Cūḷadukkhakkhandha Sutta
.
Tiểu kinh khổ uẩn
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn sống giữa giòng họ Sakka (Thích-ca), trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) tại vườn Nigrodha (Ni-câu-luật Viên).
Lúc ấy, có người Sakka tên Mahànàma đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Mahànàma, dòng họ Sakka bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: “Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm”. Bạch Thế Tôn, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: “Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm”. Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú. Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: “Pháp nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?”
— Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahànàma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.
Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”, và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.
Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”, dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: “Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn”, và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.
Và này Mahànàma, thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức…; các hương do mũi nhận thức…; các vị do lưỡi nhận thức…; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahànàma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.
Và này Mahànàma, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này Mahànàma, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.
Này Mahànàma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả”. Này Mahànàma, như vậy, là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục.
Này Mahànàma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: “Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?” Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa”. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình… Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)… chúc thủ hình (đốt tay)… khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)… bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)… linh dương hình (hình phạt con dê núi)… câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)… tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)… khối trấp hình… chuyển hình… cao đạp đài… họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm của dục… (như trên)… là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân… do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.
Này Mahànàma, một thời Ta ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều Nigantha (Ni-kiền Tử) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy. Này Mahànàma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigantha ấy ở, khi đến nơi Ta nói với các Nigantha ấy: “Chư Hiền, tại sao các Ngươi lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?”
Này Mahànàma, được nói vậy các Nigantha ấy trả lời Ta như sau: “Này Hiền giả, Nigantha Nataputta – là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như sau: ‘Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta’. Vị ấy nói như sau: ‘Này các Nigantha, nếu xưa kia Ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây. Như vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai. Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn’. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ.”
Này Mahànàma, khi được nói vậy Ta nói với các Nigantha ấy như sau: “Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?” –“Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” –” Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?” –“Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” –“Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia?” –“Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” –“Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?” –“Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” –“Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp?” –“Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.”
–“Chư Hiền, theo các Ngươi nói, Nigantha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết, các Ngươi không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp. Chư Hiền Nigantha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigantha các Ngươi không?”
–“Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần-bà-ta-la) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama.
“Lời nói này thật sự đã được các Tôn giả Nigantha nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây cần phải được hỏi như sau: ‘Giữa các bậc Tôn Giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?’
“Hiền giả Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: ‘Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?’
–“Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?
–“Này Hiền giả, không thể được.
–“Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?
–“Này Hiền giả, không thể được.
–“Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?
–“Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara.”
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Mahànàma thuộc giòng họ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Cūḷadukkhakkhandha Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sakkesu viharati kapilavatthusmiṁ nigrodhārāme.
Atha kho mahānāmo sakko yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho mahānāmo sakko bhagavantaṁ etadavoca: “dīgharattāhaṁ, bhante, bhagavatā evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānāmi: ‘lobho cittassa upakkileso, doso cittassa upakkileso, moho cittassa upakkileso’ti. Variant: ‘lobho cittassa upakkileso, doso cittassa upakkileso, moho cittassa upakkileso’ti → idaṁ vākyaṁ cck potthake Evañcāhaṁ, bhante, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi: Variant: Evañcāhaṁ → evaṁpāhaṁ (mr) ‘lobho cittassa upakkileso, doso cittassa upakkileso, moho cittassa upakkileso’ti. Atha ca pana me ekadā lobhadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti, dosadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti, mohadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti. Tassa mayhaṁ, bhante, evaṁ hoti: ‘kosu nāma me dhammo ajjhattaṁ appahīno yena me ekadā lobhadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti, dosadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti, mohadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhantī’”ti.
“So eva kho te, mahānāma, dhammo ajjhattaṁ appahīno yena te ekadā lobhadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti, dosadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti, mohadhammāpi cittaṁ pariyādāya tiṭṭhanti. So ca hi te, mahānāma, dhammo ajjhattaṁ pahīno abhavissa, na tvaṁ agāraṁ ajjhāvaseyyāsi, na kāme paribhuñjeyyāsi. Yasmā ca kho te, mahānāma, so eva dhammo ajjhattaṁ appahīno tasmā tvaṁ agāraṁ ajjhāvasasi, kāme paribhuñjasi.
‘Appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti—Variant: bahupāyāsā → bahūpāyāsā (bj, sya-all) iti cepi, mahānāma, ariyasāvakassa yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhaṁ hoti, so ca aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṁ nādhigacchati, aññaṁ vā tato santataraṁ; Variant: hoti, so ca → sova (mr) atha kho so neva tāva anāvaṭṭī kāmesu hoti. Yato ca kho, mahānāma, ariyasāvakassa ‘appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti—evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhaṁ hoti, so ca aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṁ adhigacchati aññaṁ vā tato santataraṁ; atha kho so anāvaṭṭī kāmesu hoti.
Mayhampi kho, mahānāma, pubbeva sambodhā, anabhisambuddhassa bodhisattasseva sato, ‘appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti—evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhaṁ hoti, so ca aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṁ nājjhagamaṁ, aññaṁ vā tato santataraṁ; Variant: ca → sova (mr) atha khvāhaṁ neva tāva anāvaṭṭī kāmesu paccaññāsiṁ. Yato ca kho me, mahānāma, ‘appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti—evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhaṁ ahosi, so ca aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṁ ajjhagamaṁ, aññaṁ vā tato santataraṁ; athāhaṁ anāvaṭṭī kāmesu paccaññāsiṁ.
Ko ca, mahānāma, kāmānaṁ assādo? Pañcime, mahānāma, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā; sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, mahānāma, pañca kāmaguṇā. Yaṁ kho, mahānāma, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ—ayaṁ kāmānaṁ assādo.
Ko ca, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo? Idha, mahānāma, kulaputto yena sippaṭṭhānena jīvikaṁ kappeti—yadi muddāya yadi gaṇanāya yadi saṅkhānena yadi kasiyā yadi vaṇijjāya yadi gorakkhena yadi issatthena yadi rājaporisena yadi sippaññatarena, sītassa purakkhato uṇhassa purakkhato ḍaṁsamakasavātātapasarīsapasamphassehi rissamāno khuppipāsāya mīyamāno; ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Tassa ce, mahānāma, kulaputtassa evaṁ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā nābhinipphajjanti, so socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati ‘moghaṁ vata me uṭṭhānaṁ, aphalo vata me vāyāmo’ti. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Tassa ce, mahānāma, kulaputtassa evaṁ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā abhinipphajjanti. So tesaṁ bhogānaṁ ārakkhādhikaraṇaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti: ‘kinti me bhoge neva rājāno hareyyuṁ, na corā hareyyuṁ, na aggi daheyya, na udakaṁ vaheyya, na appiyā vā dāyādā hareyyun’ti. Tassa evaṁ ārakkhato gopayato te bhoge rājāno vā haranti, corā vā haranti, aggi vā dahati, udakaṁ vā vahati, appiyā vā dāyādā haranti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati: ‘yampi me ahosi tampi no natthī’ti. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Puna caparaṁ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu rājānopi rājūhi vivadanti, khattiyāpi khattiyehi vivadanti, brāhmaṇāpi brāhmaṇehi vivadanti, gahapatīpi gahapatīhi vivadanti, mātāpi puttena vivadati, puttopi mātarā vivadati, pitāpi puttena vivadati, puttopi pitarā vivadati, bhātāpi bhātarā vivadati, bhātāpi bhaginiyā vivadati, bhaginīpi bhātarā vivadati, sahāyopi sahāyena vivadati. Te tattha kalahaviggahavivādāpannā aññamaññaṁ pāṇīhipi upakkamanti, leḍḍūhipi upakkamanti, daṇḍehipi upakkamanti, satthehipi upakkamanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Puna caparaṁ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu asicammaṁ gahetvā, dhanukalāpaṁ sannayhitvā, ubhatobyūḷhaṁ saṅgāmaṁ pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi khippamānāsu, asīsupi vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, asināpi sīsaṁ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Puna caparaṁ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu asicammaṁ gahetvā, dhanukalāpaṁ sannayhitvā, addāvalepanā upakāriyo pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi khippamānāsu, asīsupi vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, chakaṇakāyapi osiñcanti, abhivaggenapi omaddanti, asināpi sīsaṁ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Puna caparaṁ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu sandhimpi chindanti, nillopampi haranti, ekāgārikampi karonti, paripanthepi tiṭṭhanti, paradārampi gacchanti. Tamenaṁ rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti—kasāhipi tāḷenti, vettehipi tāḷenti, aḍḍhadaṇḍakehipi tāḷenti; hatthampi chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi chindanti, nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti; bilaṅgathālikampi karonti, saṅkhamuṇḍikampi karonti, rāhumukhampi karonti, jotimālikampi karonti, hatthapajjotikampi karonti, erakavattikampi karonti, cīrakavāsikampi karonti, eṇeyyakampi karonti, baḷisamaṁsikampi karonti, kahāpaṇikampi karonti, khārāpatacchikampi karonti, palighaparivattikampi karonti, palālapīṭhakampi karonti, tattenapi telena osiñcanti, sunakhehipi khādāpenti, jīvantampi sūle uttāsenti, asināpi sīsaṁ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṁ. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Puna caparaṁ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu kāyena duccaritaṁ caranti, vācāya duccaritaṁ caranti, manasā duccaritaṁ caranti. Te kāyena duccaritaṁ caritvā, vācāya duccaritaṁ caritvā, manasā duccaritaṁ caritvā, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā, apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti. Ayampi, mahānāma, kāmānaṁ ādīnavo samparāyiko, dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṁ kāmādhikaraṇaṁ kāmānameva hetu.
Ekamidāhaṁ, mahānāma, samayaṁ rājagahe viharāmi gijjhakūṭe pabbate. Tena kho pana samayena sambahulā nigaṇṭhā isigilipasse kāḷasilāyaṁ ubbhaṭṭhakā honti āsanapaṭikkhittā, opakkamikā dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayanti. Variant: nigaṇṭhā → niganthā (sya-all, mr)
Atha khvāhaṁ, mahānāma, sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena isigilipasse kāḷasilā yena te nigaṇṭhā tenupasaṅkamiṁ; upasaṅkamitvā te nigaṇṭhe etadavocaṁ: ‘kiṁ nu tumhe, āvuso nigaṇṭhā, ubbhaṭṭhakā āsanapaṭikkhittā, opakkamikā dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayathā’ti?
Evaṁ vutte, mahānāma, te nigaṇṭhā maṁ etadavocuṁ: ‘nigaṇṭho, āvuso, nāṭaputto sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānāti: Variant: nāṭaputto → nātaputto (bj); nāthaputto (pts1ed) “carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṁ samitaṁ ñāṇadassanaṁ paccupaṭṭhitan”ti.
So evamāha: “atthi kho vo, nigaṇṭhā, pubbe pāpakammaṁ kataṁ, taṁ imāya kaṭukāya dukkarakārikāya nijjīretha; Variant: atthi kho vo → atthi vo (bj); atthi kho bho (sya-all, mr) | nijjīretha → nijjaretha (bj, sya-all, pts1ed) yaṁ panettha etarahi kāyena saṁvutā vācāya saṁvutā manasā saṁvutā taṁ āyatiṁ pāpassa kammassa akaraṇaṁ; Variant: yaṁ panettha → mayaṁ panettha (mr) iti purāṇānaṁ kammānaṁ tapasā byantibhāvā, navānaṁ kammānaṁ akaraṇā, āyatiṁ anavassavo; āyatiṁ anavassavā kammakkhayo, kammakkhayā dukkhakkhayo, dukkhakkhayā vedanākkhayo, vedanākkhayā sabbaṁ dukkhaṁ nijjiṇṇaṁ bhavissatī”ti. Tañca panamhākaṁ ruccati ceva khamati ca, tena camha attamanā’ti.
Evaṁ vutte, ahaṁ, mahānāma, te nigaṇṭhe etadavocaṁ: ‘kiṁ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha—ahuvamheva mayaṁ pubbe na nāhuvamhā’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Kiṁ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha—akaramheva mayaṁ pubbe pāpakammaṁ na nākaramhā’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Kiṁ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha—evarūpaṁ vā evarūpaṁ vā pāpakammaṁ akaramhā’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Kiṁ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha—ettakaṁ vā dukkhaṁ nijjiṇṇaṁ, ettakaṁ vā dukkhaṁ nijjīretabbaṁ, ettakamhi vā dukkhe nijjiṇṇe sabbaṁ dukkhaṁ nijjiṇṇaṁ bhavissatī’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Kiṁ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha—diṭṭheva dhamme akusalānaṁ dhammānaṁ pahānaṁ, kusalānaṁ dhammānaṁ upasampadan’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Iti kira tumhe, āvuso nigaṇṭhā, na jānātha—ahuvamheva mayaṁ pubbe na nāhuvamhāti, na jānātha—akaramheva mayaṁ pubbe pāpakammaṁ na nākaramhāti, na jānātha—evarūpaṁ vā evarūpaṁ vā pāpakammaṁ akaramhāti, na jānātha—ettakaṁ vā dukkhaṁ nijjiṇṇaṁ, ettakaṁ vā dukkhaṁ nijjīretabbaṁ, ettakamhi vā dukkhe nijjiṇṇe sabbaṁ dukkhaṁ nijjiṇṇaṁ bhavissatīti. Na jānātha—diṭṭheva dhamme akusalānaṁ dhammānaṁ pahānaṁ, kusalānaṁ dhammānaṁ upasampadaṁ. Evaṁ sante, āvuso nigaṇṭhā, ye loke luddā lohitapāṇino kurūrakammantā manussesu paccājātā te nigaṇṭhesu pabbajantī’ti?
‘Na kho, āvuso gotama, sukhena sukhaṁ adhigantabbaṁ, dukkhena kho sukhaṁ adhigantabbaṁ; sukhena cāvuso gotama, sukhaṁ adhigantabbaṁ abhavissa, rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhaṁ adhigaccheyya, rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhavihāritaro āyasmatā gotamenā’ti.
‘Addhāyasmantehi nigaṇṭhehi sahasā appaṭisaṅkhā vācā bhāsitā: “na kho, āvuso gotama, sukhena sukhaṁ adhigantabbaṁ, dukkhena kho sukhaṁ adhigantabbaṁ; sukhena cāvuso gotama, sukhaṁ adhigantabbaṁ abhavissa, rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhaṁ adhigaccheyya, rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhavihāritaro āyasmatā gotamenā”ti. Api ca ahameva tattha paṭipucchitabbo: “ko nu kho āyasmantānaṁ sukhavihāritaro rājā vā māgadho seniyo bimbisāro āyasmā vā gotamo”ti?
Addhāvuso gotama, amhehi sahasā appaṭisaṅkhā vācā bhāsitā, na kho, āvuso gotama, sukhena sukhaṁ adhigantabbaṁ, dukkhena kho sukhaṁ adhigantabbaṁ; sukhena cāvuso gotama, sukhaṁ adhigantabbaṁ abhavissa, rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhaṁ adhigaccheyya, rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhavihāritaro āyasmatā gotamenāti. Api ca tiṭṭhatetaṁ, idānipi mayaṁ āyasmantaṁ gotamaṁ pucchāma: “ko nu kho āyasmantānaṁ sukhavihāritaro rājā vā māgadho seniyo bimbisāro āyasmā vā gotamo”ti?
Tena hāvuso nigaṇṭhā, tumheva tattha paṭipucchissāmi, yathā vo khameyya tathā naṁ byākareyyātha. Taṁ kiṁ maññathāvuso nigaṇṭhā, pahoti rājā māgadho seniyo bimbisāro, aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṁ, satta rattindivāni ekantasukhaṁ paṭisaṁvedī viharitun’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Taṁ kiṁ maññathāvuso nigaṇṭhā, pahoti rājā māgadho seniyo bimbisāro, aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṁ, cha rattindivāni …pe… pañca rattindivāni … cattāri rattindivāni … tīṇi rattindivāni … dve rattindivāni … ekaṁ rattindivaṁ ekantasukhaṁ paṭisaṁvedī viharitun’ti?
‘No hidaṁ, āvuso’.
‘Ahaṁ kho, āvuso nigaṇṭhā, pahomi aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṁ, ekaṁ rattindivaṁ ekantasukhaṁ paṭisaṁvedī viharituṁ. Ahaṁ kho, āvuso nigaṇṭhā, pahomi aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṁ, dve rattindivāni … tīṇi rattindivāni … cattāri rattindivāni … pañca rattindivāni … cha rattindivāni … satta rattindivāni ekantasukhaṁ paṭisaṁvedī viharituṁ. Taṁ kiṁ maññathāvuso nigaṇṭhā, evaṁ sante ko sukhavihāritaro rājā vā māgadho seniyo bimbisāro ahaṁ vā’ti?
‘Evaṁ sante āyasmāva gotamo sukhavihāritaro raññā māgadhena seniyena bimbisārenā’”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano mahānāmo sakko bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Cūḷadukkhakkhandhasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.
Cūḷadukkhakkhandha Sutta
Dịch giả