Vitakkasanthāna Sutta
.
Kinh An trú tầm
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Chư Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
— Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?
Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: “Ðây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo”. Nhờ quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy nhờ quán sát… nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người có mắt, không muốn thấy các sắc pháp nằm trong tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi không ức niệm, không tác ý… được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục… được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: “Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại”. Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: “Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại”. Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: “Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống”. Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: “Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống”. Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến… (như trên)… được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ… đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục… liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong… được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đạo tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Vitakkasanthāna Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Adhicittamanuyuttena, bhikkhave, bhikkhunā pañca nimittāni kālena kālaṁ manasi kātabbāni. Katamāni pañca?
Idha, bhikkhave, bhikkhuno yaṁ nimittaṁ āgamma yaṁ nimittaṁ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tamhā nimittā aññaṁ nimittaṁ manasi kātabbaṁ kusalūpasaṁhitaṁ. Tassa tamhā nimittā aññaṁ nimittaṁ manasikaroto kusalūpasaṁhitaṁ ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Variant: hoti → ekodibhoti (sya-all, mr) Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho palagaṇḍo vā palagaṇḍantevāsī vā sukhumāya āṇiyā oḷārikaṁ āṇiṁ abhinihaneyya abhinīhareyya abhinivatteyya; Variant: abhinivatteyya → abhinivajjeyya (bj, pts1ed) evameva kho, bhikkhave, bhikkhuno yaṁ nimittaṁ āgamma yaṁ nimittaṁ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tamhā nimittā aññaṁ nimittaṁ manasi kātabbaṁ kusalūpasaṁhitaṁ. Tassa tamhā nimittā aññaṁ nimittaṁ manasikaroto kusalūpasaṁhitaṁ ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.
Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno tamhā nimittā aññaṁ nimittaṁ manasikaroto kusalūpasaṁhitaṁ uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṁ vitakkānaṁ ādīnavo upaparikkhitabbo: ‘itipime vitakkā akusalā, itipime vitakkā sāvajjā, itipime vitakkā dukkhavipākā’ti. Tassa tesaṁ vitakkānaṁ ādīnavaṁ upaparikkhato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, itthī vā puriso vā daharo yuvā maṇḍanakajātiko ahikuṇapena vā kukkurakuṇapena vā manussakuṇapena vā kaṇṭhe āsattena aṭṭiyeyya harāyeyya jiguccheyya; evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tamhāpi nimittā aññaṁ nimittaṁ manasikaroto kusalūpasaṁhitaṁ uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṁ vitakkānaṁ ādīnavo upaparikkhitabbo: ‘itipime vitakkā akusalā, itipime vitakkā sāvajjā, itipime vitakkā dukkhavipākā’ti. Tassa tesaṁ vitakkānaṁ ādīnavaṁ upaparikkhato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.
Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno tesampi vitakkānaṁ ādīnavaṁ upaparikkhato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṁ vitakkānaṁ asatiamanasikāro āpajjitabbo. Tassa tesaṁ vitakkānaṁ asatiamanasikāraṁ āpajjato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, cakkhumā puriso āpāthagatānaṁ rūpānaṁ adassanakāmo assa; so nimīleyya vā aññena vā apalokeyya; evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tesampi vitakkānaṁ ādīnavaṁ upaparikkhato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.
Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno tesampi vitakkānaṁ asatiamanasikāraṁ āpajjato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṁ vitakkānaṁ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṁ manasikātabbaṁ. Tassa tesaṁ vitakkānaṁ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṁ manasikaroto ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sīghaṁ gaccheyya. Tassa evamassa: ‘kiṁ nu kho ahaṁ sīghaṁ gacchāmi? Yannūnāhaṁ saṇikaṁ gaccheyyan’ti. So saṇikaṁ gaccheyya. Tassa evamassa: ‘kiṁ nu kho ahaṁ saṇikaṁ gacchāmi? Yannūnāhaṁ tiṭṭheyyan’ti. So tiṭṭheyya. Tassa evamassa: ‘kiṁ nu kho ahaṁ ṭhito? Yannūnāhaṁ nisīdeyyan’ti. So nisīdeyya. Tassa evamassa: ‘kiṁ nu kho ahaṁ nisinno? Yannūnāhaṁ nipajjeyyan’ti. So nipajjeyya. Evañhi so, bhikkhave, puriso oḷārikaṁ oḷārikaṁ iriyāpathaṁ abhinivajjetvā sukhumaṁ sukhumaṁ iriyāpathaṁ kappeyya. Variant: abhinivajjetvā → abhinissajjetvā (sya-all)
Evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tesampi vitakkānaṁ asatiamanasikāraṁ āpajjato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.
Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno tesampi vitakkānaṁ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṁ manasikaroto uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi. Tena, bhikkhave, bhikkhunā dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṁ āhacca cetasā cittaṁ abhiniggaṇhitabbaṁ abhinippīḷetabbaṁ abhisantāpetabbaṁ. Tassa dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṁ āhacca cetasā cittaṁ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, balavā puriso dubbalataraṁ purisaṁ sīse vā gale vā khandhe vā gahetvā abhiniggaṇheyya abhinippīḷeyya abhisantāpeyya; evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tesampi vitakkānaṁ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṁ manasikaroto uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi. Tena, bhikkhave, bhikkhunā dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṁ āhacca cetasā cittaṁ abhiniggaṇhitabbaṁ abhinippīḷetabbaṁ abhisantāpetabbaṁ. Tassa dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṁ āhacca cetasā cittaṁ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.
Yato kho, bhikkhave, bhikkhuno yaṁ nimittaṁ āgamma yaṁ nimittaṁ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi, tassa tamhā nimittā aññaṁ nimittaṁ manasikaroto kusalūpasaṁhitaṁ ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Variant: Yato kho → yato ca kho (sya-all, mr) Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Tesampi vitakkānaṁ ādīnavaṁ upaparikkhato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Tesampi vitakkānaṁ asatiamanasikāraṁ āpajjato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Tesampi vitakkānaṁ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṁ manasikaroto ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṁ āhacca cetasā cittaṁ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṁhitāpi dosūpasaṁhitāpi mohūpasaṁhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṁ gacchanti. Tesaṁ pahānā ajjhattameva cittaṁ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu vasī vitakkapariyāyapathesu. Yaṁ vitakkaṁ ākaṅkhissati taṁ vitakkaṁ vitakkessati, yaṁ vitakkaṁ nākaṅkhissati na taṁ vitakkaṁ vitakkessati. Acchecchi taṇhaṁ, vivattayi saṁyojanaṁ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā”ti. Variant: vivattayi → vāvattayi (bj, pts1ed)
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Vitakkasaṇṭhānasuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.
Sīhanādavaggo niṭṭhito dutiyo.
Tassuddānaṁ
Cūḷasīhanādalomahaṁsavaro, Mahācūḷadukkhakkhandhaanumānikasuttaṁ; Khilapatthamadhupiṇḍikadvidhāvitakka, Pañcanimittakathā puna vaggo.
Vitakkasanthāna Sutta
Dịch giả