Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Vīmaṃsaka Sutta

47

.

Kinh Tư sát

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá của Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo.

— Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

— Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh (Cetapariyayam) của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Ðẳng Giác hay không?

— Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm bậc lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay, Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

— Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

— Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tai nhận thức, nghĩ rằng: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai”.

Vị ấy tìm hiểu thêm: “Những tạp pháp (khi nhiễm khi tịnh) do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy và vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau : “Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai.”

Vị ấy tìm thiểu thêm: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai”.

Vị ấy tìm hiểu thêm: “Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài hay trong một thời gian ngắn?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn”. Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: “Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn”.

Vị ấy tìm hiểu thêm: “Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?” Này các Tỷ-kheo, một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy chưa được hữu danh, chưa có danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo ấy được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có thể khởi lên ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: “Vị Tôn giả Tỷ-kheo chưa hữu danh này, khi chưa có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị ấy”. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau : “Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có thể không khởi lên cho vị này.”

Vị ấy tìm hiểu thêm: “Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục?”. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: “Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục”.

Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: “Những dữ kiện Tôn giả là gì, những bằng chứng của Tôn giả là gì, mà Tôn giả nói: “Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ”. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời một cách chân chánh phải trả lời như sau: “Vị Tôn giả này sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu cho những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này. Như vậy tôi nghe trước mặt Thế Tôn, như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: “Ta do vô úy mà từ bỏ, Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái nên Ta không thỏa mãn các dục””.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi thêm như sau: “Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?” Ðược hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: “Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai.”

Nếu được hỏi: “Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: “Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai.”

Nếu được hỏi: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai. Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai giống Ta như vậy. “

Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Ðạo Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì”.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: “Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?”” Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì””.

Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Vīmaṃsaka Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“vīmaṁsakena, bhikkhave, bhikkhunā parassa cetopariyāyaṁ ajānantena tathāgate samannesanā kātabbā ‘sammāsambuddho vā no vā’ iti viññāṇāyā”ti. Variant: ajānantena → ājānantena (pts1ed, mr); ajānantena kinti (?)

“Bhagavaṁmūlakā no, bhante, dhammā, bhagavaṁnettikā bhagavaṁpaṭisaraṇā; sādhu vata, bhante, bhagavantaṁyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho; bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

“Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Vīmaṁsakena, bhikkhave, bhikkhunā parassa cetopariyāyaṁ ajānantena dvīsu dhammesu tathāgato samannesitabbo cakkhusotaviññeyyesu dhammesu: ‘ye saṅkiliṭṭhā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti vā te tathāgatassa no vā’ti? Tamenaṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ye saṅkiliṭṭhā cakkhusotaviññeyyā dhammā, na te tathāgatassa saṁvijjantī’ti.

Yato naṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ye saṅkiliṭṭhā cakkhusotaviññeyyā dhammā, na te tathāgatassa saṁvijjantī’ti, tato naṁ uttariṁ samannesati: ‘ye vītimissā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti vā te tathāgatassa no vā’ti? Tamenaṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ye vītimissā cakkhusotaviññeyyā dhammā, na te tathāgatassa saṁvijjantī’ti.

Yato naṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ye vītimissā cakkhusotaviññeyyā dhammā, na te tathāgatassa saṁvijjantī’ti, tato naṁ uttariṁ samannesati: ‘ye vodātā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti vā te tathāgatassa no vā’ti? Tamenaṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ye vodātā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti te tathāgatassā’ti.

Yato naṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ye vodātā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti te tathāgatassā’ti, tato naṁ uttariṁ samannesati: ‘dīgharattaṁ samāpanno ayamāyasmā imaṁ kusalaṁ dhammaṁ, udāhu ittarasamāpanno’ti? Tamenaṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘dīgharattaṁ samāpanno ayamāyasmā imaṁ kusalaṁ dhammaṁ, nāyamāyasmā ittarasamāpanno’ti.

Yato naṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘dīgharattaṁ samāpanno ayamāyasmā imaṁ kusalaṁ dhammaṁ, nāyamāyasmā ittarasamāpanno’ti, tato naṁ uttariṁ samannesati: ‘ñattajjhāpanno ayamāyasmā bhikkhu yasappatto, saṁvijjantassa idhekacce ādīnavā’ti? Na tāva, bhikkhave, bhikkhuno idhekacce ādīnavā saṁvijjanti yāva na ñattajjhāpanno hoti yasappatto. Yato ca kho, bhikkhave, bhikkhu ñattajjhāpanno hoti yasappatto, athassa idhekacce ādīnavā saṁvijjanti. Tamenaṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ñattajjhāpanno ayamāyasmā bhikkhu yasappatto, nāssa idhekacce ādīnavā saṁvijjantī’ti.

Yato naṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘ñattajjhāpanno ayamāyasmā bhikkhu yasappatto, nāssa idhekacce ādīnavā saṁvijjantī’ti, tato naṁ uttariṁ samannesati: ‘abhayūparato ayamāyasmā, nāyamāyasmā bhayūparato; vītarāgattā kāme na sevati khayā rāgassā’ti? Tamenaṁ samannesamāno evaṁ jānāti: ‘abhayūparato ayamāyasmā, nāyamāyasmā bhayūparato; vītarāgattā kāme na sevati khayā rāgassā’ti.

Tañce, bhikkhave, bhikkhuṁ pare evaṁ puccheyyuṁ: ‘ke panāyasmato ākārā, ke anvayā, yenāyasmā evaṁ vadesi—abhayūparato ayamāyasmā, nāyamāyasmā bhayūparato; vītarāgattā kāme na sevati khayā rāgassā’ti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘tathā hi pana ayamāyasmā saṅghe vā viharanto eko vā viharanto, ye ca tattha sugatā ye ca tattha duggatā, ye ca tattha gaṇamanusāsanti, ye ca idhekacce āmisesu sandissanti, ye ca idhekacce āmisena anupalittā, nāyamāyasmā taṁ tena avajānāti. Sammukhā kho pana metaṁ bhagavato sutaṁ sammukhā paṭiggahitaṁ—abhayūparatohamasmi, nāhamasmi bhayūparato, vītarāgattā kāme na sevāmi khayā rāgassā’ti.

Tatra, bhikkhave, tathāgatova uttariṁ paṭipucchitabbo: ‘ye saṅkiliṭṭhā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti vā te tathāgatassa no vā’ti? Byākaramāno, bhikkhave, tathāgato evaṁ byākareyya: ‘ye saṅkiliṭṭhā cakkhusotaviññeyyā dhammā, na te tathāgatassa saṁvijjantī’ti.

‘Ye vītimissā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti vā te tathāgatassa no vā’ti? Byākaramāno, bhikkhave, tathāgato evaṁ byākareyya: ‘ye vītimissā cakkhusotaviññeyyā dhammā, na te tathāgatassa saṁvijjantī’ti.

‘Ye vodātā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti vā te tathāgatassa no vā’ti? Byākaramāno, bhikkhave, tathāgato evaṁ byākareyya: ‘ye vodātā cakkhusotaviññeyyā dhammā, saṁvijjanti te tathāgatassa; etaṁ pathohamasmi, etaṁ gocaro, no ca tena tammayo’ti. Variant: etaṁ pathohamasmi, etaṁ gocaro → etapathohamasmi etagocaro (bj, sya-all, km, pts1ed)

Evaṁvādiṁ kho, bhikkhave, satthāraṁ arahati sāvako upasaṅkamituṁ dhammassavanāya. Tassa satthā dhammaṁ deseti uttaruttariṁ paṇītapaṇītaṁ kaṇhasukkasappaṭibhāgaṁ. Yathā yathā kho, bhikkhave, bhikkhuno satthā dhammaṁ deseti uttaruttariṁ paṇītapaṇītaṁ kaṇhasukkasappaṭibhāgaṁ tathā tathā so tasmiṁ dhamme abhiññāya idhekaccaṁ dhammaṁ dhammesu niṭṭhaṁ gacchati, satthari pasīdati: ‘sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno saṅgho’ti.

Tañce, bhikkhave, bhikkhuṁ pare evaṁ puccheyyuṁ: ‘ke panāyasmato ākārā, ke anvayā, yenāyasmā evaṁ vadesi—sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā dhammo, suppaṭipanno saṅgho’ti? Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘idhāhaṁ, āvuso, yena bhagavā tenupasaṅkamiṁ dhammassavanāya. Tassa me bhagavā dhammaṁ deseti uttaruttariṁ paṇītapaṇītaṁ kaṇhasukkasappaṭibhāgaṁ. Yathā yathā me, āvuso, bhagavā dhammaṁ deseti uttaruttariṁ paṇītapaṇītaṁ kaṇhasukkasappaṭibhāgaṁ tathā tathāhaṁ tasmiṁ dhamme abhiññāya idhekaccaṁ dhammaṁ dhammesu niṭṭhamagamaṁ, satthari pasīdiṁ—sammāsambuddho bhagavā, svākkhāto bhagavatā, dhammo, suppaṭipanno saṅgho’ti.

Yassa kassaci, bhikkhave, imehi ākārehi imehi padehi imehi byañjanehi tathāgate saddhā niviṭṭhā hoti mūlajātā patiṭṭhitā, ayaṁ vuccati, bhikkhave, ākāravatī saddhā dassanamūlikā, daḷhā; asaṁhāriyā samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṁ. Evaṁ kho, bhikkhave, tathāgate dhammasamannesanā hoti. Evañca pana tathāgato dhammatāsusamanniṭṭho hotī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Vīmaṁsakasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Vīmaṃsaka Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC