Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Kakacūpama Sutta

21

.

Kinh Ví dụ cái cưa

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy.

Có một Tỷ-kheo khác đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.

Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác và bảo:

— Này Tỷ-kheo, hãy đi, nhân danh Ta, cho gọi Tỷ-kheo Moliya Phagguna: “Hiền giả Phagguna, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả”.

— Bạch Thế Tôn, vâng!

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ Tôn giả Moliya Phagguna, khi đến xong, liền thưa Tôn giả Moliya Phagguna:

— Hiền giả Moliya Phagguna, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.

— Vâng, Hiền giả.

Tỷ-kheo Moliya Phagguna vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Moliya Phagguna đang ngồi xuống một bên:

— Này Phagguna, có đúng sự thật không, như lời người ta đồn là Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Người ta đồn Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: “Nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Ông nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Ông liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Ông, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay”. Này Phagguna, có phải Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy?

— Bạch Thế Tôn, có như vậy.

— Này Phagguna, có phải Ông là Thiện nam tử, vì lòng tin, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

— Này Phagguna, thật không xứng đáng cho Ông, một Thiện nam tử, vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mà sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: “Mong rằng tâm của ta sẽ không bi biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!” Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, lấy tay đánh những Tỷ-kheo-ni ấy, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục… không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông nói xấu (ai), này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục… không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông lấy tay đánh, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: “Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!” Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, một thời các Tỷ-kheo của Ta có tâm rất thuần thục hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Ta bảo các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, Ta theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, sống theo hạnh nhất tọa thực, Ta cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, các Ngươi hãy sống theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, các Ngươi theo hạnh nhất tọa thực thời các Ngươi sẽ cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. Chư Tỷ-kheo, ví như trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có một chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào, theo ý mình muốn. Cũng vậy chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, Ta chỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Ngươi mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Chư Tỷ-kheo, cũng như gần một thôn làng hay thị trấn nhỏ, có ngôi rừng cây tala lớn, ngôi rừng bị các cây leo y lan bao phủ. Có một người đến khu rừng này, muốn lợi ích cho ngôi rừng, muốn hạnh phúc, muốn an ổn khỏi các ách phược cho ngôi rừng. Người ấy chặt đứt các nhành cây cong thiếu hẳn sinh lực, vất chúng ra khỏi ngôi rừng, dọn dẹp trong rừng sạch sẽ. Người ấy săn sóc kỹ lưỡng các nhánh cây tala thẳng thắn, khéo mọc. Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, ngôi rừng như vậy được trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Ngươi mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.

Chư Tỷ-kheo, thuở xưa, tại thành Savatthi này có nữ gia chủ tên là Vedehika. Chư Tỷ-kheo, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về nữ gia chủ Vedehika: “Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục, nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa”. Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehika có người nữ tỳ tên là Kali, người này khéo tay, siêng năng, và làm việc cẩn thận chu toàn. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali khởi lên ý nghĩ: “Chủ của ta được tiếng đồn tốt đẹp khởi lên như sau: “Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục; nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận; nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa”. Không biết nữ chủ của ta có nội sân mà không tỏ lộ hay không có nội sân, hay vì công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ ta có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử nữ chủ của ta!”

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng ngày sau dậy thật trễ. Chư Tỷ-kheo, nữ gia chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

— Này Kali!

— Thưa Nữ chủ, có việc gì?

— Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

— Thưa nữ chủ, có việc gì đâu?

— Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!”

Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, trừng mắt.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: “Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn, nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy Ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!”

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali ngày sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

— Này Kali!

— Thưa Nữ chủ, có việc gì?

— Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

— Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

— Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!

Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, thốt lên những lời bất mãn.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: “Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!”

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng hôm sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

— Này Kali!

— Thưa Nữ chủ, có việc gì?

— Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

— Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

— Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!

Rồi phẫn nộ, không hoan hỷ, nàng cầm cái then gài cửa, đánh một cú trên đầu nữ tỳ khiến bể đầu.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali, với đầu bể máu chảy, liền đi kể lể với các nhà láng giềng:

— Hãy xem việc làm của nữ chủ hiền thục! Hãy xem việc làm của nữ chủ nhu thuận! Hãy xem việc làm của nữ chủ ôn hòa! Sao nữ chủ nói với nữ tỳ độc nhất: “Hôm nay Ngươi dậy trễ”, rồi phẫn nộ, bất mãn, nàng cầm then gài cửa, đánh tôi một cú trên đầu khiến bể đầu”.

Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, tiếng đồn xấu sau đây được khởi lên về nữ chủ Vedehika: “Nữ chủ Vedehika là độc ác! Nữ chủ Vedehika là không nhu thuận! Nữ chủ Vedehika là không ôn hòa!”

Cũng vậy chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm. Và chư Tỷ-kheo, chỉ khi nào Tỷ-kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm mà vị ấy vẫn hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa. Chư Tỷ-kheo, Ta không gọi một Tỷ-kheo là dễ nói, khi vị ấy dễ nói về các vật dụng như y áo, món ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khi vị ấy thành tựu được tánh dễ nói. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy khi không được các vật dụng như y áo, thức ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, không còn là dễ nói, không còn thành tựu tánh dễ nói. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy suy nghĩ: “Chỉ vì tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp chúng ta sẽ trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói”. Chư Tỷ-kheo, các Ngươi phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ngươi có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ngươi cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng địa vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, như vậy các Ngươi cần phải học tập.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm xẻng và thúng, nói như sau: “Tôi sẽ làm cho đất lớn này không thành đất nữa”, và người ấy đào chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước miếng chỗ này chỗ kia, đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, với ý nghĩ: “Ngươi trở thành không phải đất, Ngươi trở thành không phải đất”. Chư Tỷ-kheo, nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho đất lớn này trở thành không phải đất chăng?

— Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì đất lớn này thâm sâu và vô lượng, không dễ gì khiến cho đất lớn này trở thành không phải đất, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

— Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: “Ðúng thời hay phi thời… hay với sân tâm”. Các Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: “Ðúng thời… hay với sân tâm”. Các Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận; chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới, với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: “Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện”. Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

— Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

— Cũng vậy, này Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: “Ðúng thời hay phi thời… hay với sân tâm… (như trên)… Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm một bó cỏ khô đang cháy và nói như sau: “Ta với bó cỏ khô đang cháy này sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng này. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy, với bỏ cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được không?

— Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì sông Hằng thâm sâu và vô lượng, không dễ gì với bó cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được, trước khi người ấy mệt nhoài và bị thất bại.

— Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với các người khác: “Ðúng thời hay phi thời… hay với sân tâm”. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: “Ðúng thời… hay với sân tâm… (như trên)… Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

— Chư Tỷ-kheo, ví như một cái bị bằng da mèo, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyến, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, và một người đến, cầm gậy hay cầm mẻ sành và nói như sau: “Ta sẽ lấy cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp”. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể, với cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp được không?

— Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, không dễ gì làm cho cái bị ấy phát ra tiếng xì, tiếng xọp được, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

— Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ông có thể dùng khi nói với các người khác: “Ðúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyễn hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm”. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời nhu nhuyễn hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân” Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Và này chư Tỷ-kheo, nếu các Ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các Ông không kham nhẫn được chăng?

— Bạch Thế Tôn, không.

— Chư Tỷ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví như cái cưa này, và các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Kakacūpama Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena āyasmā moḷiyaphagguno bhikkhunīhi saddhiṁ ativelaṁ saṁsaṭṭho viharati. Evaṁ saṁsaṭṭho āyasmā moḷiyaphagguno bhikkhunīhi saddhiṁ viharati—sace koci bhikkhu āyasmato moḷiyaphaggunassa sammukhā tāsaṁ bhikkhunīnaṁ avaṇṇaṁ bhāsati, tenāyasmā moḷiyaphagguno kupito anattamano adhikaraṇampi karoti. Sace pana koci bhikkhu tāsaṁ bhikkhunīnaṁ sammukhā āyasmato moḷiyaphaggunassa avaṇṇaṁ bhāsati, tena tā bhikkhuniyo kupitā anattamanā adhikaraṇampi karonti. Evaṁ saṁsaṭṭho āyasmā moḷiyaphagguno bhikkhunīhi saddhiṁ viharati.

Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṁ etadavoca: “āyasmā, bhante, moḷiyaphagguno bhikkhunīhi saddhiṁ ativelaṁ saṁsaṭṭho viharati. Evaṁ saṁsaṭṭho, bhante, āyasmā moḷiyaphagguno bhikkhunīhi saddhiṁ viharati—sace koci bhikkhu āyasmato moḷiyaphaggunassa sammukhā tāsaṁ bhikkhunīnaṁ avaṇṇaṁ bhāsati, tenāyasmā moḷiyaphagguno kupito anattamano adhikaraṇampi karoti. Sace pana koci bhikkhu tāsaṁ bhikkhunīnaṁ sammukhā āyasmato moḷiyaphaggunassa avaṇṇaṁ bhāsati, tena tā bhikkhuniyo kupitā anattamanā adhikaraṇampi karonti. Evaṁ saṁsaṭṭho, bhante, āyasmā moḷiyaphagguno bhikkhunīhi saddhiṁ viharatī”ti.

Atha kho bhagavā aññataraṁ bhikkhuṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, bhikkhu, mama vacanena moḷiyaphaggunaṁ bhikkhuṁ āmantehi: ‘satthā taṁ, āvuso phagguna, āmantetī’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yenāyasmā moḷiyaphagguno tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ moḷiyaphaggunaṁ etadavoca: “satthā taṁ, āvuso phagguna, āmantetī”ti.

“Evamāvuso”ti kho āyasmā moḷiyaphagguno tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho āyasmantaṁ moḷiyaphaggunaṁ bhagavā etadavoca:

“Saccaṁ kira tvaṁ, phagguna, bhikkhunīhi saddhiṁ ativelaṁ saṁsaṭṭho viharasi? Evaṁ saṁsaṭṭho kira tvaṁ, phagguna, bhikkhunīhi saddhiṁ viharasi—sace koci bhikkhu tuyhaṁ sammukhā tāsaṁ bhikkhunīnaṁ avaṇṇaṁ bhāsati, tena tvaṁ kupito anattamano adhikaraṇampi karosi. Sace pana koci bhikkhu tāsaṁ bhikkhunīnaṁ sammukhā tuyhaṁ avaṇṇaṁ bhāsati, tena tā bhikkhuniyo kupitā anattamanā adhikaraṇampi karonti. Evaṁ saṁsaṭṭho kira tvaṁ, phagguna, bhikkhunīhi saddhiṁ viharasī”ti?

“Evaṁ, bhante”ti.

“Nanu tvaṁ, phagguna, kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti?

“Evaṁ, bhante”ti.

“Na kho te etaṁ, phagguna, patirūpaṁ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitassa, yaṁ tvaṁ bhikkhunīhi saddhiṁ ativelaṁ saṁsaṭṭho vihareyyāsi. Tasmātiha, phagguna, tava cepi koci sammukhā tāsaṁ bhikkhunīnaṁ avaṇṇaṁ bhāseyya, tatrāpi tvaṁ, phagguna, ye gehasitā chandā ye gehasitā vitakkā te pajaheyyāsi. Variant: gehasitā → gehassitā (?) Tatrāpi te, phagguna, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ceva me cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāmi, hitānukampī ca viharissāmi mettacitto, na dosantaro’ti. Evañhi te, phagguna, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha, phagguna, tava cepi koci sammukhā tāsaṁ bhikkhunīnaṁ pāṇinā pahāraṁ dadeyya, leḍḍunā pahāraṁ dadeyya, daṇḍena pahāraṁ dadeyya, satthena pahāraṁ dadeyya. Tatrāpi tvaṁ, phagguna, ye gehasitā chandā ye gehasitā vitakkā te pajaheyyāsi. Tatrāpi te, phagguna, evaṁ sikkhitabbaṁ ‘na ceva me cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāmi, hitānukampī ca viharissāmi mettacitto, na dosantaro’ti. Evañhi te, phagguna, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha, phagguna, tava cepi koci sammukhā avaṇṇaṁ bhāseyya, tatrāpi tvaṁ, phagguna, ye gehasitā chandā ye gehasitā vitakkā te pajaheyyāsi. Tatrāpi te, phagguna, evaṁ sikkhitabbaṁ ‘na ceva me cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāmi, hitānukampī ca viharissāmi mettacitto, na dosantaro’ti. Evañhi te, phagguna, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha, phagguna, tava cepi koci pāṇinā pahāraṁ dadeyya, leḍḍunā pahāraṁ dadeyya, daṇḍena pahāraṁ dadeyya, satthena pahāraṁ dadeyya, tatrāpi tvaṁ, phagguna, ye gehasitā chandā ye gehasitā vitakkā te pajaheyyāsi. Tatrāpi te, phagguna, evaṁ sikkhitabbaṁ ‘na ceva me cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāmi, hitānukampī ca viharissāmi mettacitto, na dosantaro’ti. Evañhi te, phagguna, sikkhitabban”ti.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi:

“ārādhayiṁsu vata me, bhikkhave, bhikkhū ekaṁ samayaṁ cittaṁ. Idhāhaṁ, bhikkhave, bhikkhū āmantesiṁ—ahaṁ kho, bhikkhave, ekāsanabhojanaṁ bhuñjāmi. Ekāsanabhojanaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, bhuñjamāno appābādhatañca sañjānāmi appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Etha tumhepi, bhikkhave, ekāsanabhojanaṁ bhuñjatha. Ekāsanabhojanaṁ kho, bhikkhave, tumhepi bhuñjamānā appābādhatañca sañjānissatha appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañcāti. Na me, bhikkhave, tesu bhikkhūsu anusāsanī karaṇīyā ahosi; satuppādakaraṇīyameva me, bhikkhave, tesu bhikkhūsu ahosi.

Seyyathāpi, bhikkhave, subhūmiyaṁ catumahāpathe ājaññaratho yutto assa ṭhito odhastapatodo. Tamenaṁ dakkho yoggācariyo assadammasārathi abhiruhitvā, vāmena hatthena rasmiyo gahetvā, dakkhiṇena hatthena patodaṁ gahetvā, yenicchakaṁ yadicchakaṁ sāreyyapi paccāsāreyyapi.

Evameva kho, bhikkhave, na me tesu bhikkhūsu anusāsanī karaṇīyā ahosi, satuppādakaraṇīyameva me, bhikkhave, tesu bhikkhūsu ahosi. Tasmātiha, bhikkhave, tumhepi akusalaṁ pajahatha, kusalesu dhammesu āyogaṁ karotha. Evañhi tumhepi imasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjissatha.

Seyyathāpi, bhikkhave, gāmassa vā nigamassa vā avidūre mahantaṁ sālavanaṁ. Tañcassa eḷaṇḍehi sañchannaṁ. Tassa kocideva puriso uppajjeyya atthakāmo hitakāmo yogakkhemakāmo. So yā tā sālalaṭṭhiyo kuṭilā ojāpaharaṇiyo tā chetvā bahiddhā nīhareyya, antovanaṁ suvisodhitaṁ visodheyya. Variant: ojāpaharaṇiyo → ojasāraṇiyo (sya-all); ojaharaṇiyo (mr) | chetvā → tacchetvā (bj, sya-all, pts1ed) Yā pana tā sālalaṭṭhiyo ujukā sujātā tā sammā parihareyya. Evañhetaṁ, bhikkhave, sālavanaṁ aparena samayena vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjeyya.

Evameva kho, bhikkhave, tumhepi akusalaṁ pajahatha, kusalesu dhammesu āyogaṁ karotha. Evañhi tumhepi imasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjissatha.

Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, imissāyeva sāvatthiyā vedehikā nāma gahapatānī ahosi. Vedehikāya, bhikkhave, gahapatāniyā evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘soratā vedehikā gahapatānī, nivātā vedehikā gahapatānī, upasantā vedehikā gahapatānī’ti. Vedehikāya kho pana, bhikkhave, gahapatāniyā kāḷī nāma dāsī ahosi dakkhā analasā susaṁvihitakammantā.

Atha kho, bhikkhave, kāḷiyā dāsiyā etadahosi: ‘mayhaṁ kho ayyāya evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: “soratā vedehikā gahapatānī, nivātā vedehikā gahapatānī, upasantā vedehikā gahapatānī”ti. Kiṁ nu kho me ayyā santaṁyeva nu kho ajjhattaṁ kopaṁ na pātukaroti udāhu asantaṁ udāhu mayhamevete kammantā susaṁvihitā yena me ayyā santaṁyeva ajjhattaṁ kopaṁ na pātukaroti, no asantaṁ? Variant: mayhamevete → mayhevete (bj, pts1ed); mayhaṁpete (sya-all) Yannūnāhaṁ ayyaṁ vīmaṁseyyan’ti.

Atha kho, bhikkhave, kāḷī dāsī divā uṭṭhāsi. Atha kho, bhikkhave, vedehikā gahapatānī kāḷiṁ dāsiṁ etadavoca: ‘he je kāḷī’ti.

‘Kiṁ, ayye’ti?

‘Kiṁ, je, divā uṭṭhāsī’ti?

‘Na khvayye, kiñcī’ti. Variant: Na khvayye → na kho ayye (bj, pts1ed)

‘No vata re kiñci, pāpi dāsi, divā uṭṭhāsī’ti kupitā anattamanā bhākuṭiṁ akāsi. Variant: pāpi dāsi → pāpadāsi (sya-all, mr)

Atha kho, bhikkhave, kāḷiyā dāsiyā etadahosi: ‘santaṁyeva kho me ayyā ajjhattaṁ kopaṁ na pātukaroti, no asantaṁ; mayhamevete kammantā susaṁvihitā, yena me ayyā santaṁyeva ajjhattaṁ kopaṁ na pātukaroti, no asantaṁ. Yannūnāhaṁ bhiyyoso mattāya ayyaṁ vīmaṁseyyan’ti.

Atha kho, bhikkhave, kāḷī dāsī divātaraṁyeva uṭṭhāsi. Atha kho, bhikkhave, vedehikā gahapatānī kāḷiṁ dāsiṁ etadavoca: ‘he je kāḷī’ti.

‘Kiṁ, ayye’ti?

‘Kiṁ, je, divātaraṁ uṭṭhāsī’ti?

‘Na khvayye, kiñcī’ti.

‘No vata re kiñci, pāpi dāsi, divātaraṁ uṭṭhāsī’ti kupitā anattamanā anattamanavācaṁ nicchāresi.

Atha kho, bhikkhave, kāḷiyā dāsiyā etadahosi: ‘santaṁyeva kho me ayyā ajjhattaṁ kopaṁ na pātukaroti, no asantaṁ. Mayhamevete kammantā susaṁvihitā, yena me ayyā santaṁyeva ajjhattaṁ kopaṁ na pātukaroti, no asantaṁ. Yannūnāhaṁ bhiyyoso mattāya ayyaṁ vīmaṁseyyan’ti.

Atha kho, bhikkhave, kāḷī dāsī divātaraṁyeva uṭṭhāsi. Atha kho, bhikkhave, vedehikā gahapatānī kāḷiṁ dāsiṁ etadavoca: ‘he je kāḷī’ti.

‘Kiṁ, ayye’ti?

‘Kiṁ, je, divā uṭṭhāsī’ti?

‘Na khvayye, kiñcī’ti.

‘No vata re kiñci, pāpi dāsi, divā uṭṭhāsī’ti kupitā anattamanā aggaḷasūciṁ gahetvā sīse pahāraṁ adāsi, sīsaṁ vobhindi. Variant: vobhindi → te bhindissāmīti (sya-all)

Atha kho, bhikkhave, kāḷī dāsī bhinnena sīsena lohitena galantena paṭivissakānaṁ ujjhāpesi: ‘passathayye, soratāya kammaṁ; passathayye, nivātāya kammaṁ, passathayye, upasantāya kammaṁ. Kathañhi nāma ekadāsikāya divā uṭṭhāsīti kupitā anattamanā aggaḷasūciṁ gahetvā sīse pahāraṁ dassati, sīsaṁ vobhindissatī’ti.

Atha kho, bhikkhave, vedehikāya gahapatāniyā aparena samayena evaṁ pāpako kittisaddo abbhuggacchi: ‘caṇḍī vedehikā gahapatānī, anivātā vedehikā gahapatānī, anupasantā vedehikā gahapatānī’ti.

Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bhikkhu tāvadeva soratasorato hoti nivātanivāto hoti upasantūpasanto hoti yāva na amanāpā vacanapathā phusanti. Yato ca, bhikkhave, bhikkhuṁ amanāpā vacanapathā phusanti, atha bhikkhu ‘sorato’ti veditabbo, ‘nivāto’ti veditabbo, ‘upasanto’ti veditabbo. Nāhaṁ taṁ, bhikkhave, bhikkhuṁ ‘suvaco’ti vadāmi yo cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārahetu suvaco hoti, sovacassataṁ āpajjati. Taṁ kissa hetu? Tañhi so, bhikkhave, bhikkhu cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhāraṁ alabhamāno na suvaco hoti, na sovacassataṁ āpajjati. Yo ca kho, bhikkhave, bhikkhu dhammaṁyeva sakkaronto, dhammaṁ garuṁ karonto, dhammaṁ mānento, dhammaṁ pūjento, dhammaṁ apacāyamāno suvaco hoti, sovacassataṁ āpajjati, tamahaṁ ‘suvaco’ti vadāmi. Variant: dhammaṁ mānento, dhammaṁ pūjento, dhammaṁ apacāyamāno → dhammaṁyeva sakkaronto dhammaṁ garukaronto dhammaṁ apacāyamāno (bj, sya-all, pts1ed) Tasmātiha, bhikkhave, ‘dhammaṁyeva sakkarontā, dhammaṁ garuṁ karontā, dhammaṁ mānentā, dhammaṁ pūjentā, dhammaṁ apacāyamānā suvacā bhavissāma, sovacassataṁ āpajjissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Pañcime, bhikkhave, vacanapathā yehi vo pare vadamānā vadeyyuṁ—kālena vā akālena vā; bhūtena vā abhūtena vā; saṇhena vā pharusena vā; atthasaṁhitena vā anatthasaṁhitena vā; mettacittā vā dosantarā vā. Kālena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ akālena vā; bhūtena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ abhūtena vā; saṇhena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ pharusena vā; atthasaṁhitena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ anatthasaṁhitena vā; mettacittā vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ dosantarā vā. Tatrāpi vo, bhikkhave, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ceva no cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāma, hitānukampī ca viharissāma mettacittā, na dosantarā. Tañca puggalaṁ mettāsahagatena cetasā pharitvā viharissāma, tadārammaṇañca sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cittena vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharissāmā’ti. Variant: abyābajjhena → abyāpajjhena (bj, sya-all); abyāpajjena (mr) Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, puriso āgaccheyya kudālapiṭakaṁ ādāya. Variant: kudālapiṭakaṁ → kuddālapiṭakaṁ (bj, sya-all, pts1ed) So evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ imaṁ mahāpathaviṁ apathaviṁ karissāmī’ti. So tatra tatra vikhaṇeyya, tatra tatra vikireyya, tatra tatra oṭṭhubheyya, tatra tatra omutteyya: Variant: vikhaṇeyya → khaṇeyya (bj, cck, pts1ed); khaneyya (sya1ed, sya2ed) ‘apathavī bhavasi, apathavī bhavasī’ti.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso imaṁ mahāpathaviṁ apathaviṁ kareyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”. “Taṁ kissa hetu”? “Ayañhi, bhante, mahāpathavī gambhīrā appameyyā. Sā na sukarā apathavī kātuṁ; yāvadeva ca pana so puriso kilamathassa vighātassa bhāgī assā”ti.

“Evameva kho, bhikkhave, pañcime vacanapathā yehi vo pare vadamānā vadeyyuṁ—kālena vā akālena vā; bhūtena vā abhūtena vā; saṇhena vā pharusena vā; atthasaṁhitena vā anatthasaṁhitena vā; mettacittā vā dosantarā vā. Kālena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ akālena vā; bhūtena vā bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ abhūtena vā; saṇhena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ pharusena vā; atthasaṁhitena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ anatthasaṁhitena vā; mettacittā vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ dosantarā vā. Tatrāpi vo, bhikkhave, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ceva no cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāma, hitānukampī ca viharissāma mettacittā na dosantarā. Tañca puggalaṁ mettāsahagatena cetasā pharitvā viharissāma, tadārammaṇañca sabbāvantaṁ lokaṁ pathavisamena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, puriso āgaccheyya lākhaṁ vā haliddiṁ vā nīlaṁ vā mañjiṭṭhaṁ vā ādāya. So evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ imasmiṁ ākāse rūpaṁ likhissāmi, rūpapātubhāvaṁ karissāmī’ti.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso imasmiṁ ākāse rūpaṁ likheyya, rūpapātubhāvaṁ kareyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”. “Taṁ kissa hetu”? “Ayañhi, bhante, ākāso arūpī anidassano. Tattha na sukaraṁ rūpaṁ likhituṁ, rūpapātubhāvaṁ kātuṁ; yāvadeva ca pana so puriso kilamathassa vighātassa bhāgī assā”ti.

“Evameva kho, bhikkhave, pañcime vacanapathā yehi vo pare vadamānā vadeyyuṁ kālena vā akālena vā …pe… tadārammaṇañca sabbāvantaṁ lokaṁ ākāsasamena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, puriso āgaccheyya ādittaṁ tiṇukkaṁ ādāya. So evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ imāya ādittāya tiṇukkāya gaṅgaṁ nadiṁ santāpessāmi samparitāpessāmī’ti.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso ādittāya tiṇukkāya gaṅgaṁ nadiṁ santāpeyya samparitāpeyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”. “Taṁ kissa hetu”? “Gaṅgā hi, bhante, nadī gambhīrā appameyyā. Sā na sukarā ādittāya tiṇukkāya santāpetuṁ samparitāpetuṁ; yāvadeva ca pana so puriso kilamathassa vighātassa bhāgī assā”ti.

“Evameva kho, bhikkhave, pañcime vacanapathā yehi vo pare vadamānā vadeyyuṁ kālena vā akālena vā …pe… tadārammaṇañca sabbāvantaṁ lokaṁ gaṅgāsamena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Seyyathāpi, bhikkhave, biḷārabhastā madditā sumadditā suparimadditā, mudukā tūlinī chinnasassarā chinnabhabbharā. Atha puriso āgaccheyya kaṭṭhaṁ vā kathalaṁ vā ādāya. Variant: kathalaṁ → kaṭhalaṁ (bj, sya-all, pts1ed) So evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ imaṁ biḷārabhastaṁ madditaṁ sumadditaṁ suparimadditaṁ, mudukaṁ tūliniṁ, chinnasassaraṁ chinnabhabbharaṁ kaṭṭhena vā kathalena vā sarasaraṁ karissāmi bharabharaṁ karissāmī’ti.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso amuṁ biḷārabhastaṁ madditaṁ sumadditaṁ suparimadditaṁ, mudukaṁ tūliniṁ, chinnasassaraṁ chinnabhabbharaṁ kaṭṭhena vā kathalena vā sarasaraṁ kareyya, bharabharaṁ kareyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”. “Taṁ kissa hetu”? “Amu hi, bhante, biḷārabhastā madditā sumadditā suparimadditā, mudukā tūlinī, chinnasassarā chinnabhabbharā. Sā na sukarā kaṭṭhena vā kathalena vā sarasaraṁ kātuṁ bharabharaṁ kātuṁ; yāvadeva ca pana so puriso kilamathassa vighātassa bhāgī assā”ti.

“Evameva kho, bhikkhave, pañcime vacanapathā yehi vo pare vadamānā vadeyyuṁ kālena vā akālena vā; bhūtena vā abhūtena vā; saṇhena vā pharusena vā; atthasaṁhitena vā anatthasaṁhitena vā; mettacittā vā dosantarā vā. Kālena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ akālena vā; bhūtena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ abhūtena vā; saṇhena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ pharusena vā; atthasaṁhitena vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ anatthasaṁhitena vā; mettacittā vā, bhikkhave, pare vadamānā vadeyyuṁ dosantarā vā. Tatrāpi vo, bhikkhave, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ceva no cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāma hitānukampī ca viharissāma mettacittā na dosantarā. Tañca puggalaṁ mettāsahagatena cetasā pharitvā viharissāma, tadārammaṇañca sabbāvantaṁ lokaṁ biḷārabhastāsamena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Ubhatodaṇḍakena cepi, bhikkhave, kakacena corā ocarakā aṅgamaṅgāni okanteyyuṁ, tatrāpi yo mano padūseyya, na me so tena sāsanakaro. Tatrāpi vo, bhikkhave, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ceva no cittaṁ vipariṇataṁ bhavissati, na ca pāpikaṁ vācaṁ nicchāressāma, hitānukampī ca viharissāma mettacittā na dosantarā. Tañca puggalaṁ mettāsahagatena cetasā pharitvā viharissāma tadārammaṇañca sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.

Imañca tumhe, bhikkhave, kakacūpamaṁ ovādaṁ abhikkhaṇaṁ manasi kareyyātha. Variant: Imañca → imañce (?) Passatha no tumhe, bhikkhave, taṁ vacanapathaṁ, aṇuṁ vā thūlaṁ vā, yaṁ tumhe nādhivāseyyāthā”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Tasmātiha, bhikkhave, imaṁ kakacūpamaṁ ovādaṁ abhikkhaṇaṁ manasikarotha. Taṁ vo bhavissati dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Kakacūpamasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Kakacūpama Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC