Ākaṅkheyya sutta
.
Kinh ước nguyện
Dịch giả
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
— Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ (và nhờ vậy) được quả báo lớn, lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt Lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)…các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!” Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên)… các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng. Các Tôn giả, chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn các Tôn giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới. Như vậy, phàm đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Ākaṅkheyya sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Sampannasīlā, bhikkhave, viharatha sampannapātimokkhā; pātimokkhasaṁvarasaṁvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino; samādāya sikkhatha sikkhāpadesu.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘sabrahmacārīnaṁ piyo ca assaṁ manāpo ca garu ca bhāvanīyo cā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṁ. Variant: manāpo ca garu ca bhāvanīyo cā’ti → manāpo garu bhāvanīyo cāti (bj, pts1ed)
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘lābhī assaṁ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘yesāhaṁ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhāraṁ paribhuñjāmi tesaṁ te kārā mahapphalā assu mahānisaṁsā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘ye maṁ ñātī sālohitā petā kālaṅkatā pasannacittā anussaranti tesaṁ taṁ mahapphalaṁ assa mahānisaṁsan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṁ. Variant: kālaṅkatā → kālakatā (bj, sya-all, pts1ed)
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘aratiratisaho assaṁ, na ca maṁ arati saheyya, uppannaṁ aratiṁ abhibhuyya abhibhuyya vihareyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘bhayabheravasaho assaṁ, na ca maṁ bhayabheravaṁ saheyya, uppannaṁ bhayabheravaṁ abhibhuyya abhibhuyya vihareyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī assaṁ akicchalābhī akasiralābhī’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā, te kāyena phusitvā vihareyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sotāpanno assaṁ avinipātadhammo niyato sambodhiparāyaṇo’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘tiṇṇaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā rāgadosamohānaṁ tanuttā sakadāgāmī assaṁ sakideva imaṁ lokaṁ āgantvā dukkhassantaṁ kareyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā opapātiko assaṁ tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘anekavihitaṁ iddhividhaṁ paccanubhaveyyaṁ—ekopi hutvā bahudhā assaṁ, bahudhāpi hutvā eko assaṁ; āvibhāvaṁ tirobhāvaṁ; tirokuṭṭaṁ tiropākāraṁ tiropabbataṁ asajjamāno gaccheyyaṁ, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṁ kareyyaṁ, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāne gaccheyyaṁ, seyyathāpi pathaviyaṁ; ākāsepi pallaṅkena kameyyaṁ, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṁmahiddhike evaṁmahānubhāve pāṇinā parāmaseyyaṁ parimajjeyyaṁ; yāva brahmalokāpi kāyena vasaṁ vatteyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇeyyaṁ—dibbe ca mānuse ca ye dūre santike cā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘parasattānaṁ parapuggalānaṁ cetasā ceto paricca pajāneyyaṁ—sarāgaṁ vā cittaṁ sarāgaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vītarāgaṁ vā cittaṁ vītarāgaṁ cittanti pajāneyyaṁ; sadosaṁ vā cittaṁ sadosaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vītadosaṁ vā cittaṁ vītadosaṁ cittanti pajāneyyaṁ; samohaṁ vā cittaṁ samohaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vītamohaṁ vā cittaṁ vītamohaṁ cittanti pajāneyyaṁ; saṅkhittaṁ vā cittaṁ saṅkhittaṁ cittanti pajāneyyaṁ, vikkhittaṁ vā cittaṁ vikkhittaṁ cittanti pajāneyyaṁ; mahaggataṁ vā cittaṁ mahaggataṁ cittanti pajāneyyaṁ, amahaggataṁ vā cittaṁ amahaggataṁ cittanti pajāneyyaṁ; sauttaraṁ vā cittaṁ sauttaraṁ cittanti pajāneyyaṁ, anuttaraṁ vā cittaṁ anuttaraṁ cittanti pajāneyyaṁ; samāhitaṁ vā cittaṁ samāhitaṁ cittanti pajāneyyaṁ, asamāhitaṁ vā cittaṁ asamāhitaṁ cittanti pajāneyyaṁ; vimuttaṁ vā cittaṁ vimuttaṁ cittanti pajāneyyaṁ, avimuttaṁ vā cittaṁ avimuttaṁ cittanti pajāneyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussareyyaṁ, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṁsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jāti satasahassampi anekepi saṁvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṁvaṭṭavivaṭṭakappe—amutrāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṁ; tatrāpāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. Iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussareyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī …pe… brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṁ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyaṁ—ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā; ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannāti, iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṁ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṁ.
Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu: ‘āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyan’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṁ.
‘Sampannasīlā, bhikkhave, viharatha sampannapātimokkhā; pātimokkhasaṁvarasaṁvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino; samādāya sikkhatha sikkhāpadesū’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttan”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Ākaṅkheyyasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.
Ākaṅkheyya sutta
Dịch giả