Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Āneñjasappāya Sutta

106

.

Kinh Bất động lợi ích

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru (Câu-lâu). Kammassadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) là thị trấn của dân chúng Kuru. Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, các dục là vô thường, trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si tánh. Này các Tỷ-kheo, đây là lời chào xáo của kẻ ngu xây dựng trên giả dối. Các dục hiện tại, và các dục tương lai, các dục tưởng hiện tại và các dục tưởng tương lai, cả hai đều thuộc lãnh vực của ma, là cảnh giới của ma, là chỗ dinh dưỡng của ma, là chỗ ăn uống của ma.

Bất động

Ở đây, các ác bất thiện ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động, và chính những pháp ấy tác thành chướng ngại ở đây cho Thánh đệ tử học tập. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Các dục hiện tại và các dục tương lai… cho Thánh đệ tử học tập. Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, sau khi chiến thắng thế giới, sau khi xác định vị trí của ý. Khi ta an trú với tâm quảng đại, đại hành chiến thắng thế giới, xác định vị trí của ý, các ác bất thiện ý: tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên; với các pháp ấy được đoạn trừ, tâm của ta không trở thành hạn hẹp, trái lại thành vô lượng, khéo tu tập”. Trong khi ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến (samvattanikam vinnanam) có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Bất động”.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại, và những dục tưởng tương lai, phàm bất cứ sắc pháp gì, là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo thành”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Bất động.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những sắc tưởng hiện tại và những sắc tưởng tương lai, cả hai đều vô thường. Cái gì vô thường thời không đáng để được hoan hỷ, không đáng để được hoan nghênh, không đáng để được chấp trước”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Bất động.

Vô hữu xứ

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại… và những sắc tưởng tương lai, và những bất động tưởng, tất cả tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là vô sở hữu”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đi đến khu rừng hay đi đến dưới gốc cây và suy nghĩ như sau: “Trống không là tự ngã hay ngã này sở hữu”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào, và sở thuộc của ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

Phi tưởng, phi phi tưởng xứ

Và lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại.. và những sắc tưởng và những Bất động tưởng, và những Vô sở hữu xứ tưởng, tất cả các tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó) . Với tâm an tịnh vị ấy có thể thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngay trong hiện tại, hoặc thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hành đạo về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Niết-bàn

Khi được nói như vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: “Nếu trước không có như vậy, thời có thể không là của ta; nếu nay không có như vậy thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Và như vậy vị ấy được xả. Bạch Thế Tôn, môt vị Tỷ-kheo như vậy có chứng được cứu cánh Niết-bàn không?

— Ở đây, này Ananda, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn.

— Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn?

— Ở đây, này Ananda, một Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: “Nếu trước không có như vậy thời có thể không là của ta. Nếu nay không có như vậy, thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Và như vậy vị ấy được xả. Vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy. Do vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy, thức lệ thuộc xả ấy và thủ trước xả ấy. Có thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo không chứng cứu cánh Niết-bàn.

— Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo ấy thủ trước là thủ trước chỗ nào?

— Này Ananda, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

— Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng?

— Này Ananda, Vị Tỷ-kheo ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng. Này Ananda, đây là thủ trước tối thượng, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: “Nếu (trước) không có như vậy thời có thể không là của ta. Nếu (nay) không có như vậy, thời có thể không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Như vậy, vị ấy được xả, vị ấy không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không chấp trước xả ấy. Do vị ấy không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không thủ trước xả ấy, thức không lệ thuộc xả ấy và không thủ trước xả ấy. Không thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo chứng cứu cánh Niết-bàn.

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Chính mười y cứ sự này sự kia, bạch Thế Tôn, sự vượt thoát dòng nước mạnh đã được Thế Tôn nói lên. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát?

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng, những Vô sở hữu xứ tưởng, và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái gì thuộc tự thân, là tự thân. Ðây là bất tử tức là tâm giải thoát không thủ trước”. Này Ananda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết giảng.

Những gì, này Ananda, vị Ðạo sư cần phải làm, vì lòng từ mẫn mưu tìm hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy đã được Ta làm, vì lòng từ mẫn của Ta đối với Ông. Này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những khoảng trống. Hãy tu Thiền, này Ananda, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời dạy của Ta cho Ông.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Āneñjasappāya Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kurūsu viharati kammāsadhammaṁ nāma kurūnaṁ nigamo. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Aniccā, bhikkhave, kāmā tucchā musā mosadhammā. Māyākatametaṁ, bhikkhave, bālalāpanaṁ. Ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā—ubhayametaṁ māradheyyaṁ, mārassesa visayo, mārassesa nivāpo, mārassesa gocaro. Variant: mārassesa → mārasseva (mr) Etthete pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi saṁvattanti. Teva ariyasāvakassa idhamanusikkhato antarāyāya sambhavanti.

Tatra, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā—ubhayametaṁ māradheyyaṁ, mārassesa visayo, mārassesa nivāpo, mārassesa gocaro. Etthete pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi saṁvattanti, teva ariyasāvakassa idhamanusikkhato antarāyāya sambhavanti. Yannūnāhaṁ vipulena mahaggatena cetasā vihareyyaṁ abhibhuyya lokaṁ adhiṭṭhāya manasā. Vipulena hi me mahaggatena cetasā viharato abhibhuyya lokaṁ adhiṭṭhāya manasā ye pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi te na bhavissanti. Tesaṁ pahānā aparittañca me cittaṁ bhavissati appamāṇaṁ subhāvitan’ti.

Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Variant: āneñjaṁ → ānejjaṁ (si); āṇañjaṁ (pts1ed) Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa āneñjūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, paṭhamā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā; yaṁ kiñci rūpaṁ sabbaṁ rūpaṁ cattāri ca mahābhūtāni, catunnañca mahābhūtānaṁ upādāyarūpan’ti. Variant: rūpaṁ sabbaṁ rūpaṁ cattāri → yaṁ kiñci rūpaṁ cattāri (bj, pts1ed) Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa āneñjūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, dutiyā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā; ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā; yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā—ubhayametaṁ aniccaṁ. Yadaniccaṁ taṁ nālaṁ abhinandituṁ, nālaṁ abhivadituṁ, nālaṁ ajjhositun’ti. Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa āneñjūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, tatiyā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā; ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā; yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā; yā ca āneñjasaññā—sabbā saññā. Yatthetā aparisesā nirujjhanti etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ—yadidaṁ ākiñcaññāyatanan’ti. Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa ākiñcaññāyatanūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, paṭhamā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, ariyasāvako araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati: ‘suññamidaṁ attena vā attaniyena vā’ti. Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa ākiñcaññāyatanūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, dutiyā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘nāhaṁ kvacani kassaci kiñcanatasmiṁ, na ca mama kvacani kismiñci kiñcanaṁ natthī’ti. Variant: kvacani → kvacini (bj-a, sya-all, km) | kiñcanatasmiṁ → kiñcanattasmiṁ (bj); kiñcanatasmi (?) Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa ākiñcaññāyatanūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, tatiyā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā; ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā; yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā; yā ca āneñjasaññā, yā ca ākiñcaññāyatanasaññā—sabbā saññā. Yatthetā aparisesā nirujjhanti etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ—yadidaṁ nevasaññānāsaññāyatanan’ti. Tassa evaṁpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṁ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā nevasaññānāsaññāyatanaṁ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṁ maraṇā. Ṭhānametaṁ vijjati yaṁ taṁsaṁvattanikaṁ viññāṇaṁ assa nevasaññānāsaññāyatanūpagaṁ. Ayaṁ, bhikkhave, nevasaññānāsaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyatī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṁ etadavoca: “idha, bhante, bhikkhu evaṁ paṭipanno hoti: ‘no cassa, no ca me siyā; na bhavissati, na me bhavissati; yadatthi yaṁ, bhūtaṁ—taṁ pajahāmī’ti. Evaṁ upekkhaṁ paṭilabhati. Parinibbāyeyya nu kho so, bhante, bhikkhu na vā parinibbāyeyyā”ti?

“Apetthekacco, ānanda, bhikkhu parinibbāyeyya, apetthekacco bhikkhu na parinibbāyeyyā”ti.

“Ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo yenapetthekacco bhikkhu parinibbāyeyya, apetthekacco bhikkhu na parinibbāyeyyā”ti?

“Idhānanda, bhikkhu evaṁ paṭipanno hoti: ‘no cassa, no ca me siyā; na bhavissati, na me bhavissati; yadatthi, yaṁ bhūtaṁ—taṁ pajahāmī’ti. Evaṁ upekkhaṁ paṭilabhati. So taṁ upekkhaṁ abhinandati, abhivadati, ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ upekkhaṁ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṁ hoti viññāṇaṁ tadupādānaṁ. Saupādāno, ānanda, bhikkhu na parinibbāyatī”ti.

“Kahaṁ pana so, bhante, bhikkhu upādiyamāno upādiyatī”ti?

“Nevasaññānāsaññāyatanaṁ, ānandā”ti.

“Upādānaseṭṭhaṁ kira so, bhante, bhikkhu upādiyamāno upādiyatī”ti?

“Upādānaseṭṭhañhi so, ānanda, bhikkhu upādiyamāno upādiyati. Upādānaseṭṭhañhetaṁ, ānanda, yadidaṁ—nevasaññānāsaññāyatanaṁ.

Idhānanda, bhikkhu evaṁ paṭipanno hoti: ‘no cassa, no ca me siyā; na bhavissati, na me bhavissati; yadatthi, yaṁ bhūtaṁ—taṁ pajahāmī’ti. Evaṁ upekkhaṁ paṭilabhati. So taṁ upekkhaṁ nābhinandati, nābhivadati, na ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ upekkhaṁ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṁ hoti viññāṇaṁ na tadupādānaṁ. Anupādāno, ānanda, bhikkhu parinibbāyatī”ti.

“Acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Nissāya nissāya kira no, bhante, bhagavatā oghassa nittharaṇā akkhātā. Katamo pana, bhante, ariyo vimokkho”ti?

“Idhānanda, bhikkhu ariyasāvako iti paṭisañcikkhati: ‘ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā; yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā; ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā; yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā; yā ca āneñjasaññā, yā ca ākiñcaññāyatanasaññā, yā ca nevasaññānāsaññāyatanasaññā—esa sakkāyo yāvatā sakkāyo. Etaṁ amataṁ yadidaṁ anupādā cittassa vimokkho.

Iti, kho, ānanda, desitā mayā āneñjasappāyā paṭipadā, desitā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā, desitā nevasaññānāsaññāyatanasappāyā paṭipadā, desitā nissāya nissāya oghassa nittharaṇā, desito ariyo vimokkho.

Yaṁ kho, ānanda, satthārā karaṇīyaṁ sāvakānaṁ hitesinā anukampakena anukampaṁ upādāya, kataṁ vo taṁ mayā. Etāni, ānanda, rukkhamūlāni, etāni suññāgārāni. Jhāyathānanda, mā pamādattha, mā pacchā vippaṭisārino ahuvattha. Ayaṁ vo amhākaṁ anusāsanī’”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Āneñjasappāyasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Āneñjasappāya Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC