Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Raṭṭhapāla Sutta

82

.

Kinh Raṭṭhapāla

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở giữa dân chúng Kuru, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Thullakotthita.

Các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakotthita được nghe như sau: “Sa-môn Gotama là Thích tử, Tôn giả xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành giữa dân chúng Kuru nay đã đến Thullakotthita với đại chúng Tỷ-kheo. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được nói lên về Tôn giả Gotama: “Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên bố sự chứng ngộ ấy cho người khác. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy”.

Rồi các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakotthita đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Một số người nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Một số người chấp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Một số người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên. Một số người yên lặng ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn với pháp thoại khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakotthita đang ngồi một bên.

Lúc bấy giờ, một thiện nam tử tên là Ratthapala, con trai một gia đình thượng tộc ở chính tại Thullakotthita ấy, đang ngồi trong hội chúng này. Rồi thiện nam tử Ratthapala suy nghĩ như sau: “Như ta được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”.

Rồi các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakotthita, sau khi được Thế Tôn với pháp thoại khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Thiện nam tử Ratthapala, sau khi các Bà-la-môn, gia chủ ra đi không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thiện nam tử Ratthapala bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh, hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn, bạch Thế Tôn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, cho con thọ đại giới.

— Nhưng này Ratthapala, Ông có được cha mẹ bằng lòng cho Ông xuất gia chưa?

— Bạch Thế Tôn, con chưa được cha mẹ bằng lòng cho con xuất gia.

— Này Ratthapala, Như Lai không có cho ai xuất gia nếu không được cha mẹ người ấy bằng lòng.

— Như vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ làm những gì cần thiết để cha mẹ bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Rồi thiện nam tử Ratthapala từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi ra đi, đi đến cha mẹ, sau khi đến liền thưa với cha mẹ:

— Thưa Mẹ và Cha, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Hãy bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi được nghe nói vậy, cha mẹ Thiên nam tử Ratthapala nói với thiện nam tử Ratthapala:

— Này con thân yêu Ratthapala, con là đứa con độc nhất của mẹ cha, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Ratthapala, con không biết gì về đau khổ. Này con thân yêu Ratthapala, hãy đến ăn, hãy uống và hãy ăn chơi. Ăn, uống, ăn chơi, con có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Lần thứ hai… Lần thứ ba, thiện nam tử Ratthapala thưa với mẹ cha:

— Thưa Mẹ và Cha, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh, hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Hãy bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Lần thứ ba, cha mẹ thiện nam tử Ratthapala nói với thiện nam tử Ratthapala:

— Này con thân yêu Ratthapala, con là đứa con độc nhất của mẹ cha, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Ratthapala, con không biết gì về đau khổ. Này con thân yêu Ratthapala, hãy đến ăn, hãy sống và hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, con có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Rồi thiện nam tử Ratthapala không được cha mẹ cho xuất gia, liền ngay tại chỗ ấy nằm xuống trên đất trần và nói:

— Ta sẽ chết ở đây, hay được xuất gia.

Rồi cha mẹ thiện nam tử Ratthapala nói với thiện nam tử Ratthapala:

— Này con thân yêu Ratthapala, con là đứa con độc nhất của cha mẹ, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Ratthapala, con không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, này con thân yêu Ratthapala, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, con có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Khi được nghe nói vậy, thiện nam tử Ratthapala giữ im lặng. Lần thứ hai… Lần thứ ba, cha mẹ thiện nam tử Ratthapala nói với thiện nam tử Ratthapala:

— Này con thân yêu Ratthapala, con là đứa con độc nhất của cha mẹ, khả ái, dễ thương, sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Ratthapala, con không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, này con thân yêu Ratthapala, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, con có thể thụ hưởng cái ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng Ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Lần thứ ba, thiện nam tử Ratthapala giữ im lặng.

Rồi cha mẹ thiện nam tử Ratthapala liền đi đến các thân hữu của thiện nam tử Ratthapala, và nói:

— Này các Thân hữu, thiện nam tử Ratthapala nằm trên đất trần và nói: “Ở đây, ta sẽ chết, hay được xuất gia”. Này các con thân mến, hãy đi đến thiện nam tử Ratthapala, sau khi đến hãy nói với thiện nam tử Ratthapala: “Này bạn Ratthapala, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Ratthapala, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, bạn Ratthapala, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm phước đức, cha mẹ bạn không bằng lòng cho bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu bạn có chết đi, cha mẹ bạn còn không muốn không có mặt bạn, huống nay bạn còn sống, cha mẹ bạn lại bằng lòng cho bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!”

Rồi những người bạn của thiện nam tử Ratthapala vâng theo lời cha mẹ của thiện nam tử Ratthapala, đi đến chỗ thiện nam tử Ratthapala, sau khi đến liền nói:

— Này bạn Ratthapala, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Ratthapala, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, bạn Ratthapala, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Cha mẹ bạn không bằng lòng cho phép bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu bạn có chết đi, cha mẹ bạn còn không muốn không có mặt bạn, huống nay bạn còn sống, cha mẹ bạn lại bằng lòng cho bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Khi được nghe nói vậy, thiện nam tử Ratthapala giữ im lặng. Lần thứ hai…  Lần thứ ba, những người bạn của thiện nam tử Ratthapala, nói với thiện nam tử Ratthapala:

— Này bạn Ratthapala, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Ratthapala, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, bạn Ratthapala, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục, và sung sướng làm các phước đức. Cha mẹ bạn không bằng lòng cho phép bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu bạn chết đi, cha mẹ bạn còn không muốn không có mặt bạn, huống nay bạn còn sống, cha mẹ bạn lại bằng lòng cho phép bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình !

Lần thứ ba, thiện nam tử Ratthapala giữ im lặng.

Rồi các thân hữu của thiện nam tử Ratthapala đi đến cha mẹ thiện nam tử Ratthapala, sau khi đến liền thưa:

— Thưa Mẹ và Cha, thiện nam tử Ratthapala đang nằm xuống trên đất trần kia và nói: “Ở đây, ta sẽ chết, hay được xuất gia”. Nếu Cha Mẹ không bằng lòng cho thiện nam tử Ratthapala xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời Ratthapala sẽ chết ở tại chỗ ấy. Còn nếu Cha Mẹ bằng lòng cho thiện nam tử Ratthapala xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời Cha Mẹ có thể thấy Ratthapala sau khi xuất gia. Nếu thiện nam tử Ratthapala không cảm thấy hoan hỷ trong khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời Ratthapala không còn con đường nào đi khác hơn. Ratthapala sẽ trở lại ở đây. Hãy bằng lòng cho phép thiện nam tử Ratthapala xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

— Này các con thân mến, chúng ta bằng lòng cho phép thiện nam tử Ratthapala xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sau khi xuất gia, cần phải về thăm cha mẹ.

Rồi những thân hữu của thiện nam tử Ratthapala, đi đến thiện nam tử Ratthapala, sau khi đến, liền nói:

— Này bạn Ratthapala, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Ratthapala, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, ăn, uống, và vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục, và sung sướng làm các phước đức. Cha mẹ bạn đã bằng lòng cho phép được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, và sau khi xuất gia, cần phải về thăm cha mẹ.

Rồi thiện nam tử Ratthapala, sau khi đứng dậy, sau khi lấy lại sức lực, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thiện nam tử Ratthapala bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con đã được mẹ cha bằng lòng cho phép con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế Tôn hãy xuất gia cho con.

Và thiện nam tử Ratthapala được xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn và được thọ đại giới.

Rồi Thế Tôn, sau khi Tôn giả Ratthapala thọ đại giới không bao lâu, nửa tháng sau khi thọ đại giới, sau khi ở tại Thullakotthita cho đến khi thỏa mãn, liền khởi hành đi đến Savatthi, tuần tự du hành và đến Savatthi. Ở đấy, Thế Tôn trú tại Savatthi, Jetavana, tu viện của Anathapindika.

Rồi Tôn giả Ratthapala sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh tấn, không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến, tức là tự chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lui ở đời này nữa”. Tôn giả Ratthapala trở thành một vị A-la-hán nữa.

Rồi Tôn giả Ratthapala đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ratthapala bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con muốn đi thăm cha mẹ, nếu Thế Tôn cho phép con.

Thế Tôn với tâm của mình tìm hiểu tâm tư Tôn giả Ratthapala. Khi Thế Tôn được biết thiện nam tử Ratthapala không thể từ bỏ tu học, trở lại hoàn tục, liền nói với Tôn giả Ratthapala:

— Này Ratthapala, nay Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Tôn giả Ratthapala từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Thế Tôn, sau khi thâu xếp chỗ ở, cầm y bát và khởi hành đi đến Thullakotthita, tuần tự du hành và đến Thullakotthita. Ở đấy, Tôn giả Ratthapala trú tại vườn Lộc Uyển của vua Koravya. Rồi tôn giả Ratthapala vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Thullakotthita để khất thực. Tôn giả đi khất thực từng nhà một ở Thullakotthita và đến tại nhà người cha mình.

Lúc bấy giờ người cha của Tôn giả Ratthapala đang chải tóc ở giữa gian phòng có cửa. Người cha của Tôn giả Ratthapala thấy Tôn giả Ratthapala từ xa đi đến, và nói.

— Chính vì những Sa-môn đầu trọc này mà đứa con độc nhất của chúng ta, khả ái, dễ thương đã xuất gia.

Và Tôn giả Ratthapala từ ngôi nhà của cha mình, không được bố thí, không nhận được lời từ chối, chỉ nhận được lời sĩ nhục.

Lúc bấy giờ, người nữ tỳ thân gia của Tôn giả Ratthapala muốn quăng đổ cháo ngày hôm qua. Tôn giả Ratthapala nói với người nữ tỳ ấy:

— Này Chị, nếu cần phải quăng đổ cháo này, hãy đổ vào bát của tôi ở đây.

Rồi người nữ tỳ, trong khi đổ cháo ngày hôm qua ấy vào bát của Tôn giả Ratthapala, nhận diện được tướng tay, chân và giọng nói của Tôn giả. Người nữ tỳ liền đi đến người mẹ của Tôn giả Ratthapala, sau khi đến nói với người mẹ của Tôn giả Ratthapala:

— Thưa tôn mẫu, tôn mẫu có biết chăng, cậu ấm (ayyaputta) Ratthapala đã trở về.

— Nếu ngươi nói đúng sự thật, ngươi sẽ được thoát khỏi phận nô tỳ.

Rồi mẹ Tôn giả Ratthapala đi đến cha Tôn giả Ratthapala và nói:

— Thưa gia chủ, gia chủ có biết chăng, thiện nam tử Ratthapala đã trở về.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Ratthapala đang ăn cháo ngày hôm qua ấy, ngồi dựa vào một bức tường. Rồi người cha đến tại chỗ của Tôn giả Ratthapala, sau khi đến liền nói với Tôn giả Ratthapala:

— Này con thân yêu Ratthapala, có phải con đang ăn cháo ngày hôm qua? Này con thân yêu Ratthapala, con phải vào nhà của con.

— Thưa gia chủ, chỗ nào là nhà của chúng tôi, những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình? Chúng tôi là những người không gia đình, thưa gia chủ ! Chúng tôi có đến nhà của gia chủ, thưa gia chủ, nhưng tại đấy, chúng tôi không nhận được bố thí, không nhận được lời từ chối, chỉ nhận được lời sỉ nhục.

— Hãy đi vào nhà, này con thân yêu Ratthapala.

— Thưa gia chủ, thôi vừa rồi ! Hôm nay tôi đã ăn xong.

— Vậy này con thân yêu Ratthapala, hãy nhận lời mời ngày mai đến dùng cơm.

Tôn giả Ratthapala im lặng nhận lời. Rồi người cha của Tôn giả Ratthapala, sau khi được biết Tôn giả Ratthapala đã nhận lời liền về đến nhà của mình, cho chất vàng nén và tiền vàng thành một đống lớn, lấy màn che lại, và cho gọi các người vợ cũ của Tôn giả Ratthapala:

— Này các con dâu, hãy tự trang điểm với những trang điểm mà xưa kia các con được thiện nam tử Ratthapala ái lạc và ưa thích.

Rồi người cha của Tôn giả Ratthapala, sau khi đêm ấy đã mãn, sau khi cho sửa soạn trong nhà của mình, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, liền báo giờ cho Tôn giả Ratthapala:

— Ðã đến giờ, này con thân yêu Ratthapala, cơm đã sẵn sàng.

Rồi Tôn giả Ratthapala vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến ngồi nhà của người cha mình, sau khi đến ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi người cha của Tôn giả Ratthapala cho trình bày ra đống vàng nén và tiền vàng và nói với Tôn giả Ratthapala:

— Này con thân yêu Ratthapala, đây là tiền tài của mẹ, kia là tiền tài của cha, kia là tiền tài của tổ tiên. Này con thân yêu Ratthapala, con có thể thụ hưởng tài vật và làm các phước đức. Này con thân yêu Ratthapala, hãy từ bỏ tu học, hoàn tục thụ hưởng các tài vật và làm các phước đức.

— Thưa gia chủ, nếu gia chủ làm theo lời nói của tôi, sau khi chồng chất đống vàng nén và tiền vàng này vào trong các xe, sau khi cho chở và hạ xuống giữa sông Hằng, hãy đổ đống vàng này vào giữa dòng sông. Vì sao vậy? Này gia chủ, vì do nhân duyên này, mà sầu, bi, khổ, ưu, não sẽ khởi lên cho gia chủ.

Rồi những người vợ cũ của Tôn giả Ratthapala ôm mỗi chân (Tôn giả) và nói:

— Thưa phu quân (ayyaputtaka) vì thiên nữ nào mà phu quân sống phạm hạnh?

— Các bà chị, không phải vì thiên nữ nào mà chúng tôi sống phạm hạnh.

— Phu quân Ratthapala đối với chúng ta gọi chúng ta là bà chị.

Nói lên như vậy, (các người vợ cũ) liền ngã xuống đất, bất tỉnh.

Rồi Tôn giả Ratthapala nói với phụ thân:

— Thưa gia chủ, nếu gia chủ muốn bố thí đồ ăn thời hãy bố thí đi, chớ có phiền nhiễu chúng tôi.

— Hãy ăn, này con thân yêu Ratthapala, cơm đã sẵn sàng.

Rồi người cha của Tôn giả Ratthapala tự tay thân mời và làm cho thỏa mãn Tôn giả Ratthapala với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

Rồi Tôn giả Ratthapala sau khi ăn xong, tay đã rời khỏi bát, đứng dậy và nói bài kệ sau đây:

Hãy nhìn hình bóng trang sức này,
Một nhóm vết thương được tích tụ,
Bệnh nhiều, tham tưởng cũng khá nhiều,
Nhưng không gì kiên cố, thường trú.

Hãy nhìn dung mạo trang sức này,
Với các châu báu, với vòng tai,
Một bộ xương được da bao phủ,
Ðược y phục làm cho sáng chói.

Chân được sơn với son với sáp,
Mặt được thoa với phấn, với bột,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.

Tóc được uốn bảy vòng, bảy lớp,
Mắt được xoa với thuốc, với son,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.

Như hộp thuốc trang hoàng mới mẻ,
Là uế thân được điểm thời trang,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.

Người thợ săn đặt bày lưới sập,
Loài nai khôn chẳng chạm bén chân,
Ăn lúa xong, chúng ta lên đường,
Mặc cho kẻ bắt nai than khóc.

Tôn giả Ratthapala đọc bài kệ xong đứng dậy, liền đi đến vườn Lộc Uyển của vua Koravya, sau khi đến liền ngồi xuống nghỉ trưa dưới một gốc cây.

Rồi vua Koravya nói với người thợ săn:

— Này thợ Săn, hãy dọn dẹp đất vườn ở Lộc Uyển, ta muốn đi thăm viếng cảnh đẹp.

— Thưa vâng, Ðại vương.

Người thợ săn vâng đáp vua Koravya, trong khi dọn dẹp vườn Nai, thấy Tôn giả Ratthapala đang ngồi dưới gốc cây để nghỉ trưa. Sau khi thấy vậy, người ấy liền đến vua Koravya, sau khi đến liền tâu vua Koravya:

— Tâu Ðại vương, vườn Nai đã được dọn dẹp. Và ở đấy có thiện nam tử tên là Ratthapala là con một thế gia ở Thullakotthita mà Ðại vương thường hay tán thán, vị ấy đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.

— Này Thợ săn, hôm nay thế là vừa đủ về vườn cảnh. Nay chúng ta muốn cung kính cúng dường Tôn giả Ratthapala.

Rồi vua Koravya, sau khi nói: “Ở đây, hãy đem bố thí tất cả món ăn đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm”, ra lệnh cho thắng nhiều cỗ xe thù thắng, leo lên một cỗ xe thù thắng, liền cùng với các cỗ xe đi ra khỏi Thullakotthita để yết kiến Tôn giả Ratthapala với đại uy phong của bậc đế vương. Sau khi cỡi xe cho đến chỗ đất còn có thể cỡi xe được, Ngài xuống xe, đi bộ, cùng với hàng tùy tùng vương hầu, đến chỗ của Tôn giả Ratthapala, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Ratthapala, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, vua Koravya bạch Tôn giả Ratthapala:

— Ở đây xin mời Tôn giả Ratthapala ngồi xuống trên nệm voi.

— Thôi vừa rồi, Ðại vương! Ðại vương hãy ngồi. Tôi đã ngồi trên chỗ ngồi của tôi.

Rồi vua Koravya ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, vua Koravya bạch Tôn giả Ratthapala:

— Bạch Tôn giả Ratthapala, có bốn sự suy vong này. Chính do thành tựu bốn sự suy vong này mà ở đây, có người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn? Lão suy vong, bệnh suy vong, tài sản suy vong, thân tộc suy vong.

Này Tôn giả Ratthapala, thế nào là lão suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Ratthapala có người niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung. Vị ấy suy tư như sau: “Nay ta đã già, niên cao lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung. Thật không dễ gì cho ta thâu được các tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm tăng trưởng các tài vật đã thâu hoạch. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Vị này, do thành tựu lão suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Ratthapala được gọi là lão suy vong. Nhưng Tôn giả Ratthapala nay còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời; Tôn giả Ratthapala đâu có lão suy vong? Vậy Tôn giả Ratthapala đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Và thưa Tôn giả Ratthapala, thế nào là bệnh suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Ratthapala, có người bị bệnh, khổ đau, mang trọng bệnh. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị bệnh, khổ đau, mang trọng bệnh, thật không dễ gì cho ta thâu được các tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm tăng trưởng các tài vật đã thâu hoạch được. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Vị này do thành tựu bệnh suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, được gọi là bệnh suy vong. Nhưng Tôn giả Ratthapala nay ít bệnh, ít não, tiêu hóa được điều hòa, không quá lạnh, không quá nóng; Tôn giả Ratthapala đâu có bệnh suy vong? Tôn giả Ratthapala đã biết gì, đã thấy gì hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Và thưa Tôn giả Ratthapala, thế nào là tài sản suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Ratthapala có người giàu sang, tiền của nhiều, tài vật nhiều, và những tài vật của vị ấy dần dần đi đến chỗ suy vong. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta trước đây giàu sang, tiền của nhiều, tài sản nhiều. Những tài vật ấy của ta dần dần đã đi đến suy vong. Thật không dễ gì cho ta thâu được những tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm cho tăng trưởng những tài vật đã thâu hoạch được. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Vị này do thành tựu tài suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Ratthapala được gọi là tài suy vong. Nhưng Tôn giả Ratthapala chính tại Thullakotthita này, là con của một lương gia đệ nhất; Tôn giả Ratthapala đâu có tài sản suy vong? Tôn giả Ratthapala đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Và này Tôn giả Ratthapala, thế nào là thân tộc suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Ratthapala có người có nhiều thân hữu quen biết, bà con huyết thống, những thân hữu quyến thuộc của người ấy dần dần đi đến chỗ suy vong. Người ấy suy tư như sau: “Trước kia, ta có nhiều người thân hữu quen biết, bà con huyết thống. Những thân hữu quyến thuộc ấy của ta dần dần đi đến chỗ suy vong. Thật không dễ gì cho ta thâu được những tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm cho tăng trưởng những tài vật đã thâu hoạch được. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Vị này do thành tựu thân tộc suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, được gọi là thân tộc suy vong. Nhưng Tôn giả Ratthapala ở chính tại Thullakotthita này, có nhiều thân hữu quen biết, bà con huyết thống, Tôn giả Ratthapala đâu có thân tộc suy vong? Vậy Tôn giả Ratthapala đã biết gì, đã thấy gì hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Thưa Tôn giả Ratthapala, đây là bốn loại suy vong, do thành tựu bốn loại suy vong này mà ở đây, có người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; Tôn giả Ratthapala đâu có những loại ấy? Vậy Tôn giả đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

— Thưa Ðại vương, có bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn?

“Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt”, thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

“Thế giới là vô hộ, vô chủ”, thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ hai, do Thế Tôn, bậc Tri Giả. Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

“Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả”, thưa Ðại vương đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ ba, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy, tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

“Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái”, thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ tư, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy, tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Thưa Ðại vương, đây là bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

— Tôn giả Ratthapala đã nói: “Thế giới là vô thường đi đến hủy diệt,” ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapala?

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Khi Ngài 20 tuổi, hay 25 tuổi, Ngài có thiện nghệ về voi, thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc?

— Thưa Tôn giả Ratthapala, khi tôi được 20 hay 25 tuổi, tôi thiện nghệ về voi, tôi thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh, và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc. Có đôi lúc, thưa Tôn giả Ratthapala, tôi cảm thấy có thần lực và xem không ai có thể bằng tôi về sức mạnh.

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nay Ðại vương vẫn còn bắp vế mạnh, cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ đánh giặc như vậy không?

— Không như vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, nay tôi đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung, gần 80 tuổi thọ. Có đôi lúc, thưa Tôn giả Ratthapala, tôi nghĩ: “Ở đây, ta sẽ bước chân”, nhưng tôi lại bước chân tại chỗ khác.

— Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt”, và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

— Thật vi diệu thay, Tôn Giả Ratthapala! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapala! Ý nghĩa này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: “Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt”. Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt.

Nhưng thưa Tôn giả Ratthapala, ở vương quốc này, có đội quân voi, cũng có đội quân ngựa, cũng có đội quân xa, cũng có đội quân bộ, nếu chúng tôi gặp nguy khốn thời các đội quân bảo vệ chúng tôi. Tôn giả Ratthapala đã nói: “Thế giới là vô hộ, vô chủ”, ý nghĩa của lời nói này, cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapala?

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có mắc chứng bệnh kinh niên nào không?

— Thưa Tôn giả Ratthapala, tôi có bệnh phong kinh niên. Nhiều khi, thân hữu quen biết, bà con huyết thống đứng xung quanh tôi và nói: “Nay vua Koravya sẽ mệnh chung, nay vua Koravya sẽ mệnh chung”.

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có thể nói chăng, với các thân hữu quen biết, bà con huyết thống của Ðại vương: “Mong rằng Tôn giả thân hữu quen biết, bà con huyết thống làm vơi nhẹ sự đau khổ của tôi! Mong tất cả hãy san sẻ cảm thọ này, để tôi có thể có một cảm thọ nhẹ nhàng hơn”; hay là Ðại vương chỉ có thể thọ lãnh cảm thọ ấy một mình?

— Thưa Tôn giả Ratthapala, tôi không có thể nói với các thân hữu quen biết, bà con huyết thống của tôi: “Mong rằng các Tôn giả thân hữu quen biết, bà con huyết thống làm vơi nhẹ sự đau khổ của tôi. Mong tất cả hãy san sẻ cảm thọ này để có thể có một cảm thọ nhẹ nhàng hơn”; và tôi chỉ có thể thọ lãnh cảm thọ ấy một mình”.

— Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Thế giới là vô hộ, vô chủ”, và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Ratthapala! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapala! Ý nghĩa này được Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: “Thế giới là vô hộ, vô chủ”. Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, thế giới là vô hộ, vô chủ.

Nhưng thưa Tôn giả Ratthapala, ở vương quốc này có rất nhiều vàng nén và tiền vàng dưới đất và trên mặt đất”. Tôn giả Ratthapala đã nói: “Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả”. Ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapala?

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Dầu cho nay Ðại vương sống thụ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng, Ðại vương có thể nói được như sau: “Chính như vậy, tôi thọ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng này”; hay là người khác sẽ thọ hưởng tài sản này, còn Ðại vương sẽ phải đi theo nghiệp của mình?

— Thưa Tôn giả Ratthapala, dầu cho nay tôi sống thụ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng. Tôi không có thể nói được như sau: “Chính như vậy tôi thọ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng này”. Chính người khác sẽ thọ hưởng tài sản này, còn tôi phải đi theo nghiệp của tôi.

— Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả”. Và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Ratthapala! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapala! Ý nghĩa này được Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: “Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả”. Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả.

Tôn giả Ratthapala đã nói: “Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái”. Ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapala?

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Có phải Ðại vương trị vì ở Kuru, một nước phồn thịnh?

— Thưa vâng, Tôn giả Ratthapala. Tôi trị vì ở Kuru, một nước phồn thịnh.

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có người đáng tin cậy, chánh trực đến với Ðại vương từ phương Ðông, và sau khi đến tâu với Ðại Vương: “Tâu Ðại vương, Ðại vương có biết chăng? Tôi từ phương Ðông lại. Ở đấy, tôi có thấy một quốc độ lớn, phú cường, phồn thịnh, dân cư trù mật. Tại đấy có nhiều đội voi, đội ngựa, đội xe, bộ đội. Tại đấy có nhiều ngà voi, tại đấy có nhiều vàng nén, tiền vàng chưa làm và đã làm, có nhiều phụ nữ. Và có thể chinh phục quốc độ ấy với vũ lực như thế ấy. Tâu Ðại vương, hãy đi chinh phục !” Ðại vương sẽ hành động như thế nào?

— Thưa Tôn giả Ratthapala, sau khi chinh phục quốc độ ấy, tôi sẽ trị vì.

— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây có người đến với Ðại vương từ phương Tây … từ phương Bắc … từ phương Nam … từ bờ biển bên kia, người ấy đáng tin cậy, chánh trực, tâu với Ðại vương: “Tâu Ðại vương, Ðại vương có biết chăng? Tôi từ bờ biển bên kia lại. Ở đây, tôi thấy có một quốc độ lớn, phú cường, phồn thịnh, dân cư trù mật. Tại đấy có nhiều đội voi, đội ngựa, đội xe, bộ đội. Tại đấy có nhiều ngà voi. Tại đấy có nhiều vàng nén, tiền vàng chưa làm và đã làm, có nhiều phụ nữ. Và có thể chinh phục quốc độ ấy với vũ lực như thế ấy. Tâu Ðại vương , hãy đi chinh phục”. Ðại vương sẽ hành động như thế nào?

— Thưa Tôn giả Ratthapala, sau khi chinh phục quốc độ ấy, tôi sẽ trị vì.

— Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái, ” và tôi sau khi biết, sau khi thấy, sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Ratthapala! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapala! Ý nghĩa này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: “Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái”. Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapala, thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.

Tôn giả Ratthapala đã giảng như vậy, sau khi giảng như vậy xong, lại nói thêm như sau:

Ta thấy người giàu sang ở đời,
Có của vì si không bố thí.
Vì tham, họ tích tụ tài vật,
Và chạy theo dục vọng càng nhiều.

Dùng bạo lực, chinh phục quả đất,
Vua trị vì cho đến hải biên,
Không thỏa mãn bờ biển bên này,
Và chạy theo bờ biển bên kia.

Vua cùng rất nhiều loại người khác,
Ái chưa ly, mạng chung đã đến,
Bị thiếu thốn, không bỏ thân họ,
Không thỏa mãn lòng dục ở đời.

Quyến thuộc tán loạn, khóc người ấy:
“Than ôi, người ấy không bất tử ! “.
Mạng thân người ấy vải bao phủ,
Họ đốt lửa làm lễ hỏa thiêu.

Bị thọc với cây, người ấy cháy,
Ðộc mảnh vải, bỏ tiền của lại.
Ở đây, quyến thuộc cùng thân hữu,
Không nơi nương tựa cho kẻ chết.

Kẻ thừa tự, nhận mang tài sản,
Riêng con người, theo nghiệp phải đi,
Tiền của đâu có theo người chết,
Cả vợ con, tài sản, quốc độ.

Tài sản không mua được trường thọ,
Phú quý không tránh được già suy,
Kẻ trí nói đời này thật ngắn,
Thật vô thường, biến đổi luôn luôn.

Kẻ giàu, kẻ nghèo đều cảm xúc,
Người ngu, kẻ trí đồng cảm thọ,
Kẻ ngu bị ngu đánh nằm ngã,
Bậc trí cảm xúc, không run sợ.

Do vậy, trí tuệ thắng tài vật,
Nhờ trí, ở đây được viên thành.
Không thành mãn trong hữu, phi hữu,
Kẻ ngu tạo tác các ác nghiệp.

Nhập thai thác sanh thế giới khác,
Người ấy luân hồi, tiếp tục sanh,
Kẻ thiểu trí chắc hẳn phải là
Nhập thai và sanh thế giới khác.

Như kẻ trộm bị bắt khi trộm,
Ác tánh hại mình do tự nghiệp,
Chúng sanh cũng vậy chết đời khác,
Ác tánh hại mình, do tự lực.

Dục vọng nhiều loại, ngọt, khả ái,
Nhiễu loạn tâm dưới nhiều hình thức,
Thấy hoạn nạn trong dục trưởng dưỡng,
Nên tôi xuất gia, tâu Ðại vương !

Như quả từ đây, người bị rụng,
Cả già lẫn trẻ, khi thân hoại,
Do thấy chính vậy, tôi xuất gia,
Hạnh Sa-môn phải là tối thắng,

Thưa Ðại vương!

Raṭṭhapāla Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kurūsu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ yena thullakoṭṭhikaṁ nāma kurūnaṁ nigamo tadavasari.

Assosuṁ kho thullakoṭṭhikā brāhmaṇagahapatikā: Variant: thullakoṭṭhikā → thullakoṭṭhitakā (bj, sya-all, km, pts1ed)

“samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito kurūsu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ thullakoṭṭhikaṁ anuppatto. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.

Atha kho thullakoṭṭhikā brāhmaṇagahapatikā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā appekacce bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce bhagavatā saddhiṁ sammodiṁsu, sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce bhagavato santike nāmagottaṁ sāvetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinne kho thullakoṭṭhike brāhmaṇagahapatike bhagavā dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṁsesi.

Tena kho pana samayena raṭṭhapālo nāma kulaputto tasmiṁyeva thullakoṭṭhike aggakulassa putto tissaṁ parisāyaṁ nisinno hoti. Variant: aggakulassa → aggakulikassa (bj, sya-all, km, pts1ed) | ti → ettha labheyy …pe… upasampada v sabbesupi m dissati pa sudinnabh p pana eta natthi. ma bhagav ida mr potthake yeva tadeva atthi bj sya-all potthakesu Atha kho raṭṭhapālassa kulaputtassa etadahosi: “yathā yathā khvāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi, nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Variant: yathā yathā khvāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi → yathā yathā kho bhagavā dhammaṁ deseti (bj) Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan”ti.

Atha kho thullakoṭṭhikā brāhmaṇagahapatikā bhagavatā dhammiyā kathāya sandassitā samādapitā samuttejitā sampahaṁsitā bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkamiṁsu.

Atha kho raṭṭhapālo kulaputto acirapakkantesu thullakoṭṭhikesu brāhmaṇagahapatikesu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho raṭṭhapālo kulaputto bhagavantaṁ etadavoca: “yathā yathāhaṁ, bhante, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi, nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Icchāmahaṁ, bhante, kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ. Labheyyāhaṁ, bhante, bhagavato santike pabbajjaṁ, labheyyaṁ upasampadaṁ. Pabbājetu maṁ bhagavā”ti.

“Anuññātosi pana tvaṁ, raṭṭhapāla, mātāpitūhi agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti?

“Na khohaṁ, bhante, anuññāto mātāpitūhi agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti.

“Na kho, raṭṭhapāla, tathāgatā ananuññātaṁ mātāpitūhi puttaṁ pabbājentī”ti.

“Svāhaṁ, bhante, tathā karissāmi yathā maṁ mātāpitaro anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti.

Atha kho raṭṭhapālo kulaputto uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā yena mātāpitaro tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mātāpitaro etadavoca: “ammatātā, yathā yathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi, nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Icchāmahaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ. Anujānātha maṁ agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti.

Evaṁ vutte, raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “tvaṁ khosi, tāta raṭṭhapāla, amhākaṁ ekaputtako piyo manāpo sukhedhito sukhaparibhato. Variant: sukhaparibhato → sukhaparihato (sya-all, km, mr) Na tvaṁ, tāta raṭṭhapāla, kassaci dukkhassa jānāsi. (…) Maraṇenapi te mayaṁ akāmakā vinā bhavissāma. Variant: (…) → (ehi tvaṁ tāta raṭṭhapāla bhuñja ca piva ca paricārehi ca, bhuñjanto pivanto paricārento kāme paribhuñjanto puññāni karonto abhiramassu, na taṁ mayaṁ anujānāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya) sabbattha dissati, sudinnakaṇḍe pana natthi, aṭṭhakathāsupi na Kiṁ pana mayaṁ taṁ jīvantaṁ anujānissāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti?

Dutiyampi kho raṭṭhapālo kulaputto …pe… tatiyampi kho raṭṭhapālo kulaputto mātāpitaro etadavoca: “ammatātā, yathā yathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi, nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Icchāmahaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ. Anujānātha maṁ agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti. Tatiyampi kho raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “tvaṁ khosi, tāta raṭṭhapāla, amhākaṁ ekaputtako piyo manāpo sukhedhito sukhaparibhato. Na tvaṁ, tāta raṭṭhapāla, kassaci dukkhassa jānāsi. Maraṇenapi te mayaṁ akāmakā vinā bhavissāma. Kiṁ pana mayaṁ taṁ jīvantaṁ anujānissāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti?

Atha kho raṭṭhapālo kulaputto: “na maṁ mātāpitaro anujānanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti tattheva anantarahitāya bhūmiyā nipajji: “idheva me maraṇaṁ bhavissati pabbajjā vā”ti. Atha kho raṭṭhapālo kulaputto ekampi bhattaṁ na bhuñji, dvepi bhattāni na bhuñji, tīṇipi bhattāni na bhuñji, cattāripi bhattāni na bhuñji, pañcapi bhattāni na bhuñji, chapi bhattāni na bhuñji, sattapi bhattāni na bhuñji.

Atha kho raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “tvaṁ khosi, tāta raṭṭhapāla, amhākaṁ ekaputtako piyo manāpo sukhedhito sukhaparibhato. Na tvaṁ, tāta raṭṭhapāla, kassaci, dukkhassa jānāsi. Maraṇenapi te mayaṁ akāmakā vinā bhavissāma. Kiṁ pana mayaṁ taṁ jīvantaṁ anujānissāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Uṭṭhehi, tāta raṭṭhapāla, bhuñja ca piva ca paricārehi ca; bhuñjanto pivanto paricārento kāme paribhuñjanto puññāni karonto abhiramassu. Na taṁ mayaṁ anujānāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Maraṇenapi te mayaṁ akāmakā vinā bhavissāma. Kiṁ pana mayaṁ taṁ jīvantaṁ anujānissāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti?

Evaṁ vutte, raṭṭhapālo kulaputto tuṇhī ahosi.

Dutiyampi kho raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ …pe… dutiyampi kho raṭṭhapālo kulaputto tuṇhī ahosi. Tatiyampi kho raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “tvaṁ khosi, tāta raṭṭhapāla, amhākaṁ ekaputtako piyo manāpo sukhedhito sukhaparibhato. Na tvaṁ, tāta raṭṭhapāla, kassaci dukkhassa jānāsi. Maraṇenapi te mayaṁ akāmakā vinā bhavissāma, kiṁ pana mayaṁ taṁ jīvantaṁ anujānissāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Uṭṭhehi, tāta raṭṭhapāla, bhuñja ca piva ca paricārehi ca; bhuñjanto pivanto paricārento kāme paribhuñjanto puññāni karonto abhiramassu. Na taṁ mayaṁ anujānāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Maraṇenapi te mayaṁ akāmakā vinā bhavissāma. Kiṁ pana mayaṁ taṁ jīvantaṁ anujānissāma agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti?

Tatiyampi kho raṭṭhapālo kulaputto tuṇhī ahosi.

Atha kho raṭṭhapālassa kulaputtassa sahāyakā yena raṭṭhapālo kulaputto tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “tvaṁ khosi, samma raṭṭhapāla, mātāpitūnaṁ ekaputtako piyo manāpo sukhedhito sukhaparibhato. Variant: tvaṁ khosi → tvaṁ kho (bj, pts1ed) Na tvaṁ, samma raṭṭhapāla, kassaci dukkhassa jānāsi. Maraṇenapi te mātāpitaro akāmakā vinā bhavissanti. Kiṁ pana te taṁ jīvantaṁ anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Variant: anujānissanti → anujānanti (bj, sya-all, km) Uṭṭhehi, samma raṭṭhapāla, bhuñja ca piva ca paricārehi ca; bhuñjanto pivanto paricārento kāme paribhuñjanto puññāni karonto abhiramassu. Na taṁ mātāpitaro anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Maraṇenapi te mātāpitaro akāmakā vinā bhavissanti. Kiṁ pana te taṁ jīvantaṁ anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti?

Evaṁ vutte, raṭṭhapālo kulaputto tuṇhī ahosi.

Dutiyampi kho … tatiyampi kho raṭṭhapālassa kulaputtassa sahāyakā raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “tvaṁ khosi, samma raṭṭhapāla, mātāpitūnaṁ ekaputtako piyo manāpo sukhedhito sukhaparibhato, na tvaṁ, samma raṭṭhapāla, kassaci dukkhassa jānāsi, maraṇenapi te mātāpitaro akāmakā vinā bhavissanti. Kiṁ pana te taṁ jīvantaṁ anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya? Uṭṭhehi, samma raṭṭhapāla, bhuñja ca piva ca paricārehi ca, bhuñjanto pivanto paricārento kāme paribhuñjanto puññāni karonto abhiramassu. Na taṁ mātāpitaro anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya, maraṇenapi te mātāpitaro akāmakā vinā bhavissanti. Kiṁ pana te taṁ jīvantaṁ anujānissanti agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti? Tatiyampi kho raṭṭhapālo kulaputto tuṇhī ahosi.

Atha kho raṭṭhapālassa kulaputtassa sahāyakā yena raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā raṭṭhapālassa kulaputtassa mātāpitaro etadavocuṁ: Variant: tassa → kā cassa (bj) “ammatātā, eso raṭṭhapālo kulaputto tattheva anantarahitāya bhūmiyā nipanno: Variant: tattheva → tatthevassa (bj) ‘idheva me maraṇaṁ bhavissati pabbajjā vā’ti. Sace tumhe raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ nānujānissatha agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya, tattheva maraṇaṁ āgamissati. Sace pana tumhe raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ anujānissatha agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya, pabbajitampi naṁ dakkhissatha. Variant: pana → pana te (sya-all, km, mr) Sace raṭṭhapālo kulaputto nābhiramissati agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya, kā tassa aññā gati bhavissati? Idheva paccāgamissati. Anujānātha raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāyā”ti.

“Anujānāma, tātā, raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Pabbajitena ca pana mātāpitaro uddassetabbā”ti.

Atha kho raṭṭhapālassa kulaputtassa sahāyakā yena raṭṭhapālo kulaputto tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā raṭṭhapālaṁ kulaputtaṁ etadavocuṁ: “uṭṭhehi, samma raṭṭhapāla, anuññātosi mātāpitūhi agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Variant: uṭṭhehi, samma raṭṭhapāla → Pabbajitena ca pana te mātāpitaro uddassetabbā”ti.

Atha kho raṭṭhapālo kulaputto uṭṭhahitvā balaṁ gāhetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho raṭṭhapālo kulaputto bhagavantaṁ etadavoca: “anuññāto ahaṁ, bhante, mātāpitūhi agārasmā anagāriyaṁ pabbajjāya. Pabbājetu maṁ bhagavā”ti.

Alattha kho raṭṭhapālo kulaputto bhagavato santike pabbajjaṁ, alattha upasampadaṁ. Atha kho bhagavā acirūpasampanne āyasmante raṭṭhapāle aḍḍhamāsupasampanne thullakoṭṭhike yathābhirantaṁ viharitvā yena sāvatthi tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena sāvatthi tadavasari. Tatra sudaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā raṭṭhapālo arahataṁ ahosi.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā raṭṭhapālo bhagavantaṁ etadavoca: “icchāmahaṁ, bhante, mātāpitaro uddassetuṁ, sace maṁ bhagavā anujānātī”ti.

Atha kho bhagavā āyasmato raṭṭhapālassa cetasā ceto paricca manasākāsi. Variant: paricca → parivitakkaṁ (bj, pts1ed) Yathā bhagavā aññāsi: Variant: Yathā → yadā (bj, pts1ed) “abhabbo kho raṭṭhapālo kulaputto sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattitun”ti, atha kho bhagavā āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ etadavoca: “yassadāni tvaṁ, raṭṭhapāla, kālaṁ maññasī”ti.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā senāsanaṁ saṁsāmetvā pattacīvaramādāya yena thullakoṭṭhikaṁ tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena thullakoṭṭhiko tadavasari. Tatra sudaṁ āyasmā raṭṭhapālo thullakoṭṭhike viharati rañño korabyassa migacīre. Atha kho āyasmā raṭṭhapālo pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya thullakoṭṭhikaṁ piṇḍāya pāvisi. Thullakoṭṭhike sapadānaṁ piṇḍāya caramāno yena sakapitu nivesanaṁ tenupasaṅkami.

Tena kho pana samayena āyasmato raṭṭhapālassa pitā majjhimāya dvārasālāya ullikhāpeti. Addasā kho āyasmato raṭṭhapālassa pitā āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna etadavoca:

“imehi muṇḍakehi samaṇakehi amhākaṁ ekaputtako piyo manāpo pabbājito”ti. Atha kho āyasmā raṭṭhapālo sakapitu nivesane neva dānaṁ alattha na paccakkhānaṁ; aññadatthu akkosameva alattha.

Tena kho pana samayena āyasmato raṭṭhapālassa ñātidāsī ābhidosikaṁ kummāsaṁ chaḍḍetukāmā hoti. Atha kho āyasmā raṭṭhapālo taṁ ñātidāsiṁ etadavoca: “sacetaṁ, bhagini, chaḍḍanīyadhammaṁ, idha me patte ākirā”ti. Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa ñātidāsī taṁ ābhidosikaṁ kummāsaṁ āyasmato raṭṭhapālassa patte ākirantī hatthānañca pādānañca sarassa ca nimittaṁ aggahesi.

Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa ñātidāsī yenāyasmato raṭṭhapālassa mātā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmato raṭṭhapālassa mātaraṁ etadavoca: “yaggheyye, jāneyyāsi: ‘ayyaputto raṭṭhapālo anuppatto’”ti.

“Sace, je, saccaṁ bhaṇasi, adāsiṁ taṁ karomī”ti. Variant: adāsiṁ taṁ karomī”ti → adāsī bhavasīti (bj, pts1ed); adāsī bhavissasi (mr)

Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa mātā yenāyasmato raṭṭhapālassa pitā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmato raṭṭhapālassa pitaraṁ etadavoca: “yagghe, gahapati, jāneyyāsi: ‘raṭṭhapālo kira kulaputto anuppatto’”ti?

Tena kho pana samayena āyasmā raṭṭhapālo taṁ ābhidosikaṁ kummāsaṁ aññataraṁ kuṭṭamūlaṁ nissāya paribhuñjati. Variant: kuṭṭamūlaṁ → kuḍḍaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa pitā yenāyasmā raṭṭhapālo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ etadavoca: “atthi nāma, tāta raṭṭhapāla, ābhidosikaṁ kummāsaṁ paribhuñjissasi? Nanu, tāta raṭṭhapāla, sakaṁ gehaṁ gantabban”ti?

“Kuto no, gahapati, amhākaṁ gehaṁ agārasmā anagāriyaṁ pabbajitānaṁ? Anagārā mayaṁ, gahapati. Agamamha kho te, gahapati, gehaṁ, tattha neva dānaṁ alatthamha na paccakkhānaṁ; aññadatthu akkosameva alatthamhā”ti.

“Ehi, tāta raṭṭhapāla, gharaṁ gamissāmā”ti.

“Alaṁ, gahapati, kataṁ me ajja bhattakiccaṁ”.

“Tena hi, tāta raṭṭhapāla, adhivāsehi svātanāya bhattan”ti. Adhivāsesi kho āyasmā raṭṭhapālo tuṇhībhāvena.

Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa pitā āyasmato raṭṭhapālassa adhivāsanaṁ viditvā yena sakaṁ nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mahantaṁ hiraññasuvaṇṇassa puñjaṁ kārāpetvā kilañjehi paṭicchādetvā āyasmato raṭṭhapālassa purāṇadutiyikā āmantesi: “etha tumhe, vadhuyo, yena alaṅkārena alaṅkatā pubbe raṭṭhapālassa kulaputtassa piyā hotha manāpā tena alaṅkārena alaṅkarothā”ti.

Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa pitā tassā rattiyā accayena sake nivesane paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ paṭiyādāpetvā āyasmato raṭṭhapālassa kālaṁ ārocesi: “kālo, tāta raṭṭhapāla, niṭṭhitaṁ bhattan”ti.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena sakapitu nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa pitā taṁ hiraññasuvaṇṇassa puñjaṁ vivarāpetvā āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ etadavoca: “idaṁ te, tāta raṭṭhapāla, mātu mattikaṁ dhanaṁ, aññaṁ pettikaṁ, aññaṁ pitāmahaṁ. Sakkā, tāta raṭṭhapāla, bhoge ca bhuñjituṁ puññāni ca kātuṁ. Ehi tvaṁ, tāta raṭṭhapāla, hīnāyāvattitvā bhoge ca bhuñjassu puññāni ca karohī”ti. Variant: Ehi tvaṁ, tāta raṭṭhapāla → raṭṭhapāla sikkhaṁ paccakkhāya (sabbattha)

“Sace me tvaṁ, gahapati, vacanaṁ kareyyāsi, imaṁ hiraññasuvaṇṇassa puñjaṁ sakaṭe āropetvā nibbāhāpetvā majjhegaṅgāya nadiyā sote opilāpeyyāsi. Taṁ kissa hetu? Ye uppajjissanti hi te, gahapati, tatonidānaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti.

Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa purāṇadutiyikā paccekaṁ pādesu gahetvā āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ etadavocuṁ: “kīdisā nāma tā, ayyaputta, accharāyo yāsaṁ tvaṁ hetu brahmacariyaṁ carasī”ti?

“Na kho mayaṁ, bhaginī, accharānaṁ hetu brahmacariyaṁ carāmā”ti.

“Bhaginivādena no ayyaputto raṭṭhapālo samudācaratī”ti tā tattheva mucchitā papatiṁsu.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo pitaraṁ etadavoca: “sace, gahapati, bhojanaṁ dātabbaṁ, detha; mā no viheṭhethā”ti.

“Bhuñja, tāta raṭṭhapāla, niṭṭhitaṁ bhattan”ti. Atha kho āyasmato raṭṭhapālassa pitā āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo bhuttāvī onītapattapāṇī ṭhitakova imā gāthā abhāsi:

“Passa cittīkataṁ bimbaṁ, arukāyaṁ samussitaṁ; Āturaṁ bahusaṅkappaṁ, yassa natthi dhuvaṁ ṭhiti.

Passa cittīkataṁ rūpaṁ, maṇinā kuṇḍalena ca; Aṭṭhi tacena onaddhaṁ, saha vatthebhi sobhati.

Alattakakatā pādā, mukhaṁ cuṇṇakamakkhitaṁ; Alaṁ bālassa mohāya, no ca pāragavesino.

Aṭṭhāpadakatā kesā, nettā añjanamakkhitā; Alaṁ bālassa mohāya, no ca pāragavesino.

Añjanīva navā cittā, Variant: Añjanīva navā → añjanīvaṇṇavā (mr) pūtikāyo alaṅkato; Alaṁ bālassa mohāya, no ca pāragavesino.

Odahi migavo pāsaṁ, nāsadā vākaraṁ migo; Bhutvā nivāpaṁ gacchāma, Variant: gacchāma → gacchāmi (si, sya-all, mr) kandante migabandhake”ti.

Atha kho āyasmā raṭṭhapālo ṭhitakova imā gāthā bhāsitvā yena rañño korabyassa migacīraṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisīdi.

Atha kho rājā korabyo migavaṁ āmantesi: “sodhehi, samma migava, migacīraṁ uyyānabhūmiṁ; gacchāma subhūmiṁ dassanāyā”ti.

“Evaṁ, devā”ti kho migavo rañño korabyassa paṭissutvā migacīraṁ sodhento addasa āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisinnaṁ. Disvāna yena rājā korabyo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā rājānaṁ korabyaṁ etadavoca: “suddhaṁ kho te, deva, migacīraṁ. Atthi cettha raṭṭhapālo nāma kulaputto imasmiṁyeva thullakoṭṭhike aggakulassa putto yassa tvaṁ abhiṇhaṁ kittayamāno ahosi, so aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisinno”ti.

“Tena hi, samma migava, alaṁ dānajja uyyānabhūmiyā. Tameva dāni mayaṁ bhavantaṁ raṭṭhapālaṁ payirupāsissāmā”ti.

Atha kho rājā korabyo “yaṁ tattha khādanīyaṁ bhojanīyaṁ paṭiyattaṁ taṁ sabbaṁ vissajjethā”ti vatvā bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā bhadraṁ yānaṁ abhiruhitvā bhadrehi bhadrehi yānehi thullakoṭṭhikamhā niyyāsi mahaccarājānubhāvena āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ dassanāya. Yāvatikā yānassa bhūmi yānena gantvā yānā paccorohitvā pattikova ussaṭāya ussaṭāya parisāya yenāyasmā raṭṭhapālo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā raṭṭhapālena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho rājā korabyo āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ etadavoca:

“idha bhavaṁ raṭṭhapālo hatthatthare nisīdatū”ti. Variant: hatthatthare → kaṭṭhatthare (sya-all, km)

“Alaṁ, mahārāja, nisīda tvaṁ; nisinno ahaṁ sake āsane”ti.

Nisīdi rājā korabyo paññatte āsane. Nisajja kho rājā korabyo āyasmantaṁ raṭṭhapālaṁ etadavoca:

“Cattārimāni, bho raṭṭhapāla, pārijuññāni yehi pārijuññehi samannāgatā idhekacce kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti. Katamāni cattāri? Jarāpārijuññaṁ, byādhipārijuññaṁ, bhogapārijuññaṁ, ñātipārijuññaṁ.

Katamañca, bho raṭṭhapāla, jarāpārijuññaṁ? Idha, bho raṭṭhapāla, ekacco jiṇṇo hoti vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto. So iti paṭisañcikkhati: ‘ahaṁ khomhi etarahi jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto. Na kho pana mayā sukaraṁ anadhigataṁ vā bhogaṁ adhigantuṁ adhigataṁ vā bhogaṁ phātiṁ kātuṁ. Variant: phātiṁ kātuṁ → phātikattuṁ (bj) Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. So tena jarāpārijuññena samannāgato kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajati. Idaṁ vuccati, bho raṭṭhapāla, jarāpārijuññaṁ. Bhavaṁ kho pana raṭṭhapālo etarahi daharo yuvā susukāḷakeso bhadrena yobbanena samannāgato paṭhamena vayasā. Taṁ bhoto raṭṭhapālassa jarāpārijuññaṁ natthi. Kiṁ bhavaṁ raṭṭhapālo ñatvā vā disvā vā sutvā vā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito?

Katamañca, bho raṭṭhapāla, byādhipārijuññaṁ? Idha, bho raṭṭhapāla, ekacco ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. So iti paṭisañcikkhati: ‘ahaṁ khomhi etarahi ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. Na kho pana mayā sukaraṁ anadhigataṁ vā bhogaṁ adhigantuṁ adhigataṁ vā bhogaṁ phātiṁ kātuṁ. Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. So tena byādhipārijuññena samannāgato kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajati. Idaṁ vuccati, bho raṭṭhapāla, byādhipārijuññaṁ. Bhavaṁ kho pana raṭṭhapālo etarahi appābādho appātaṅko samavepākiniyā gahaṇiyā samannāgato nātisītāya nāccuṇhāya. Taṁ bhoto raṭṭhapālassa byādhipārijuññaṁ natthi. Kiṁ bhavaṁ raṭṭhapālo ñatvā vā disvā vā sutvā vā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito?

Katamañca, bho raṭṭhapāla, bhogapārijuññaṁ? Idha, bho raṭṭhapāla, ekacco aḍḍho hoti mahaddhano mahābhogo. Tassa te bhogā anupubbena parikkhayaṁ gacchanti. So iti paṭisañcikkhati: ‘ahaṁ kho pubbe aḍḍho ahosiṁ mahaddhano mahābhogo. Tassa me te bhogā anupubbena parikkhayaṁ gatā. Na kho pana mayā sukaraṁ anadhigataṁ vā bhogaṁ adhigantuṁ adhigataṁ vā bhogaṁ phātiṁ kātuṁ. Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. So tena bhogapārijuññena samannāgato kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajati. Idaṁ vuccati, bho raṭṭhapāla, bhogapārijuññaṁ. Bhavaṁ kho pana raṭṭhapālo imasmiṁyeva thullakoṭṭhike aggakulassa putto. Taṁ bhoto raṭṭhapālassa bhogapārijuññaṁ natthi. Kiṁ bhavaṁ raṭṭhapālo ñatvā vā disvā vā sutvā vā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito?

Katamañca, bho raṭṭhapāla, ñātipārijuññaṁ? Idha, bho raṭṭhapāla, ekaccassa bahū honti mittāmaccā ñātisālohitā. Tassa te ñātakā anupubbena parikkhayaṁ gacchanti. So iti paṭisañcikkhati: ‘mamaṁ kho pubbe bahū ahesuṁ mittāmaccā ñātisālohitā. Tassa me te anupubbena parikkhayaṁ gatā. Na kho pana mayā sukaraṁ anadhigataṁ vā bhogaṁ adhigantuṁ adhigataṁ vā bhogaṁ phātiṁ kātuṁ. Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. So tena ñātipārijuññena samannāgato kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajati. Idaṁ vuccati, bho raṭṭhapāla, ñātipārijuññaṁ. Bhoto kho pana raṭṭhapālassa imasmiṁyeva thullakoṭṭhike bahū mittāmaccā ñātisālohitā. Taṁ bhoto raṭṭhapālassa ñātipārijuññaṁ natthi. Kiṁ bhavaṁ raṭṭhapālo ñatvā vā disvā vā sutvā vā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito?

Imāni kho, bho raṭṭhapāla, cattāri pārijuññāni, yehi pārijuññehi samannāgatā idhekacce kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti. Tāni bhoto raṭṭhapālassa natthi. Kiṁ bhavaṁ raṭṭhapālo ñatvā vā disvā vā sutvā vā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti?

“Atthi kho, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cattāro dhammuddesā uddiṭṭhā, ye ahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito.

Katame cattāro?

‘Upaniyyati loko addhuvo’ti kho, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena paṭhamo dhammuddeso uddiṭṭho, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito.

‘Atāṇo loko anabhissaro’ti kho, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena dutiyo dhammuddeso uddiṭṭho, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito.

‘Assako loko, sabbaṁ pahāya gamanīyan’ti kho, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena tatiyo dhammuddeso uddiṭṭho, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito.

‘Ūno loko atitto taṇhādāso’ti kho, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena catuttho dhammuddeso uddiṭṭho, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito.

Ime kho, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cattāro dhammuddesā uddiṭṭhā, ye ahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti. Variant: ahaṁ → ye’haṁ (bj); yamahaṁ (sya-all, km, mr)

“‘Upaniyyati loko addhuvo’ti—bhavaṁ raṭṭhapālo āha. Imassa, bho raṭṭhapāla, bhāsitassa kathaṁ attho daṭṭhabbo”ti?

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, tvaṁ vīsativassuddesikopi paṇṇavīsativassuddesikopi hatthismimpi katāvī assasmimpi katāvī rathasmimpi katāvī dhanusmimpi katāvī tharusmimpi katāvī ūrubalī bāhubalī alamatto saṅgāmāvacaro”ti?

“Ahosiṁ ahaṁ, bho raṭṭhapāla, vīsativassuddesikopi paṇṇavīsativassuddesikopi hatthismimpi katāvī assasmimpi katāvī rathasmimpi katāvī dhanusmimpi katāvī tharusmimpi katāvī ūrubalī bāhubalī alamatto saṅgāmāvacaro. Appekadāhaṁ, bho raṭṭhapāla, iddhimāva maññe na attano balena samasamaṁ samanupassāmī”ti. Variant: iddhimāva maññe na → iddhimā ca maññe (si); iddhimā maññe (cck); iddhimā maññe na (sya1ed, sya2ed, km); na viya maññe (mr)

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, evameva tvaṁ etarahi ūrubalī bāhubalī alamatto saṅgāmāvacaro”ti?

“No hidaṁ, bho raṭṭhapāla. Etarahi jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto āsītiko me vayo vattati. Appekadāhaṁ, bho raṭṭhapāla, ‘idha pādaṁ karissāmī’ti aññeneva pādaṁ karomī”ti.

“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘upaniyyati loko addhuvo’ti, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti.

“Acchariyaṁ, bho raṭṭhapāla, abbhutaṁ, bho raṭṭhapāla. Yāva subhāsitañcidaṁ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena: ‘upaniyyati loko addhuvo’ti. Upaniyyati hi, bho raṭṭhapāla, loko addhuvo.

Saṁvijjante kho, bho raṭṭhapāla, imasmiṁ rājakule hatthikāyāpi assakāyāpi rathakāyāpi pattikāyāpi, amhākaṁ āpadāsu pariyodhāya vattissanti. ‘Atāṇo loko anabhissaro’ti—bhavaṁ raṭṭhapālo āha. Imassa pana, bho raṭṭhapāla, bhāsitassa kathaṁ attho daṭṭhabbo”ti?

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, atthi te koci anusāyiko ābādho”ti?

“Atthi me, bho raṭṭhapāla, anusāyiko ābādho. Appekadā maṁ, bho raṭṭhapāla, mittāmaccā ñātisālohitā parivāretvā ṭhitā honti: ‘idāni rājā korabyo kālaṁ karissati, idāni rājā korabyo kālaṁ karissatī’”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, labhasi tvaṁ te mittāmacce ñātisālohite: ‘āyantu me bhonto mittāmaccā ñātisālohitā, sabbeva santā imaṁ vedanaṁ saṁvibhajatha, yathāhaṁ lahukatarikaṁ vedanaṁ vediyeyyan’ti—udāhu tvaṁyeva taṁ vedanaṁ vediyasī”ti?

“Nāhaṁ, bho raṭṭhapāla, labhāmi te mittāmacce ñātisālohite: ‘āyantu me bhonto mittāmaccā ñātisālohitā, sabbeva santā imaṁ vedanaṁ saṁvibhajatha, yathāhaṁ lahukatarikaṁ vedanaṁ vediyeyyan’ti. Atha kho ahameva taṁ vedanaṁ vediyāmī”ti.

“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘atāṇo loko anabhissaro’ti, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti.

“Acchariyaṁ, bho raṭṭhapāla, abbhutaṁ, bho raṭṭhapāla. Yāva subhāsitaṁ cidaṁ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena: ‘atāṇo loko anabhissaro’ti. Atāṇo hi, bho raṭṭhapāla, loko anabhissaro.

Saṁvijjati kho, bho raṭṭhapāla, imasmiṁ rājakule pahūtaṁ hiraññasuvaṇṇaṁ bhūmigatañca vehāsagatañca. ‘Assako loko, sabbaṁ pahāya gamanīyan’ti—bhavaṁ raṭṭhapālo āha. Imassa pana, bho raṭṭhapāla, bhāsitassa kathaṁ attho daṭṭhabbo”ti?

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, yathā tvaṁ etarahi pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhūto paricāresi, lacchasi tvaṁ paratthāpi: ‘evamevāhaṁ imeheva pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhūto paricāremī’ti, udāhu aññe imaṁ bhogaṁ paṭipajjissanti, tvaṁ pana yathākammaṁ gamissasī”ti?

“Yathāhaṁ, bho raṭṭhapāla, etarahi pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhūto paricāremi, nāhaṁ lacchāmi paratthāpi: ‘evameva imeheva pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhūto paricāremī’ti. Atha kho aññe imaṁ bhogaṁ paṭipajjissanti; ahaṁ pana yathākammaṁ gamissāmī”ti.

“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘assako loko, sabbaṁ pahāya gamanīyan’ti, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti.

“Acchariyaṁ, bho raṭṭhapāla, abbhutaṁ, bho raṭṭhapāla. Yāva subhāsitaṁ cidaṁ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena: ‘assako loko, sabbaṁ pahāya gamanīyan’ti. Assako hi, bho raṭṭhapāla, loko sabbaṁ pahāya gamanīyaṁ.

‘Ūno loko atitto taṇhādāso’ti—bhavaṁ raṭṭhapālo āha. Imassa, bho raṭṭhapāla, bhāsitassa kathaṁ attho daṭṭhabbo”ti?

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, phītaṁ kuruṁ ajjhāvasasī”ti?

“Evaṁ, bho raṭṭhapāla, phītaṁ kuruṁ ajjhāvasāmī”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idha puriso āgaccheyya puratthimāya disāya saddhāyiko paccayiko. So taṁ upasaṅkamitvā evaṁ vadeyya: ‘yagghe, mahārāja, jāneyyāsi, ahaṁ āgacchāmi puratthimāya disāya? Tatthaddasaṁ mahantaṁ janapadaṁ iddhañceva phītañca bahujanaṁ ākiṇṇamanussaṁ. Bahū tattha hatthikāyā assakāyā rathakāyā pattikāyā; bahu tattha dhanadhaññaṁ; Variant: dhanadhaññaṁ → dantājinaṁ (sya-all, km, pts1ed) bahu tattha hiraññasuvaṇṇaṁ akatañceva katañca; bahu tattha itthipariggaho. Sakkā ca tāvatakeneva balamattena abhivijinituṁ. Variant: balamattena → balatthena (sya-all, km, pts1ed); bahalatthena (mr) Abhivijina, mahārājā’ti, kinti naṁ kareyyāsī”ti?

“Tampi mayaṁ, bho raṭṭhapāla, abhivijiya ajjhāvaseyyāmā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idha puriso āgaccheyya pacchimāya disāya … uttarāya disāya … dakkhiṇāya disāya … parasamuddato saddhāyiko paccayiko. So taṁ upasaṅkamitvā evaṁ vadeyya: ‘yagghe, mahārāja, jāneyyāsi, ahaṁ āgacchāmi parasamuddato? Tatthaddasaṁ mahantaṁ janapadaṁ iddhañceva phītañca bahujanaṁ ākiṇṇamanussaṁ. Bahū tattha hatthikāyā assakāyā rathakāyā pattikāyā; bahu tattha dhanadhaññaṁ; bahu tattha hiraññasuvaṇṇaṁ akatañceva katañca; bahu tattha itthipariggaho. Sakkā ca tāvatakeneva balamattena abhivijinituṁ. Abhivijina, mahārājā’ti, kinti naṁ kareyyāsī”ti?

“Tampi mayaṁ, bho raṭṭhapāla, abhivijiya ajjhāvaseyyāmā”ti.

“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘ūno loko atitto taṇhādāso’ti, yamahaṁ ñatvā ca disvā ca sutvā ca agārasmā anagāriyaṁ pabbajito”ti.

“Acchariyaṁ, bho raṭṭhapāla, abbhutaṁ, bho raṭṭhapāla. Yāva subhāsitañcidaṁ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena: ‘ūno loko atitto taṇhādāso’ti. Ūno hi, bho raṭṭhapāla, loko atitto taṇhādāso”ti.

Idamavoca āyasmā raṭṭhapālo. Idaṁ vatvā athāparaṁ etadavoca:

“Passāmi loke sadhane manusse, Laddhāna vittaṁ na dadanti mohā; Luddhā dhanaṁ sannicayaṁ karonti, Variant: Luddhā dhanaṁ → laddhā dhanaṁ (mr) Bhiyyova kāme abhipatthayanti.

Rājā pasayhā pathaviṁ vijitvā, Sasāgarantaṁ mahimāvasanto; Variant: mahimāvasanto → mahiyā vasanto (si, mr); mahiṁ āvasanto (pts1ed) Oraṁ samuddassa atittarūpo, Pāraṁ samuddassapi patthayetha.

Rājā ca aññe ca bahū manussā, Avītataṇhā maraṇaṁ upenti; Variant: Avītataṇhā → atittataṇhā (mr) Ūnāva hutvāna jahanti dehaṁ, Kāmehi lokamhi na hatthi titti.

Kandanti naṁ ñātī pakiriya kese, Ahovatā no amarāti cāhu; Vatthena naṁ pārutaṁ nīharitvā, Citaṁ samādāya tatoḍahanti. Variant: samādāya → samādhāya (bj)

So ḍayhati sūlehi tujjamāno, Ekena vatthena pahāya bhoge; Na mīyamānassa bhavanti tāṇā, Ñātīdha mittā atha vā sahāyā.

Dāyādakā tassa dhanaṁ haranti, Satto pana gacchati yena kammaṁ; Na mīyamānaṁ dhanamanveti kiñci, Puttā ca dārā ca dhanañca raṭṭhaṁ.

Na dīghamāyuṁ labhate dhanena, Na cāpi vittena jaraṁ vihanti; Appaṁ hidaṁ jīvitamāhu dhīrā, Asassataṁ vippariṇāmadhammaṁ.

Aḍḍhā daliddā ca phusanti phassaṁ, Bālo ca dhīro ca tatheva phuṭṭho; Bālo ca bālyā vadhitova seti, Dhīro ca na vedhati phassaphuṭṭho. Variant: Dhīro ca → dhīrova (mr)

Tasmā hi paññāva dhanena seyyo, Yāya vosānamidhādhigacchati; Abyositattā hi bhavābhavesu, Variant: Abyositattā → asositattā (si, pts1ed) Pāpāni kammāni karonti mohā.

Upeti gabbhañca parañca lokaṁ, Saṁsāramāpajja paramparāya; Tassappapañño abhisaddahanto, Upeti gabbhañca parañca lokaṁ.

Coro yathā sandhimukhe gahito, Sakammunā haññati pāpadhammo; Evaṁ pajā pecca paramhi loke, Sakammunā haññati pāpadhammo.

Kāmāhi citrā madhurā manoramā, Virūparūpena mathenti cittaṁ; Ādīnavaṁ kāmaguṇesu disvā, Tasmā ahaṁ pabbajitomhi rāja.

Dumapphalāneva patanti māṇavā, Daharā ca vuḍḍhā ca sarīrabhedā; Etampi disvā pabbajitomhi rāja, Variant: Etampi disvā → evampi disvā (si); etaṁ viditvā (sya-all, km) Apaṇṇakaṁ sāmaññameva seyyo”ti.

Raṭṭhapālasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.

Raṭṭhapāla Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC