Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūlagopālaka sutta

34

.

Tiểu kinh Người chăn bò

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa các bộ lạc Vajji (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng. Tại đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

— Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quán sát bờ bên này sông Hằng, không quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không thể lội qua được.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn không khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới, không khéo biết phi ma giới, không khéo biết tử thần giới, không khéo biết phi tử thần giới, những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.

Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là người có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện Thệ nói vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm bài kệ như sau:

Ðời này và đời sau,
Bậc Trí khéo trình bày,
Cảnh giới Ma đạt được,
Cảnh Tử Thần không đạt.

Bậc Chánh Giác, Trí Giả,
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Ðạt an ổn Niết-bàn.

Dòng Ma bị chặt ngang,
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ,
Ðạt an ổn Niết-bàn,
(Này các Tỷ-kheo).

Cūlagopālaka sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā vajjīsu viharati ukkacelāyaṁ gaṅgāya nadiyā tīre. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, māgadhako gopālako duppaññajātiko, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye, asamavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṁ tīraṁ, asamavekkhitvā pārimaṁ tīraṁ, atittheneva gāvo patāresi uttaraṁ tīraṁ suvidehānaṁ.

Atha kho, bhikkhave, gāvo majjhegaṅgāya nadiyā sote āmaṇḍaliyaṁ karitvā tattheva anayabyasanaṁ āpajjiṁsu. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so, bhikkhave, māgadhako gopālako duppaññajātiko, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye, asamavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṁ tīraṁ, asamavekkhitvā pārimaṁ tīraṁ, atittheneva gāvo patāresi uttaraṁ tīraṁ suvidehānaṁ. Evameva kho, bhikkhave, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā akusalā imassa lokassa akusalā parassa lokassa, akusalā māradheyyassa akusalā amāradheyyassa, akusalā maccudheyyassa akusalā amaccudheyyassa, tesaṁ ye sotabbaṁ saddahātabbaṁ maññissanti, tesaṁ taṁ bhavissati dīgharattaṁ ahitāya dukkhāya. Variant: hi keci → ye keci (bj, sya-all, km)

Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, māgadhako gopālako sappaññajātiko, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye, samavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṁ tīraṁ, samavekkhitvā pārimaṁ tīraṁ, tittheneva gāvo patāresi uttaraṁ tīraṁ suvidehānaṁ.

So paṭhamaṁ patāresi ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā. Te tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu. Athāpare patāresi balavagāvo dammagāvo. Tepi tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu. Athāpare patāresi vacchatare vacchatariyo. Tepi tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu. Athāpare patāresi vacchake kisābalake. Variant: kisābalake → kisabalake (bj, pts1ed); kīsabalike (cck); kisabalike (sya1ed, sya2ed) Tepi tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu. Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, vacchako taruṇako tāvadeva jātako mātugoravakena vuyhamāno, sopi tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamāsi. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so, bhikkhave, māgadhako gopālako sappaññajātiko, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye, samavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṁ tīraṁ, samavekkhitvā pārimaṁ tīraṁ, tittheneva gāvo patāresi uttaraṁ tīraṁ suvidehānaṁ.

Evameva kho, bhikkhave, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā kusalā imassa lokassa kusalā parassa lokassa, kusalā māradheyyassa kusalā amāradheyyassa, kusalā maccudheyyassa kusalā amaccudheyyassa, tesaṁ ye sotabbaṁ saddahātabbaṁ maññissanti, tesaṁ taṁ bhavissati dīgharattaṁ hitāya sukhāya.

Seyyathāpi, bhikkhave, ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā te tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu; evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṁyojanā sammadaññāvimuttā, te tiriyaṁ mārassa sotaṁ chetvā sotthinā pāraṅgatā.

Seyyathāpi te, bhikkhave, balavagāvo dammagāvo tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu; evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyino anāvattidhammā tasmā lokā, tepi tiriyaṁ mārassa sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ gamissanti.

Seyyathāpi te, bhikkhave, vacchatarā vacchatariyo tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu; evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā rāgadosamohānaṁ tanuttā sakadāgāmino sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ karissanti, tepi tiriyaṁ mārassa sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ gamissanti.

Seyyathāpi te, bhikkhave, vacchakā kisābalakā tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamaṁsu; evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sotāpannā avinipātadhammā niyatā sambodhiparāyanā, tepi tiriyaṁ mārassa sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ gamissanti.

Seyyathāpi so, bhikkhave, vacchako taruṇako tāvadeva jātako mātugoravakena vuyhamāno tiriyaṁ gaṅgāya sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ agamāsi; evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū dhammānusārino saddhānusārino, tepi tiriyaṁ mārassa sotaṁ chetvā sotthinā pāraṁ gamissanti.

Ahaṁ kho pana, bhikkhave, kusalo imassa lokassa kusalo parassa lokassa, kusalo māradheyyassa kusalo amāradheyyassa, kusalo maccudheyyassa kusalo amaccudheyyassa. Tassa mayhaṁ, bhikkhave, ye sotabbaṁ saddahātabbaṁ maññissanti, tesaṁ taṁ bhavissati dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṁ vatvā sugato athāparaṁ etadavoca satthā:

“Ayaṁ loko paro loko, jānatā suppakāsito; Yañca mārena sampattaṁ, appattaṁ yañca maccunā.

Sabbaṁ lokaṁ abhiññāya, sambuddhena pajānatā; Vivaṭaṁ amatadvāraṁ, khemaṁ nibbānapattiyā.

Chinnaṁ pāpimato sotaṁ, Viddhastaṁ vinaḷīkataṁ; Pāmojjabahulā hotha, Khemaṁ pattattha bhikkhavo”ti. Variant: pattattha → patthetha (bj, sya-all, km, mr aṭṭhakathāyaṁ saṁvaṇṇetabbapāṭho)

Cūḷagopālakasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.

Cūlagopālaka sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC