Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Samaṇamaṇḍikā Sutta

78

.

Kinh Samaṇamaṇḍikā

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ Viên), tại tinh xá Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika, trú ở tinh xá của Mallika tại Ekasalaka, có hàng cây tinduka bao quanh, được xây dựng để tranh luận cùng với đại chúng du sĩ khoảng ba trăm vị.

Rồi thợ mộc Pancakanga vào buổi sáng sớm, đi ra khỏi Savatthi để yết kiến Thế Tôn. Thợ mộc Pancakanga suy nghĩ: “Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn đang an tịnh Thiền tọa; cũng không phải thời để yết kiến các vị Tỷ-kheo đang tu dưỡng tâm ý, các vị Tỷ-kheo đang an tịnh Thiền tọa. Ta hãy đi đến tinh xá của Mallika, tại Ekasalaka, có hàng cây tinduka bao quanh, được xây dựng để tranh luận, đi đến du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika”. Rồi thợ mộc Pancakanga đi đến tinh xá của Mallika, tại Ekasalaka, có hàng cây tinduka bao quanh, được xây dựng để tranh luận.

Lúc bấy giờ du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika đang ngồi với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng, bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm như vương luận, tặc luận, đại thần luận, binh luận, bố uý luận, chiến đấu luận, thực luận, ẩm luận, y luận, sàng luận, hoa man luận, hương liệu luận, thân tộc luận, xa thừa luận, thôn luận, trấn luận, thị luận, quốc độ luận, phụ nữ luận, anh hùng luận, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, tạp thoại luận, thế giới luận, hải dương luận, hiện hữu, vô biên hữu luận. Du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika thấy thợ mộc Pancakanga từ xa đi đến, thấy vậy liền khuyến cáo chúng của mình:

— Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Các Tôn giả hãy lặng tiếng! Nay thợ mộc Pancakanga, đệ tử của Sa-môn Gotama đang đến. Khi nào các đệ tử gia chủ mặc áo trắng của Sa-môn Gotama trú ở Savatthi, thời thợ mộc Pancakanga là một trong những vị ấy. Các vị Tôn giả ấy ưa mến an tịnh, được tu tập về an tịnh, tán thán an tịnh, nếu biết chúng này an tịnh, có thể ghé tại đây.

Rồi các du sĩ ấy đều im lặng. Thợ mộc Pancakanga đi đến du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Du sĩ Uggahamana nói với thợ mộc Pancakanga đang ngồi một bên:

— Này Thợ mộc, ta chủ trương rằng một người thành tựu bốn pháp, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng. Thế nào là bốn? Ở đây, này Thợ mộc, không làm ác nghiệp về thân, không nói lời ác, không tư duy ác tư duy, không sinh sống (bằng) nếp sống ác. Này Thợ mộc, ta chủ trương rằng một người nào thành tựu bốn pháp này, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Rồi thợ mộc Pancakanga không hoan hỷ, không kích bác lời nói của du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika; không hoan hỷ, không kích bác, từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi, với ý nghĩ: “Từ Thế Tôn, ta sẽ biết ý nghĩa lời nói này”. Rồi thợ mộc Pancakanga đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pancakanga thưa lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa mình với du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với thợ mộc Pancakanga:

— Nếu sự tình là như vậy thời một đứa con nít còn bé nhỏ, vô trí, nằm ngửa sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn, thành đạt tối thượng, là bậc vô năng thắng đúng như lời du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika. Này Thợ mộc, đối với đứa con nít nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: “Ðây là thân”, từ đâu nó có thể làm ác nghiệp về thân, trừ ra chỉ biết quơ tay quơ chân? Này Thợ mộc, đối với đứa con nít, nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: “Ðây là lời nói”, từ đâu nó có thể làm ác nghiệp về lời nói, trừ ra chỉ biết khóc? Này Thợ mộc, đối với đứa con nít, nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: “Ðây là tư duy”, từ đâu nó có thể tư duy ác tư duy, trừ ra chỉ biết bập bẹ? Này Thợ mộc, đối với đứa con nít, nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: “Ðây là nghề sinh sống”, từ đâu nó có thể sinh sống bằng nếp sống ác, trừ ra chỉ biết bú sữa mẹ? Nếu sự tình là vậy này Thợ mộc, thời một đứa con nít còn bé nhỏ, vô trí, nằm ngửa, sẽ được thiện cụ thúc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng, đúng như lời du sĩ Uggahamana, con của Samanamandika.

Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu bốn pháp, người ấy sẽ không được thiện cụ túc, thiện tối thắng, không là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng, và như vậy để xác chứng đứa con nít bé nhỏ, vô trí, nằm ngửa này. Thế nào là bốn? Ở đây, này Thợ mộc, không làm ác nghiệp về thân, không nói lời ác ngữ, không tư duy ác tư duy, không sinh sống (bằng) nếp sống ác. Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu bốn pháp này, người ấy sẽ không được thiện cụ túc, thiện tối thắng, không là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Này thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng. Ta nói rằng, những pháp này, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện giới, Ta nói rằng, này Thợ mộc, những bất thiện giới cần phải được người ấy hiểu là từ đây sanh (Itosamutthana). Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện giới được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những pháp này cần phải được người ấy hiểu là những thiện giới. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những thiện giới cần phải được người ấy hiểu là từ đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu là những thiện giới được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện giới. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những (pháp) này cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện tư duy từ nơi đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu các bất thiện tư duy được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những pháp này cần phải được người ấy hiểu là những thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những thiện tư duy từ nơi đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu là các thiện tư duy được trừ diệt không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện giới? Thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện, nếp sống ác. Những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện giới.

Và này Thợ mộc, những bất thiện giới này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến, cần phải trả lời từ tâm sanh khởi. Thế nào là tâm? Tâm có nhiều loại, đa chủng, sai biệt. Tâm có tham, có sân, có si, từ đây những bất thiện giới sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những bất thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, một Tỷ-kheo, sau khi đoạn trừ thân ác hạnh, tu tập thân thiện hạnh; sau khi đoạn trừ khẩu ác hạnh, tu tập khẩu thiện hạnh; sau khi đoạn trừ ý ác hạnh, tu tập ý thiện hạnh; sau khi đoạn trừ nếp sống ác sinh sống với nếp sống chánh. Ở đây, những bất thiện giới ấy được trừ diệt không có tàn dư.

Thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới? Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn, nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm; khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới.

Và này Thợ mộc, thế nào là thiện giới? Thân nghiệp thiện, khẩu nghiệp thiện, nếp sống thanh tịnh mạng; những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện giới.

Và này Thợ mộc, những thiện giới này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến, cần phải trả lời là tự tâm sinh khởi. Thế nào là tâm? Tâm có nhiều loại, đa chủng, sai biệt. Tâm không tham, không sân, không si, từ đây những thiện giới sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, vị Tỷ-kheo có giới hạnh, và không chấp trước giới (silamayo), và vị này như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây, những thiện giới ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến trừ diệt các thiện giới? Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn, nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các ác, bất thiện pháp, chưa sanh không được sanh khởi; khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện giới.

Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện tư duy? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến. Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi. Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, từ đấy những bất thiện tư duy sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ở đây, những bất thiện tư duy được trừ diệt, không có dư tàn.

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy? Ở đây, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không được sanh khởi… khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm; khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy.

Này Thợ mộc, thế nào là thiện tư duy? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy; những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến. Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi. Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: ly dục tưởng, vô sân tưởng, bất hại tưởng, từ đấy sanh khởi là những thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này từ đâu được diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ở đây, những thiện tư duy ấy được trừ diệt không có dư tàn.

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy? Ở đây, Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không có sanh khởi… ; khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt… ; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các thiện pháp đã sanh, có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp này, người ấy được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát. Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp này sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thợ mộc Pancakanga hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Samaṇamaṇḍikā Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto samayappavādake tindukācīre ekasālake mallikāya ārāme paṭivasati mahatiyā paribbājakaparisāya saddhiṁ pañcamattehi paribbājakasatehi.

Atha kho pañcakaṅgo thapati sāvatthiyā nikkhami divā divassa bhagavantaṁ dassanāya. Atha kho pañcakaṅgassa thapatissa etadahosi: “akālo kho tāva bhagavantaṁ dassanāya; paṭisallīno bhagavā. Manobhāvaniyānampi bhikkhūnaṁ asamayo dassanāya; paṭisallīnā manobhāvaniyā bhikkhū. Yannūnāhaṁ yena samayappavādako tindukācīro ekasālako mallikāya ārāmo yena uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto tenupasaṅkameyyan”ti. Atha kho pañcakaṅgo thapati yena samayappavādako tindukācīro ekasālako mallikāya ārāmo yena uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto tenupasaṅkami.

Tena kho pana samayena uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto mahatiyā paribbājakaparisāya saddhiṁ nisinno hoti unnādiniyā uccāsaddamahāsaddāya anekavihitaṁ tiracchānakathaṁ kathentiyā, seyyathidaṁ—rājakathaṁ corakathaṁ mahāmattakathaṁ senākathaṁ bhayakathaṁ yuddhakathaṁ annakathaṁ pānakathaṁ vatthakathaṁ sayanakathaṁ mālākathaṁ gandhakathaṁ ñātikathaṁ yānakathaṁ gāmakathaṁ nigamakathaṁ nagarakathaṁ janapadakathaṁ itthikathaṁ sūrakathaṁ visikhākathaṁ kumbhaṭṭhānakathaṁ pubbapetakathaṁ nānattakathaṁ lokakkhāyikaṁ samuddakkhāyikaṁ itibhavābhavakathaṁ iti vā.

Addasā kho uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto pañcakaṅgaṁ thapatiṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna sakaṁ parisaṁ saṇṭhāpesi: “appasaddā bhonto hontu, mā bhonto saddamakattha; ayaṁ samaṇassa gotamassa sāvako āgacchati pañcakaṅgo thapati. Yāvatā kho pana samaṇassa gotamassa sāvakā gihī odātavasanā sāvatthiyaṁ paṭivasanti ayaṁ tesaṁ aññataro pañcakaṅgo thapati. Appasaddakāmā kho pana te āyasmanto appasaddavinītā appasaddassa vaṇṇavādino; appeva nāma appasaddaṁ parisaṁ viditvā upasaṅkamitabbaṁ maññeyyā”ti. Atha kho te paribbājakā tuṇhī ahesuṁ.

Atha kho pañcakaṅgo thapati yena uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā uggāhamānena paribbājakena samaṇamuṇḍikāputtena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho pañcakaṅgaṁ thapatiṁ uggāhamāno paribbājako samaṇamuṇḍikāputto etadavoca:

“catūhi kho ahaṁ, gahapati, dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi sampannakusalaṁ paramakusalaṁ uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhaṁ. Katamehi catūhi? Idha, gahapati, na kāyena pāpakammaṁ karoti, na pāpakaṁ vācaṁ bhāsati, na pāpakaṁ saṅkappaṁ saṅkappeti, na pāpakaṁ ājīvaṁ ājīvati—imehi kho ahaṁ, gahapati, catūhi dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi sampannakusalaṁ paramakusalaṁ uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhan”ti.

Atha kho pañcakaṅgo thapati uggāhamānassa paribbājakassa samaṇamuṇḍikāputtassa bhāsitaṁ neva abhinandi nappaṭikkosi. Anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi: “bhagavato santike etassa bhāsitassa atthaṁ ājānissāmī”ti.

Atha kho pañcakaṅgo thapati yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho pañcakaṅgo thapati yāvatako ahosi uggāhamānena paribbājakena samaṇamuṇḍikāputtena saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ bhagavato ārocesi.

Evaṁ vutte, bhagavā pañcakaṅgaṁ thapatiṁ etadavoca: “evaṁ sante kho, thapati, daharo kumāro mando uttānaseyyako sampannakusalo bhavissati paramakusalo uttamapattipatto samaṇo ayojjho, yathā uggāhamānassa paribbājakassa samaṇamuṇḍikāputtassa vacanaṁ. Daharassa hi, thapati, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa kāyotipi na hoti, kuto pana kāyena pāpakammaṁ karissati, aññatra phanditamattā. Daharassa hi, thapati, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa vācātipi na hoti, kuto pana pāpakaṁ vācaṁ bhāsissati, aññatra roditamattā. Daharassa hi, thapati, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa saṅkappotipi na hoti, kuto pana pāpakaṁ saṅkappaṁ saṅkappissati, aññatra vikūjitamattā. Variant: vikūjitamattā → vikujjattamattā (si); vikujjitamattā (sya-all, km, pts1ed) Daharassa hi, thapati, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa ājīvotipi na hoti, kuto pana pāpakaṁ ājīvaṁ ājīvissati, aññatra mātuthaññā. Evaṁ sante kho, thapati, daharo kumāro mando uttānaseyyako sampannakusalo bhavissati paramakusalo uttamapattipatto samaṇo ayojjho, yathā uggāhamānassa paribbājakassa samaṇamuṇḍikāputtassa vacanaṁ.

Catūhi kho ahaṁ, thapati, dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi na ceva sampannakusalaṁ na paramakusalaṁ na uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhaṁ, api cimaṁ daharaṁ kumāraṁ mandaṁ uttānaseyyakaṁ samadhigayha tiṭṭhati. Katamehi catūhi? Idha, thapati, na kāyena pāpakammaṁ karoti, na pāpakaṁ vācaṁ bhāsati, na pāpakaṁ saṅkappaṁ saṅkappeti, na pāpakaṁ ājīvaṁ ājīvati—imehi kho ahaṁ, thapati, catūhi dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi na ceva sampannakusalaṁ na paramakusalaṁ na uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhaṁ, api cimaṁ daharaṁ kumāraṁ mandaṁ uttānaseyyakaṁ samadhigayha tiṭṭhati.

Dasahi kho ahaṁ, thapati, dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi sampannakusalaṁ paramakusalaṁ uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhaṁ.

Ime akusalā sīlā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Variant: tamahaṁ → tāhaṁ (bj); kahaṁ (si); tahaṁ (pts1ed) Itosamuṭṭhānā akusalā sīlā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Idha akusalā sīlā aparisesā nirujjhanti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Evaṁ paṭipanno akusalānaṁ sīlānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi.

Ime kusalā sīlā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Itosamuṭṭhānā kusalā sīlā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Idha kusalā sīlā aparisesā nirujjhanti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Evaṁ paṭipanno kusalānaṁ sīlānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi.

Ime akusalā saṅkappā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Itosamuṭṭhānā akusalā saṅkappā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Idha akusalā saṅkappā aparisesā nirujjhanti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Evaṁ paṭipanno akusalānaṁ saṅkappānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi.

Ime kusalā saṅkappā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Itosamuṭṭhānā kusalā saṅkappā; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Idha kusalā saṅkappā aparisesā nirujjhanti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi. Evaṁ paṭipanno kusalānaṁ saṅkappānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti; tamahaṁ, thapati, veditabbanti vadāmi.

Katame ca, thapati, akusalā sīlā? Akusalaṁ kāyakammaṁ, akusalaṁ vacīkammaṁ, pāpako ājīvo—ime vuccanti, thapati, akusalā sīlā.

Ime ca, thapati, akusalā sīlā kiṁsamuṭṭhānā? Samuṭṭhānampi nesaṁ vuttaṁ. ‘Cittasamuṭṭhānā’tissa vacanīyaṁ. Katamaṁ cittaṁ? Cittampi hi bahuṁ anekavidhaṁ nānappakārakaṁ. Yaṁ cittaṁ sarāgaṁ sadosaṁ samohaṁ, itosamuṭṭhānā akusalā sīlā.

Ime ca, thapati, akusalā sīlā kuhiṁ aparisesā nirujjhanti? Nirodhopi nesaṁ vutto. Idha, thapati, bhikkhu kāyaduccaritaṁ pahāya kāyasucaritaṁ bhāveti, vacīduccaritaṁ pahāya vacīsucaritaṁ bhāveti, manoduccaritaṁ pahāya manosucaritaṁ bhāveti, micchājīvaṁ pahāya sammājīvena jīvitaṁ kappeti—etthete akusalā sīlā aparisesā nirujjhanti.

Kathaṁ paṭipanno, thapati, akusalānaṁ sīlānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti? Idha, thapati, bhikkhu anuppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ anuppādāya chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati; uppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati; anuppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ uppādāya chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati; uppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati. Evaṁ paṭipanno kho, thapati, akusalānaṁ sīlānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti.

Katame ca, thapati, kusalā sīlā? Kusalaṁ kāyakammaṁ, kusalaṁ vacīkammaṁ, ājīvaparisuddhampi kho ahaṁ, thapati, sīlasmiṁ vadāmi. Ime vuccanti, thapati, kusalā sīlā.

Ime ca, thapati, kusalā sīlā kiṁsamuṭṭhānā? Samuṭṭhānampi nesaṁ vuttaṁ. ‘Cittasamuṭṭhānā’tissa vacanīyaṁ. Katamaṁ cittaṁ? Cittampi hi bahuṁ anekavidhaṁ nānappakārakaṁ. Yaṁ cittaṁ vītarāgaṁ vītadosaṁ vītamohaṁ, itosamuṭṭhānā kusalā sīlā.

Ime ca, thapati, kusalā sīlā kuhiṁ aparisesā nirujjhanti? Nirodhopi nesaṁ vutto. Idha, thapati, bhikkhu sīlavā hoti no ca sīlamayo, tañca cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ yathābhūtaṁ pajānāti; yatthassa te kusalā sīlā aparisesā nirujjhanti.

Kathaṁ paṭipanno ca, thapati, kusalānaṁ sīlānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti? Idha, thapati, bhikkhu anuppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ anuppādāya chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati; uppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya …pe… anuppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ uppādāya …pe… uppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati. Evaṁ paṭipanno kho, thapati, kusalānaṁ sīlānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti.

Katame ca, thapati, akusalā saṅkappā? Kāmasaṅkappo, byāpādasaṅkappo, vihiṁsāsaṅkappo—ime vuccanti, thapati, akusalā saṅkappā.

Ime ca, thapati, akusalā saṅkappā kiṁsamuṭṭhānā? Samuṭṭhānampi nesaṁ vuttaṁ. ‘Saññāsamuṭṭhānā’tissa vacanīyaṁ. Katamā saññā? Saññāpi hi bahū anekavidhā nānappakārakā. Kāmasaññā, byāpādasaññā, vihiṁsāsaññā—itosamuṭṭhānā akusalā saṅkappā.

Ime ca, thapati, akusalā saṅkappā kuhiṁ aparisesā nirujjhanti? Nirodhopi nesaṁ vutto. Idha, thapati, bhikkhu vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; etthete akusalā saṅkappā aparisesā nirujjhanti.

Kathaṁ paṭipanno ca, thapati, akusalānaṁ saṅkappānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti? Idha, thapati, bhikkhu anuppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ anuppādāya chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati; uppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya …pe… anuppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ uppādāya …pe… uppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati. Evaṁ paṭipanno kho, thapati, akusalānaṁ saṅkappānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti.

Katame ca, thapati, kusalā saṅkappā? Nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṁsāsaṅkappo—ime vuccanti, thapati, kusalā saṅkappā.

Ime ca, thapati, kusalā saṅkappā kiṁsamuṭṭhānā? Samuṭṭhānampi nesaṁ vuttaṁ. ‘Saññāsamuṭṭhānā’tissa vacanīyaṁ. Katamā saññā? Saññāpi hi bahū anekavidhā nānappakārakā. Nekkhammasaññā, abyāpādasaññā, avihiṁsāsaññā—itosamuṭṭhānā kusalā saṅkappā.

Ime ca, thapati, kusalā saṅkappā kuhiṁ aparisesā nirujjhanti? Nirodhopi nesaṁ vutto. Idha, thapati, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; etthete kusalā saṅkappā aparisesā nirujjhanti.

Kathaṁ paṭipanno ca, thapati, kusalānaṁ saṅkappānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti? Idha, thapati, bhikkhu anuppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ anuppādāya chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati; uppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya …pe… anuppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ uppādāya …pe… uppannānaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṁ janeti vāyamati vīriyaṁ ārabhati cittaṁ paggaṇhāti padahati. Evaṁ paṭipanno kho, thapati, kusalānaṁ saṅkappānaṁ nirodhāya paṭipanno hoti.

Katamehi cāhaṁ, thapati, dasahi dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi sampannakusalaṁ paramakusalaṁ uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhaṁ? Idha, thapati, bhikkhu asekhāya sammādiṭṭhiyā samannāgato hoti, asekhena sammāsaṅkappena samannāgato hoti, asekhāya sammāvācāya samannāgato hoti, asekhena sammākammantena samannāgato hoti, asekhena sammāājīvena samannāgato hoti, asekhena sammāvāyāmena samannāgato hoti, asekhāya sammāsatiyā samannāgato hoti, asekhena sammāsamādhinā samannāgato hoti, asekhena sammāñāṇena samannāgato hoti, asekhāya sammāvimuttiyā samannāgato hoti—imehi kho ahaṁ, thapati, dasahi dhammehi samannāgataṁ purisapuggalaṁ paññapemi sampannakusalaṁ paramakusalaṁ uttamapattipattaṁ samaṇaṁ ayojjhan”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano pañcakaṅgo thapati bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Samaṇamuṇḍikasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.

Samaṇamaṇḍikā Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC