamitabbaṁ. Sace panāvuso, bhikkhu paccavekkhamāno sabbepime pāpake akusale dhamme pahīne attani samanupassati, tenāvuso, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṁ, ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesū”ti.

Idamavocāyasmā mahāmoggallāno. Attamanā te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa bhāsitaṁ abhinandunti.

Anumānasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Anumāna sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC