Bhayabherava sutta
.
Kinh sợ hãi khiếp đảm
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Bà-la-môn Janussoni đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Janussoni bạch Thế Tôn:
— Tôn giả Gotama, có những Thiện nam tử, vì lòng tin Tôn giả Gotama, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị lãnh đạo. Ðối với những vị này, Tôn giả Gotama giúp ích rất nhiều. Ðối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị khích lệ sách tấn. Các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm của Tôn giả Gotama.
— Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, có những Thiện nam tử, vì lòng tin nơi Ta, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta là vị lãnh đạo của họ. Ta đã giúp ích rất nhiều cho họ. Ta là vị khích lệ sách tấn cho họ. Và các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm của Ta.
— Tôn giả Gotama, thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Con nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định.
— Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định.
Này Bà-la-môn, xưa kia khi Ta chưa chứng ngộ chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta nghĩ như sau: “Thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định!”
Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn, hay Bà-la-môn nào, có khẩu nghiệp không thanh tịnh… (như trên)… có ý nghiệp không thanh tịnh… (như trên)… có mạng sống không thanh tịnh sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước mạng sống không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có mạng sống không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Mạng sống Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với mạng sống thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tham dục, ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta không có tham dục, Ta là một trong những bậc Thánh, không có tham dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có tham dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tâm sân hận, ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta có từ tâm. Ta là một trong những bậc Thánh có từ tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta có từ tâm như vậy, Ta cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có hôn trầm thụy miên. Ta là một trong những bậc Thánh không có hôn trầm thụy miên, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có hôn trầm thụy miên như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có dao động, tâm không phải không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có dao động, tâm được an tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh không có dao động, tâm được an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta được an tịnh như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước nghi hoặc, do dự, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta diệt trừ được do dự. Ta là một trong những bậc Thánh diệt trừ được nghi hoặc, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta diệt trừ được nghi hoặc như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào khen mình, chê người sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước khen mình, chê người, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có khen mình, chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có khen mình, không có chê người, Ta là một trong những bậc Thánh không có khen mình, không có chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta không có khen mình, không có chê người như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào run rẩy, sợ hãi sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước run rẩy, sợ hãi, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có run rẩy, sợ hãi, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có lông tóc dựng ngược, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có lông tóc dựng ngược, Ta là một trong những bậc Thánh, không có lông tóc dựng ngược như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta là người ít dục. Ta là một trong những bậc Thánh ít dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta là người ít dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước biếng nhác, kém tinh tấn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta siêng năng, tinh tấn. Ta là một trong những bậc Thánh siêng năng, tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta siêng năng, tinh tấn như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thất niệm, không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước thất niệm, không tỉnh giác, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thất niệm, không phải không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta an trú niệm. Ta là một trong những bậc Thánh an trú niệm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta an trú niệm như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định tĩnh, tâm bị tán loạn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước không định tĩnh, tâm bị tán loạn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta được định tĩnh, tâm không bị tán loạn sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu định tâm. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu định tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu định tâm như vậy, từ cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Do nguyên nhân nhiễm trước liệt tuệ, đần độn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu trí tuệ. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu trí tuệ, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu trí tuệ như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: “Trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nửa tháng, trong những đêm như vậy, Ta hãy đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối, để Ta có thể thấy sự sợ hãi khiếp đảm ấy”. Này Bà-la-môn, sau một thời gian, trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nữa tháng, trong những đêm như vậy, Ta đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược như vậy, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối. Này Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta khởi lên ý nghĩ: “Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!”. Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy”.
Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.
Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày. Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: “Vị hữu tình nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: “Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”.
Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng. Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có dao động, tâm được định tĩnh, chuyên nhất.
Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Diệt tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba.
Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này Bà-la-môn, trong đêm canh đầu Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Này Bà-la-môn, trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: “Ðây là khổ”, thắng tri như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, thắng tri như thật: “Ðây là khổ diệt”, thắng tri như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”, thắng tri như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, thắng tri như thật: “Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc”, thắng tri như thật: “Ðây là các lậu hoặc diệt”, thắng tri như thật: “Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt”.
Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Này Bà-la-môn trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Này Bà-la-môn, Ông có thể có tư tưởng như sau: “Nay Sa-môn Gotama chưa diệt trừ tham, chưa diệt trừ sân, chưa diệt trừ si, nên sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, chớ có hiểu như vậy. Do Ta quán sát hai mục đích mà Ta sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Tự thấy sự hiện tại lạc trú và vì lòng thương tưởng chúng sanh trong tương lai.
— Chúng sanh trong tương lai được Tôn giả Gotama thương tưởng, vì Tôn giả là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!… Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Bhayabherava sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho jāṇussoṇi brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho jāṇussoṇi brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca: Variant: sāraṇīyaṁ → sārāṇīyaṁ (bj, sya-all, pts1ed)
“yeme, bho gotama, kulaputtā bhavantaṁ gotamaṁ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, bhavaṁ tesaṁ gotamo pubbaṅgamo, bhavaṁ tesaṁ gotamo bahukāro, bhavaṁ tesaṁ gotamo samādapetā; Variant: samādapetā → samādāpetā (?) bhoto ca pana gotamassa sā janatā diṭṭhānugatiṁ āpajjatī”ti.
“Evametaṁ, brāhmaṇa, evametaṁ, brāhmaṇa. Ye te, brāhmaṇa, kulaputtā mamaṁ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, ahaṁ tesaṁ pubbaṅgamo, ahaṁ tesaṁ bahukāro, ahaṁ tesaṁ samādapetā; mama ca pana sā janatā diṭṭhānugatiṁ āpajjatī”ti.
“Durabhisambhavāni hi kho, bho gotama, araññavanapatthāni pantāni senāsanāni, dukkaraṁ pavivekaṁ, durabhiramaṁ ekatte, haranti maññe mano vanāni samādhiṁ alabhamānassa bhikkhuno”ti.
“Evametaṁ, brāhmaṇa, evametaṁ, brāhmaṇa. Durabhisambhavāni hi kho, brāhmaṇa, araññavanapatthāni pantāni senāsanāni, dukkaraṁ pavivekaṁ, durabhiramaṁ ekatte,
haranti maññe mano vanāni samādhiṁ alabhamānassa bhikkhuno.
Mayhampi kho, brāhmaṇa, pubbeva sambodhā anabhisambuddhassa bodhisattasseva sato etadahosi: ‘durabhisambhavāni hi kho araññavanapatthāni pantāni senāsanāni, dukkaraṁ pavivekaṁ, durabhiramaṁ ekatte, haranti maññe mano vanāni samādhiṁ alabhamānassa bhikkhuno’ti.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā aparisuddhakāyakammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, aparisuddhakāyakammantasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ aparisuddhakāyakammanto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; parisuddhakāyakammantohamasmi. Ye hi vo ariyā parisuddhakāyakammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, parisuddhakāyakammataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā aparisuddhavacīkammantā …pe… aparisuddhamanokammantā …pe… aparisuddhājīvā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, aparisuddhājīvasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ aparisuddhājīvo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; parisuddhājīvohamasmi. Ye hi vo ariyā parisuddhājīvā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, parisuddhājīvataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā abhijjhālū kāmesu tibbasārāgā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, abhijjhālukāmesutibbasārāgasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ abhijjhālu kāmesu tibbasārāgo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; anabhijjhālūhamasmi. Ye hi vo ariyā anabhijjhālū araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, anabhijjhālutaṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā byāpannacittā paduṭṭhamanasaṅkappā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, byāpannacittapaduṭṭhamanasaṅkappasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ byāpannacitto paduṭṭhamanasaṅkappo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; mettacittohamasmi. Ye hi vo ariyā mettacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, mettacittataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā thinamiddhapariyuṭṭhitā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, thinamiddhapariyuṭṭhānasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ thinamiddhapariyuṭṭhito araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; vigatathinamiddhohamasmi. Ye hi vo ariyā vigatathinamiddhā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, vigatathinamiddhataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā uddhatā avūpasantacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, uddhataavūpasantacittasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ uddhato avūpasantacitto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; vūpasantacittohamasmi. Ye hi vo ariyā vūpasantacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, vūpasantacittataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā kaṅkhī vicikicchī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, kaṅkhivicikicchisandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ kaṅkhī vicikicchī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; tiṇṇavicikicchohamasmi. Ye hi vo ariyā tiṇṇavicikicchā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, tiṇṇavicikicchataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā attukkaṁsakā paravambhī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, attukkaṁsanaparavambhanasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ attukkaṁsako paravambhī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; anattukkaṁsako aparavambhīhamasmi. Ye hi vo ariyā anattukkaṁsakā aparavambhī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, anattukkaṁsakataṁ aparavambhitaṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā chambhī bhīrukajātikā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, chambhibhīrukajātikasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ chambhī bhīrukajātiko araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; vigatalomahaṁsohamasmi. Ye hi vo ariyā vigatalomahaṁsā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, vigatalomahaṁsataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokaṁ nikāmayamānā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, lābhasakkārasilokanikāmanasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ lābhasakkārasilokaṁ nikāmayamāno araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; appicchohamasmi. Ye hi vo ariyā appicchā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, appicchataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā kusītā hīnavīriyā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, kusītahīnavīriyasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ kusīto hīnavīriyo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; āraddhavīriyohamasmi. Ye hi vo ariyā āraddhavīriyā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, āraddhavīriyataṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā muṭṭhassatī asampajānā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, muṭṭhassatiasampajānasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ muṭṭhassati asampajāno araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; upaṭṭhitassatihamasmi. Ye hi vo ariyā upaṭṭhitassatī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, upaṭṭhitassatitaṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā asamāhitā vibbhantacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, asamāhitavibbhantacittasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ asamāhito vibbhantacitto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; samādhisampannohamasmi. Ye hi vo ariyā samādhisampannā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, samādhisampadaṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā duppaññā eḷamūgā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, duppaññaeḷamūgasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṁ bhayabheravaṁ avhāyanti. Na kho panāhaṁ duppañño eḷamūgo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; paññāsampannohamasmi. Ye hi vo ariyā paññāsampannā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṁ aññataro’ti. Etamahaṁ, brāhmaṇa, paññāsampadaṁ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṁ araññe vihārāya.
Soḷasapariyāyaṁ niṭṭhitaṁ.
Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘yannūnāhaṁ yā tā rattiyo abhiññātā abhilakkhitā—cātuddasī pañcadasī aṭṭhamī ca pakkhassa—tathārūpāsu rattīsu yāni tāni ārāmacetiyāni vanacetiyāni rukkhacetiyāni bhiṁsanakāni salomahaṁsāni tathārūpesu senāsanesu vihareyyaṁ appeva nāmāhaṁ bhayabheravaṁ passeyyan’ti. So kho ahaṁ, brāhmaṇa, aparena samayena yā tā rattiyo abhiññātā abhilakkhitā—cātuddasī pañcadasī aṭṭhamī ca pakkhassa—tathārūpāsu rattīsu yāni tāni ārāmacetiyāni vanacetiyāni rukkhacetiyāni bhiṁsanakāni salomahaṁsāni tathārūpesu senāsanesu viharāmi. Tattha ca me, brāhmaṇa, viharato mago vā āgacchati, moro vā kaṭṭhaṁ pāteti, vāto vā paṇṇakasaṭaṁ ereti; Variant: paṇṇakasaṭaṁ → paṇṇasaṭaṁ (bj, pts1ed) tassa mayhaṁ brāhmaṇa etadahosi: Variant: tassa mayhaṁ brāhmaṇa etadahosi → tassa mayhaṁ evaṁ hoti (bj, pts1ed); tassa mayhaṁ brāhmaṇa evaṁ hoti (sya-all) ‘etaṁ nūna taṁ bhayabheravaṁ āgacchatī’ti. Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, etadahosi: ‘kiṁ nu kho ahaṁ aññadatthu bhayapaṭikaṅkhī viharāmi? Yannūnāhaṁ yathābhūtaṁ yathābhūtassa me taṁ bhayabheravaṁ āgacchati, tathābhūtaṁ tathābhūtova taṁ bhayabheravaṁ paṭivineyyan’ti. Variant: tathābhūtaṁ tathābhūtova → tathābhūtatathābhūto va (bj); tathābhūto tathābhūtova (sya-all) | yathābhūtaṁ yathābhūtassa → yathābhūtayathābhūtassa (bj); yathābhūtassa yathābhūtassa (sya-all) Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, caṅkamantassa taṁ bhayabheravaṁ āgacchati. So kho ahaṁ, brāhmaṇa, neva tāva tiṭṭhāmi na nisīdāmi na nipajjāmi, yāva caṅkamantova taṁ bhayabheravaṁ paṭivinemi. Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, ṭhitassa taṁ bhayabheravaṁ āgacchati. So kho ahaṁ, brāhmaṇa, neva tāva caṅkamāmi na nisīdāmi na nipajjāmi. Yāva ṭhitova taṁ bhayabheravaṁ paṭivinemi. Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, nisinnassa taṁ bhayabheravaṁ āgacchati. So kho ahaṁ, brāhmaṇa, neva tāva nipajjāmi na tiṭṭhāmi na caṅkamāmi, yāva nisinnova taṁ bhayabheravaṁ paṭivinemi. Tassa mayhaṁ, brāhmaṇa, nipannassa taṁ bhayabheravaṁ āgacchati. So kho ahaṁ, brāhmaṇa, neva tāva nisīdāmi na tiṭṭhāmi na caṅkamāmi, yāva nipannova taṁ bhayabheravaṁ paṭivinemi.
Santi kho pana, brāhmaṇa, eke samaṇabrāhmaṇā rattiṁyeva samānaṁ divāti sañjānanti, divāyeva samānaṁ rattīti sañjānanti. Idamahaṁ tesaṁ samaṇabrāhmaṇānaṁ sammohavihārasmiṁ vadāmi. Ahaṁ kho pana, brāhmaṇa, rattiṁyeva samānaṁ rattīti sañjānāmi, divāyeva samānaṁ divāti sañjānāmi. Yaṁ kho taṁ, brāhmaṇa, sammā vadamāno vadeyya: ‘asammohadhammo satto loke uppanno bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānan’ti, mameva taṁ sammā vadamāno vadeyya: ‘asammohadhammo satto loke uppanno bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānan’ti.
Āraddhaṁ kho pana me, brāhmaṇa, vīriyaṁ ahosi asallīnaṁ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā, passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṁ cittaṁ ekaggaṁ. Variant: asammuṭṭhā → appamuṭṭhā (cck); appammuṭṭhā (sya1ed, sya2ed) So kho ahaṁ, brāhmaṇa, vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja vihāsiṁ. Vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja vihāsiṁ. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca vihāsiṁ, sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedesiṁ; yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja vihāsiṁ. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja vihāsiṁ.
So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya cittaṁ abhininnāmesiṁ. So anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarāmi, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṁsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekepi saṁvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṁvaṭṭavivaṭṭakappe: ‘amutrāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṁ; tatrāpāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarāmi.
Ayaṁ kho me, brāhmaṇa, rattiyā paṭhame yāme paṭhamā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno, yathā taṁ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.
So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte sattānaṁ cutūpapātañāṇāya cittaṁ abhininnāmesiṁ. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmi: ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannā’ti. Iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmi.
Ayaṁ kho me, brāhmaṇa, rattiyā majjhime yāme dutiyā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno, yathā taṁ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.
So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṁ khayañāṇāya cittaṁ abhininnāmesiṁ. So ‘idaṁ dukkhan’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ. ‘Ime āsavā’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ‘ayaṁ āsavasamudayo’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ‘ayaṁ āsavanirodho’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ‘ayaṁ āsavanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ.
Tassa me evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccittha, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccittha, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccittha. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ ahosi.
‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti abbhaññāsiṁ.
Ayaṁ kho me, brāhmaṇa, rattiyā pacchime yāme tatiyā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno, yathā taṁ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.
Siyā kho pana te, brāhmaṇa, evamassa: ‘ajjāpi nūna samaṇo gotamo avītarāgo avītadoso avītamoho, tasmā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevatī’ti. Na kho panetaṁ, brāhmaṇa, evaṁ daṭṭhabbaṁ. Dve kho ahaṁ, brāhmaṇa, atthavase sampassamāno araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi—attano ca diṭṭhadhammasukhavihāraṁ sampassamāno, pacchimañca janataṁ anukampamāno”ti.
“Anukampitarūpā vatāyaṁ bhotā gotamena pacchimā janatā, yathā taṁ arahatā sammāsambuddhena. Abhikkantaṁ, bho gotama. Abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.
Bhayabheravasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.
Bhayabherava sutta
Dịch giả