Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūḷasakuludāyi Sutta

79

.

Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá). Veluvana (Trúc Lâm), ở Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, du sĩ Sakuludayi ở tại Moranivapa (Khổng Tước Lâm), một tinh xá du sĩ, cùng với đại chúng du sĩ.

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vương Xá để khất thực. Thế Tôn khởi lên ý nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Vương Xá, Ta hãy đi đến tinh xá du sĩ Khổng Tước Lâm, đến du sĩ Sakuludayi”.

Rồi Thế Tôn đi đến tinh xá du sĩ Khổng Tước Lâm. Lúc bấy giờ, du sĩ Sakuludayi đang ngồi với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm, như bàn về vua, bàn về ăn trộm, bàn về Ðại thần, bàn về binh, bàn về sợ hãi, bàn về chiến đấu, bàn về đồ ăn, bàn về đồ uống, bàn về y phục, bàn về giường nằm, bàn về vòng hoa, bàn về hương liệu, bàn về bà con, bàn về xe cộ, bàn về làng, bàn về thị trấn, bàn về quốc độ, bàn về phụ nữ, bàn về anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, bàn việc tạp nhạp, bàn về thế giới, bàn về biển cả, bàn về hiện hữu và không hiện hữu. Du sĩ Sakuludayi thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền khuyến cáo chúng của mình:

— Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Các Tôn giả hãy lặng tiếng! Nay Sa-môn Gotama này đang đến. Sa-môn Gotama ưa mến an tịnh, tán thán an tịnh. Nếu biết chúng này an tịnh, có thể ghé tại đây.

Rồi các du sĩ ấy đều im lặng. Thế Tôn đến chỗ du sĩ Sakuludayi. Du sĩ Sakuludayi bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đến! Bạch Thế Tôn, thiện lai Thế Tôn! Ðã lâu Thế Tôn mới tạo cơ hội này, nghĩa là đến đây. Thế Tôn hãy ngồi! Ðây là chỗ đã soạn sẵn.

Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Du sĩ Sakuludayi lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với du sĩ Sakuludayi đang ngồi một bên:

— Này Udayi, nay các vị hội họp nhau ở đây, đang bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các vị gián đoạn?

— Bạch Thế Tôn, hãy gác một bên vấn đề chúng con đang hội họp bàn luận. Về sau Thế Tôn nghe lại cũng không khó khăn gì. Bạch Thế Tôn, khi con không ở gần chúng này, thời chúng này ngồi nói nhiều câu chuyện phù phiếm. Và bạch Thế Tôn, khi con ở gần chúng này, thời chúng này ngồi nhìn thẳng mặt con và nghĩ: “Sa-môn Udayi thuyết pháp gì, chúng ta sẽ nghe”. Bạch Thế Tôn, khi nào Thế Tôn đến với chúng này thời con và chúng này, ngồi nhìn thẳng mặt Thế Tôn và nghĩ: “Thế Tôn thuyết pháp gì, chúng ta sẽ nghe”.

— Vậy này Udayi, hãy nói lên ở đây vấn đề gì, để Ta có thể nói chuyện.

— Thuở xưa, bạch Thế Tôn, rất xa xưa, bậc biết tất cả, thấy tất cả tự nhận mình có tri kiến không dư thừa: “Khi ta đi, khi ta đứng, khi ta ngủ và khi ta thức, tri kiến được tồn tại liên tục thường hằng”. Vị ấy khi được con hỏi câu hỏi về quá khứ, liền tránh né với một câu hỏi khác, trả lời ra ngoài đề, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, và bất mãn. Do vậy, bạch Thế Tôn, con khởi lên niệm hoan hỷ đối với Thế Tôn: “Thật sự Thế Tôn, thật sự bậc Thiện Thệ là bậc thiện xảo về những pháp này”.

— Này Udayi, vị nào là bậc biết tất cả, thấy tất cả và tự nhận mình có tri kiến không dư thừa: “Khi ta đi, khi ta đứng, khi ta ngủ, khi ta thức, tri kiến được tồn tại, liên tục thường hằng”? Vị ấy là ai mà khi được Ông hỏi câu hỏi về quá khứ liền tránh né với một câu hỏi khác, trả lời ra ngoài đề, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn?

— Bạch Thế Tôn, vị ấy là Nigantha Nataputta.

— Này Udayi, vị nào nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt như một đời, hai đời… nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Hoặc là vị ấy hỏi Ta câu hỏi về quá khứ, hay là Ta hỏi vị ấy câu hỏi về quá khứ. Hoặc là vị ấy làm tâm Ta thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về quá khứ; hay là Ta làm tâm vị ấy thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về quá khứ. Này Udayi, vị nào với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân thấy sự sống và chết của chúng sanh, vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Hoặc là vị ấy hỏi Ta câu hỏi về tương lai, hay là Ta hỏi vị ấy câu hỏi về tương lai. Hoặc là vị ấy làm tâm Ta thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về tương lai, hay là Ta làm tâm vị ấy thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về tương lai. Và thôi, này Udayi, hãy dừng lại ở quá khứ, hãy dừng lại ở tương lai! Ta sẽ thuyết pháp cho Ông: Cái này có mặt thì cái đây có mặt; do cái này sanh, cái đây sanh. Cái này không có mặt thì cái đây không có mặt; do cái này diệt, cái đây diệt”.

— Bạch Thế Tôn, cho đến trong phạm vi kinh nghiệm với tự ngã này (Attabhava), con còn không có thể nhớ đến các nét đại cương và các chi tiết, từ đâu con có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời… con có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, với các nét đại cương và các chi tiết như Thế Tôn? Bạch Thế Tôn, nay con còn không thấy được con phiêu phong quỷ (pamsapisacaka) từ đâu, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân con có thể tuệ tri rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, như Thế Tôn? Do vậy, bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn nói với con như sau: “Này Udayi, hãy dừng lại ở quá khứ, hãy dừng lại ở tương lai. Ta sẽ thuyết pháp cho Ông: “Cái này có mặt thì cái đây có mặt; do cái này sanh, cái đây sanh. Cái này không có mặt thì cái đây không có mặt; do cái này diệt, cái đây diệt”, thời con lại càng không nhận rõ bội phần. Tuy vậy, bạch Thế Tôn, con có thể làm tâm Thế Tôn thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về bậc Ðạo sư của mình.

— Này Udayi, bậc Ðạo sư của Ông dạy những gì?

— Bạch Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng con dạy chúng con rằng: “Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng”.

— Này Udayi, khi bậc Ðạo sư của Ông dạy Ông rằng: “Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng”, thời sắc tối thượng ấy là sắc gì?

— Bạch Thế Tôn, khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, thời sắc ấy là sắc tối thượng.

— Này Udayi, sắc ấy là sắc gì, khi sắc ấy không có một sắc nào khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, thời sắc ấy là sắc tối thượng.

— Này Udayi, lời giải thích của Ông chỉ dài như vậy, Ông phải giải thích rộng rãi thêm. Nếu Ông nói: “Bạch Thế Tôn, khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, sắc ấy là sắc tối thượng thời Ông không chỉ rõ sắc ấy. Này Udayi, như có người nói: “Tôi yêu và luyến ái một cô gái đẹp trong nước này”. Có người hỏi: “Này Bạn, cô gái đẹp mà bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết là người giai cấp nào, là Sát-đế-lị, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?” Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: “Này bạn, cô gái đẹp bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người, hay người bậc trung? Da đen sẫm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, thị trấn nào, hay thành phố nào?” Khi được hỏi vậy người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: “Này bạn, như vậy có phải bạn đã yêu và đã luyến ái một người bạn không biết, không thấy?” Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. — Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Sự tình là như vậy thời lời nói của người ấy có phải là không hiệu năng không?

— Bạch Thế Tôn, sự tình là như vậy thời lời nói của người ấy thật sự là không hiệu năng.

— Cũng vậy, này Udayi, khi Ông nói: “Bạch Thế Tôn khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, thời sắc ấy là sắc tối thượng”, thời Ông không chỉ rõ sắc ấy.

— Bạch Thế Tôn, ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên; với sắc như vậy, tự ngã là không bệnh, sau khi chết.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Một hòn lưu ly bảo châu nào, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên; hay con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn, và thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù hay là ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, quang sắc (ngọn đèn dầu) này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, hay là một đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Ðống lửa lớn trong đêm đen tối mù, hay ngôi sao mai trong một bầu trời trong sáng không mây vào lúc bình minh, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, ngôi sao mai trong một bầu trời trong sáng không mây vào lúc bình minh, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Ngôi (sao Thái Bạch) sao mai trong bầu trời trong sáng không mây, trong lúc bình minh, hay là mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời trong sáng không mây vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố tát) vào ngày Rằm, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, hay là mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng, không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

— Bạch Thế Tôn, mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn.

— Này Udayi, hơn tất cả những quang sắc ấy có nhiều, rất nhiều chư Thiên, mà ánh sáng của những mặt trăng mặt trời này không thể chiếu sáng. Ta biết những chư Thiên ấy. Và Ta không nói: “Không có một quang sắc nào khác vi diệu hơn và thù thắng hơn quang sắc ấy. Còn Ông, này Udayi, Ông lại nói: “Quang sắc này, thấp kém hơn, yếu đuối hơn quang sắc con sâu đom đóm, quang sắc ấy là tối thắng”. Và Ông không chỉ rõ quang sắc ấy.

— Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện. Thiện Thệ đã cắt đứt câu chuyện.

— Này Udayi, sao Ông lại nói: “Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện. Thiện thệ đã cắt đứt câu chuyện”?

— Bạch Thế Tôn, các vị Ðạo sư của chúng con dạy như sau: “Quang sắc này là tối thượng, quang sắc này là tối thượng”. Nhưng bạch Thế Tôn, các bậc Ðạo sư của chúng con khi bị Thế Tôn đối nạn, cật nạn, vấn nạn, (tự tỏ là) trống không, hư vọng, thất bại.

— Nhưng này Udayi, có một thế giới nhứt hướng lạc không? Có đạo lộ hợp lý nào đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?

— Bạch Thế Tôn, các bậc Ðạo sư của chúng con có dạy như sau: “Có một thế giới nhứt hướng lạc. Có đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc”.

— Này Udayi, đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc là gì?

— Ở đây, bạch Thế Tôn, có người đoạn trừ sát sanh, từ bỏ sát sanh, đoạn trừ lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đoạn trừ tà dâm, từ bỏ tà dâm, đoạn trừ nói láo, từ bỏ nói láo, hay sống sau khi thọ trì một loại khổ hạnh. Bạch Thế Tôn, đó là đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ sát sanh, từ bỏ sát sanh, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc hay cả lạc cả khổ?

— Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, trong khi ấy, tự ngã là nhứt hướng lạc hay cả lạc cả khổ?

— Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ tà dâm, từ bỏ tà dâm, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc, hay cả lạc cả khổ?

— Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ nói láo, từ bỏ nói láo, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc, hay cả lạc cả khổ?

— Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi sống thọ trì một loại khổ hạnh, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc, hay cả lạc cả khổ?

— Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

— Này Udayi, Ông nghĩ thế nào? Như vậy đạo lộ để chứng đắc một thế giới nhứt hướng lạc, đạo lộ ấy cả lạc cả khổ xen lẫn?

— Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện, Thiện Thệ đã cắt đứt câu chuyện.

— Này Udayi, sao Ông lại nói như vầy: “Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện, Thiện Thệ đã cắt đứt câu chuyện”?

— Bạch Thế Tôn, các bậc Ðạo sư của chúng con có dạy như sau: “Có một thế giới nhứt hướng lạc, có một đạo lộ hợp lý để chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc”. Nhưng các bậc Ðạo sư của chúng con khi bị Thế Tôn đối nạn, cật nạn, vấn nạn, (tự tỏ là) trống không, hư vọng, thất bại. Nhưng bạch Thế Tôn, có một thế giới nhứt hướng lạc không? Có một đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc một thế giới nhứt hướng lạc không?

— Này Udayi, có một thế giới nhứt hướng lạc; có một đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

— Bạch Thế Tôn, thế nào là đạo lộ hợp lý ấy đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?

— Ở đây, này Udayi, vị Tỷ-kheo ly dục… chứng đắc và trú Thiền thứ nhất; sau khi diệt tầm và tứ… chứng đắc và trú Thiền thứ hai… chứng đắc và trú Thiền thứ ba. Như vậy, này Udayi, là đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

— Bạch Thế Tôn, đạo lộ ấy không phải là đạo lộ đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc. Chứng đắc như vậy, bạch Thế Tôn (phải chăng) là thế giới nhứt hướng lạc?

— Này Udayi, chứng đắc như vậy chưa phải là thế giới nhứt hướng lạc. Ðạo lộ ấy chỉ là đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

Khi được nói vậy, hội chúng của du sĩ Sakuludayi lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng như sau:

— Ở đây, chúng tôi đã được nghe từ các vị Ðạo sư. Ở đây, chúng tôi đã được nghe từ các vị Ðạo sư. Chúng tôi không được biết gì hơn như vậy nữa.

Rồi du sĩ Sakuludayi sau khi làm cho các vị du sĩ ấy lặng tiếng xuống, liền bạch Thế Tôn:

— Phải đến mức như thế nào, mới là chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?

— Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo đoạn trừ lạc… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư; có bao nhiêu chư Thiên được sanh vào thế giới nhứt hướng lạc, Tỷ-kheo cùng đứng với các chư Thiên ấy, cùng nói chuyện, cùng đàm luận. Cho đến mức độ như vậy, này Udayi, mới là chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

— Bạch Thế Tôn, có phải chỉ vì nhân duyên chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc mà các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn?

— Này Udayi, không phải chỉ vì nhân duyên chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc mà các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta. Này Udayi, có những pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn. Vì nhơn duyên chứng đắc các pháp ấy, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

— Bạch Thế Tôn, thế nào là những pháp cao thượng hơn, thù thắng hơn, vì nhơn duyên chứng đắc các pháp ấy, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn?

— Ở đây, này Udayi, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.

Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.

Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.

Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.

Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do dục sanh, với tầm với tứ. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Lại nữa, này Udayi, vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta

Lại nữa, này Udayi, vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Lại nữa, này Udayi, vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng không cấu uế, với các phiền não được đoạn trừ, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ nhiều đời ở quá khứ, như một đời, hai đời… nhớ đến nhiều đời sống ở quá khứ, với các nét đại cương và các chi tiết. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhơn duyên chứng đắc pháp ấy, Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu uế, với các phiền não được đoạn trừ, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy rõ sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhơn duyên chứng đắc pháp này, vị Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu uế, với các phiền não được đoạn trừ, dễ sử dụng, nhu nhuyến, vững chắc, bất động như vậy, vị Tỷ-kheo hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy như thật biết: “Ðây là Khổ”… “Ðây là Khổ tập”… “Ðây là Khổ diệt”… “Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt”. Vị ấy như thật biết: “Ðâu là những lậu hoặc”… “Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc”… “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”. Vị ấy như thật biết: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.

Nhờ hiểu biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân được giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”. Ðây là pháp, này Udayi, cao thượng hơn, thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Ðây là những pháp, này Udayi, cao thượng hơn, thù thắng hơn, do nhơn duyên chứng đắc những pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Khi nghe nói vậy, du sĩ Sakuludayi bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con xuất gia, dưới sự chỉ dẫn Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con thọ đại giới.

Khi được nghe nói vậy, chúng du sĩ của Sakuludayi nói với du sĩ Sakuludayi:

— Tôn giả Udayi, chớ có sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama. Tôn giả Udayi, đã là bậc Ðạo sư, nay chớ có sống làm đệ tử. Như một ghè nước tốt, nay bị thủng lỗ bị chảy nước; hành động của Tôn giả Udayi cũng sẽ như vậy. Tôn giả Udayi, chớ có sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama! Tôn giả Udayi đã là bậc Ðạo sư, nay chớ có sống làm đệ tử.

Như vậy, chính chúng du sĩ của Sakuludayi đã làm một chướng ngại pháp cho du sĩ Sakuludayi sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn.

Cūḷasakuludāyi Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena sakuludāyī paribbājako moranivāpe paribbājakārāme paṭivasati mahatiyā paribbājakaparisāya saddhiṁ.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṁ piṇḍāya pāvisi. Atha kho bhagavato etadahosi: “atippago kho tāva rājagahe piṇḍāya carituṁ. Yannūnāhaṁ yena moranivāpo paribbājakārāmo yena sakuludāyī paribbājako tenupasaṅkameyyan”ti. Atha kho bhagavā yena moranivāpo paribbājakārāmo tenupasaṅkami.

Tena kho pana samayena sakuludāyī paribbājako mahatiyā paribbājakaparisāya saddhiṁ nisinno hoti unnādiniyā uccāsaddamahāsaddāya anekavihitaṁ tiracchānakathaṁ kathentiyā, seyyathidaṁ—rājakathaṁ corakathaṁ mahāmattakathaṁ senākathaṁ bhayakathaṁ yuddhakathaṁ annakathaṁ pānakathaṁ vatthakathaṁ sayanakathaṁ mālākathaṁ gandhakathaṁ ñātikathaṁ yānakathaṁ gāmakathaṁ nigamakathaṁ nagarakathaṁ janapadakathaṁ itthikathaṁ sūrakathaṁ visikhākathaṁ kumbhaṭṭhānakathaṁ pubbapetakathaṁ nānattakathaṁ lokakkhāyikaṁ samuddakkhāyikaṁ itibhavābhavakathaṁ iti vā.

Addasā kho sakuludāyī paribbājako bhagavantaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna sakaṁ parisaṁ saṇṭhāpesi: “appasaddā bhonto hontu, mā bhonto saddamakattha. Ayaṁ samaṇo gotamo āgacchati; appasaddakāmo kho pana so āyasmā appasaddassa vaṇṇavādī. Appeva nāma appasaddaṁ parisaṁ viditvā upasaṅkamitabbaṁ maññeyyā”ti. Atha kho te paribbājakā tuṇhī ahesuṁ.

Atha kho bhagavā yena sakuludāyī paribbājako tenupasaṅkami. Atha kho sakuludāyī paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: Variant: taṁ → taṁ no (bj, km, pts1ed); tanno (sya-all) “etu kho, bhante, bhagavā. Svāgataṁ, bhante, bhagavato. Cirassaṁ kho, bhante, bhagavā imaṁ pariyāyamakāsi yadidaṁ idhāgamanāya. Nisīdatu, bhante, bhagavā; idamāsanaṁ paññattan”ti. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Sakuludāyīpi kho paribbājako aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho sakuludāyiṁ paribbājakaṁ bhagavā etadavoca: “kāya nuttha, udāyi, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca pana vo antarākathā vippakatā”ti?

“Tiṭṭhatesā, bhante, kathā yāya mayaṁ etarahi kathāya sannisinnā. Nesā, bhante, kathā bhagavato dullabhā bhavissati pacchāpi savanāya. Yadāhaṁ, bhante, imaṁ parisaṁ anupasaṅkanto homi athāyaṁ parisā anekavihitaṁ tiracchānakathaṁ kathentī nisinnā hoti; yadā ca kho ahaṁ, bhante, imaṁ parisaṁ upasaṅkanto homi athāyaṁ parisā mamaññeva mukhaṁ ullokentī nisinnā hoti: ‘yaṁ no samaṇo udāyī dhammaṁ bhāsissati taṁ sossāmā’ti; yadā pana, bhante, bhagavā imaṁ parisaṁ upasaṅkanto hoti athāhañceva ayañca parisā bhagavato mukhaṁ ullokentā nisinnā homa: Variant: ullokentā → ullokento (bj); olokentī (sya-all, km, mr) ‘yaṁ no bhagavā dhammaṁ bhāsissati taṁ sossāmā’”ti.

“Tenahudāyi, taṁyevettha paṭibhātu yathā maṁ paṭibhāseyyā”ti.

“Purimāni, bhante, divasāni purimatarāni sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānamāno ‘carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṁ samitaṁ ñāṇadassanaṁ paccupaṭṭhitan’ti. So mayā pubbantaṁ ārabbha pañhaṁ puṭṭho samāno aññenaññaṁ paṭicari, bahiddhā kathaṁ apanāmesi, kopañca dosañca appaccayañca pātvākāsi. Variant: mayā → paccupaṭṭhitan ti may Tassa mayhaṁ, bhante, bhagavantaṁyeva ārabbha sati udapādi: ‘aho nūna bhagavā, aho nūna sugato. Yo imesaṁ dhammānaṁ sukusalo’”ti.

“Ko pana so, udāyi, sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānamāno ‘carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṁ samitaṁ ñāṇadassanaṁ paccupaṭṭhitan’ti, yo tayā pubbantaṁ ārabbha pañhaṁ puṭṭho samāno aññenaññaṁ paṭicari, bahiddhā kathaṁ apanāmesi kopañca dosañca appaccayañca pātvākāsī”ti?

“Nigaṇṭho, bhante, nāṭaputto”ti.

“Yo kho, udāyi, anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussareyya, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussareyya, so vā maṁ pubbantaṁ ārabbha pañhaṁ puccheyya, taṁ vāhaṁ pubbantaṁ ārabbha pañhaṁ puccheyyaṁ; so vā me pubbantaṁ ārabbha pañhassa veyyākaraṇena cittaṁ ārādheyya, tassa vāhaṁ pubbantaṁ ārabbha pañhassa veyyākaraṇena cittaṁ ārādheyyaṁ.

Yo kho, udāyi, dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyya cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyya, so vā maṁ aparantaṁ ārabbha pañhaṁ puccheyya, taṁ vāhaṁ aparantaṁ ārabbha pañhaṁ puccheyyaṁ; Variant: Yo → so (si, pts1ed) so vā me aparantaṁ ārabbha pañhassa veyyākaraṇena cittaṁ ārādheyya, tassa vāhaṁ aparantaṁ ārabbha pañhassa veyyākaraṇena cittaṁ ārādheyyaṁ.

Api ca, udāyi, tiṭṭhatu pubbanto, tiṭṭhatu aparanto. Dhammaṁ te desessāmi—imasmiṁ sati idaṁ hoti, imassuppādā idaṁ uppajjati; imasmiṁ asati idaṁ na hoti, imassa nirodhā idaṁ nirujjhatī”ti.

“Ahañhi, bhante, yāvatakampi me iminā attabhāvena paccanubhūtaṁ tampi nappahomi sākāraṁ sauddesaṁ anussarituṁ, kuto panāhaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarissāmi, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarissāmi, seyyathāpi bhagavā? Ahañhi, bhante, etarahi paṁsupisācakampi na passāmi, kuto panāhaṁ dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passissāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānissāmi, seyyathāpi bhagavā? Yaṁ pana maṁ, bhante, bhagavā evamāha: ‘api ca, udāyi, tiṭṭhatu pubbanto, tiṭṭhatu aparanto; dhammaṁ te desessāmi—

imasmiṁ sati idaṁ hoti, imassuppādā idaṁ uppajjati; imasmiṁ asati idaṁ na hoti, imassa nirodhā idaṁ nirujjhatī’ti tañca pana me bhiyyoso mattāya na pakkhāyati. Appeva nāmāhaṁ, bhante, sake ācariyake bhagavato cittaṁ ārādheyyaṁ pañhassa veyyākaraṇenā”ti.

“Kinti pana te, udāyi, sake ācariyake hotī”ti?

“Amhākaṁ, bhante, sake ācariyake evaṁ hoti: ‘ayaṁ paramo vaṇṇo, ayaṁ paramo vaṇṇo’”ti.

“Yaṁ pana te etaṁ, udāyi, sake ācariyake evaṁ hoti: ‘ayaṁ paramo vaṇṇo, ayaṁ paramo vaṇṇo’ti, katamo so paramo vaṇṇo”ti?

“Yasmā, bhante, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo”ti.

“Katamo pana so paramo vaṇṇo yasmā vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthī”ti?

“Yasmā, bhante, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo”ti.

“Dīghāpi kho te esā, udāyi, phareyya: ‘yasmā, bhante, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo’ti vadesi, tañca vaṇṇaṁ na paññapesi. Seyyathāpi, udāyi, puriso evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ yā imasmiṁ janapade janapadakalyāṇī taṁ icchāmi, taṁ kāmemī’ti. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, yaṁ tvaṁ janapadakalyāṇiṁ icchasi kāmesi, jānāsi taṁ janapadakalyāṇiṁ—khattiyī vā brāhmaṇī vā vessī vā suddī vā’ti? Iti puṭṭho ‘no’ti vadeyya. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, yaṁ tvaṁ janapadakalyāṇiṁ icchasi kāmesi, jānāsi taṁ janapadakalyāṇiṁ—evaṁnāmā evaṅgottāti vāti …pe… dīghā vā rassā vā majjhimā vā kāḷī vā sāmā vā maṅguracchavī vāti … amukasmiṁ gāme vā nigame vā nagare vā’ti? Iti puṭṭho ‘no’ti vadeyya. Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, yaṁ tvaṁ na jānāsi na passasi, taṁ tvaṁ icchasi kāmesī’ti? Iti puṭṭho ‘āmā’ti vadeyya.

Taṁ kiṁ maññasi, udāyi—nanu evaṁ sante, tassa purisassa appāṭihīrakataṁ bhāsitaṁ sampajjatī”ti?

“Addhā kho, bhante, evaṁ sante tassa purisassa appāṭihīrakataṁ bhāsitaṁ sampajjatī”ti.

“Evameva kho tvaṁ, udāyi, ‘yasmā, bhante, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo’ti vadesi, tañca vaṇṇaṁ na paññapesī”ti.

“Seyyathāpi, bhante, maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato paṇḍukambale nikkhitto bhāsate ca tapate ca virocati ca, evaṁ vaṇṇo attā hoti arogo paraṁ maraṇā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yo vā maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato paṇḍukambale nikkhitto bhāsate ca tapate ca virocati ca, yo vā rattandhakāratimisāya kimi khajjopanako—imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?

“Yvāyaṁ, bhante, rattandhakāratimisāya kimi khajjopanako—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yo vā rattandhakāratimisāya kimi khajjopanako, yo vā rattandhakāratimisāya telappadīpo—imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?

“Yvāyaṁ, bhante, rattandhakāratimisāya telappadīpo—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yo vā rattandhakāratimisāya telappadīpo, yo vā rattandhakāratimisāya mahāaggikkhandho—imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?

“Yvāyaṁ, bhante, rattandhakāratimisāya mahāaggikkhandho—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yo vā rattandhakāratimisāya mahāaggikkhandho, yā vā rattiyā paccūsasamayaṁ viddhe vigatavalāhake deve osadhitārakā—imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?

“Yvāyaṁ, bhante, rattiyā paccūsasamayaṁ viddhe vigatavalāhake deve osadhitārakā—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yā vā rattiyā paccūsasamayaṁ viddhe vigatavalāhake deve osadhitārakā, yo vā tadahuposathe pannarase viddhe vigatavalāhake deve abhido aḍḍharattasamayaṁ cando—imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?

“Yvāyaṁ, bhante, tadahuposathe pannarase viddhe vigatavalāhake deve abhido aḍḍharattasamayaṁ cando—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yo vā tadahuposathe pannarase viddhe vigatavalāhake deve abhido aḍḍharattasamayaṁ cando, yo vā vassānaṁ pacchime māse saradasamaye viddhe vigatavalāhake deve abhido majjhanhikasamayaṁ sūriyo—imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?

“Yvāyaṁ, bhante, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye viddhe vigatavalāhake deve abhido majjhanhikasamayaṁ sūriyo—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.

“Ato kho te, udāyi, bahū hi bahutarā devā ye imesaṁ candimasūriyānaṁ ābhā nānubhonti, tyāhaṁ pajānāmi. Atha ca panāhaṁ na vadāmi: ‘yasmā vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthī’ti. Atha ca pana tvaṁ, udāyi, ‘yvāyaṁ vaṇṇo kiminā khajjopanakena nihīnataro ca patikiṭṭhataro ca so paramo vaṇṇo’ti vadesi, tañca vaṇṇaṁ na paññapesī”ti. Variant: nihīnataro → hīnataro (bj, pts1ed)

“Acchidaṁ bhagavā kathaṁ, acchidaṁ sugato kathan”ti. Variant: Acchidaṁ → acchira (mr); acchida (?)

“Kiṁ pana tvaṁ, udāyi, evaṁ vadesi: ‘acchidaṁ bhagavā kathaṁ, acchidaṁ sugato kathan’”ti?

“Amhākaṁ, bhante, sake ācariyake evaṁ hoti: ‘ayaṁ paramo vaṇṇo, ayaṁ paramo vaṇṇo’ti. Te mayaṁ, bhante, bhagavatā sake ācariyake samanuyuñjīyamānā samanuggāhīyamānā samanubhāsīyamānā rittā tucchā aparaddhā”ti.

“Kiṁ panudāyi, atthi ekantasukho loko, atthi ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti?

“Amhākaṁ, bhante, sake ācariyake evaṁ hoti: ‘atthi ekantasukho loko, atthi ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā’”ti.

“Katamā pana sā, udāyi, ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti?

“Idha, bhante, ekacco pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācāraṁ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato hoti, aññataraṁ vā pana tapoguṇaṁ samādāya vattati. Ayaṁ kho sā, bhante, ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yasmiṁ samaye pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti, ekantasukhī vā tasmiṁ samaye attā hoti sukhadukkhī vā”ti?

“Sukhadukkhī, bhante”.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yasmiṁ samaye adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, ekantasukhī vā tasmiṁ samaye attā hoti sukhadukkhī vā”ti? “Sukhadukkhī, bhante”. “Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yasmiṁ samaye kāmesumicchācāraṁ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, ekantasukhī vā tasmiṁ samaye attā hoti sukhadukkhī vā”ti? “Sukhadukkhī, bhante”. “Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yasmiṁ samaye musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato hoti, ekantasukhī vā tasmiṁ samaye attā hoti sukhadukkhī vā”ti?

“Sukhadukkhī, bhante”.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, yasmiṁ samaye aññataraṁ tapoguṇaṁ samādāya vattati, ekantasukhī vā tasmiṁ samaye attā hoti sukhadukkhī vā”ti?

“Sukhadukkhī, bhante”.

“Taṁ kiṁ maññasi, udāyi, api nu kho vokiṇṇasukhadukkhaṁ paṭipadaṁ āgamma ekantasukhassa lokassa sacchikiriyā hotī”ti? Variant: sacchikiriyā hotī”ti → sacchikiriyāyāti (mr)

“Acchidaṁ bhagavā kathaṁ, acchidaṁ sugato kathan”ti.

“Kiṁ pana tvaṁ, udāyi, vadesi: ‘acchidaṁ bhagavā kathaṁ, acchidaṁ sugato kathan’”ti?

“Amhākaṁ, bhante, sake ācariyake evaṁ hoti: ‘atthi ekantasukho loko, atthi ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā’ti. Te mayaṁ, bhante, bhagavatā sake ācariyake samanuyuñjiyamānā samanuggāhiyamānā samanubhāsiyamānā rittā tucchā aparaddhā”ti. Variant: aparaddhā”ti → aparaddhāpi (sya-all, km, pts1ed)

“Kiṁ pana, bhante, atthi ekantasukho loko, atthi ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti?

“Atthi kho, udāyi, ekantasukho loko, atthi ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti.

“Katamā pana sā, bhante, ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti?

“Idhudāyi, bhikkhu vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati—ayaṁ kho sā, udāyi, ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti.

“Na kho sā, bhante, ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāya, sacchikato hissa, bhante, ettāvatā ekantasukho loko hotī”ti. Variant: Na → kinnu (sya-all); kiṁ nu (km, mr)

“Na khvāssa, udāyi, ettāvatā ekantasukho loko sacchikato hoti; ākāravatī tveva sā paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā”ti.

Evaṁ vutte, sakuludāyissa paribbājakassa parisā unnādinī uccāsaddamahāsaddā ahosi: “ettha mayaṁ anassāma sācariyakā, ettha mayaṁ anassāma sācariyakā. Variant: anassāma → panassāma (bj) Na mayaṁ ito bhiyyo uttaritaraṁ pajānāmā”ti.

Atha kho sakuludāyī paribbājako te paribbājake appasadde katvā bhagavantaṁ etadavoca: “kittāvatā panāssa, bhante, ekantasukho loko sacchikato hotī”ti?

“Idhudāyi, bhikkhu sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ … upasampajja viharati. Yā tā devatā ekantasukhaṁ lokaṁ upapannā tāhi devatāhi saddhiṁ santiṭṭhati sallapati sākacchaṁ samāpajjati. Ettāvatā khvāssa, udāyi, ekantasukho loko sacchikato hotī”ti.

“Etassa nūna, bhante, ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāhetu bhikkhū bhagavati brahmacariyaṁ carantī”ti?

“Na kho, udāyi, ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ caranti. Atthi kho, udāyi, aññeva dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca, yesaṁ sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ carantī”ti.

“Katame pana te, bhante, dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca yesaṁ sacchikiriyāhetu bhikkhū bhagavati brahmacariyaṁ carantī”ti?

“Idhudāyi, tathāgato loke uppajjati arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā …pe…

so ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayampi kho, udāyi, dhammo uttaritaro ca paṇītataro ca yassa sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ caranti.

Puna caparaṁ, udāyi, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā … dutiyaṁ jhānaṁ … tatiyaṁ jhānaṁ … catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayampi kho, udāyi, dhammo uttaritaro ca paṇītataro ca yassa sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ caranti.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati. Ayampi kho, udāyi, dhammo uttaritaro ca paṇītataro ca yassa sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ caranti.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte sattānaṁ cutūpapātañāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate …pe… yathākammūpage satte pajānāti. Ayampi kho, udāyi, dhammo uttaritaro ca paṇītataro ca yassa sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ caranti.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṁ khayañāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So ‘idaṁ dukkhan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti …pe… ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti … ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ime āsavā’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavasamudayo’ti … ‘ayaṁ āsavanirodho’ti … ‘ayaṁ āsavanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti.

Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti. Ayampi kho, udāyi, dhammo uttaritaro ca paṇītataro ca yassa sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ caranti. Ime kho, udāyi, dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca yesaṁ sacchikiriyāhetu bhikkhū mayi brahmacariyaṁ carantī”ti.

Evaṁ vutte, sakuludāyī paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bhante, abhikkantaṁ, bhante. Seyyathāpi, bhante, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhagavatā anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ, bhante, bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṁ, bhante, bhagavato santike pabbajjaṁ, labheyyaṁ upasampadan”ti.

Evaṁ vutte, sakuludāyissa paribbājakassa parisā sakuludāyiṁ paribbājakaṁ etadavocuṁ: “mā bhavaṁ, udāyi, samaṇe gotame brahmacariyaṁ cari; mā bhavaṁ, udāyi, ācariyo hutvā antevāsīvāsaṁ vasi. Seyyathāpi nāma udakamaṇiko hutvā udañcaniko assa, evaṁ sampadamidaṁ bhoto udāyissa bhavissati. Variant: udañcaniko → uddekaniko (sya-all, km, pts1ed) | udakamaṇiko → maṇiko (pts1ed, mr) | evaṁ sampadamidaṁ → evaṁ sampadametaṁ (pts1ed) Mā bhavaṁ, udāyi, samaṇe gotame brahmacariyaṁ cari; mā bhavaṁ, udāyi, ācariyo hutvā antevāsīvāsaṁ vasī”ti. Iti hidaṁ sakuludāyissa paribbājakassa parisā sakuludāyiṁ paribbājakaṁ antarāyamakāsi bhagavati brahmacariyeti.

Cūḷasakuludāyisuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.

Cūḷasakuludāyi Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC