Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Dīghanakha Sutta

74

.

Kinh Trường Trảo

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu), trong hang Sukarakhata.

Rồi du sĩ ngoại đạo Dìghanakha (Trường Trảo) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ ngoại đạo Dighanakha nói với Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama, tôi có lý thuyết như sau, tôi có tri kiến như sau: “Tất cả đều không làm cho tôi thích thú”.

— Này Aggivessana, tri kiến: “Tất cả đều không làm cho tôi thích thú”, tri kiến ấy không làm Ông thích thú?

— Tôn giả Gotama, nếu tri kiến ấy làm tôi thích thú, thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy.

— Này Aggivessana, nếu số đông người ở trong đời đã nói như sau: “Thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy”, thời họ không từ bỏ tri kiến ấy, họ chấp thủ một tri kiến khác. Này Aggivessana, nếu thiểu số người ở trong đời đã nói như sau: “Thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy”, thời họ sẽ từ bỏ tri kiến ấy và không chấp thủ một tri kiến khác.

Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi thích thú”. Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi không thích thú”. Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú”. Ở đây, này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi thích thú,” tri kiến này của họ là gần với tham dục, gần với triền phược, gần với hoan lạc, gần với đắm trước, gần với chấp thủ. Ở đây, này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi không thích thú”, tri kiến này của họ là gần với không tham dục, gần với không phiền trược, gần với không hoan lạc, gần với không chấp thủ.

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Dighanakha thưa với Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama tán dương quan điểm của tôi, Tôn giả Gotama hết sức tán dương quan điểm của tôi.

— Ở đây, này Aggivessana, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú”. Cái gì trong tri kiến này làm họ thích thú là gần tham dục, gần phiền trược, gần hoan lạc, gần đắm trước, gần chấp thủ. Cái gì trong tri kiến này làm họ không thích thú là gần không tham dục, gần không triền phược, gần không hoan lạc, gần không đắm trước, gần không chấp thủ.

Ở đây, này Aggivessana, những Sa-môn, Ba la môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm tôi thích thú”. Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: “Nếu ta nói tri kiến này của ta: “Tất cả đều làm tôi thích thú”, và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: “Ðây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”, như vậy là đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi không thích thú”, và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú”. Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối; khi nào có chống đối thời có bực mình”. Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình nên từ bỏ tri kiến này, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.

Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi không thích thú”. Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: “Nếu ta nói tri kiến này của ta: “Tất cả đều làm tôi không thích thú”, và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: “Ðây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”, thì như vậy, ta đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi thích thú” và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú”. Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối; khi nào có chống đối thời có bực mình”. Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.

Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú”. Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: “Nếu ta nói tri kiến này của ta: “Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú”, và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: “Ðây là sự thật ngoài ra là hư vọng”, thì như vậy, ta đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi thích thú” và Sa-môn hay Bà la-môn này có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: “Tất cả đều làm cho tôi không thích thú”. Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối, khi nào có chống đối thời có bực mình”. Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.

Nhưng này Aggivessana, thân này có sắc, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phân toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, cần phải được quán sát là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Khi vị ấy quán sát thân này là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã, thời thân, thân dục, thân ái, thân phục tòng được đoạn diệt.

Này Aggivessana, có ba thọ này; lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ chỉ cảm giác lạc thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác khổ thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chỉ cảm giác khổ thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác khổ thọ, chỉ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Này Aggivessana, lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, khổ thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.

Thấy vậy, này Aggivessana, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly lạc thọ, yểm ly khổ thọ, yểm ly bất khổ bất lạc thọ. Do yểm ly, vị ấy không có tham dục. Do không tham dục, vị ấy được giải thoát. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm. Sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”.

Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, không có chấp thủ (từ ngữ ấy).

Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) đứng sau lưng Thế Tôn và đang quạt Thế Tôn. Rồi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã thuyết cho chúng ta sự đoạn trừ các pháp ấy nhờ thắng trí. Thiện Thệ đã thuyết cho chúng ta sự tự bỏ các pháp ấy nhờ thắng trí”. Khi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như vậy, tâm (của Tôn giả) được giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ.

Còn đối với du sĩ ngoại đạo Dighanakha, pháp nhãn ly trần, vô cấu được khởi lên: “Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy được đoạn diệt”. Rồi du sĩ ngoại đạo Dighanakha thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ nơi người khác đối với đạo pháp của đức Bổn sư, liền bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Dīghanakha Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate sūkarakhatāyaṁ.

Atha kho dīghanakho paribbājako yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho dīghanakho paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “ahañhi, bho gotama, evaṁvādī evaṁdiṭṭhi: ‘sabbaṁ me nakkhamatī’”ti.

“Yāpi kho te esā, aggivessana, diṭṭhi: ‘sabbaṁ me nakkhamatī’ti, esāpi te diṭṭhi nakkhamatī”ti?

“Esā ce me, bho gotama, diṭṭhi khameyya, taṁpassa tādisameva, taṁpassa tādisamevā”ti. Variant: ce → esāpi (mr)

“Ato kho te, aggivessana, bahū hi bahutarā lokasmiṁ ye evamāhaṁsu: ‘taṁpassa tādisameva, taṁpassa tādisamevā’ti. Te tañceva diṭṭhiṁ nappajahanti aññañca diṭṭhiṁ upādiyanti. Ato kho te, aggivessana, tanū hi tanutarā lokasmiṁ ye evamāhaṁsu: ‘taṁpassa tādisameva, taṁpassa tādisamevā’ti. Te tañceva diṭṭhiṁ pajahanti aññañca diṭṭhiṁ na upādiyanti.

Santaggivessana, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sabbaṁ me khamatī’ti; santaggivessana, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sabbaṁ me nakkhamatī’ti; santaggivessana, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘ekaccaṁ me khamati, ekaccaṁ me nakkhamatī’ti. Tatraggivessana, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sabbaṁ me khamatī’ti tesamayaṁ diṭṭhi sārāgāya santike, saññogāya santike, abhinandanāya santike, ajjhosānāya santike, upādānāya santike; tatraggivessana ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sabbaṁ me nakkhamatī’ti tesamayaṁ diṭṭhi asārāgāya santike, asaññogāya santike, anabhinandanāya santike, anajjhosānāya santike, anupādānāya santike”ti.

Evaṁ vutte, dīghanakho paribbājako bhagavantaṁ etadavoca: “ukkaṁseti me bhavaṁ gotamo diṭṭhigataṁ, samukkaṁseti me bhavaṁ gotamo diṭṭhigatan”ti. Variant: ukkaṁseti → ukkaṁsati (bj, pts1ed, mr) | samukkaṁseti → samukkaṁsati (bj, pts1ed); sampahaṁsati (mr)

“Tatraggivessana, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘ekaccaṁ me khamati, ekaccaṁ me nakkhamatī’ti. Yā hi tesaṁ khamati sāyaṁ diṭṭhi sārāgāya santike, saññogāya santike, abhinandanāya santike, ajjhosānāya santike, upādānāya santike; yā hi tesaṁ nakkhamati sāyaṁ diṭṭhi asārāgāya santike, asaññogāya santike, anabhinandanāya santike, anajjhosānāya santike, anupādānāya santike.

Tatraggivessana, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sabbaṁ me khamatī’ti tattha viññū puriso iti paṭisañcikkhati: ‘yā kho me ayaṁ diṭṭhi—sabbaṁ me khamatīti, imañce ahaṁ diṭṭhiṁ thāmasā parāmāsā abhinivissa vohareyyaṁ—idameva saccaṁ moghamaññanti; dvīhi me assa viggaho—yo cāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁvādī evaṁdiṭṭhi—sabbaṁ me nakkhamatīti, yo cāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁvādī evaṁdiṭṭhi—ekaccaṁ me khamati, ekaccaṁ me nakkhamatīti—imehi assa dvīhi viggaho. Iti viggahe sati vivādo, vivāde sati vighāto, vighāte sati vihesā’. Iti so viggahañca vivādañca vighātañca vihesañca attani sampassamāno tañceva diṭṭhiṁ pajahati aññañca diṭṭhiṁ na upādiyati. Evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ pahānaṁ hoti, evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ paṭinissaggo hoti.

Tatraggivessana, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sabbaṁ me nakkhamatī’ti tattha viññū puriso iti paṭisañcikkhati: ‘yā kho me ayaṁ diṭṭhi—sabbaṁ me nakkhamatīti, imañce ahaṁ diṭṭhiṁ thāmasā parāmāsā abhinivissa vohareyyaṁ—idameva saccaṁ moghamaññanti; dvīhi me assa viggaho—yo cāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁvādī evaṁdiṭṭhi—sabbaṁ me khamatīti, yo cāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁvādī evaṁdiṭṭhi—ekaccaṁ me khamati ekaccaṁ me nakkhamatīti—imehi assa dvīhi viggaho. Iti viggahe sati vivādo, vivāde sati vighāto, vighāte sati vihesā’. Iti so viggahañca vivādañca vighātañca vihesañca attani sampassamāno tañceva diṭṭhiṁ pajahati aññañca diṭṭhiṁ na upādiyati. Evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ pahānaṁ hoti, evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ paṭinissaggo hoti.

Tatraggivessana, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘ekaccaṁ me khamati, ekaccaṁ me nakkhamatī’ti tattha viññū puriso iti paṭisañcikkhati: ‘yā kho me ayaṁ diṭṭhi—ekaccaṁ me khamati, ekaccaṁ me nakkhamatīti, imañce ahaṁ diṭṭhiṁ thāmasā parāmāsā abhinivissa vohareyyaṁ—idameva saccaṁ moghamaññanti; dvīhi me assa viggaho—yo cāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁvādī evaṁdiṭṭhi—sabbaṁ me khamatīti, yo cāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁvādī evaṁdiṭṭhi—sabbaṁ me nakkhamatīti—imehi assa dvīhi viggaho. Iti viggahe sati vivādo, vivāde sati vighāto, vighāte sati vihesā’. Iti so viggahañca vivādañca vighātañca vihesañca attani sampassamāno tañceva diṭṭhiṁ pajahati aññañca diṭṭhiṁ na upādiyati. Evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ pahānaṁ hoti, evametāsaṁ diṭṭhīnaṁ paṭinissaggo hoti.

Ayaṁ kho panaggivessana, kāyo rūpī cātumahābhūtiko mātāpettikasambhavo odanakummāsūpacayo aniccucchādanaparimaddanabhedanaviddhaṁsanadhammo, aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato samanupassitabbo. Tassimaṁ kāyaṁ aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato samanupassato yo kāyasmiṁ kāyachando kāyasneho kāyanvayatā sā pahīyati.

Tisso kho imā, aggivessana, vedanā—sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkhamasukhā vedanā. Yasmiṁ, aggivessana, samaye sukhaṁ vedanaṁ vedeti, neva tasmiṁ samaye dukkhaṁ vedanaṁ vedeti, na adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedeti; sukhaṁyeva tasmiṁ samaye vedanaṁ vedeti. Yasmiṁ, aggivessana, samaye dukkhaṁ vedanaṁ vedeti, neva tasmiṁ samaye sukhaṁ vedanaṁ vedeti, na adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedeti; dukkhaṁyeva tasmiṁ samaye vedanaṁ vedeti. Yasmiṁ, aggivessana, samaye adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedeti, neva tasmiṁ samaye sukhaṁ vedanaṁ vedeti, na dukkhaṁ vedanaṁ vedeti; adukkhamasukhaṁyeva tasmiṁ samaye vedanaṁ vedeti.

Sukhāpi kho, aggivessana, vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā; dukkhāpi kho, aggivessana, vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā; adukkhamasukhāpi kho, aggivessana, vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā.

Evaṁ passaṁ, aggivessana, sutavā ariyasāvako sukhāyapi vedanāya nibbindati, dukkhāyapi vedanāya nibbindati, adukkhamasukhāyapi vedanāya nibbindati; nibbindaṁ virajjati, virāgā vimuccati. Vimuttasmiṁ, vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti.

Evaṁ vimuttacitto kho, aggivessana, bhikkhu na kenaci saṁvadati, na kenaci vivadati, yañca loke vuttaṁ tena voharati, aparāmasan”ti.

Tena kho pana samayena āyasmā sāriputto bhagavato piṭṭhito ṭhito hoti bhagavantaṁ bījayamāno. Variant: bījayamāno → vījayamāno (bj); vijiyamāno (cck); vijīyamāno (sya1ed, sya2ed); vījamāno (pts1ed) Atha kho āyasmato sāriputtassa etadahosi: “tesaṁ tesaṁ kira no bhagavā dhammānaṁ abhiññā pahānamāha, tesaṁ tesaṁ kira no sugato dhammānaṁ abhiññā paṭinissaggamāhā”ti. Iti hidaṁ āyasmato sāriputtassa paṭisañcikkhato anupādāya āsavehi cittaṁ vimucci.

Dīghanakhassa pana paribbājakassa virajaṁ vītamalaṁ dhammacakkhuṁ udapādi: “yaṁ kiñci samudayadhammaṁ sabbaṁ taṁ nirodhadhamman”ti. Atha kho dīghanakho paribbājako diṭṭhadhammo pattadhammo viditadhammo pariyogāḷhadhammo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṅkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane bhagavantaṁ etadavoca:

“abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evameva kho bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

Dīghanakhasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.

Dīghanakha Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC