Piyajātika Sutta
.
Kinh Ái sanh
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).
Lúc bấy giờ con một của một gia chủ, khả ái, đáng thương, bị mệnh chung. Sau khi nó chết, người cha không còn muốn làm việc, không còn muốn ăn uống, luôn luôn đi đến nghĩa địa, người ấy than khóc: “Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?” Rồi người gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với người gia chủ đang ngồi một bên:
— Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông, có phải các căn của Ông đổi khác?
— Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể không đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: “Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?”
— Sự thật là như vậy, này Gia chủ, vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
— Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái?” Vì rằng, bạch Thế Tôn, hỷ lạc (anandasomanassa) do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
Rồi người gia chủ, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
Lúc bấy giờ, một số người đánh bạc đang chơi đổ nhứt lục không xa Thế Tôn bao nhiêu. Người gia chủ kia, đi đến những người đánh bạc ấy, sau khi đến nói với những người ấy như sau:
— Này Quý vị, ở đây tôi đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến, đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên. Này Quý vị, Sa-môn Gotama nói với tôi đang ngồi một bên:
— “Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông. Có phải các căn của Ông đổi khác?” Này Quý vị, được nghe nói vậy tôi nói với Sa-môn Gotama:
— “Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể không đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: “Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?”
— “Sự thật là như vậy, này Gia chủ. Vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”.
— “Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy! “Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, hỷ lạc do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Này Quý vị, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, ta chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
— Sự thật là như vậy, này Gia Chủ! Sự thật là như vậy, này Gia chủ! Này Gia chủ, hỷ lạc do ái sanh, hiện hữu từ nơi ái.
Rồi người gia chủ suy nghĩ: “Có sự đồng ý giữa ta và những người đánh bạc”, rồi bỏ đi.
Và cuộc đối thoại ấy dần dần được truyền đi và truyền đến trong nội cung. Rồi vua Pasenadi xứ Kosala cho gọi hoàng hậu Mallika:
— Này Mallika, đây là lời Sa-môn Gotama nói với các người ấy: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”.
— Tâu Ðại vương, nếu Thế Tôn đã dạy như vậy, thì sự việc là như vậy.
— Ðiều gì Sa-môn Gotama nói, Mallika này cũng nói theo. Vì Mallika quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama. Vì vị Ðạo sư nói gì cho đệ tử, và đệ tử quá hoan hỷ với vị Ðạo sư nên nói: “Sự thật là vậy, thưa Ðạo sư! Sự thật là như vậy, thưa Ðạo sư”. Cũng vậy, này Mallika, điều gì Sa-môn Gotama nói, Hoàng hậu quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama nên đã nói: “Nếu Thế Tôn đã nói như vậy thời sự việc là vậy”. Hãy đi đi, Mallika, hãy đi đi!
Rồi hoàng hậu Mallika cho gọi Bà-la-môn Nalijangha và nói:
— Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú, và thưa: “Bạch Thế Tôn, hoàng hậu Mallika cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không, và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Và nếu Thế Tôn trả lời Ông như thế nào, hãy khéo nắm giữ và nói lại với ta. Vì các Như Lai không nói phản lại sự thật.
— Thưa vâng, tâu Hoàng hậu.
Bà-la-môn Nalijangha vâng đáp hoàng hậu Mallika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, Và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Nalijangha Bạch Thế Tôn:
— Thưa Tôn giả Gotama, hoàng hậu Mallika cúi đầu đảnh lễ chân Sa-môn Gotama, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”?
— Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, bà mẹ của một người đàn bà mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: “Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?”
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người cha của một người đàn bà mệnh chung…, người anh mệnh chung…, người chị mệnh chung…, người con trai mệnh chung…, người con gái mệnh chung…, người chồng mệnh chung. Từ khi người chồng mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: “Người có thấy chồng tôi đâu không? Người có thấy chồng tôi đâu không?”
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người mẹ của một người đàn ông mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: “Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?”
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người cha của một người đàn ông mệnh chung…, người anh mệnh chung…, người chị mệnh chung…, người con trai mệnh chung…, người con gái mệnh chung…, người vợ mệnh chung. Từ khi người vợ mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác, và nói: “Người có thấy vợ tôi đâu không? Người có thấy vợ tôi đâu không?”
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa chính tại thành Savatthi này, một người đàn bà đi về thăm gia đình bà con. Những người bà con ấy của người đàn bà muốn dùng sức mạnh bắt người đàn bà ấy phải xa chồng và muốn gả cho một người đàn ông khác. Người đàn bà ấy không chịu. Rồi người đàn bà ấy nói với chồng mình: “Này Hiền phu, những người bà con này muốn dùng sức mạnh bắt tôi phải xa anh và muốn gả cho một người đàn ông khác. Nhưng tôi không muốn như vậy”. Rồi người ấy chặt người đàn bà ấy làm hai, rồi tự vận, nghĩ rằng: “Hai chúng ta sẽ gặp nhau trong đời sau”. Này Bà-la-môn, do pháp môn này cần phải được hiểu rằng sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
Rồi Bà-la-môn Nalijangha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến hoàng hậu Mallika, sau khi đến, kể lại cho hoàng hậu Mallika toàn thể cuộc đàm thoại với Thế Tôn.
Rồi hoàng hậu Mallika đi đến vua Pasenadi nước Kosala, và thưa:
— Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có thương công chúa Vajiri của thiếp không?
— Phải, này Mallika, ta thương công chúa Vajiri.
— Tâu đại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajiri của Ðại vương. Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
— Này Mallika, nếu có sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajiri của ta, thì sẽ có một sự thay đổi đến đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu, não?
— Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nữ Sát-đế-lị Vasabha, Ðại vương có thương yêu không?
— Này Mallika, ta có thương yêu nữ Sát-đế-lị Vasabha.
— Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vasabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
— Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vasabha, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu não?
— Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Tướng quân Vidudabha, Ðại vương có thương quý không?
— Này Mallika, ta có thương quý tướng quân Vidudabha.
— Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
— Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha thì sẽ có sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu não?
— Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương thiếp không?
— Phải, này Mallika, ta có thương yêu Hoàng hậu.
— Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho thiếp, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
— Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho Hoàng hậu, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?
— Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”. Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương dân chúng Kasi và Kosala không?
— Phải, này Mallika, ta thương yêu dân chúng Kasi và Kosala. Này Mallika, nhờ sức mạnh của họ, chúng ta mới có được gỗ chiên-đàn từ nước Kasi và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp.
— Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho dân chúng Kasi và Kosala, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu não không?
— Này Mallika, nếu có một sự biến dịch đổi khác xảy đến cho dân chúng nước Kasi và Kosala, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu não?
— Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: “Sầu, bi, khổ, ưu não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái”.
— Thật vi diệu thay, này Mallika! Thật hy hữu thay, này Mallika! Thế Tôn đã thể nhập nhờ trí tuệ, đã thấy nhờ trí tuệ. Ðến đây, Mallika, hãy sửa soạn tẩy trần.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái Thế Tôn và nói lên ba lần lời cảm hứng sau đây: “Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! “.
Piyajātika Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Tena kho pana samayena aññatarassa gahapatissa ekaputtako piyo manāpo kālaṅkato hoti. Tassa kālaṅkiriyāya neva kammantā paṭibhanti na bhattaṁ paṭibhāti. So āḷāhanaṁ gantvā kandati: “kahaṁ, ekaputtaka, kahaṁ, ekaputtakā”ti.
Atha kho so gahapati yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho taṁ gahapatiṁ bhagavā etadavoca: “na kho te, gahapati, sake citte ṭhitassa indriyāni, atthi te indriyānaṁ aññathattan”ti.
“Kiñhi me, bhante, indriyānaṁ nāññathattaṁ bhavissati; mayhañhi, bhante, ekaputto piyo manāpo kālaṅkato. Tassa kālaṅkiriyāya neva kammantā paṭibhanti, na bhattaṁ paṭibhāti. Sohaṁ āḷāhanaṁ gantvā kandāmi: ‘kahaṁ, ekaputtaka, kahaṁ, ekaputtakā’”ti.
“Evametaṁ, gahapati, evametaṁ, gahapati. Variant: evametaṁ, gahapati → evameva gahapati (bj sakideva); evametaṁ gahapati (pts1ed sakideva) Piyajātikā hi, gahapati, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā”ti.
“Kassa kho nāmetaṁ, bhante, evaṁ bhavissati: Variant: Kassa kho → kissa nu kho (bj); tassa kho (sya-all) ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti? Piyajātikā hi kho, bhante, ānandasomanassā piyappabhavikā”ti. Atha kho so gahapati bhagavato bhāsitaṁ anabhinanditvā paṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.
Tena kho pana samayena sambahulā akkhadhuttā bhagavato avidūre akkhehi dibbanti. Atha kho so gahapati yena te akkhadhuttā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā akkhadhutte etadavoca: “idhāhaṁ, bhonto, yena samaṇo gotamo tenupasaṅkamiṁ; upasaṅkamitvā samaṇaṁ gotamaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁ. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho maṁ, bhonto, samaṇo gotamo etadavoca: ‘na kho te, gahapati, sake citte ṭhitassa indriyāni, atthi te indriyānaṁ aññathattan’ti. Evaṁ vutte, ahaṁ, bhonto, samaṇaṁ gotamaṁ etadavocaṁ: ‘kiñhi me, bhante, indriyānaṁ nāññathattaṁ bhavissati; mayhañhi, bhante, ekaputtako piyo manāpo kālaṅkato. Tassa kālaṅkiriyāya neva kammantā paṭibhanti, na bhattaṁ paṭibhāti. Sohaṁ āḷāhanaṁ gantvā kandāmi—kahaṁ, ekaputtaka, kahaṁ, ekaputtakā’ti. ‘Evametaṁ, gahapati, evametaṁ, gahapati. Piyajātikā hi, gahapati, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti. ‘Kassa kho nāmetaṁ, bhante, evaṁ bhavissati—piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā? Piyajātikā hi kho, bhante, ānandasomanassā piyappabhavikā’ti. Atha khvāhaṁ, bhonto, samaṇassa gotamassa bhāsitaṁ anabhinanditvā paṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkamin”ti.
“Evametaṁ, gahapati, evametaṁ, gahapati. Piyajātikā hi, gahapati, ānandasomanassā piyappabhavikā”ti.
Atha kho so gahapati “sameti me akkhadhuttehī”ti pakkāmi.
Atha kho idaṁ kathāvatthu anupubbena rājantepuraṁ pāvisi. Atha kho rājā pasenadi kosalo mallikaṁ deviṁ āmantesi: “idaṁ te, mallike, samaṇena gotamena bhāsitaṁ: ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’”ti.
“Sacetaṁ, mahārāja, bhagavatā bhāsitaṁ, evametan”ti.
“Evameva panāyaṁ mallikā yaññadeva samaṇo gotamo bhāsati taṁ tadevassa abbhanumodati: ‘Sacetaṁ, mahārāja, bhagavatā bhāsitaṁ evametan’ti. Seyyathāpi nāma, yaññadeva ācariyo antevāsissa bhāsati taṁ tadevassa antevāsī abbhanumodati: ‘evametaṁ, ācariya, evametaṁ, ācariyā’ti. Evameva kho tvaṁ, mallike, yaññadeva samaṇo gotamo bhāsati taṁ tadevassa abbhanumodasi: ‘Sacetaṁ, mahārāja, bhagavatā bhāsitaṁ evametan’ti. Cara pire, mallike, vinassā”ti.
Atha kho mallikā devī nāḷijaṅghaṁ brāhmaṇaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, brāhmaṇa, yena bhagavā tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ puccha: ‘mallikā, bhante, devī bhagavato pāde sirasā vandati, appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchatī’ti; evañca vadehi: ‘bhāsitā nu kho, bhante, bhagavatā esā vācā—piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti. Yathā te bhagavā byākaroti taṁ sādhukaṁ uggahetvā mama āroceyyāsi. Na hi tathāgatā vitathaṁ bhaṇantī”ti.
“Evaṁ, bhotī”ti kho nāḷijaṅgho brāhmaṇo mallikāya deviyā paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho nāḷijaṅgho brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca: “mallikā, bho gotama, devī bhoto gotamassa pāde sirasā vandati; appābādhaṁ appātaṅkaṁ lahuṭṭhānaṁ balaṁ phāsuvihāraṁ pucchati; evañca vadeti: ‘bhāsitā nu kho, bhante, bhagavatā esā vācā—piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’”ti.
“Evametaṁ, brāhmaṇa, evametaṁ, brāhmaṇa. Piyajātikā hi, brāhmaṇa, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikāti.
Tadamināpetaṁ, brāhmaṇa, pariyāyena veditabbaṁ yathā piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā. Bhūtapubbaṁ, brāhmaṇa, imissāyeva sāvatthiyā aññatarissā itthiyā mātā kālamakāsi. Sā tassā kālakiriyāya ummattikā khittacittā rathikāya rathikaṁ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṁ upasaṅkamitvā evamāha: Variant: rathikāya rathikaṁ → rathiyāya rathiyaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) ‘api me mātaraṁ addassatha, api me mātaraṁ addassathā’ti? Variant: addassatha → addasatha (bj, pts1ed); adassatha (sya-all)
Imināpi kho etaṁ, brāhmaṇa, pariyāyena veditabbaṁ yathā piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikāti.
Bhūtapubbaṁ, brāhmaṇa, imissāyeva sāvatthiyā aññatarissā itthiyā pitā kālamakāsi … bhātā kālamakāsi … bhaginī kālamakāsi … putto kālamakāsi … dhītā kālamakāsi … sāmiko kālamakāsi. Sā tassa kālakiriyāya ummattikā khittacittā rathikāya rathikaṁ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṁ upasaṅkamitvā evamāha: ‘api me sāmikaṁ addassatha, api me sāmikaṁ addassathā’ti?
Imināpi kho etaṁ, brāhmaṇa, pariyāyena veditabbaṁ yathā piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikāti.
Bhūtapubbaṁ, brāhmaṇa, imissāyeva sāvatthiyā aññatarassa purisassa mātā kālamakāsi. So tassā kālakiriyāya ummattako khittacitto rathikāya rathikaṁ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṁ upasaṅkamitvā evamāha: ‘api me mātaraṁ addassatha, api me mātaraṁ addassathā’ti? Imināpi kho etaṁ, brāhmaṇa, pariyāyena veditabbaṁ yathā piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikāti. Bhūtapubbaṁ, brāhmaṇa, imissāyeva sāvatthiyā aññatarassa purisassa pitā kālamakāsi … bhātā kālamakāsi … bhaginī kālamakāsi … putto kālamakāsi … dhītā kālamakāsi … pajāpati kālamakāsi. So tassā kālakiriyāya ummattako khittacitto rathikāya rathikaṁ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṁ upasaṅkamitvā evamāha: ‘api me pajāpatiṁ addassatha, api me pajāpatiṁ addassathā’ti?
Imināpi kho etaṁ, brāhmaṇa, pariyāyena veditabbaṁ yathā piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikāti.
Bhūtapubbaṁ, brāhmaṇa, imissāyeva sāvatthiyā aññatarā itthī ñātikulaṁ agamāsi. Tassā te ñātakā sāmikaṁ acchinditvā aññassa dātukāmā. Variant: sāmikaṁ → sāmikā (bj) Sā ca taṁ na icchati. Atha kho sā itthī sāmikaṁ etadavoca: ‘ime, maṁ, ayyaputta, ñātakā tvaṁ acchinditvā aññassa dātukāmā. Variant: tvaṁ → tayā (bj); taṁ (si, sya-all, km, pts1ed) | maṁ → mama (sya-all, km) Ahañca taṁ na icchāmī’ti. Atha kho so puriso taṁ itthiṁ dvidhā chetvā attānaṁ upphālesi: Variant: upphālesi → opādesi (bj); uppāṭesi (si, pts1ed); ophāresi (mr) ‘ubho pecca bhavissāmā’ti. Imināpi kho etaṁ, brāhmaṇa, pariyāyena veditabbaṁ yathā piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā”ti.
Atha kho nāḷijaṅgho brāhmaṇo bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā yena mallikā devī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā yāvatako ahosi bhagavatā saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ mallikāya deviyā ārocesi. Atha kho mallikā devī yena rājā pasenadi kosalo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ etadavoca: “Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, piyā te vajirī kumārī”ti?
“Evaṁ, mallike, piyā me vajirī kumārī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, vajiriyā te kumāriyā vipariṇāmaññathābhāvā uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“Vajiriyā me, mallike, kumāriyā vipariṇāmaññathābhāvā jīvitassapi siyā aññathattaṁ, kiṁ pana me na uppajjissanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti.
Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, piyā te vāsabhā khattiyā”ti? “Evaṁ, mallike, piyā me vāsabhā khattiyā”ti. “Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, vāsabhāya te khattiyāya vipariṇāmaññathābhāvā uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti? “Vāsabhāya me, mallike, khattiyāya vipariṇāmaññathābhāvā jīvitassapi siyā aññathattaṁ, kiṁ pana me na uppajjissanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti? “Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti.
Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, piyo te viṭaṭūbho senāpatī”ti? Variant: viṭaṭūbho → viḍūḍabho (bj, sya-all, km, pts1ed) “Evaṁ, mallike, piyo me viṭaṭūbho senāpatī”ti. “Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, viṭaṭūbhassa te senāpatissa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti? “Viṭaṭūbhassa me, mallike, senāpatissa vipariṇāmaññathābhāvā jīvitassapi siyā aññathattaṁ, kiṁ pana me na uppajjissanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti? “Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti.
Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, piyā te ahan”ti?
“Evaṁ, mallike, piyā mesi tvan”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, mayhaṁ te vipariṇāmaññathābhāvā uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“Tuyhañhi me, mallike, vipariṇāmaññathābhāvā jīvitassapi siyā aññathattaṁ, kiṁ pana me na uppajjissanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’ti.
Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, piyā te kāsikosalā”ti?
“Evaṁ, mallike, piyā me kāsikosalā. Kāsikosalānaṁ, mallike, ānubhāvena kāsikacandanaṁ paccanubhoma, mālāgandhavilepanaṁ dhāremā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, kāsikosalānaṁ te vipariṇāmaññathābhāvā uppajjeyyuṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“Kāsikosalānañhi, mallike, vipariṇāmaññathābhāvā jīvitassapi siyā aññathattaṁ, kiṁ pana me na uppajjissanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā”ti?
“Idaṁ kho taṁ, mahārāja, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sandhāya bhāsitaṁ: ‘piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā piyappabhavikā’”ti.
“Acchariyaṁ, mallike, abbhutaṁ, mallike. Yāvañca so bhagavā paññāya ativijjha maññe passati. Variant: ativijjha maññe → ativijjha paññāya (pts1ed); paṭivijjha paññāya (mr) Ehi, mallike, ācamehī”ti. Variant: ācamehī”ti → ācāmehīti (bj, pts1ed)
Atha kho rājā pasenadi kosalo uṭṭhāyāsanā ekaṁsaṁ uttarāsaṅgaṁ karitvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā tikkhattuṁ udānaṁ udānesi:
“Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassā”ti.
Piyajātikasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.
Piyajātika Sutta
Dịch giả