Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Ghaṭīkāra Sutta

81

.

Kinh Ghaṭīkāra

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn đi du hành giữa dân chúng Kosala với đại chúng Tỷ-kheo.

Rồi Thế Tôn bước xuống bên lề đường, đến tại một địa điểm rồi mỉm cười. Tôn giả Ananda suy nghĩ: “Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn lại mỉm cười. Không phải không lý do, Như Lai lại mỉm cười”. Rồi Tôn giả Ananda đắp y về phía một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì Thế Tôn lại mỉm cười? Không phải không lý do, Như Lai lại mỉm cười.

— Thuở xưa này Ananda, tại địa điểm này là một thị trấn tên là Vebhalinga, phồn thịnh, giàu có và dân cư đông đúc. Này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sống ở đây, dựa vào thị trấn Vebhalinga. Ở đây, này Ananda, là tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính tại đây, này Ananda. Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ngồi giảng dạy cho chúng Tỷ-kheo.

Rồi Tôn giả Ananda gấp tư y sanghati (tăng-già-lê), trải ra rồi bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, thỉnh Thế Tôn ngồi xuống. Chính tại địa điểm này, hai bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sẽ sử dụng.

Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

— Thuở xưa, này Ananda, tại địa điểm này là thị trấn tên Vebhalinga, phồn thịnh, giàu có và dân cư đông đúc. Này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã sống dựa vào thị trấn Vebhalinga. Chính tại đây, này Ananda, là tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính tại đây, này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ngồi giảng dạy cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, chính tại thị trấn Vebhalinga, có người thợ làm đồ gốm tên là Ghatikara, người này là người đàn tín của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vị đàn tín đệ nhất. Thanh niên Jotipala là người bạn chí thân của thợ gốm Ghatikara. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

“– Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy”.

Khi nghe nói vậy, này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?”

Lần thứ hai, này Ananda… Lần thứ ba, này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

“– Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy”.

Lần thứ ba này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?”

“– Vậy này bạn Jotipala, hãy cầm đồ gãi lưng và bột tắm, chúng ta hãy đi đến sông để tắm”.

“– Thưa bạn, vâng”.

Này Ananda, thanh niên Jotipala vâng đáp thợ gốm Ghatikara như vậy.

Thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala lấy đồ gãi lưng và bột tắm, đi đến sông để tắm. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

“– Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy”.

Khi nghe nói vậy, này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?”

Lần thứ hai, này Ananda, …lần thứ ba này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

“– Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy”.

Lần thứ ba, này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?”

Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara nắm lấy thanh niên Jotipala ở nơi cổ tay áo và nói:

“– Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy”.

Rồi này Ananda, sau khi gỡ thoát cổ áo, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến vị Sa-môn đầu trọc ấy để làm gì?

Rồi thợ gốm Ghatikara nắm lấy tóc vừa mới tắm xong của thanh niên Jotipala và nói:

“– Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala chúng ta hãy đi, chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác”.

Rồi này Ananda, thanh niên Jotipala suy nghĩ như sau: “Thật là vi diệu! Thật là hy hữu! Thợ gốm Ghatikara tuy sanh thuộc hạ cấp, lại dám nghĩ có thể nắm lấy tóc của ta, dầu ta vừa mới gội đầu, chắc việc này không phải là tầm thường”, rồi nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Này bạn Ghatikara, có thật sự là cần thiết không?”

“– Này bạn Jotipala, thật sự là cần thiết. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác”.

“– Vậy bạn Ghatikara, hãy thả (tay) ra. Chúng ta sẽ đi”.

Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala cùng đi đến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sau khi đến, thợ gốm Ghatikara đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác rồi ngồi xuống một bên. Còn thanh niên Jotipala thời nói lên những lời cháo đón hỏi thăm với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, này Ananda, thợ gốm Ghatikara bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

“– Bạch Thế Tôn, đây là thanh niên Jotipala, bạn của con, bạn thân tình của con. Mong Thế Tôn thuyết pháp cho bạn con”.

Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với pháp thoại khích lệ làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala, sau khi được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại, khích lệ, làm cho thích thú, phấn khởi, hoan hỷ, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Rồi này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

“– Này bạn Ghatikara, khi nghe pháp này, vì sao bạn không xuất gia?”

“– Này bạn Jotipala, bạn không biết tôi sao? Tôi phải nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa”.

“– Vậy này bạn Ghatikara, tôi sẽ xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình”.

Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala đi đến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, này Ananda, thợ gốm Ghatikara bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

“– Bạch Thế Tôn, đây là thanh niên Jotipala, bạn của con, bạn thân tình của con. Mong Thế Tôn xuất gia cho bạn con”.

Và này Ananda, thanh niên Jotipala được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác cho xuất gia, cho thọ đại giới. Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi thanh niên Jotipala xuất gia chưa bao lâu, sau nửa tháng, sau khi ở tại Vebhalinga lâu cho đến khi thấy tự thỏa mãn, liền du hành đi đến Baranasi. Ngài tuần tự du hành và đến tại Baranasi (Ba-la-nại). Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chành Ðẳng Giác trú tại Baranasi, ở Isipatana, vườn Lộc Uyển.

Này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi được nghe như sau: “Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã đến Baranasi, trú tại Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này Ananda, Kiki, vua nước Kasi cho thắng các cỗ xe tối thù thắng, sau khi tự mình leo lên một cỗ xe thù thắng với các cỗ xe thù thắng đi ra khỏi thành Baranasi với đại uy vệ của nhà vua để yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Vua đi xe cho đến chỗ nào còn đi được xe, rồi xuống xe đi bộ, đi đến chỗ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vua ngồi xuống một bên. Này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Kiki, vua xứ Kasi, đang ngồi một bên. Rồi Kiki, vua xứ Kasi, sau khi được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

“– Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo”.

Và này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác im lặng nhận lời. Rồi này Ananda, sau khi được biết Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nhận lời, Kiki, vua xứ Kasi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Và này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, sau khi đêm ấy đã mãn, tại trú xứ của mình, cho bày biện các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, cơm vàng khô, các loại cari, các hột đen được gạn bỏ, và các món ăn gia vị, rồi báo thời giờ cho Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được biết:

“– Bạch Thế Tôn giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng”.

Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của Kiki, vua xứ Kasi, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi tự tay thân hầu và làm cho thỏa mãn chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, khi Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã ăn xong, tay đã rời khỏi bát, lấy một ghế thấp rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

“– Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con an cư mùa mưa tại Baranasi; sẽ có sự cúng dường như vậy cho chúng Tỷ-kheo”.

“– Thôi vừa rồi, Ðại vương, Ta đã nhận lời an cư mùa mưa rồi.”

Lần thứ hai, này Ananda,… Lần thứ ba, này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

“– Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con, an cư mùa mưa tại Baranasi; sẽ có sự cúng dường như vậy cho chúng Tỷ-kheo”.

“– Thôi vừa rồi, Ðại vương, Ta đã nhận lời an cư trong mùa mưa rồi”.

Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, suy nghĩ như sau: “Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Baranasi”, vì vậy cảm thấy thất vọng, ưu phiền. Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

“– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có người đàn tín hộ trì hơn con?”

“– Ðại vương, có một thị trấn tên là Vebhalinga. Tại đấy có thợ gốm tên là Ghatikara. Người ấy là đàn tín hộ trì của Ta, một đàn tín hộ trì tối thượng. Ðại vương, Ðại vương có nghĩ như sau: “Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Baranasi”, do vậy, Ðại vương cảm thấy thất vọng, ưu phiền. Nhưng thợ gốm Ghatikara không có như vậy, và không sợ như vậy. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ rượu men, rượu nấu. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara thành tựu lòng tin bất thối chuyển đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, thành tựu các giới được bậc Thánh ái lạc. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có nghi ngờ đối với Con Ðường đưa đến khổ diệt. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, có giới hạnh, theo thiện pháp. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara từ bỏ ngọc và vàng, không có vàng và bạc. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara không có tự tay đào đất hay đào với cái cuốc. Vị này vui lòng làm thành ghè bát với đất lấy từ bờ đê bị sập xuống hay do chuột và chó đào lên, và nói như sau: “Ở đây, nếu ai muốn, hãy bỏ vào từng nhúm các loại gạo có vỏ, từng nhúm các loại đậu que (mugga), từng nhúm các loại đậu hột (kalaya), và có thể lấy cái gì mình muốn”. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn từ chỗ ấy, không phải trở lui đời này nữa.

“Một thời, này Ðại vương, Ta ở tại thị trấn Vabhalinga. Rồi này Ðại vương, Ta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến cha mẹ của thợ gốm Ghatikara, sau khi đến nói với cha mẹ thợ gốm Ghatikara như sau:

“– Người thợ làm đồ gốm đi đâu?”

“– Bạch Thế Tôn, người đàn tín hộ trì cho Thế Tôn đã đi khỏi và có dặn như sau: Hãy lấy cháo từ nơi nồi, hãy lấy đồ ăn từ nơi chảo mà dùng”.

“Rồi Ta, này Ðại vương, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi. Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến, nói với cha mẹ như sau:

“– Ai đã lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi?”

“– Này con, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi”.

“Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: “Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy”. Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần (không rời khỏi) cha mẹ (người thợ gốm).

“Một thời, này Ðại Vương. Ta trú ở thị trấn Vebhalinga, lúc bấy giờ, các cốc bị mưa dột, rồi Ta, này Ðại vương, gọi các Tỷ-kheo:

“– Hãy đi, này các Tỷ-kheo, và xem tại nhà của thợ gốm Ghatikara có cỏ hay không?

“Khi được nghe nói vậy, này Ðại vương, các Tỷ-kheo bạch với Ta:

“– Bạch Thế Tôn, tại nhà của thợ gốm Ghatikara không có cỏ, nhưng nhà người ấy có mái cỏ”.

“– Này các Tỷ-kheo, hãy đi và rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara.

“Rồi này Ðại vương, các Tỷ-kheo ấy rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara. Này Ðại vương, cha mẹ thợ gốm Ghatikara nói với các Tỷ-kheo ấy:

“– Quý vị là ai lại rút cỏ ngôi nhà?”

“– Này Ðại tỷ, ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột”.

“– Hãy lấy đi, chư Hiền giả! Hãy lấy đi, chư Hiền giả!”

“Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến thưa với cha mẹ như sau:

“– Những ai đã rút cỏ khỏi ngôi nhà?”

“– Này Con, các Tỷ-kheo có nói: Ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột”.

“Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: “Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy”.

“Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần, (không rời khỏi) cha mẹ thợ gốm. Rồi suốt cả ba tháng trời, ngôi nhà đứng lấy bầu trời làm mái, nhưng không có mưa rơi vào. Và như vậy, này Ðại vương, là người thợ gốm Ghatikara.

“– Lợi ích thay, bạch Thế Tôn, cho thợ gốm Ghatikara; thật khéo lợi ích thay, bạch Thế Tôn cho thợ gốm Ghatikara, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng!”

Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, cho người đưa đến thợ gốm Ghatikara, khoảng năm trăm xe gạo có vỏ, gạo vàng khô và các món đồ ăn. Rồi này Ananda, những người nhà vua cử đi đến thợ gốm Ghatikara và nói:

“– Này Tôn giả, năm trăm xe gạo có vỏ, gạo vàng khô và các món đồ ăn này, do Kiki, vua xứ Kasi, gởi đến cho Tôn giả, mong Tôn giả hãy nhận lấy”.

“– Nhà vua rất nhiều phận sự, rất nhiều việc cần phải làm. Thật là vừa đủ cho tôi, được nhà vua nghĩ đến như thế này”.

— Này Ananda, rất có thể Ông suy nghĩ như sau: “Lúc bây giờ, thanh niên Jotipala có thể là một người khác”. Nhưng này Ananda, chớ có nghĩ như vậy. Lúc bấy giờ, Ta chính là thanh niên Jotipala.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Ghaṭīkāra Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kosalesu cārikaṁ carati mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ. Atha kho bhagavā maggā okkamma aññatarasmiṁ padese sitaṁ pātvākāsi.

Atha kho āyasmato ānandassa etadahosi: “ko nu kho hetu, ko paccayo bhagavato sitassa pātukammāya? Na akāraṇena tathāgatā sitaṁ pātukarontī”ti. Variant: Na akāraṇena → na akāraṇe (bj)

Atha kho āyasmā ānando ekaṁsaṁ cīvaraṁ katvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā bhagavantaṁ etadavoca: Variant: cīvaraṁ → uttarāsaṅgaṁ (sya-all, km) “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo bhagavato sitassa pātukammāya? Na akāraṇena tathāgatā sitaṁ pātukarontī”ti.

“Bhūtapubbaṁ, ānanda, imasmiṁ padese vegaḷiṅgaṁ nāma gāmanigamo ahosi iddho ceva phīto ca bahujano ākiṇṇamanusso. Variant: vegaḷiṅgaṁ → vehaliṅgaṁ (bj); vebhaḷigaṁ (sya-all, km); vebhaḷiṅgaṁ (pts1ed) Vegaḷiṅgaṁ kho, ānanda, gāmanigamaṁ kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho upanissāya vihāsi. Idha sudaṁ, ānanda, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa ārāmo ahosi. Idha sudaṁ, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho nisinnako bhikkhusaṅghaṁ ovadatī”ti.

Atha kho āyasmā ānando catugguṇaṁ saṅghāṭiṁ paññapetvā bhagavantaṁ etadavoca: “tena hi, bhante, bhagavā nisīdatu ettha. Ayaṁ bhūmipadeso dvīhi arahantehi sammāsambuddhehi paribhutto bhavissatī”ti. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Nisajja kho bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi:

“Bhūtapubbaṁ, ānanda, imasmiṁ padese vegaḷiṅgaṁ nāma gāmanigamo ahosi iddho ceva phīto ca bahujano ākiṇṇamanusso. Vegaḷiṅgaṁ kho, ānanda, gāmanigamaṁ kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho upanissāya vihāsi. Idha sudaṁ, ānanda, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa ārāmo ahosi. Idha sudaṁ, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho nisinnako bhikkhusaṅghaṁ ovadati.

Vegaḷiṅge kho, ānanda, gāmanigame ghaṭikāro nāma kumbhakāro kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa upaṭṭhāko ahosi aggupaṭṭhāko. Variant: ghaṭikāro → ghaṭīkāro (bj, cck, pts1ed) Ghaṭikārassa kho, ānanda, kumbhakārassa jotipālo nāma māṇavo sahāyo ahosi piyasahāyo. Atha kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro jotipālaṁ māṇavaṁ āmantesi: ‘āyāma, samma jotipāla, kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya upasaṅkamissāma. Sādhusammatañhi me tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

Evaṁ vutte, ānanda, jotipālo māṇavo ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: ‘alaṁ, samma ghaṭikāra. Kiṁ pana tena muṇḍakena samaṇakena diṭṭhenā’ti?

Dutiyampi kho, ānanda …pe… tatiyampi kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro jotipālaṁ māṇavaṁ etadavoca: ‘āyāma, samma jotipāla, kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya upasaṅkamissāma. Sādhusammatañhi me tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

Tatiyampi kho, ānanda, jotipālo māṇavo ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: ‘alaṁ, samma ghaṭikāra. Kiṁ pana tena muṇḍakena samaṇakena diṭṭhenā’ti?

‘Tena hi, samma jotipāla, sottisināniṁ ādāya nadiṁ gamissāma sināyitun’ti. Variant: ādāya → āhara (mr) | sottisināniṁ → sottiṁ sināniṁ (bj, pts1ed); sottisinānaṁ (sya-all, km, mr)

‘Evaṁ, sammā’ti kho, ānanda, jotipālo māṇavo ghaṭikārassa kumbhakārassa paccassosi. Atha kho, ānanda, ghaṭikāro ca kumbhakāro jotipālo ca māṇavo sottisināniṁ ādāya nadiṁ agamaṁsu sināyituṁ.

Atha kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro jotipālaṁ māṇavaṁ āmantesi: ‘ayaṁ, samma jotipāla, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa avidūre ārāmo. Āyāma, samma jotipāla, kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya upasaṅkamissāma. Sādhusammatañhi me tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

Evaṁ vutte, ānanda, jotipālo māṇavo ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: ‘alaṁ, samma ghaṭikāra. Kiṁ pana tena muṇḍakena samaṇakena diṭṭhenā’ti?

Dutiyampi kho, ānanda …pe… tatiyampi kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro jotipālaṁ māṇavaṁ etadavoca: ‘ayaṁ, samma jotipāla, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa avidūre ārāmo. Āyāma, samma jotipāla, kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya upasaṅkamissāma. Sādhusammatañhi me tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

Tatiyampi kho, ānanda, jotipālo māṇavo ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: ‘alaṁ, samma ghaṭikāra. Kiṁ pana tena muṇḍakena samaṇakena diṭṭhenā’ti?

Atha kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro jotipālaṁ māṇavaṁ ovaṭṭikāyaṁ parāmasitvā etadavoca: ‘ayaṁ, samma jotipāla, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa avidūre ārāmo. Āyāma, samma jotipāla, kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya upasaṅkamissāma. Sādhusammatañhi me tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

Atha kho, ānanda, jotipālo māṇavo ovaṭṭikaṁ vinivaṭṭetvā ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: Variant: vinivaṭṭetvā → viniveṭhetvā (bj, sya1ed, sya2ed, km, pts1ed); vinivedhetvā (cck) ‘alaṁ, samma ghaṭikāra. Kiṁ pana tena muṇḍakena samaṇakena diṭṭhenā’ti?

Atha kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro jotipālaṁ māṇavaṁ sīsaṁnhātaṁ kesesu parāmasitvā etadavoca: Variant: sīsaṁnhātaṁ → sasīsaṁ nahātaṁ (bj); sīsanhātaṁ (sya-all, km); sīsanahātaṁ (pts1ed) ‘ayaṁ, samma jotipāla, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa avidūre ārāmo. Āyāma, samma jotipāla, kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya upasaṅkamissāma. Sādhusammatañhi me tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

Atha kho, ānanda, jotipālassa māṇavassa etadahosi: ‘acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Yatra hi nāmāyaṁ ghaṭikāro kumbhakāro ittarajacco samāno amhākaṁ sīsaṁnhātānaṁ kesesu parāmasitabbaṁ maññissati; na vatidaṁ kira orakaṁ maññe bhavissatī’ti; ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: ‘yāvatādohipi, samma ghaṭikārā’ti? Variant: yāvatādohipi → yāvetadohipi (bj, sya-all, km, pts1ed)

‘Yāvatādohipi, samma jotipāla. Tathā hi pana me sādhusammataṁ tassa bhagavato dassanaṁ arahato sammāsambuddhassā’ti.

‘Tena hi, samma ghaṭikāra, muñca; gamissāmā’ti.

Atha kho, ānanda, ghaṭikāro ca kumbhakāro jotipālo ca māṇavo yena kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā ghaṭikāro kumbhakāro kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Jotipālo pana māṇavo kassapena bhagavatā arahatā sammāsambuddhena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi.

Ekamantaṁ nisinno kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ etadavoca: ‘ayaṁ me, bhante, jotipālo māṇavo sahāyo piyasahāyo. Imassa bhagavā dhammaṁ desetū’ti. Atha kho, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho ghaṭikārañca kumbhakāraṁ jotipālañca māṇavaṁ dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṁsesi. Atha kho, ānanda, ghaṭikāro ca kumbhakāro jotipālo ca māṇavo kassapena bhagavatā arahatā sammāsambuddhena dhammiyā kathāya sandassitā samādapitā samuttejitā sampahaṁsitā kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkamiṁsu.

Atha kho, ānanda, jotipālo māṇavo ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ etadavoca: ‘imaṁ nu tvaṁ, samma ghaṭikāra, dhammaṁ suṇanto atha ca pana agārasmā anagāriyaṁ na pabbajissasī’ti?

‘Nanu maṁ, samma jotipāla, jānāsi, andhe jiṇṇe mātāpitaro posemī’ti?

‘Tena hi, samma ghaṭikāra, ahaṁ agārasmā anagāriyaṁ pabbajissāmī’ti.

Atha kho, ānanda, ghaṭikāro ca kumbhakāro jotipālo ca māṇavo yena kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinno kho, ānanda, ghaṭikāro kumbhakāro kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ etadavoca: ‘ayaṁ me, bhante, jotipālo māṇavo sahāyo piyasahāyo. Imaṁ bhagavā pabbājetū’ti. Alattha kho, ānanda, jotipālo māṇavo kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa santike pabbajjaṁ, alattha upasampadaṁ.

Atha kho, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho acirūpasampanne jotipāle māṇave aḍḍhamāsupasampanne vegaḷiṅge yathābhirantaṁ viharitvā yena bārāṇasī tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena bārāṇasī tadavasari. Tatra sudaṁ, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho bārāṇasiyaṁ viharati isipatane migadāye. Assosi kho, ānanda, kikī kāsirājā: ‘kassapo kira bhagavā arahaṁ sammāsambuddho bārāṇasiṁ anuppatto bārāṇasiyaṁ viharati isipatane migadāye’ti. Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā bhadraṁ yānaṁ abhiruhitvā bhadrehi bhadrehi yānehi bārāṇasiyā niyyāsi mahaccarājānubhāvena kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ dassanāya. Variant: bhadrāni yānāni yojāpetvā bhadraṁ → bhadraṁ bhadraṁ (mr) Yāvatikā yānassa bhūmi yānena gantvā yānā paccorohitvā pattikova yena kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho, ānanda, kikiṁ kāsirājānaṁ kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṁsesi.

Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā kassapena bhagavatā arahatā sammāsambuddhena dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṁsito kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ etadavoca: ‘adhivāsetu me, bhante, bhagavā svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā’ti. Adhivāsesi kho, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho tuṇhībhāvena.

Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā kassapassa bhagavato sammāsambuddhassa adhivāsanaṁ viditvā uṭṭhāyāsanā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi. Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā tassā rattiyā accayena sake nivesane paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ paṭiyādāpetvā paṇḍupuṭakassa sālino vigatakāḷakaṁ anekasūpaṁ anekabyañjanaṁ, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa kālaṁ ārocāpesi: Variant: paṇḍupuṭakassa → paṇḍumuṭikassa (bj, pts1ed); paṇḍumudikassa (sya-all, km) ‘kālo, bhante, niṭṭhitaṁ bhattan’ti.

Atha kho, ānanda, kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena kikissa kāsirañño nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi saddhiṁ bhikkhusaṅghena. Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā buddhappamukhaṁ bhikkhusaṅghaṁ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi.

Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ bhuttāviṁ onītapattapāṇiṁ aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho, ānanda, kikī kāsirājā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ etadavoca: ‘adhivāsetu me, bhante, bhagavā bārāṇasiyaṁ vassāvāsaṁ; evarūpaṁ saṅghassa upaṭṭhānaṁ bhavissatī’ti.

‘Alaṁ, mahārāja. Adhivuttho me vassāvāso’ti.

Dutiyampi kho, ānanda … tatiyampi kho, ānanda, kikī kāsirājā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ etadavoca: ‘adhivāsetu me, bhante, bhagavā bārāṇasiyaṁ vassāvāsaṁ; evarūpaṁ saṅghassa upaṭṭhānaṁ bhavissatī’ti.

‘Alaṁ, mahārāja. Adhivuttho me vassāvāso’ti.

Atha kho, ānanda, kikissa kāsirañño ‘na me kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho adhivāseti bārāṇasiyaṁ vassāvāsan’ti ahudeva aññathattaṁ, ahu domanassaṁ. Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā kassapaṁ bhagavantaṁ arahantaṁ sammāsambuddhaṁ etadavoca: ‘atthi nu kho, bhante, añño koci mayā upaṭṭhākataro’ti?

‘Atthi, mahārāja, vegaḷiṅgaṁ nāma gāmanigamo. Tattha ghaṭikāro nāma kumbhakāro; so me upaṭṭhāko aggupaṭṭhāko. Tuyhaṁ kho pana, mahārāja, na me kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho adhivāseti bārāṇasiyaṁ vassāvāsanti attheva aññathattaṁ, atthi domanassaṁ. Variant: attheva → atthi (bj, pts1ed) Tayidaṁ ghaṭikārassa kumbhakārassa natthi ca na ca bhavissati. Variant: ghaṭikārassa kumbhakārassa → ghaṭikāre kumbhakāre (bj, sya1ed, sya2ed, km); ghaṭīkāre kumbhakāre (cck, pts1ed)

Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro buddhaṁ saraṇaṁ gato, dhammaṁ saraṇaṁ gato, saṅghaṁ saraṇaṁ gato. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro pāṇātipātā paṭivirato, adinnādānā paṭivirato, kāmesumicchācārā paṭivirato, musāvādā paṭivirato, surāmerayamajjapamādaṭṭhānā paṭivirato. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro buddhe aveccappasādena samannāgato, dhamme aveccappasādena samannāgato, saṅghe aveccappasādena samannāgato, ariyakantehi sīlehi samannāgato. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro dukkhe nikkaṅkho, dukkhasamudaye nikkaṅkho, dukkhanirodhe nikkaṅkho, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya nikkaṅkho. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro ekabhattiko brahmacārī sīlavā kalyāṇadhammo. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro nikkhittamaṇisuvaṇṇo apetajātarūparajato. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro pannamusalo na sahatthā pathaviṁ khaṇati. Variant: kumbhakāro pannamusalo na sahatthā pathaviṁ khaṇati → kumbhakāro na musalena na sahatthā paṭhaviñca khanati (sya-all, km); kumbhakāro na musalena na sahatthā paṭhaviṁ khaṇati (pts1ed); kumbhakāro na musalena sahatthā pathaviñca khaṇati (mr) Yaṁ hoti kūlapaluggaṁ vā mūsikukkaro vā taṁ kājena āharitvā bhājanaṁ karitvā evamāha: Variant: mūsikukkaro → mūsikukkāro (bj); mūsikukkuro (si, sya-all, km, pts1ed) “ettha yo icchati taṇḍulapaṭibhastāni vā muggapaṭibhastāni vā kaḷāyapaṭibhastāni vā nikkhipitvā yaṁ icchati taṁ haratū”ti. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro andhe jiṇṇe mātāpitaro poseti. Ghaṭikāro kho, mahārāja, kumbhakāro pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātiko tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā.

Ekamidāhaṁ, mahārāja, samayaṁ vegaḷiṅge nāma gāmanigame viharāmi. Atha khvāhaṁ, mahārāja, pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena ghaṭikārassa kumbhakārassa mātāpitaro tenupasaṅkamiṁ; upasaṅkamitvā ghaṭikārassa kumbhakārassa mātāpitaro etadavocaṁ: “handa ko nu kho ayaṁ bhaggavo gato”ti?

“Nikkhanto kho te, bhante, upaṭṭhāko antokumbhiyā odanaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjā”ti. Atha khvāhaṁ, mahārāja, kumbhiyā odanaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjitvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṁ. Variant: pakkamiṁ → pakkāmiṁ (sya-all, km, pts1ed)

Atha kho, mahārāja, ghaṭikāro kumbhakāro yena mātāpitaro tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mātāpitaro etadavoca: “ko kumbhiyā odanaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjitvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti?

“Kassapo, tāta, bhagavā arahaṁ sammāsambuddho kumbhiyā odanaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjitvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti?

Atha kho, mahārāja, ghaṭikārassa kumbhakārassa etadahosi: “lābhā vata me, suladdhaṁ vata me, yassa me kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho evaṁ abhivissattho”ti. Atha kho, mahārāja, ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ aḍḍhamāsaṁ pītisukhaṁ na vijahati, sattāhaṁ mātāpitūnaṁ. Variant: na vijahati → na vijahi (bj, sya-all, km, pts1ed)

Ekamidāhaṁ, mahārāja, samayaṁ tattheva vegaḷiṅge nāma gāmanigame viharāmi. Atha khvāhaṁ, mahārāja, pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena ghaṭikārassa kumbhakārassa mātāpitaro tenupasaṅkamiṁ; upasaṅkamitvā ghaṭikārassa kumbhakārassa mātāpitaro etadavocaṁ: “handa ko nu kho ayaṁ bhaggavo gato”ti?

“Nikkhanto kho te, bhante, upaṭṭhāko anto kaḷopiyā kummāsaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjā”ti. Atha khvāhaṁ, mahārāja, kaḷopiyā kummāsaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjitvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṁ.

Atha kho, mahārāja, ghaṭikāro kumbhakāro yena mātāpitaro tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mātāpitaro etadavoca: “ko kaḷopiyā kummāsaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjitvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti?

“Kassapo, tāta, bhagavā arahaṁ sammāsambuddho kaḷopiyā kummāsaṁ gahetvā pariyogā sūpaṁ gahetvā paribhuñjitvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti.

Atha kho, mahārāja, ghaṭikārassa kumbhakārassa etadahosi: “lābhā vata me, suladdhaṁ vata me, yassa me kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho evaṁ abhivissattho”ti. Atha kho, mahārāja, ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ aḍḍhamāsaṁ pītisukhaṁ na vijahati, sattāhaṁ mātāpitūnaṁ.

Ekamidāhaṁ, mahārāja, samayaṁ tattheva vegaḷiṅge nāma gāmanigame viharāmi. Tena kho pana samayena kuṭi ovassati. Variant: kuṭi → gandhakuṭi (bj); kuṭī (pts1ed) Atha khvāhaṁ, mahārāja, bhikkhū āmantesiṁ:

“gacchatha, bhikkhave, ghaṭikārassa kumbhakārassa nivesane tiṇaṁ jānāthā”ti.

Evaṁ vutte, mahārāja, te bhikkhū maṁ etadavocuṁ: “natthi kho, bhante, ghaṭikārassa kumbhakārassa nivesane tiṇaṁ, atthi ca khvāssa āvesane tiṇacchadanan”ti. Variant: āvesane → āvesanaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Gacchatha, bhikkhave, ghaṭikārassa kumbhakārassa āvesanaṁ uttiṇaṁ karothā”ti. Atha kho te, mahārāja, bhikkhū ghaṭikārassa kumbhakārassa āvesanaṁ uttiṇamakaṁsu.

Atha kho, mahārāja, ghaṭikārassa kumbhakārassa mātāpitaro te bhikkhū etadavocuṁ: “ke āvesanaṁ uttiṇaṁ karontī”ti?

“Bhikkhū, bhagini, kassapassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa kuṭi ovassatī”ti.

“Haratha, bhante, haratha, bhadramukhā”ti.

Atha kho, mahārāja, ghaṭikāro kumbhakāro yena mātāpitaro tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mātāpitaro etadavoca: “ke āvesanaṁ uttiṇamakaṁsū”ti?

“Bhikkhū, tāta, kassapassa kira bhagavato arahato sammāsambuddhassa kuṭi ovassatī”ti.

Atha kho, mahārāja, ghaṭikārassa kumbhakārassa etadahosi: “lābhā vata me, suladdhaṁ vata me, yassa me kassapo bhagavā arahaṁ sammāsambuddho evaṁ abhivissattho”ti. Atha kho, mahārāja, ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ aḍḍhamāsaṁ pītisukhaṁ na vijahati, sattāhaṁ mātāpitūnaṁ.

Atha kho, mahārāja, āvesanaṁ sabbantaṁ temāsaṁ ākāsacchadanaṁ aṭṭhāsi, na devotivassi. Variant: na devotivassi → na cātivassi (bj, sya-all, km, pts1ed) Evarūpo ca, mahārāja, ghaṭikāro kumbhakāro’ti.

‘Lābhā, bhante, ghaṭikārassa kumbhakārassa, suladdhā, bhante, ghaṭikārassa kumbhakārassa yassa bhagavā evaṁ abhivissattho’ti.

Atha kho, ānanda, kikī kāsirājā ghaṭikārassa kumbhakārassa pañcamattāni taṇḍulavāhasatāni pāhesi paṇḍupuṭakassa sālino tadupiyañca sūpeyyaṁ. Atha kho te, ānanda, rājapurisā ghaṭikāraṁ kumbhakāraṁ upasaṅkamitvā etadavocuṁ: ‘imāni kho, bhante, pañcamattāni taṇḍulavāhasatāni kikinā kāsirājena pahitāni paṇḍupuṭakassa sālino tadupiyañca sūpeyyaṁ. Tāni, bhante, paṭiggaṇhathā’ti. Variant: paṭiggaṇhathā’ti → patigaṇhātūti (bj, pts1ed); paṭiggaṇhātūti (sya-all, km)

‘Rājā kho bahukicco bahukaraṇīyo. Alaṁ me. Raññova hotū’ti.

Siyā kho pana te, ānanda, evamassa: ‘añño nūna tena samayena jotipālo māṇavo ahosī’ti. Na kho panetaṁ, ānanda, evaṁ daṭṭhabbaṁ. Ahaṁ tena samayena jotipālo māṇavo ahosin”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Ghaṭikārasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Ghaṭīkāra Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC