Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Tevijjavacchagotta Sutta

71

.

Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Vesali (Tỳ-xá-ly) rừng Ðại Lâm, tại Kutagarasala (Giảng đường Trùng Các).

Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta ở tại Ekapundarika, vườn các du sĩ ngoại đạo.

Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vesali để khất thực. Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: “Nay còn quá sớm để đi vào Vesali khất thực. Ta hãy đi đến Ekapundarika, vườn các du sĩ ngoại đạo, đi đến du sĩ ngoại đạo Vacchagotta”.

Rồi Thế Tôn đi đến Ekapundarika, vườn các du sĩ ngoại đạo, đi đến du sĩ ngoại đạo Vacchagotta. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta thấy Thế Tôn từ đằng xa đi đến, khi thấy vậy, liền nói với Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đến; bạch Thế Tôn, thiện lai, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, đã từ lâu, Thế Tôn mới có dịp này, tức là đến tại đây, bạch Thế Tôn, mời Thế Tôn ngồi. Ðây là chỗ đã soạn sẵn.

Thế Tôn ngồi trên ghế đã soạn sẵn. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: ‘Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”‘. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại liên tục”. Bạch Thế Tôn, những vị ấy nói về Thế Tôn có đúng với điều đã được nói, những vị ấy không vu khống Thế Tôn với điều không thực, nhưng đã giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và không một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách?

— Này Vaccha, những ai nói như sau: ‘Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”‘. Thì đấy là họ nói về Ta không đúng với điều đã được nói, họ đã vu khống Ta với điều không thực, hư ngụy.

— Phải giải thích như thế nào, bạch Thế Tôn, chúng con mới nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, chúng con không vu khống Thế Tôn với điều không thực, chúng con mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp; và không một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách?

— Ông phải giải thích: “Sa-môn Gotama là bậc có ba minh (tevijja)”, thì này Vaccha, Ông mới là người nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và mới không có một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách.

Này Vaccha, khi nào Ta muốn, Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Ta sẽ nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Này Vaccha, nếu Ta muốn, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ta nghĩ rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này”. Như vậy, Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Này Vaccha, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta ngay trong hiện tại, tự mình với thượng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Và với sự giải thích: “Sa-môn Gotama là bậc có ba minh”, này Vaccha, người ấy mới là người nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và mới không có một vị đồng hành pháp nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách.

Khi được nói vậy, du sĩ Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama, có thể có vị tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau?

— Này Vaccha, không có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau.

— Tôn giả Gotama, có thể có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể sanh Thiên?

— Không phải chỉ một trăm, này Vaccha, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm, nhưng nhiều hơn như vậy là những người tại gia không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại lại có thể sanh Thiên.

— Tôn giả Gotama, có hạng tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể diệt tận khổ đau?

— Này Vaccha, không có một tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể diệt tận khổ đau.

— Tôn giả Gotama, có hạng tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh Thiên?

— Này Vaccha, dầu cho ta có nhớ đến 91 kiếp, Ta không biết một tà mạng ngoại đạo nào đã sanh Thiên, trừ một vị, và vị này thuyết về nghiệp và thuyết về tác dụng của nghiệp.

— Sự việc là như vậy, Tôn giả Gotama, thời ngoại đạo giới này (titthayatanan) là trống không cho đến vấn đề sanh Thiên.

— Sự việc là như vậy, này Vaccha, thời ngoại đạo giới này là trống không cho đến vấn đề sanh Thiên.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Tevijjavacchagotta Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā vesāliyaṁ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṁ.

Tena kho pana samayena vacchagotto paribbājako ekapuṇḍarīke paribbājakārāme paṭivasati.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya vesāliṁ piṇḍāya pāvisi. Atha kho bhagavato etadahosi: “atippago kho tāva vesāliyaṁ piṇḍāya carituṁ; yannūnāhaṁ yena ekapuṇḍarīko paribbājakārāmo yena vacchagotto paribbājako tenupasaṅkameyyan”ti. Atha kho bhagavā yena ekapuṇḍarīko paribbājakārāmo yena vacchagotto paribbājako tenupasaṅkami.

Addasā kho vacchagotto paribbājako bhagavantaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna bhagavantaṁ etadavoca: “Etu kho, bhante, bhagavā. Svāgataṁ, bhante, bhagavato. Cirassaṁ kho, bhante, bhagavā imaṁ pariyāyamakāsi yadidaṁ idhāgamanāya. Nisīdatu, bhante, bhagavā idamāsanaṁ paññattan”ti.

Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Vacchagottopi kho paribbājako aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho vacchagotto paribbājako bhagavantaṁ etadavoca:

“sutaṁ metaṁ, bhante: ‘samaṇo gotamo sabbaññū sabbadassāvī, aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānāti, carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṁ samitaṁ ñāṇadassanaṁ paccupaṭṭhitan’ti. Ye te, bhante, evamāhaṁsu: ‘samaṇo gotamo sabbaññū sabbadassāvī, aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānāti, carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṁ samitaṁ ñāṇadassanaṁ paccupaṭṭhitan’ti, kacci te, bhante, bhagavato vuttavādino, na ca bhagavantaṁ abhūtena abbhācikkhanti, dhammassa cānudhammaṁ byākaronti, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchatī”ti?

“Ye te, vaccha, evamāhaṁsu: ‘samaṇo gotamo sabbaññū sabbadassāvī, aparisesaṁ ñāṇadassanaṁ paṭijānāti, carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṁ samitaṁ ñāṇadassanaṁ paccupaṭṭhitan’ti, na me te vuttavādino, abbhācikkhanti ca pana maṁ asatā abhūtenā”ti.

“Kathaṁ byākaramānā pana mayaṁ, bhante, vuttavādino ceva bhagavato assāma, na ca bhagavantaṁ abhūtena abbhācikkheyyāma, dhammassa cānudhammaṁ byākareyyāma, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgaccheyyā”ti?

“‘Tevijjo samaṇo gotamo’ti kho, vaccha, byākaramāno vuttavādī ceva me assa, na ca maṁ abhūtena abbhācikkheyya, dhammassa cānudhammaṁ byākareyya, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgaccheyya.

Ahañhi, vaccha, yāvadeva ākaṅkhāmi anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarāmi, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarāmi.

Ahañhi, vaccha, yāvadeva ākaṅkhāmi dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate …pe… yathākammūpage satte pajānāmi.

Ahañhi, vaccha, āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharāmi.

‘Tevijjo samaṇo gotamo’ti kho, vaccha, byākaramāno vuttavādī ceva me assa, na ca maṁ abhūtena abbhācikkheyya, dhammassa cānudhammaṁ byākareyya, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgaccheyyā”ti.

Evaṁ vutte, vacchagotto paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “atthi nu kho, bho gotama, koci gihī gihisaṁyojanaṁ appahāya kāyassa bhedā dukkhassantakaro”ti?

“Natthi kho, vaccha, koci gihī gihisaṁyojanaṁ appahāya kāyassa bhedā dukkhassantakaro”ti.

“Atthi pana, bho gotama, koci gihī gihisaṁyojanaṁ appahāya kāyassa bhedā saggūpago”ti?

“Na kho, vaccha, ekaṁyeva sataṁ na dve satāni na tīṇi satāni na cattāri satāni na pañca satāni, atha kho bhiyyova ye gihī gihisaṁyojanaṁ appahāya kāyassa bhedā saggūpagā”ti. Variant: atha kho → atthi kho

“Atthi nu kho, bho gotama, koci ājīvako kāyassa bhedā dukkhassantakaro”ti? Variant: ājīvako → ājīviko (mr)

“Natthi kho, vaccha, koci ājīvako kāyassa bhedā dukkhassantakaro”ti.

“Atthi pana, bho gotama, koci ājīvako kāyassa bhedā saggūpago”ti?

“Ito kho so, vaccha, ekanavuto kappo yamahaṁ anussarāmi, nābhijānāmi kañci ājīvakaṁ saggūpagaṁ aññatra ekena; Variant: kho so, vaccha, ekanavuto kappo → ito kho vaccha ekanavute kappe (mr) sopāsi kammavādī kiriyavādī”ti.

“Evaṁ sante, bho gotama, suññaṁ aduṁ titthāyatanaṁ antamaso saggūpagenapī”ti?

“Evaṁ, vaccha, suññaṁ aduṁ titthāyatanaṁ antamaso saggūpagenapī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano vacchagotto paribbājako bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Tevijjavacchasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Tevijjavacchagotta Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC