Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Rathavinīta Sutta

24

.

Kinh Trạm xe

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa.

Lúc ấy một số đông Tỷ-kheo người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

— Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: “Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo; tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo; tự mình độc cư và giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo; tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo; tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu Thiền định và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến cho các Tỷ-kheo; vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ, vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ?”.

— Bạch Thế Tôn, Tôn giả Punna Mantaniputta là Tỷ-kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: “Tự mình thiểu dục và nói về thiểu dục cho các Tỷ-kheo… (như trên)… vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ.”

Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta ngồi cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: “Hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm một trước mặt bậc Ðạo Sư, và được bậc Ðạo Sư chấp nhận; có thể chúng ta sẽ gặp Tôn giả Punna Mantaniputta, tại một chỗ nào, trong một thời gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả.”

Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá) lâu cho đến khi vừa ý, rồi khởi hành đi Savatthi; Ngài tuần tự đi và đến Savatthi. Ở đây, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika.

Tôn giả Punna Mantaniputta được nghe: “Thế Tôn đã đến Savatthi, trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika”. Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta thâu dọn lại sàng tọa, cầm y bát, khởi hành đi Savatthi. Tôn giả tuần tự đi đến Savatthi, Jetavana, vườn ông Anathapindika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Punna Mantaniputta đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ đi Andhavana để nghỉ trưa.

Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sariputta: “Hiền giả Sariputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Punna Mantaniputta; vị này được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ trưa”.

Rồi Tôn giả Sariputta vội vã đem theo tọa cụ, đi theo sau lưng Tôn giả Punna Mantaniputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi). Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta đi sâu vào rừng Andhavana, và ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Tôn giả Sariputta, sau khi đi sâu vào rừng Andhavana, ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.

Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sariputta từ Thiền định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Punna Mantaniputta những lời chào đón, hỏi thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta thưa với Tôn giả Punna Mantaniputta:

— Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
— Thật như vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
— Không phải vậy, Hiền giả.

— Hiền giả, khi hỏi “có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?”, Hiền giả trả lời “Không phải vậy”. Khi hỏi … tâm thanh tịnh? … kiến thanh tịnh?… đoạn nghi thanh tịnh? … đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh? … đạo tri kiến thanh tịnh? … Khi hỏi “có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?”, Hiền giả trả lời “Không phải vậy”. Như vậy, Hiền giả, với mục đích gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

— Hiền giả, với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn.

— Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải đoạn nghi thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
— Hiền giả, không phải vậy.

— Hiền giả, khi hỏi “có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?”, Hiền giả trả lời: “Không phải vậy. Khi hỏi “có phải tâm thanh tịnh …? … có phải kiến thanh tịnh …? … có phải đoạn nghi thanh tịnh …? … có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh …? … có phải đạo tri kiến thanh tịnh là …? … có phải tri kiến thanh tịnh …? … có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?”, Hiền giả trả lời: “Không phải vậy.” Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải được hiểu như thế nào?

— Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh… Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh… Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh… Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh… Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh… Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, và nếu Thế Tôn tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các pháp ấy.

Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói. Hiền giả, như vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Savatthi và Saketa. Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai… đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba… đến được trạm xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến được Saketa, tại cửa nội thành. Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:”– Tâu Ðại vương có phải với trạm xe này, Bệ hạ đi từ Savatthi đến Saketa tại cửa nội thành?” Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn?

— Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn: “– Ở đây, trong khi ta ở Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho ta, giữa Savatthi và Saketa. Ta từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai… đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba… đến được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư… đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu… leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Saketa, tại cửa nội thành”. Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.

— Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.

Khi được nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Punna Mantaniputta:

— Tôn giả tên là gì? Và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

— Hiền giả, tên tôi là Punna và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Mantaniputta.

— Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!

Khi được nói vậy, Tôn giả Punna Mantaniputta nói với Tôn giả Sariputta:

— Tôn giả tên là gì, và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

— Hiền giả, tôi tên là Upatissa, và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Sariputta.

— Tôi đang luận bàn với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Ðạo Sư mà không được biết là Tôn giả Sariputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sariputta, thì chúng tôi đã không nói nhiều như vậy. Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sariputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh… được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sariputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta!

Như vậy, hai bậc cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.

Rathavinīta Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Atha kho sambahulā jātibhūmakā bhikkhū jātibhūmiyaṁ vassaṁvuṭṭhā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinne kho te bhikkhū bhagavā etadavoca:

“Ko nu kho, bhikkhave, jātibhūmiyaṁ jātibhūmakānaṁ bhikkhūnaṁ sabrahmacārīnaṁ evaṁ sambhāvito: ‘attanā ca appiccho appicchakathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca santuṭṭho santuṭṭhikathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca pavivitto pavivekakathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca asaṁsaṭṭho asaṁsaggakathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca āraddhavīriyo vīriyārambhakathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca sīlasampanno sīlasampadākathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca samādhisampanno samādhisampadākathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca paññāsampanno paññāsampadākathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca vimuttisampanno vimuttisampadākathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca vimuttiñāṇadassanasampanno vimuttiñāṇadassanasampadākathañca bhikkhūnaṁ kattā, ovādako viññāpako sandassako samādapako samuttejako sampahaṁsako sabrahmacārīnan’”ti?

“Puṇṇo nāma, bhante, āyasmā mantāṇiputto jātibhūmiyaṁ jātibhūmakānaṁ bhikkhūnaṁ sabrahmacārīnaṁ evaṁ sambhāvito: ‘attanā ca appiccho appicchakathañca bhikkhūnaṁ kattā, attanā ca santuṭṭho …pe… ovādako viññāpako sandassako samādapako samuttejako sampahaṁsako sabrahmacārīnan’”ti.

Tena kho pana samayena āyasmā sāriputto bhagavato avidūre nisinno hoti. Atha kho āyasmato sāriputtassa etadahosi:

“lābhā āyasmato puṇṇassa mantāṇiputtassa, suladdhalābhā āyasmato puṇṇassa mantāṇiputtassa, yassa viññū sabrahmacārī satthu sammukhā anumassa anumassa vaṇṇaṁ bhāsanti, tañca satthā abbhanumodati. Appeva nāma mayampi kadāci karahaci āyasmatā puṇṇena mantāṇiputtena saddhiṁ samāgaccheyyāma, appeva nāma siyā kocideva kathāsallāpo”ti.

Atha kho bhagavā rājagahe yathābhirantaṁ viharitvā yena sāvatthi tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena sāvatthi tadavasari. Tatra sudaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Assosi kho āyasmā puṇṇo mantāṇiputto: “bhagavā kira sāvatthiṁ anuppatto; sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme”ti.

Atha kho āyasmā puṇṇo mantāṇiputto senāsanaṁ saṁsāmetvā pattacīvaramādāya yena sāvatthi tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena sāvatthi jetavanaṁ anāthapiṇḍikassa ārāmo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ bhagavā dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṁsesi. Atha kho āyasmā puṇṇo mantāṇiputto bhagavatā dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṁsito bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā yena andhavanaṁ tenupasaṅkami divāvihārāya.

Atha kho aññataro bhikkhu yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “yassa kho tvaṁ, āvuso sāriputta, puṇṇassa nāma bhikkhuno mantāṇiputtassa abhiṇhaṁ kittayamāno ahosi, so bhagavatā dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṁsito bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā yena andhavanaṁ tena pakkanto divāvihārāyā”ti.

Atha kho āyasmā sāriputto taramānarūpo nisīdanaṁ ādāya āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ piṭṭhito piṭṭhito anubandhi sīsānulokī. Atha kho āyasmā puṇṇo mantāṇiputto andhavanaṁ ajjhogāhetvā aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisīdi. Āyasmāpi kho sāriputto andhavanaṁ ajjhogāhetvā aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisīdi.

Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā puṇṇo mantāṇiputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā puṇṇena mantāṇiputtena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ etadavoca:

“Bhagavati no, āvuso, brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“Evamāvuso”ti.

“Kiṁ nu kho, āvuso, sīlavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, cittavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ nu kho, āvuso, diṭṭhivisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, kaṅkhāvitaraṇavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ nu kho, āvuso, maggāmaggañāṇadassanavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, paṭipadāñāṇadassanavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ nu kho, āvuso, ñāṇadassanavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“‘Kiṁ nu kho, āvuso, sīlavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ, āvuso’ti vadesi. ‘Kiṁ panāvuso, cittavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ, āvuso’ti vadesi. ‘Kiṁ nu kho, āvuso, diṭṭhivisuddhatthaṁ …pe… kaṅkhāvitaraṇavisuddhatthaṁ …pe… maggāmaggañāṇadassanavisuddhatthaṁ …pe… paṭipadāñāṇadassanavisuddhatthaṁ …pe… kiṁ nu kho, āvuso, ñāṇadassanavisuddhatthaṁ bhagavati brahmacariyaṁ vussatī’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ āvuso’ti vadesi. Kimatthaṁ carahāvuso, bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti?

“Anupādāparinibbānatthaṁ kho, āvuso, bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti.

“Kiṁ nu kho, āvuso, sīlavisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, cittavisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ nu kho, āvuso, diṭṭhivisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, kaṅkhāvitaraṇavisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ nu kho, āvuso, maggāmaggañāṇadassanavisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, paṭipadāñāṇadassanavisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ nu kho, āvuso, ñāṇadassanavisuddhi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“Kiṁ panāvuso, aññatra imehi dhammehi anupādāparinibbānan”ti?

“No hidaṁ, āvuso”.

“‘Kiṁ nu kho, āvuso, sīlavisuddhi anupādāparinibbānan’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ, āvuso’ti vadesi. ‘Kiṁ panāvuso, cittavisuddhi anupādāparinibbānan’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ, āvuso’ti vadesi. ‘Kiṁ nu kho, āvuso, diṭṭhivisuddhi anupādāparinibbānan’ti …pe… kaṅkhāvitaraṇavisuddhi … maggāmaggañāṇadassanavisuddhi … paṭipadāñāṇadassanavisuddhi … ‘kiṁ nu kho, āvuso, ñāṇadassanavisuddhi anupādāparinibbānan’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ, āvuso’ti vadesi. ‘Kiṁ panāvuso, aññatra imehi dhammehi anupādāparinibbānan’ti iti puṭṭho samāno ‘no hidaṁ, āvuso’ti vadesi. Yathākathaṁ panāvuso, imassa bhāsitassa attho daṭṭhabbo”ti?

“Sīlavisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Variant: paññapeyya → paññāpessa (bj, sya-all, pts1ed) Cittavisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Diṭṭhivisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Kaṅkhāvitaraṇavisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Maggāmaggañāṇadassanavisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Paṭipadāñāṇadassanavisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Ñāṇadassanavisuddhiñce, āvuso, bhagavā anupādāparinibbānaṁ paññapeyya, saupādānaṁyeva samānaṁ anupādāparinibbānaṁ paññapeyya. Aññatra ce, āvuso, imehi dhammehi anupādāparinibbānaṁ abhavissa, puthujjano parinibbāyeyya. Puthujjano hi, āvuso, aññatra imehi dhammehi.

Tena hāvuso, upamaṁ te karissāmi; upamāyapidhekacce viññū purisā bhāsitassa atthaṁ ājānanti.

Seyyathāpi, āvuso, rañño pasenadissa kosalassa sāvatthiyaṁ paṭivasantassa sākete kiñcideva accāyikaṁ karaṇīyaṁ uppajjeyya. Tassa antarā ca sāvatthiṁ antarā ca sāketaṁ satta rathavinītāni upaṭṭhapeyyuṁ. Atha kho, āvuso, rājā pasenadi kosalo sāvatthiyā nikkhamitvā antepuradvārā paṭhamaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya, paṭhamena rathavinītena dutiyaṁ rathavinītaṁ pāpuṇeyya, paṭhamaṁ rathavinītaṁ vissajjeyya dutiyaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya. Dutiyena rathavinītena tatiyaṁ rathavinītaṁ pāpuṇeyya, dutiyaṁ rathavinītaṁ vissajjeyya, tatiyaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya. Tatiyena rathavinītena catutthaṁ rathavinītaṁ pāpuṇeyya, tatiyaṁ rathavinītaṁ vissajjeyya, catutthaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya. Catutthena rathavinītena pañcamaṁ rathavinītaṁ pāpuṇeyya, catutthaṁ rathavinītaṁ vissajjeyya, pañcamaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya. Pañcamena rathavinītena chaṭṭhaṁ rathavinītaṁ pāpuṇeyya, pañcamaṁ rathavinītaṁ vissajjeyya, chaṭṭhaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya. Chaṭṭhena rathavinītena sattamaṁ rathavinītaṁ pāpuṇeyya, chaṭṭhaṁ rathavinītaṁ vissajjeyya, sattamaṁ rathavinītaṁ abhiruheyya. Sattamena rathavinītena sāketaṁ anupāpuṇeyya antepuradvāraṁ. Tamenaṁ antepuradvāragataṁ samānaṁ mittāmaccā ñātisālohitā evaṁ puccheyyuṁ: ‘iminā tvaṁ, mahārāja, rathavinītena sāvatthiyā sāketaṁ anuppatto antepuradvāran’ti? Kathaṁ byākaramāno nu kho, āvuso, rājā pasenadi kosalo sammā byākaramāno byākareyyā”ti?

“Evaṁ byākaramāno kho, āvuso, rājā pasenadi kosalo sammā byākaramāno byākareyya: ‘idha me sāvatthiyaṁ paṭivasantassa sākete kiñcideva accāyikaṁ karaṇīyaṁ uppajji. Variant: uppajji → uppajjati (mr) Tassa me antarā ca sāvatthiṁ antarā ca sāketaṁ satta rathavinītāni upaṭṭhapesuṁ. Atha khvāhaṁ sāvatthiyā nikkhamitvā antepuradvārā paṭhamaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Paṭhamena rathavinītena dutiyaṁ rathavinītaṁ pāpuṇiṁ, paṭhamaṁ rathavinītaṁ vissajjiṁ dutiyaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Dutiyena rathavinītena tatiyaṁ rathavinītaṁ pāpuṇiṁ, dutiyaṁ rathavinītaṁ vissajjiṁ, tatiyaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Tatiyena rathavinītena catutthaṁ rathavinītaṁ pāpuṇiṁ, tatiyaṁ rathavinītaṁ vissajjiṁ, catutthaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Catutthena rathavinītena pañcamaṁ rathavinītaṁ pāpuṇiṁ, catutthaṁ rathavinītaṁ vissajjiṁ, pañcamaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Pañcamena rathavinītena chaṭṭhaṁ rathavinītaṁ pāpuṇiṁ, pañcamaṁ rathavinītaṁ vissajjiṁ, chaṭṭhaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Chaṭṭhena rathavinītena sattamaṁ rathavinītaṁ pāpuṇiṁ, chaṭṭhaṁ rathavinītaṁ vissajjiṁ, sattamaṁ rathavinītaṁ abhiruhiṁ. Sattamena rathavinītena sāketaṁ anuppatto antepuradvāran’ti. Evaṁ byākaramāno kho, āvuso, rājā pasenadi kosalo sammā byākaramāno byākareyyā”ti.

“Evameva kho, āvuso, sīlavisuddhi yāvadeva cittavisuddhatthā, cittavisuddhi yāvadeva diṭṭhivisuddhatthā, diṭṭhivisuddhi yāvadeva kaṅkhāvitaraṇavisuddhatthā, kaṅkhāvitaraṇavisuddhi yāvadeva maggāmaggañāṇadassanavisuddhatthā, maggāmaggañāṇadassanavisuddhi yāvadeva paṭipadāñāṇadassanavisuddhatthā, paṭipadāñāṇadassanavisuddhi yāvadeva ñāṇadassanavisuddhatthā, ñāṇadassanavisuddhi yāvadeva anupādāparinibbānatthā. Anupādāparinibbānatthaṁ kho, āvuso, bhagavati brahmacariyaṁ vussatī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ etadavoca: “konāmo āyasmā, kathañca panāyasmantaṁ sabrahmacārī jānantī”ti?

“Puṇṇoti kho me, āvuso, nāmaṁ; mantāṇiputtoti ca pana maṁ sabrahmacārī jānantī”ti.

“Acchariyaṁ, āvuso, abbhutaṁ, āvuso. Yathā taṁ sutavatā sāvakena sammadeva satthusāsanaṁ ājānantena, evameva āyasmatā puṇṇena mantāṇiputtena gambhīrā gambhīrapañhā anumassa anumassa byākatā. Lābhā sabrahmacārīnaṁ, suladdhalābhā sabrahmacārīnaṁ, ye āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ labhanti dassanāya, labhanti payirūpāsanāya. Celaṇḍukena cepi sabrahmacārī āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ muddhanā pariharantā labheyyuṁ dassanāya, labheyyuṁ payirūpāsanāya, tesampi lābhā tesampi suladdhaṁ, amhākampi lābhā amhākampi suladdhaṁ, ye mayaṁ āyasmantaṁ puṇṇaṁ mantāṇiputtaṁ labhāma dassanāya, labhāma payirūpāsanāyā”ti. Variant: Celaṇḍukena → velaṇḍukena (sya-all); celaṇḍakena (mr); celaṇḍupekena (?)

Evaṁ vutte, āyasmā puṇṇo mantāṇiputto āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “ko nāmo āyasmā, kathañca panāyasmantaṁ sabrahmacārī jānantī”ti?

“Upatissoti kho me, āvuso, nāmaṁ; sāriputtoti ca pana maṁ sabrahmacārī jānantī”ti.

“Satthukappena vata kira, bho, sāvakena saddhiṁ mantayamānā na jānimha: Variant: bho → kho (mr) ‘āyasmā sāriputto’ti. Sace hi mayaṁ jāneyyāma ‘āyasmā sāriputto’ti, ettakampi no nappaṭibhāseyya. Acchariyaṁ, āvuso, abbhutaṁ, āvuso. Yathā taṁ sutavatā sāvakena sammadeva satthusāsanaṁ ājānantena, evameva āyasmatā sāriputtena gambhīrā gambhīrapañhā anumassa anumassa pucchitā. Lābhā sabrahmacārīnaṁ suladdhalābhā sabrahmacārīnaṁ, ye āyasmantaṁ sāriputtaṁ labhanti dassanāya, labhanti payirūpāsanāya. Celaṇḍukena cepi sabrahmacārī āyasmantaṁ sāriputtaṁ muddhanā pariharantā labheyyuṁ dassanāya, labheyyuṁ payirūpāsanāya, tesampi lābhā tesampi suladdhaṁ, amhākampi lābhā amhākampi suladdhaṁ, ye mayaṁ āyasmantaṁ sāriputtaṁ labhāma dassanāya, labhāma payirūpāsanāyā”ti.

Itiha te ubhopi mahānāgā aññamaññassa subhāsitaṁ samanumodiṁsūti.

Rathavinītasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.

Rathavinīta Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC