Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūḷagosiṅga Sutta

31

.

Tiểu kinh Rừng sừng bò

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Nadika, tại Ginjakavasatha.

Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosinga (rừng Sừng bò) có nhiều cây ta-la.

Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây ta-la. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:

— Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.

Tôn giả Anuruddha nghe người giữ vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy, liền nói với người giữ vườn:

— Này người giữ vườn, chớ có ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng tôi đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila và nói:

— Chư Tôn giả hãy đến, chư Tôn giả hãy đến. Thế Tôn, bậc Đạo sư của chúng ta đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:

— Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực có khỏi mệt nhọc không?

— Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

— Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

— Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

— Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?

— Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: “Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy”. Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.

Rồi Tôn giả Nandiya… (như trên)… rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: “Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy”. Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

— Lành thay, lành thay, này Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?

— Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

— Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?

— Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: “Chúng ta hãy lo liệu (nước)”. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

— Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc không?

— Bạch Thế Tôn, sao có thể không được! Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn, đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

— Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.

— Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được! Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba, Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, và sống thoải mái, an lạc.

— Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được! Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái an lạc.

— Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc… (như trên)… Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ… (như trên)… Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ… (như trên)… Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu hoặc của chúng con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.

— Lành thay, lành thay, các Anuruddha! Này các Anuruddha, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn.

Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, khai thị, khích lệ làm cho hoan hỷ, làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, sau khi tiễn đưa Thế Tôn và đi trở về. Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila nói với Tôn giả Anuruddha:

— Chúng tôi không bao giờ nói với Tôn giả Anuruddha như sau: “Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”, và nhờ vậy, Tôn giả Anuruddha, trước mặt Thế Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.

— Chư Tôn giả không nói với tôi như sau: “Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”, nhưng với tâm của tôi, tôi biết được tâm của các Tôn giả: “Chư Tôn giả này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”. Và chư Thiên có nói với tôi về vấn đề này: “Chư Tôn giả này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”. Chính nhờ phương tiện này, các câu mà Thế Tôn hỏi đã được trả lời.

Rồi Digha Parajana, một Yakkha (Trường quỷ Dạ-xoa) đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Digha Parajana bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji (Bạt kỳ)! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila cũng vậy.

Sau khi nghe tiếng của Yakkha Digha Parajana, các địa thần làm cho tiếng này được nghe: “Chư Hiền giả, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji! thật khéo lợi ích cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila cũng vậy”. Sau khi nghe tiếng của các Ðịa thần, bốn Thiên vương… (như trên)… cõi trời Ba mươi ba… Dạ-ma thiên… Ðâu-suất-đà thiên… Hóa lạc thiên… Tha hóa tự tại thiên… Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe: “Chư Hiền giả, thật lợi ích thay có dân chúng Vajji! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya, và Tôn giả Kimbila cũng vậy”. Như vậy, trong giờ phút này, trong sát-na này, các Tôn giả ấy được biết cho đến Phạm thiên.

— Sự việc là như vậy, này Digha, sự việc là như vậy, này Digha, này Digha, nếu gia đình nào, ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu làng nào… nếu xã ấp nào… nếu thành phố nào… nếu quốc độ nào… nếu tất cả Sát đế lị… nếu tất cả Bà-la-môn… nếu tất cả Phệ xá (Vessa)… nếu tất cả Thủ đà (Sudda)… Này Digha, nếu thế giới với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ, thì thế giới ấy với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào? –Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Dạ xoa Digha Parajana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Cūḷagosiṅga Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā nātike viharati giñjakāvasathe. Variant: nātike → nādike (bj, sya-all, pts1ed); ñātike (mr)

Tena kho pana samayena āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo gosiṅgasālavanadāye viharanti. Variant: kimilo → kimbilo (bj, pts1ed, mr)

Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena gosiṅgasālavanadāyo tenupasaṅkami. Addasā kho dāyapālo bhagavantaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna bhagavantaṁ etadavoca: “mā, samaṇa, etaṁ dāyaṁ pāvisi. Santettha tayo kulaputtā attakāmarūpā viharanti. Mā tesaṁ aphāsumakāsī”ti.

Assosi kho āyasmā anuruddho dāyapālassa bhagavatā saddhiṁ mantayamānassa. Sutvāna dāyapālaṁ etadavoca: “mā, āvuso dāyapāla, bhagavantaṁ vāresi. Satthā no bhagavā anuppatto”ti. Atha kho āyasmā anuruddho yenāyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantañca nandiyaṁ āyasmantañca kimilaṁ etadavoca: “abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto, satthā no bhagavā anuppatto”ti.

Atha kho āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo bhagavantaṁ paccuggantvā—eko bhagavato pattacīvaraṁ paṭiggahesi, eko āsanaṁ paññapesi, eko pādodakaṁ upaṭṭhāpesi. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Nisajja kho bhagavā pāde pakkhālesi. Tepi kho āyasmanto bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu.

Ekamantaṁ nisinnaṁ kho āyasmantaṁ anuruddhaṁ bhagavā etadavoca: “Kacci vo, anuruddhā, khamanīyaṁ, kacci yāpanīyaṁ, kacci piṇḍakena na kilamathā”ti?

“Khamanīyaṁ, bhagavā, yāpanīyaṁ, bhagavā; na ca mayaṁ, bhante, piṇḍakena kilamāmā”ti.

“Kacci pana vo, anuruddhā, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṁ piyacakkhūhi sampassantā viharathā”ti?

“Taggha mayaṁ, bhante, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṁ piyacakkhūhi sampassantā viharāmā”ti.

“Yathā kathaṁ pana tumhe, anuruddhā, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṁ piyacakkhūhi sampassantā viharathā”ti?

“Idha mayhaṁ, bhante, evaṁ hoti: ‘lābhā vata me, suladdhaṁ vata me, yohaṁ evarūpehi sabrahmacārīhi saddhiṁ viharāmī’ti. Tassa mayhaṁ, bhante, imesu āyasmantesu mettaṁ kāyakammaṁ paccupaṭṭhitaṁ āvi ceva raho ca; mettaṁ vacīkammaṁ paccupaṭṭhitaṁ āvi ceva raho ca; mettaṁ manokammaṁ paccupaṭṭhitaṁ āvi ceva raho ca. Tassa mayhaṁ, bhante, evaṁ hoti: ‘yannūnāhaṁ sakaṁ cittaṁ nikkhipitvā imesaṁyeva āyasmantānaṁ cittassa vasena vatteyyan’ti. So kho ahaṁ, bhante, sakaṁ cittaṁ nikkhipitvā imesaṁyeva āyasmantānaṁ cittassa vasena vattāmi. Nānā hi kho no, bhante, kāyā ekañca pana maññe cittan”ti.

Āyasmāpi kho nandiyo …pe… āyasmāpi kho kimilo bhagavantaṁ etadavoca: “mayhampi, bhante, evaṁ hoti: ‘lābhā vata me, suladdhaṁ vata me, yohaṁ evarūpehi sabrahmacārīhi saddhiṁ viharāmī’ti. Tassa mayhaṁ, bhante, imesu āyasmantesu mettaṁ kāyakammaṁ paccupaṭṭhitaṁ āvi ceva raho ca, mettaṁ vacīkammaṁ paccupaṭṭhitaṁ āvi ceva raho ca, mettaṁ manokammaṁ paccupaṭṭhitaṁ āvi ceva raho ca. Tassa mayhaṁ, bhante, evaṁ hoti: ‘yannūnāhaṁ sakaṁ cittaṁ nikkhipitvā imesaṁyeva āyasmantānaṁ cittassa vasena vatteyyan’ti. So kho ahaṁ, bhante, sakaṁ cittaṁ nikkhipitvā imesaṁyeva āyasmantānaṁ cittassa vasena vattāmi. Nānā hi kho no, bhante, kāyā ekañca pana maññe cittan”ti. “Evaṁ kho mayaṁ, bhante, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṁ piyacakkhūhi sampassantā viharāmā”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Kacci pana vo, anuruddhā, appamattā ātāpino pahitattā viharathā”ti?

“Taggha mayaṁ, bhante, appamattā ātāpino pahitattā viharāmā”ti.

“Yathā kathaṁ pana tumhe, anuruddhā, appamattā ātāpino pahitattā viharathā”ti?

“Idha, bhante, amhākaṁ yo paṭhamaṁ gāmato piṇḍāya paṭikkamati so āsanāni paññapeti, pānīyaṁ paribhojanīyaṁ upaṭṭhāpeti, avakkārapātiṁ upaṭṭhāpeti. Yo pacchā gāmato piṇḍāya paṭikkamati, sace hoti bhuttāvaseso sace ākaṅkhati bhuñjati, no ce ākaṅkhati appaharite vā chaḍḍeti, appāṇake vā udake opilāpeti. So āsanāni paṭisāmeti, pānīyaṁ paribhojanīyaṁ paṭisāmeti, avakkārapātiṁ paṭisāmeti, bhattaggaṁ sammajjati. Yo passati pānīyaghaṭaṁ vā paribhojanīyaghaṭaṁ vā vaccaghaṭaṁ vā rittaṁ tucchaṁ so upaṭṭhāpeti. Sacassa hoti avisayhaṁ, hatthavikārena dutiyaṁ āmantetvā hatthavilaṅghakena upaṭṭhāpema, na tveva mayaṁ, bhante, tappaccayā vācaṁ bhindāma. Pañcāhikaṁ kho pana mayaṁ, bhante, sabbarattikaṁ dhammiyā kathāya sannisīdāma. Evaṁ kho mayaṁ, bhante, appamattā ātāpino pahitattā viharāmā”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Atthi pana vo, anuruddhā, evaṁ appamattānaṁ ātāpīnaṁ pahitattānaṁ viharantānaṁ uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharāma. Ayaṁ kho no, bhante, amhākaṁ appamattānaṁ ātāpīnaṁ pahitattānaṁ viharantānaṁ uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma pītiyā ca virāgā upekkhakā ca viharāma, satā ca sampajānā, sukhañca kāyena paṭisaṁvedema, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā, pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā, adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharāma …pe… sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharāma …pe… sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro”ti?

“Kiñhi no siyā, bhante. Idha mayaṁ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharāma, paññāya ca no disvā āsavā parikkhīṇā. Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro. Imamhā ca mayaṁ, bhante, phāsuvihārā aññaṁ phāsuvihāraṁ uttaritaraṁ vā paṇītataraṁ vā na samanupassāmā”ti.

“Sādhu sādhu, anuruddhā. Imamhā phāsuvihārā uttaritaro vā paṇītataro vā phāsuvihāro natthī”ti.

Atha kho bhagavā āyasmantañca anuruddhaṁ āyasmantañca nandiyaṁ āyasmantañca kimilaṁ dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṁsetvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

Atha kho āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo bhagavantaṁ anusaṁyāyitvā tato paṭinivattitvā āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo āyasmantaṁ anuruddhaṁ etadavocuṁ: Variant: anusaṁyāyitvā → anusaṁsāvetvā (bj); anusāvetvā (ṭīkā) “kiṁ nu kho mayaṁ āyasmato anuruddhassa evamārocimha: ‘imāsañca imāsañca vihārasamāpattīnaṁ mayaṁ lābhino’ti, yaṁ no āyasmā anuruddho bhagavato sammukhā yāva āsavānaṁ khayā pakāsetī”ti?

“Na kho me āyasmanto evamārocesuṁ: ‘imāsañca imāsañca vihārasamāpattīnaṁ mayaṁ lābhino’ti, api ca me āyasmantānaṁ cetasā ceto paricca vidito: ‘imāsañca imāsañca vihārasamāpattīnaṁ ime āyasmanto lābhino’ti. Devatāpi me etamatthaṁ ārocesuṁ: ‘imāsañca imāsañca vihārasamāpattīnaṁ ime āyasmanto lābhino’ti. Tamenaṁ bhagavatā pañhābhipuṭṭhena byākatan”ti.

Atha kho dīgho parajano yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho dīgho parajano yakkho bhagavantaṁ etadavoca: “lābhā vata, bhante, vajjīnaṁ, suladdhalābhā vajjipajāya, yattha tathāgato viharati arahaṁ sammāsambuddho, ime ca tayo kulaputtā—āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca nandiyo, āyasmā ca kimilo”ti.

Dīghassa parajanassa yakkhassa saddaṁ sutvā bhummā devā saddamanussāvesuṁ: “lābhā vata, bho, vajjīnaṁ, suladdhalābhā vajjipajāya, yattha tathāgato viharati arahaṁ sammāsambuddho, ime ca tayo kulaputtā—āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca nandiyo, āyasmā ca kimilo”ti.

Bhummānaṁ devānaṁ saddaṁ sutvā cātumahārājikā devā …pe… tāvatiṁsā devā …pe… yāmā devā …pe… tusitā devā …pe… nimmānaratī devā …pe… paranimmitavasavattī devā …pe… brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṁ: “lābhā vata, bho, vajjīnaṁ, suladdhalābhā vajjipajāya, yattha tathāgato viharati arahaṁ sammāsambuddho, ime ca tayo kulaputtā—āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca nandiyo, āyasmā ca kimilo”ti.

Itiha te āyasmanto tena khaṇena tena layena tena muhuttena yāva brahmalokā viditā ahesuṁ. Variant: viditā → saṁviditā (mr) | tena layena → etthantare pāṭho si, sya-all, pts1ed potthakesu

“Evametaṁ, dīgha, evametaṁ, dīgha. Yasmāpi, dīgha, kulā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, tañcepi kulaṁ ete tayo kulaputte pasannacittaṁ anussareyya, tassapāssa kulassa dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, kulaparivaṭṭā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, so cepi kulaparivaṭṭo ete tayo kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa kulaparivaṭṭassa dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, gāmā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, so cepi gāmo ete tayo kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa gāmassa dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, nigamā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, so cepi nigamo ete tayo kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa nigamassa dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, nagarā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, tañcepi nagaraṁ ete tayo kulaputte pasannacittaṁ anussareyya, tassapāssa nagarassa dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, janapadā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, so cepi janapado ete tayo kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa janapadassa dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Sabbe cepi, dīgha, khattiyā ete tayo kulaputte pasannacittā anussareyyuṁ, sabbesānampāssa khattiyānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya. Sabbe cepi, dīgha, brāhmaṇā …pe… sabbe cepi, dīgha, vessā …pe… sabbe cepi, dīgha, suddā ete tayo kulaputte pasannacittā anussareyyuṁ, sabbesānampāssa suddānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya.

Sadevako cepi, dīgha, loko samārako sabrahmako sassamaṇabrāhmaṇī pajā sadevamanussā ete tayo kulaputte pasannacittā anussareyya, sadevakassapāssa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya dīgharattaṁ hitāya sukhāya.

Passa, dīgha, yāva ete tayo kulaputtā bahujanahitāya paṭipannā bahujanasukhāya lokānukampāya, atthāya hitāya sukhāya devamanussānan”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano dīgho parajano yakkho bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Cūḷagosiṅgasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Cūḷagosiṅga Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC