Cūḷasuññata Sutta
.
Kinh Tiểu không
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Pubbarama (Ðông Viên), lâu đài của Migaramatu (Lộc Mẫu). Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
— Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt Thế Tôn như sau: “Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”. Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng?
— Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có thôn tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có nhân tưởng”. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tác ý nhân tưởng, không tác ý lâm tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Ví như, này Ananda, tấm da con bò đực được căng thẳng trên một trăm cọc gỗ, đặc tánh tấm da được đoạn trừ (vigatavasika); cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo, không tác ý đối với tất cả vật gì trên đất này: đất khô và vùng lầy, sông và vùng lầy, các cây có thân và có gai, núi và đất bằng, vị ấy tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, sự nhất trí do duyên địa tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có nhơn tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có lâm tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên địa tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Không vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền, do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có lâm tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý địa tưởng, không tác ý Không vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Thức vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có địa tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Không vô biên xứ tưởng, không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô sở hữu xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy biết như sau: “Các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, vị Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: “Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”, vị ấy tuệ tri như vậy. Do vị ấy tuệ tri như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (nana) rằng đã được giải thoát. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lại trạng thái này nữa”. Vị ấy tuệ tri: “Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có dục lậu”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có hữu lậu”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không tánh.
Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ sau khi chứng đạt, đã an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh (Sunnatam), tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai, sau khi chứng đạt sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại, sau khi chứng đạt và an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt nếu an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Do vậy, này Ananda, sau khi chứng đạt Ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh. Như vậy, này Ananda, các Ông cần phải học tập.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Cūḷasuññata Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati pubbārāme migāramātupāsāde.
Atha kho āyasmā ānando sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṁ etadavoca:
“Ekamidaṁ, bhante, samayaṁ bhagavā sakkesu viharati nagarakaṁ nāma sakyānaṁ nigamo. Tattha me, bhante, bhagavato sammukhā sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘suññatāvihārenāhaṁ, ānanda, etarahi bahulaṁ viharāmī’ti. Kacci metaṁ, bhante, sussutaṁ suggahitaṁ sumanasikataṁ sūpadhāritan”ti?
“Taggha te etaṁ, ānanda, sussutaṁ suggahitaṁ sumanasikataṁ sūpadhāritaṁ. Pubbepāhaṁ, ānanda, etarahipi suññatāvihārena bahulaṁ viharāmi. Variant: etarahipi → etarahi ca (sya-all, km, pts1ed) | Pubbepāhaṁ → pubbecāhaṁ (sya-all, km, pts1ed)
Seyyathāpi, ānanda, ayaṁ migāramātupāsādo suñño hatthigavassavaḷavena, suñño jātarūparajatena, suñño itthipurisasannipātena atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—bhikkhusaṅghaṁ paṭicca ekattaṁ; evameva kho, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā gāmasaññaṁ, amanasikaritvā manussasaññaṁ, araññasaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa araññasaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā gāmasaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā manussasaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—araññasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ gāmasaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ manussasaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—araññasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā manussasaññaṁ, amanasikaritvā araññasaññaṁ, pathavīsaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa pathavīsaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. Seyyathāpi, ānanda, āsabhacammaṁ saṅkusatena suvihataṁ vigatavalikaṁ; evameva kho, ānanda, bhikkhu yaṁ imissā pathaviyā ukkūlavikkūlaṁ nadīviduggaṁ khāṇukaṇṭakaṭṭhānaṁ pabbatavisamaṁ taṁ sabbaṁ amanasikaritvā pathavīsaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Variant: pabbatavisamaṁ taṁ sabbaṁ → pabbatavisamaṁ sabbaṁ (mr) Tassa pathavīsaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā manussasaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā araññasaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—pathavīsaññaṁ paṭicca ekattan’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ manussasaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ araññasaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—pathavīsaññaṁ paṭicca ekattan’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā araññasaññaṁ, amanasikaritvā pathavīsaññaṁ, ākāsānañcāyatanasaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa ākāsānañcāyatanasaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā araññasaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā pathavīsaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—ākāsānañcāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ araññasaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ pathavīsaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—ākāsānañcāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā pathavīsaññaṁ, amanasikaritvā ākāsānañcāyatanasaññaṁ, viññāṇañcāyatanasaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa viññāṇañcāyatanasaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā pathavīsaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā ākāsānañcāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—viññāṇañcāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ pathavīsaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ ākāsānañcāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—viññāṇañcāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā ākāsānañcāyatanasaññaṁ, amanasikaritvā viññāṇañcāyatanasaññaṁ, ākiñcaññāyatanasaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa ākiñcaññāyatanasaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā ākāsānañcāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā viññāṇañcāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—ākiñcaññāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ ākāsānañcāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ viññāṇañcāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—ākiñcaññāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda bhikkhu amanasikaritvā viññāṇañcāyatanasaññaṁ, amanasikaritvā ākiñcaññāyatanasaññaṁ, nevasaññānāsaññāyatanasaññaṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa nevasaññānāsaññāyatanasaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā viññāṇañcāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā ākiñcaññāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—nevasaññānāsaññāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ viññāṇañcāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ ākiñcaññāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—nevasaññānāsaññāyatanasaññaṁ paṭicca ekattan’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā ākiñcaññāyatanasaññaṁ, amanasikaritvā nevasaññānāsaññāyatanasaññaṁ, animittaṁ cetosamādhiṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa animitte cetosamādhimhi cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā ākiñcaññāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā nevasaññānāsaññāyatanasaññaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—imameva kāyaṁ paṭicca saḷāyatanikaṁ jīvitapaccayā’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ ākiñcaññāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ nevasaññānāsaññāyatanasaññāyā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—imameva kāyaṁ paṭicca saḷāyatanikaṁ jīvitapaccayā’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.
Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā ākiñcaññāyatanasaññaṁ, amanasikaritvā nevasaññānāsaññāyatanasaññaṁ, animittaṁ cetosamādhiṁ paṭicca manasi karoti ekattaṁ. Tassa animitte cetosamādhimhi cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṁ pajānāti: ‘ayampi kho animitto cetosamādhi abhisaṅkhato abhisañcetayito’. ‘Yaṁ kho pana kiñci abhisaṅkhataṁ abhisañcetayitaṁ tadaniccaṁ nirodhadhamman’ti pajānāti. Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti.
So evaṁ pajānāti: ‘ye assu darathā kāmāsavaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā bhavāsavaṁ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā avijjāsavaṁ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṁ darathamattā yadidaṁ—imameva kāyaṁ paṭicca saḷāyatanikaṁ jīvitapaccayā’ti. So ‘suññamidaṁ saññāgataṁ kāmāsavenā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ bhavāsavenā’ti pajānāti, ‘suññamidaṁ saññāgataṁ avijjāsavenā’ti pajānāti, ‘atthi cevidaṁ asuññataṁ yadidaṁ—imameva kāyaṁ paṭicca saḷāyatanikaṁ jīvitapaccayā’ti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṁ suññaṁ samanupassati, yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti taṁ ‘santamidaṁ atthī’ti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā paramānuttarā suññatāvakkanti bhavati.
Yepi hi keci, ānanda, atītamaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja vihariṁsu, sabbe te imaṁyeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja vihariṁsu. Yepi hi keci, ānanda, anāgatamaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissanti, sabbe te imaṁyeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissanti. Yepi hi keci, ānanda, etarahi samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharanti, sabbe te imaṁyeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharanti. Tasmātiha, ānanda, ‘parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissāmā’ti—Variant: viharissāmā’ti → viharissāmīti (pts1ed, mr) evañhi vo, ānanda, sikkhitabban”ti. Variant: vo → te (mr)
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Cūḷasuññatasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.
Cūḷasuññata Sutta
Dịch giả