Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Uddesavibhaṅga Sutta

138

.

Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. –“Bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Tổng thuyết và Biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai.

Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy rồi bước vào tinh xá.

Sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Chư Hiền, sau khi đọc lên bài tổng thuyết một cách vắn tắt, không có giải nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá: “Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai”. Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi phần tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi?”

Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahakaccana; sau khi đến, chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này”. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Mahakaccana; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahakaccana những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana:

— Thưa Hiền giả Kaccana, sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tinh xá: “Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai”. Nay không biết có ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi? Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Tôn giả Mahakaccana này đã được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này, Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích cho”.

— Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây… Cũng vậy là việc làm của chư Tôn giả. Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩ này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.

— Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết… Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho, nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.

— Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana nói như sau:

— Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá: “Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai”. Này chư Hiền, lời tổng thuyết này được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:

Chư Hiền, sao gọi là thức đối với ngoại trần, bị tán loạn, bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, khi vị Tỷ-kheo thấy sắc với con mắt, thức truy cầu sắc tướng, bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, bị cột chặt bởi vị của sắc tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng, như vậy gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng. Khi vị Tỷ-kheo nghe tiếng với tai… ngửi hương với mũi… nếm vị với lưỡi… cảm xúc với thân… nhận thức pháp với ý, thức truy cầu pháp tướng, bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng. Như vậy, này chư Hiền, gọi là thức bị tán loạn, bị tản rộng.

Chư Hiền, sao gọi là thức đối với ngoại trần, không bị tán loạn, không bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, khi vị Tỷ-kheo thấy sắc với con mắt, thức không truy cầu sắc tướng, không bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, không bị cột chặt bởi vị của sắc tướng; không bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại trần không bị tán loạn, không bị tản rộng. Khi vị Tỷ-kheo nghe tiếng với tai… ngửi hương với mũi… nếm vị với lưỡi.. cảm xúc với thân…. nhận thức pháp với ý, thức không truy cầu pháp tướng, không bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, không bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, không bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại trần không bị tán loạn, không bị tản rộng. Như vậy, này chư Hiền, gọi là thức không bị tán loạn, không bị tản rộng.

Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm trú trước nội trần? Ở đây, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Thức vị ấy truy tìm hỷ lạc do ly dục sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do ly dục sanh; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Thức của vị ấy truy tìm hỷ lạc do định sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do định sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh; bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Thức của vị ấy truy tìm xả, bị trói buộc bởi vị xả và lạc, bị cột chặt bởi vị xả và lạc, bị triền phược bởi vị xả và lạc; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Thức của vị ấy truy tìm không khổ không lạc, bị trói buộc bởi vị không khổ không lạc, bị cột chặt bởi vị không khổ không lạc, bị triền phược bởi kiết sử vị không khổ không lạc; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần. Như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.

Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm không bị trú trước nội trần? Ở đây, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Thức của vị ấy không truy tìm hỷ lạc do ly dục sanh, không bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, không bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, không bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do ly dục sanh, như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Thức của vị ấy không truy tìm hỷ lạc do định sanh, không bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do định sanh, không bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh, không bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh; như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Thức của vị ấy không truy tìm xả, không bị trói buộc bởi vị xả và lạc, không bị cột chặt bởi vị xả và lạc, không bị triền phược bởi vị xả và lạc, như vậy được gọi là tâm không trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Thức của vị ấy không truy tìm không khổ không lạc, không bị trói buộc bởi vị của không khổ không lạc, không bị cột chặt bởi vị của không khổ không lạc, không bị triền phược bởi kiết sử vị không khổ không lạc; như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần. Như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.

Và thế nào, này chư Hiền, là bị chấp thủ quấy rối? Ở đây, này chư Hiền, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc. Sắc pháp ấy của nó có biến hoại, đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong sắc pháp ấy của nó, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp của vị ấy. Do thức bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp, nên pháp quấy rối khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm bị xâm nhập, vị ấy sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát. Và vị ấy bị chấp thủ quấy rối.

Vị ấy xem cảm thọ.. tưởng… các hành… thức như là tự ngã hay tự ngã, như là có thức, hay thức như là trong tự ngã, hay tự ngã như là trong thức. Thức ấy của vị ấy biến hoại và đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong thức ấy của vị ấy, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức của vị ấy. Do thức bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong pháp, nên các pháp quấy rối khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm bị xâm nhập, vị ấy sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát. Và vị ấy bị chấp thủ quấy rối. Như vậy, này chư Hiền, là bị chấp thủ quấy rối.

Và thế nào, này chư Hiền, là không bị chấp thủ quấy rối? Ở đây, này chư Hiền, có Ða văn Thánh đệ tử yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân; không thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay không thấy sắc như là trong tự ngã, hay tự ngã như là trong sắc. Sắc pháp của vị ấy biến hoại, đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong sắc pháp của vị ấy, thức của vị ấy không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp của vị ấy. Do thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp, nên các pháp quấy rối không khởi lên, không xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm không bị xâm nhập, vị ấy không sợ hãi, không bực phiền và không đầy những khao khát. Và vị ấy không bị chấp thủ quấy rối.

Vị ấy không xem cảm thọ.. tưởng… các hành.. thức như là tự ngã hay tự ngã là có thức, hay không thấy thức như là trong tự ngã hay tự ngã như là trong thức. Thức của vị ấy biến hoại và đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong thức của vị ấy, thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức của vị ấy. Do thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức, nên các pháp quấy rối không khởi lên, không xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm không bị xâm nhập, vị ấy không sợ hãi, không bực phiền và không đầy những khao khát. Và vị ấy không bị chấp thủ quấy rối. Như vậy, này chư Hiền, là không bị chấp thủ quấy rối.

Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá: “Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai”. Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu như chư Hiền muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích chư Hiền như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mahakaccana giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải thích nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai”.

Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tinh xá: “Vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai.”. Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi?”

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahakaccana; sau khi đến, chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này.”

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những chữ ấy đã được Tôn giả Mahakaccana giải thích cho chúng con với những phương pháp (akara) này, với những câu này, với những chữ này.

— Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc đại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahakaccana đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông hãy thọ trì như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Uddesavibhaṅga Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“uddesavibhaṅgaṁ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ, ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Variant: yathā yathā → yathā yathāssu (bj); yathā yathāssa (sya-all, km, pts1ed) Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī”ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṁ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanā vihāraṁ pāvisi.

Atha kho tesaṁ bhikkhūnaṁ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi: “idaṁ kho no, āvuso, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho: ‘tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ, ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī’ti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajeyyā”ti?

Atha kho tesaṁ bhikkhūnaṁ etadahosi: “ayaṁ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṁvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṁ sabrahmacārīnaṁ; pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajituṁ. Yannūna mayaṁ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etamatthaṁ paṭipuccheyyāmā”ti.

Atha kho te bhikkhū yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā āyasmatā mahākaccānena saddhiṁ sammodiṁsu. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etadavocuṁ: “Idaṁ kho no, āvuso kaccāna, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho: ‘tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ, ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī’ti. Tesaṁ no, āvuso kaccāna, amhākaṁ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi: ‘idaṁ kho no, āvuso, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho: “tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya, yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī”ti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajeyyā’ti. Tesaṁ no, āvuso kaccāna, amhākaṁ etadahosi: ‘ayaṁ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṁvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṁ sabrahmacārīnaṁ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajituṁ. Yannūna mayaṁ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etamatthaṁ paṭipuccheyyāmā’ti—vibhajatāyasmā mahākaccāno”ti.

“Seyyathāpi, āvuso, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva mūlaṁ atikkamma khandhaṁ sākhāpalāse sāraṁ pariyesitabbaṁ maññeyya, evaṁ sampadamidaṁ āyasmantānaṁ satthari sammukhībhūte taṁ bhagavantaṁ atisitvā amhe etamatthaṁ paṭipucchitabbaṁ maññatha. So hāvuso, bhagavā jānaṁ jānāti, passaṁ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto vattā pavattā atthassa ninnetā amatassa dātā dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṁ bhagavantaṁyeva etamatthaṁ paṭipuccheyyātha; yathā vo bhagavā byākareyya tathā naṁ dhāreyyāthā”ti.

“Addhāvuso kaccāna, bhagavā jānaṁ jānāti, passaṁ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto vattā pavattā atthassa ninnetā amatassa dātā dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṁ bhagavantaṁyeva etamatthaṁ paṭipuccheyyāma; yathā no bhagavā byākareyya tathā naṁ dhāreyyāma. Api cāyasmā mahākaccāno satthu ceva saṁvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṁ sabrahmacārīnaṁ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajituṁ. Vibhajatāyasmā mahākaccāno agaruṁ karitvā”ti.

“Tena hāvuso, suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evamāvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa paccassosuṁ. Āyasmā mahākaccāno etadavoca:

“Yaṁ kho no, āvuso, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho: ‘tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya, yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya, bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī’ti. Imassa kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmi.

Kathañcāvuso, bahiddhā viññāṇaṁ vikkhittaṁ visaṭanti vuccati? Idhāvuso, bhikkhuno cakkhunā rūpaṁ disvā rūpanimittānusāri viññāṇaṁ hoti rūpanimittassādagadhitaṁ rūpanimittassādavinibandhaṁ rūpanimittassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ bahiddhā viññāṇaṁ vikkhittaṁ visaṭanti vuccati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā … jivhāya rasaṁ sāyitvā … kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā … manasā dhammaṁ viññāya dhammanimittānusāri viññāṇaṁ hoti; dhammanimittassādagadhitaṁ dhammanimittassādavinibandhaṁ dhammanimittassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ bahiddhā viññāṇaṁ vikkhittaṁ visaṭanti vuccati. Evaṁ kho, āvuso, bahiddhā viññāṇaṁ vikkhittaṁ visaṭanti vuccati.

Kathañcāvuso, bahiddhā viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭanti vuccati? Idhāvuso, bhikkhuno cakkhunā rūpaṁ disvā na rūpanimittānusāri viññāṇaṁ hoti, na rūpanimittassādagadhitaṁ na rūpanimittassādavinibandhaṁ na rūpanimittassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ bahiddhā viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭanti vuccati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā … jivhāya rasaṁ sāyitvā … kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā … manasā dhammaṁ viññāya na dhammanimittānusāri viññāṇaṁ hoti na dhammanimittassādagadhitaṁ na dhammanimittassādavinibandhaṁ na dhammanimittassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ bahiddhā viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭanti vuccati. Evaṁ kho, āvuso, bahiddhā viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭanti vuccati.

Kathañcāvuso, ajjhattaṁ saṇṭhitanti vuccati? Variant: ajjhattaṁ → ajjhattaṁ cittaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) Idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa vivekajapītisukhānusāri viññāṇaṁ hoti vivekajapītisukhassādagadhitaṁ vivekajapītisukhassādavinibandhaṁ vivekajapītisukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ saṇṭhitanti vuccati.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa samādhijapītisukhānusāri viññāṇaṁ hoti samādhijapītisukhassādagadhitaṁ samādhijapītisukhassādavinibandhaṁ samādhijapītisukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ saṇṭhitanti vuccati.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa upekkhānusāri viññāṇaṁ hoti upekkhāsukhassādagadhitaṁ upekkhāsukhassādavinibandhaṁ upekkhāsukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ saṇṭhitanti vuccati.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa adukkhamasukhānusāri viññāṇaṁ hoti adukkhamasukhassādagadhitaṁ adukkhamasukhassādavinibandhaṁ adukkhamasukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ asaṇṭhitanti vuccati. Variant: ajjhattaṁ → ajjhattaṁ cittaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) Evaṁ kho, āvuso, ajjhattaṁ saṇṭhitanti vuccati.

Kathañcāvuso, ajjhattaṁ asaṇṭhitanti vuccati? Variant: ajjhattaṁ → ajjhattaṁ cittaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) Idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa na vivekajapītisukhānusāri viññāṇaṁ hoti na vivekajapītisukhassādagadhitaṁ na vivekajapītisukhassādavinibandhaṁ na vivekajapītisukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ asaṇṭhitanti vuccati.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa na samādhijapītisukhānusāri viññāṇaṁ hoti na samādhijapītisukhassādagadhitaṁ na samādhijapītisukhassādavinibandhaṁ na samādhijapītisukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ asaṇṭhitanti vuccati.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa na upekkhānusāri viññāṇaṁ hoti na upekkhāsukhassādagadhitaṁ na upekkhāsukhassādavinibandhaṁ na upekkhāsukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ asaṇṭhitanti vuccati.

Puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Tassa na adukkhamasukhānusāri viññāṇaṁ hoti na adukkhamasukhassādagadhitaṁ na adukkhamasukhassādavinibandhaṁ na adukkhamasukhassādasaṁyojanasaṁyuttaṁ ajjhattaṁ cittaṁ asaṇṭhitanti vuccati. Variant: ajjhattaṁ → ajjhattaṁ cittaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) Evaṁ kho, āvuso, ajjhattaṁ asaṇṭhitanti vuccati.

Kathañcāvuso, anupādā paritassanā hoti? Idhāvuso, assutavā puthujjano ariyānaṁ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṁ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṁ attato samanupassati rūpavantaṁ vā attānaṁ attani vā rūpaṁ rūpasmiṁ vā attānaṁ. Tassa taṁ rūpaṁ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā rūpavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṁ hoti. Tassa rūpavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā uttāsavā ca hoti vighātavā ca apekkhavā ca anupādāya ca paritassati. Vedanaṁ …pe… saññaṁ … saṅkhāre … viññāṇaṁ attato samanupassati viññāṇavantaṁ vā attānaṁ attani vā viññāṇaṁ viññāṇasmiṁ vā attānaṁ. Tassa taṁ viññāṇaṁ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā viññāṇavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṁ hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā uttāsavā ca hoti vighātavā ca apekkhavā ca anupādāya ca paritassati. Evaṁ kho, āvuso, anupādā paritassanā hoti.

Kathañcāvuso, anupādānā aparitassanā hoti? Idhāvuso, sutavā ariyasāvako ariyānaṁ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṁ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṁ attato samanupassati na rūpavantaṁ vā attānaṁ na attani vā rūpaṁ na rūpasmiṁ vā attānaṁ. Tassa taṁ rūpaṁ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā na ca rūpavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṁ hoti. Tassa na rūpavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā na cevuttāsavā hoti na ca vighātavā na ca apekkhavā anupādāya ca na paritassati. Variant: na cevuttāsavā → na ceva uttāsavā (bj, sya-all) Na vedanaṁ … na saññaṁ … na saṅkhāre … na viññāṇaṁ attato samanupassati na viññāṇavantaṁ vā attānaṁ na attani vā viññāṇaṁ na viññāṇasmiṁ vā attānaṁ. Tassa taṁ viññāṇaṁ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā na ca viññāṇavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṁ hoti. Tassa na viññāṇavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā na cevuttāsavā hoti na ca vighātavā na ca apekkhavā, anupādāya ca na paritassati. Evaṁ kho, āvuso, anupādā aparitassanā hoti.

Yaṁ kho no, āvuso, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho: ‘tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ, ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī’ti. Imassa kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa evaṁ vitthārena atthaṁ ājānāmi. Ākaṅkhamānā ca pana tumhe āyasmanto bhagavantaṁyeva upasaṅkamitvā etamatthaṁ paṭipuccheyyātha; yathā vo bhagavā byākaroti tathā naṁ dhāreyyāthā”ti.

Atha kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ:

“Yaṁ kho no, bhante, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho: ‘tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ, ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī’ti.

Tesaṁ no, bhante, amhākaṁ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi: ‘idaṁ kho no, āvuso, bhagavā saṅkhittena uddesaṁ uddisitvā vitthārena atthaṁ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṁ paviṭṭho—tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya, yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṁ avikkhittaṁ avisaṭaṁ, ajjhattaṁ asaṇṭhitaṁ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṁ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṁ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajeyyā’ti? Tesaṁ no, bhante, amhākaṁ etadahosi: ‘ayaṁ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṁvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṁ sabrahmacārīnaṁ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṅkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṁ avibhattassa vitthārena atthaṁ vibhajituṁ. Yannūna mayaṁ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etamatthaṁ paṭipuccheyyāmā’ti.

Atha kho mayaṁ, bhante, yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etamatthaṁ paṭipucchimha. Tesaṁ no, bhante, āyasmatā mahākaccānena imehi ākārehi imehi padehi imehi byañjanehi attho vibhatto”ti.

“Paṇḍito, bhikkhave, mahākaccāno; mahāpañño, bhikkhave, mahākaccāno. Mañcepi tumhe, bhikkhave, etamatthaṁ paṭipuccheyyātha, ahampi evamevaṁ byākareyyaṁ yathā taṁ mahākaccānena byākataṁ. Eso cevetassa attho. Evañca naṁ dhāreyyāthā”ti. Variant: cevetassa → eso ceva tassa (sya-all, km); eso cetassa (pts1ed); esoyeva tassa (mr)

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Uddesavibhaṅgasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Uddesavibhaṅga Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC