Vekhanassa Sutta
.
Kinh Vekhanassa
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ) , Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tịnh xá ông Anathapinka (Cấp Cô Ðộc).
Rồi du sĩ Vekhanassa đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ Vekhanassa thốt lên lời cảm hứng sau đây trước mặt Thế Tôn:
— Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng.
— Nhưng này Kaccana, sao Ông lại nói như sau: “Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng”?
— Tôn giả Gotama, sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, sắc này là tối thượng.
— Nhưng này Kaccana, sắc ấy là sắc gì mà không có sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn?
— Tôn giả Gotama, sắc nào không có sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, sắc ấy là tối thượng.
— Này Kaccana, lời giải thích của Ông chỉ dài như vậy, Ông phải giải thích rộng rãi thêm. Nếu Ông nói: “Tôn giả Gotama, sắc nào không có sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, sắc ấy là tối thượng”, thời Ông không chỉ rõ sắc ấy. Này Kaccana, ví như có người nói: “Tôi yêu và luyến ái một cô gái đẹp trong nước này”. Có người hỏi: “Này bạn, cô gái đẹp mà bạn yêu và luyến ái ấy, Bạn có biết là người giai cấp nào; là Sát-đế-lị, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?” Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: “Này bạn, cô gái đẹp bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người hay bậc trung? Da đen sẫm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, thị trấn nào hay thành phố nào?” Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: “Này bạn, như vậy có phải bạn yêu và luyến ái một người bạn không biết, không thấy?” Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Sự tình là như vậy, thời lời nói của người có phải là không có hiệu năng không?
— Bạch Tôn giả Gotama, sự tình là như vậy, thời lời nói của người ấy thật sự là không có hiệu năng.
— Cũng vậy, này Kaccana, khi Ông nói: “Tôn giả Gotama, khi sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, sắc ấy là tối thượng”, thời Ông không chỉ rõ sắc ấy.
— Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên. Với sắc như vây, tự ngã là không có bệnh, sau khi chết.
— Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Một hòn lưu ly bảo châu đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên, hay con sâu đom đóm trong đêm tối mịt mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?
— Thưa Tôn giả Gotama, con sâu đom đóm trong đêm đen tối mịt mù này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.
— Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù hay ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?
— Thưa Tôn giả Gotama, ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, quang sắc ngọn đèn dầu này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.
— Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, hay là một đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?
— Thưa Tôn giả Gotama, đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.
— Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Ðống lửa lớn trong đêm đen tối mù hay ngôi sao mai trong sáng không mây vào lúc bình minh, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?
— Thưa Tôn giả Gotama, ngôi sao trong sáng không mây vào lúc bình minh, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.
— Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Ngôi (sao Thái Bạch) sao mai trong bầu trời trong sáng, không mây, trong lúc bình minh hay là mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời trong sáng, không mây vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm. Giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?
— Thưa Tôn giả Gotama, mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng, không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.
— Này Kaccana, Ông nghĩ thế nào? Mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, hay là mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?
— Thưa Tôn giả Gotama, mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn.
— Này Kaccana, hơn tất cả quang sắc ấy có rất nhiều, rất nhiều chư Thiên, mà ánh sáng của những mặt trăng, mặt trời này không thể chiếu sáng. Ta biết những chư Thiên ấy và Ta không nói: “Không có một quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn quang sắc ấy”. Còn Ông, này Kaccana, Ông lại nói: “Quang sắc này thấp kém hơn, yếu đuối hơn quang sắc con sâu đom đóm, quang sắc ấy là tối thắng”, và Ông không chỉ rõ quang sắc ấy.
Này Kaccana, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc có mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Kaccana, những pháp này là năm dục trưởng dưỡng. Này Kaccana, lạc và hỷ nào khởi lên, duyên với năm dục trưởng dưỡng này, được gọi là dục lạc. Như vậy, bởi vì có dục, nên có dục lạc; từ nơi dục lạc, dục tối thượng lạc được gọi ở đây là tối thượng.
Ðược nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa bạch Thế Tôn:
— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Tôn giả Gotama đã khéo nói như sau: “Bởi vì có dục, nên có dục lạc; từ nơi dục lạc, dục tối thượng lạc được gọi ở đây là tối thượng”.
— Cái này thật khó cho Ông có thể hiểu được, này Kaccana, về dục, hay dục lạc, hay dục tối thượng lạc. Ông là người thuộc chấp kiến khác, thuộc kham nhẫn khác, thuộc mục đích khác, thuộc tu tập khác, thuộc Ðạo sư khác. Này Kaccana, nhưng đối với Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, những vị ấy biết: “Dục, dục lạc, hay dục tối thượng lạc”.
Khi được nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa, phẫn nộ và bất mãn, mắng nhiếc cả Thế Tôn, miệt thị cả Thế Tôn và nói:
— Sa-môn Gotama sẽ bị đọa lạc.
Và du sĩ Vekhanassa thưa Thế Tôn:
— Nhưng như vậy, ở đây, có một số Sa-môn, Bà-la-môn không biết về quá khứ, không thấy về tương lai, nhưng các vị ấy tự cho: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, từ nay không trở lại đời sống này nữa”. Lời nói như vậy của họ tự chứng tỏ là đáng cười, tự chứng tỏ là nói suông, tự chứng tỏ là trống không, tự chứng tỏ là hư vọng.
— Này Kaccana, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết về quá khứ, không thấy được tương lai, nhưng tự cho là ta biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa”, lời phủ nhận chỉ trích như vậy về họ là hợp pháp. Nhưng này Kaccana, hãy bỏ qua quá khứ, hãy bỏ qua tương lai. Hãy đến, người có trí không gian trá, không xảo quyệt, chơn trực và nói như sau: “Ta giảng dạy, ta thuyết pháp”. Nếu thực hành theo điều đã dạy, thời không bao lâu người ấy tự biết mình, tự thấy mình: “Như vậy thật sự là đã giải thoát khỏi sự ràng buộc chánh, tức là sự ràng buộc của vô minh”. Ví như, này Kaccana, một đứa trẻ, bé nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, bị trói buộc nơi cổ với năm trói buộc, rất có thể làm bằng dây. Sau khi nó lớn lên, sau khi các căn nó thuần thục, nó được giải thoát khỏi các trói buộc ấy, khi không còn trói buộc nữa, nó biết: “Ta được giải thoát”. Cũng vậy, này Kaccana, hãy đến người có trí không gian trá, không xảo quyệt, chơn trực và nói như sau: “Ta giảng dạy, ta thuyết pháp”. Nếu thực hành theo điều đã dạy, thời không bao lâu người ấy tự biết mình, tự thấy mình: “Như vậy thật sự là đã giải thoát khỏi sự ràng buộc chánh, tức là sự ràng buộc của vô minh”.
Khi được nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa bạch Thế Tôn:
— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Xin Thế Tôn nhận con làm đệ tử. Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Vekhanassa Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho vekhanaso paribbājako yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Variant: vekhanaso → vekhanasso (bj, pts1ed); vekhaṇaso (sya-all) Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho vekhanaso paribbājako bhagavato santike udānaṁ udānesi: “ayaṁ paramo vaṇṇo, ayaṁ paramo vaṇṇo”ti.
“Kiṁ pana tvaṁ, kaccāna, evaṁ vadesi: ‘ayaṁ paramo vaṇṇo, ayaṁ paramo vaṇṇo’ti? Katamo, kaccāna, so paramo vaṇṇo”ti?
“Yasmā, bho gotama, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo”ti.
“Katamo pana so, kaccāna, vaṇṇo yasmā vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthī”ti?
“Yasmā, bho gotama, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo”ti.
“Dīghāpi kho te esā, kaccāna, phareyya: ‘yasmā, bho gotama, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo’ti vadesi, tañca vaṇṇaṁ na paññapesi.
Seyyathāpi, kaccāna, puriso evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ yā imasmiṁ janapade janapadakalyāṇī, taṁ icchāmi taṁ kāmemī’ti.
Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, yaṁ tvaṁ janapadakalyāṇiṁ icchasi kāmesi, jānāsi taṁ janapadakalyāṇiṁ—khattiyī vā brāhmaṇī vā vessī vā suddī vā’ti?
Iti puṭṭho ‘no’ti vadeyya.
Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, yaṁ tvaṁ janapadakalyāṇiṁ icchasi kāmesi, jānāsi taṁ janapadakalyāṇiṁ evaṁnāmā evaṅgottāti vāti …pe… dīghā vā rassā vā majjhimā vā kāḷī vā sāmā vā maṅguracchavī vāti … amukasmiṁ gāme vā nigame vā nagare vā’ti?
Iti puṭṭho ‘no’ti vadeyya.
Tamenaṁ evaṁ vadeyyuṁ: ‘ambho purisa, yaṁ tvaṁ na jānāsi na passasi, taṁ tvaṁ icchasi kāmesī’ti?
Iti puṭṭho ‘āmā’ti vadeyya.
Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, nanu evaṁ sante tassa purisassa appāṭihīrakataṁ bhāsitaṁ sampajjatī”ti?
“Addhā kho, bho gotama, evaṁ sante tassa purisassa appāṭihīrakataṁ bhāsitaṁ sampajjatī”ti.
“Evameva kho tvaṁ, kaccāna, ‘yasmā, bho gotama, vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro vā paṇītataro vā natthi so paramo vaṇṇo’ti vadesi; tañca vaṇṇaṁ na paññapesī”ti.
“Seyyathāpi, bho gotama, maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato paṇḍukambale nikkhitto bhāsate ca tapate ca virocati ca, evaṁ vaṇṇo attā hoti arogo paraṁ maraṇā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, yo vā maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato paṇḍukambale nikkhitto bhāsate ca tapate ca virocati ca, yo vā rattandhakāratimisāya kimi khajjopanako imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?
“Yvāyaṁ, bho gotama, rattandhakāratimisāya kimi khajjopanako, ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, yo vā rattandhakāratimisāya kimi khajjopanako, yo vā rattandhakāratimisāya telappadīpo, imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?
“Yvāyaṁ, bho gotama, rattandhakāratimisāya telappadīpo, ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, yo vā rattandhakāratimisāya telappadīpo, yo vā rattandhakāratimisāya mahāaggikkhandho, imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?
“Yvāyaṁ, bho gotama, rattandhakāratimisāya mahāaggikkhandho, ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, yo vā rattandhakāratimisāya mahāaggikkhandho, yā vā rattiyā paccūsasamayaṁ viddhe vigatavalāhake deve osadhitārakā, imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?
“Yvāyaṁ, bho gotama, rattiyā paccūsasamayaṁ viddhe vigatavalāhake deve osadhitārakā, ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, yā vā rattiyā paccūsasamayaṁ viddhe vigatavalāhake deve osadhitārakā, yo vā tadahuposathe pannarase viddhe vigatavalāhake deve abhido aḍḍharattasamayaṁ cando, imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?
“Yvāyaṁ, bho gotama, tadahuposathe pannarase viddhe vigatavalāhake deve abhido aḍḍharattasamayaṁ cando, ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, kaccāna, yo vā tadahuposathe pannarase viddhe vigatavalāhake deve abhido aḍḍharattasamayaṁ cando, yo vā vassānaṁ pacchime māse saradasamaye viddhe vigatavalāhake deve abhido majjhanhikasamayaṁ sūriyo, imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ katamo vaṇṇo abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti?
“Yvāyaṁ, bho gotama, vassānaṁ pacchime māse saradasamaye viddhe vigatavalāhake deve abhido majjhanhikasamayaṁ sūriyo—ayaṁ imesaṁ ubhinnaṁ vaṇṇānaṁ abhikkantataro ca paṇītataro cā”ti.
“Ato kho te, kaccāna, bahū hi bahutarā devā ye imesaṁ candimasūriyānaṁ ābhā nānubhonti, tyāhaṁ pajānāmi. Atha ca panāhaṁ na vadāmi: ‘yasmā vaṇṇā añño vaṇṇo uttaritaro ca paṇītataro ca natthī’ti. Atha ca pana tvaṁ, kaccāna, ‘yvāyaṁ vaṇṇo kiminā khajjopanakena nihīnataro ca patikiṭṭhataro ca so paramo vaṇṇo’ti vadesi; tañca vaṇṇaṁ na paññapesi.
Pañca kho ime, kaccāna, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, kaccāna, pañca kāmaguṇā.
Yaṁ kho, kaccāna, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati kāmasukhaṁ. Iti kāmehi kāmasukhaṁ, kāmasukhā kāmaggasukhaṁ tattha aggamakkhāyatī”ti.
Evaṁ vutte, vekhanaso paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “acchariyaṁ, bho gotama, abbhutaṁ, bho gotama. Yāva subhāsitañcidaṁ bhotā gotamena: ‘kāmehi kāmasukhaṁ, kāmasukhā kāmaggasukhaṁ tattha aggamakkhāyatī’ti. ‘Kāmehi, bho gotama, kāmasukhaṁ, kāmasukhā kāmaggasukhaṁ, tattha aggamakkhāyatī’”ti Variant: Kāmehi, bho gotama, kāmasukhaṁ, kāmasukhā kāmaggasukhaṁ, tattha aggamakkhāyatī’”ti → etthantare pāṭho si, sya-all, km, pts1ed potthakesu
“dujjānaṁ kho etaṁ, kaccāna, tayā aññadiṭṭhikena aññakhantikena aññarucikena aññatrayogena aññatrācariyakena—kāmā vā kāmasukhaṁ vā kāmaggasukhaṁ vā. Variant: kāmā → kāmaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) Ye kho te, kaccāna, bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṁyojanā sammadaññāvimuttā te kho etaṁ jāneyyuṁ—kāmā vā kāmasukhaṁ vā kāmaggasukhaṁ vā”ti.
Evaṁ vutte, vekhanaso paribbājako kupito anattamano bhagavantaṁyeva khuṁsento bhagavantaṁyeva vambhento bhagavantaṁyeva vadamāno: “samaṇo gotamo pāpito bhavissatī”ti bhagavantaṁ etadavoca: Variant: samaṇo → samaṇo ca (bj, pts1ed) “evameva panidhekacce samaṇabrāhmaṇā ajānantā pubbantaṁ, apassantā aparantaṁ atha ca pana Variant: panidhekacce → panidheke (bj, pts1ed); panimeke (uparisubhasutte) ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti—pajānāmā’ti—paṭijānanti. Tesamidaṁ bhāsitaṁ hassakaṁyeva sampajjati, nāmakaṁyeva sampajjati, rittakaṁyeva sampajjati, tucchakaṁyeva sampajjatī”ti.
“Ye kho te, kaccāna, samaṇabrāhmaṇā ajānantā pubbantaṁ, apassantā aparantaṁ, ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti—pajānāmā’ti—paṭijānanti; tesaṁ soyeva sahadhammiko niggaho hoti. Variant: tesaṁ soyeva → tesaṁyeva so (?) Api ca, kaccāna, tiṭṭhatu pubbanto, tiṭṭhatu aparanto. Etu viññū puriso asaṭho amāyāvī ujujātiko, ahamanusāsāmi ahaṁ dhammaṁ desemi. Yathānusiṭṭhaṁ tathā paṭipajjamāno nacirasseva sāmaññeva ñassati sāmaṁ dakkhiti—Variant: Yathānusiṭṭhaṁ tathā paṭipajjamāno → yathānusiṭṭhaṁ paṭipajjamāno (?) evaṁ kira sammā bandhanā vippamokkho hoti, yadidaṁ avijjā bandhanā. Variant: evaṁ kira sammā → evaṁ kirāyasmā (sya-all, mr) Seyyathāpi, kaccāna, daharo kumāro mando uttānaseyyako kaṇṭhapañcamehi bandhanehi baddho assa suttabandhanehi; tassa vuddhimanvāya indriyānaṁ paripākamanvāya tāni bandhanāni mucceyyuṁ; so mokkhomhīti kho jāneyya no ca bandhanaṁ.
Evameva kho, kaccāna, etu viññū puriso asaṭho amāyāvī ujujātiko, ahamanusāsāmi, ahaṁ dhammaṁ desemi; yathānusiṭṭhaṁ tathā paṭipajjamāno nacirasseva sāmaññeva ñassati, sāmaṁ dakkhiti: ‘evaṁ kira sammā bandhanā vippamokkho hoti, yadidaṁ avijjā bandhanā’”ti.
Evaṁ vutte, vekhanaso paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho gotama …pe… upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.
Vekhanasasuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.
Paribbājakavaggo niṭṭhito tatiyo.
Tassuddānaṁ
Puṇḍarī aggisaha kathināmo, Dīghanakho puna bhāradvājagotto; Sandakaudāyimuṇḍikaputto, Maṇiko tathākaccāno varavaggo.
Vekhanassa Sutta
Dịch giả